Chiến tranh Việt Nam: ‘Tổng thống’ Nguyễn Văn Thiệu ăn vạ chủ Mỹ

Đây là tập tin âm thanh có chứa nguyên văn phát biểu từ chức của “tổng thống” chính phủ bù nhìn Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu. Trong hồ sơ này, chúng ta có thể thấy sự cay cú, ấm ức khi ông Thiệu không còn được chỉ định là tổng thống bù nhìn của ông chủ Mỹ.

Cao trào đến khi ông Thiệu bất lực không thể kiểm soát cảm xúc của mình, ông tỏ ra “đau đớn”, tuyệt vọng, ông bắt đầu khóc, rên rỉ, đổ lỗi cho ông chủ của mình. Thiệu sử dụng một số từ rất cay đắng khi nói về ông chủ của mình: Thất hứa, không công bằng và vô nhân đạo.

Chính phủ Hoa Kỳ đã chăm sóc nuôi nấng và cung cấp các công cụ chiến tranh cho Thiệu và đưa Thiệu lên khi ông chỉ là một trung tá “quèn”, sau đó chính phủ đế quốc Mỹ đưa lên Thiệu và ông ta đã trở thành một con rối, một con búp bê được gọi là “tổng thống”. Sau đó, ông ta đã trở thành một tỷ phú vì công việc này như là một lao động chính trị.

Bên cạnh đó bạn sẽ nghe bài phát biểu hết hơi của ông già Trần Văn Hương và cũng nghe bài phát biểu đầu hàng vô điều kiện của ông Dương Văn Minh (“tổng thống” cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn).

Trong tập tin âm thanh này, bạn sẽ nghe một bài hát đặc biệt và hiếm hoi mà không còn phổ biến: “Thành phố Hồ Chí Minh, giữa Thành phố tên vàng”, sáng tác bởi nhạc sĩ Thanh Phúc ngay lập tức sau khi thành phố Sài Gòn được giải phóng.

Tập tin âm thanh được ghi lại 15 năm trước đây từ các đài phát thanh Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, bây giờ chúng tôi đăng này trên YouTube và rất vui khi được chia sẻ với tất cả các bạn.

PTV: Lời nói của “tống thống” Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 21 – 4 – 1975. Các bạn đã thấy là những đồng tiền viện trợ của Mỹ có tầm quan trọng như thế nào đối với sự tồn tại của ngụy quyền Sài Gòn. Và không còn được người Mỹ cho tiền nữa thì Nguyễn Văn Thiệu đã tức tối như thế nào. Đây là lời của Nguyễn Văn Thiệu trong ngày 21/4/1975.

NVT: Người Mỹ đánh giặc ở đây không đánh được, đi về. Đặt ra một cái chương trình Việt Nam hóa, chúng ta chấp nhận, rồi cũng hổng “Việt Nam hóa”. Hổng “Việt Nam hóa” rồi, hứa rằng Cộng Sản xâm phạm thì sẽ  phản ứng, hổng phản ứng. Thì chỉ còn một cái chuyện tối thiểu là đưa đồ cho người ta đánh, mà không đưa. Thì thử hỏi cái đó là cái gì?

Thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo đối với 1 “đồng minh” đang chịu đau khổ triền miên. Trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc.

Sở dĩ tôi từ chức hôm nay là bởi vì hôm nay, bên quốc hội Hoa Kỳ đưa vấn đề viện trợ ra mổ xẻ. Tôi nghĩ rằng hành động tôi từ chức hôm nay biết đâu ngày mai. Từ cái chỗ nó lên 300 nó lên 722 hay là lên 1 tỷ mấy. Rồi tới tấp cầu hàng không chở xe, tăng, đạn, pháo không còn ông Thiệu ở đây viện trợ, viện trợ, viện trợ. Tôi hi vọng như vậy.

Để coi thử, quốc hội Huê Kỳ có đồng ý. Tôi cũng hy vọng rằng trong tình thế quân sự căng thẳng tại quân khu 3, quân khu 4. Ông Thiệu đi rồi và ông tổng thống Hương thì biết đâu còn 3 – 4 ngày, còn 1 tuần thì cái chuyện đó có thể làm được.

Nếu tôi để ngày mai ngày mốt mà tôi mới từ chức, rồi Cộng Sản nó khởi sự tấn công thì e rằng nó đã quá trễ, lúc đó nó quá dở, trễ quá rồi làm hỏng được. Mà Huê Kỳ, quốc hội Huê Kỳ cứ viện trợ 350, “Trời phải sớm chút, này trễ quá rồi 350 không thể lên 722 được.” Không sớm hơn, cũng không trễ hơn.

Bởi vì tôi nghĩ rằng, cái thời gian tính từ hôm nay có thể thay đổi được cục diện quân sự tại chiến trường miền Nam.

PTV: Sự hy vọng của ông Nguyễn Văn Thiệu đặt vào người kế thừa chức “tổng thống” là ông Trần Văn Hương. Một ông lão già yếu, nhưng ông Trần Văn Hương vẫn tỏ ra bốc đồng. Và đây là lời tuyên bố “xanh rờn” của ông TVH vào lúc “nhậm chức tổng thống”.

TVH: Tôi xin hứa với anh em tất cả, ở trong quân đội. Là ngày nào, anh em còn chiến đấu tôi cũng luôn đứng bên cạnh anh em. Và ngày nào chẳng may “đất nước” không còn. Thì cái đống xương khô của tôi sẽ nằm bên cạnh đống xương của tất cả anh em chiến sĩ. Đó là cái nguyện vọng tha thiết của tôi. Suốt cả đời tôi.

PTV: Truyền chức vụ “tổng thống” lại cho đại tướng Dương Văn Minh. Vào thời điểm ấy, trong giới chóp bu của ngụy quyền Sài Gòn đã diễn ra một tình cảnh hết sức hỗn loạn. Trước hết là vì sự bỏ chạy của nhiều nhân vật quan trọng trong chính quyền Sài Gòn. Sự bó tay của Mỹ và sự tan ra nhanh chóng của quân đội, chính vì thế những kẻ ngoan cố hi vọng là tướng Dương Văn Minh sẽ lên tạo ra một sự chuyển biến nào đó.

Cũng vào chiều 28/4 ấy, trong lời tuyên bố nhậm chức tổng thống Dương Văn Minh đã kêu gọi quân đội “bảo vệ lãnh thổ” và không buông vũ khí, chiến đấu tới cùng. Nhưng, cũng trong chiều 28/4, một sự kiện quân sự quan trọng đã tạo ra một tác động làm rung động cả Sài Gòn.

Đó là biên đội máy bay A-37, 5 chiếc do đồng chí Nguyễn Thành Trung chỉ huy đã cất cánh từ sân bay Thành Sơn đã ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Tiếng nổ và những cột khói cao bốc lên từ sân bay Tân Sơn Nhất làm rung chuyển cả SG. Và cũng chính tiếng bom rung chuyển ấy đã đẩy địch vào một cơn hoản loạn mới khiến cho lời kêu gọi của “tổng thống” Dương Văn Minh trở nên vô nghĩa.
5h sáng ngày hôm sau, 29/4/75 tiếng súng tấn công vào đô thành SG đã nhất loạt nổ vang dội ở các vùng xung quanh Sài Gòn. Các đoàn quân hừng hực khí thế tiến công từ 4 phương 8 hướng tiến về Sài Gòn. Các binh đoàn bộ đội ta nhanh chóng tiêu diệt các cánh quân địch ngăn chặn và phản kích. Tiến thẳng về các mục tiêu đã được định sẵn.

Sáng 30/4, trong thế thua đã quá rõ, chính quyền ngụy xin ngừng bắn nhưng quân ta vẫn kiên quyết tấn công. Các hướng tiến công nhanh chóng chiếm mục tiêu. Vào lúc 11h30p ngày 30/4/1975, xe tăng của bộ đội ta đã húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, lá cờ quân giải phóng tung bay trên nóc dinh. Toàn bộ nội các của tổng thống DVM đã ngồi đợi sẵn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Trong những ngày lịch sử trọng đại ấy, cùng với các đoàn quân tiến về SG các cán bộ phóng viên của đài phát thanh Sài Gòn giải phóng nay là đài tiếng nói nhân dân Tp.HCM của chúng ta cũng bám chắc những sự kiện lịch sử của những ngày lịch sử ấy.

Cũng chính trên làn sóng mà các bạn đang nghe hôm nay đã phát đi lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của “tống thống” Dương Văn Minh và đây xin các bạn nghe trích, giới thiệu lại một trong những phóng sự đầu tiên được phát sóng trên phát thanh SGGP nay là đài tiếng nói nhân dân Tp.HCM vào những phút đầu tiên mà thành phố SG được giải phóng. Phóng sự này phản ánh tuyên bố đầu hàng của “tổng thống” DVM do xướng ngôn viên Thanh Giang trình bày.

XNV1: Đây là đài phát thanh SGGP

XNV2: Đây là đài phát thanh SGGP

XNV1: Tiếng nói của nhân dân SG Gia Định

XNV2: Phát thanh từ Sài Gòn

XNV2: Các bạn thân mến, ngày 30/4/1975, chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại đã toàn thắng. Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng. Hồi 13h30 ngày 30/4/1975, “tổng thống” ngụy quyền Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đây là tiếng nói của Dương Văn Minh.

DVM: Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, “tổng thống” chính quyền Sài Gòn kêu gọi “quân lực Cộng Hòa” hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện trên giới tuyến miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn.

XNV2: Sau khi tuyên bố đầu hàng không điều kiện, Dương Văn Minh, “tổng thống” ngụy quyền, Nguyễn Văn Quyền, “phó tổng thống”, Vũ Văn Mẫu, “thủ tướng”, cùng hàng chục nhân vật cao cấp khác trong bộ máy ngụy quyền, đã được đưa đến nhà khách dinh tổng thống ngụy trước đây.

PTV: Thưa các bạn. Đó là những tiếng nói đầu tiên của làn sóng đài chúng tôi trong những ngày đầu miền Nam hoàn toàn giải phóng. Thấm thoát đó mà đã 18 năm trôi qua, có lẽ các bạn cũng sẽ có một tâm trạng như chúng tôi khi nghe xong đoạn trích bài phóng sự nói trên, đó là thời gian trôi đi nhanh quá, 18 năm mà mới tưởng như là ngày hôm qua, quả thật lịch sử và thời gian đã làm chúng ta cảm thấy tự hào hơn với những gì mà dân tộc ta đã làm trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Cảm giác ngắn ngủi và gần gũi của những sự kiện lịch sử nhắc chúng ta một điều: Lịch sử oanh liệt của các thế hệ đi trước vẫn sống với mỗi chúng ta và chúng ta là những người có trách nhiệm viết tiếp một chương mới vào biên niên sử của dân tộc, đó là chương xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh. Phải không thưa các bạn?

Theo Blog Việt Luận

2 thoughts on “Chiến tranh Việt Nam: ‘Tổng thống’ Nguyễn Văn Thiệu ăn vạ chủ Mỹ

  1. Dữ liệu rất hiếm, hay. Nhưng tôi không thích tên ‘Chiến Tranh Việt Nam’. Đây là cách gọi của bọn mẽo bọn tây. Chiến tranh VN gì mà toàn thấy bọn mỹ.

Gửi phản hồi cho chungnolagionggi Hủy trả lời