Tùy tiện gọi tên “Việt Nam Cộng hòa” là phản bội cách mạng và có tội với quốc gia, dân tộc

Thứ nhất, “VNCH” là một Quốc hiệu của một Quốc gia, nhưng từ năm 1945 đến nay chưa bao giờ Đảng ta, Bác Hồ và Nhân dân ta công nhận trên lãnh thổ Việt Nam có hai quốc gia, nhà nước, mà chỉ có một quốc gia duy nhất là Việt Nam, một nhà nước duy nhất là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Ngoài nước VNDCCH thì không tồn tại bất kỳ nhà nước nào khác. Nên cái tên “VNCH” là cái tên vô nghĩa và không đúng với sự thật lịch sử.

Trong nhận thức của nhân dân, của Đảng, của lực lượng cách mạng thì không tồn tại cái gọi là quốc gia hay nước nào khác trên lãnh thổ VN có tên là VNCH.

Cuộc cách mạng của Việt Nam trước năm 1975 là kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Nếu ai manh nha tư tưởng có một nước khác từng tồn tại song song với nước VNDCCH trên đất nước VN thì là một sự phản bội cách mạng.

Thứ hai, khi gọi tên nước “VNCH” thì tức là danh từ chỉ tên của một nước, chứ không đơn giản là tên gọi của một chính quyền. Bởi chính quyền hay chính phủ phải gắn liền với một nhà nước trên một đất nước nhất định, và trên thế giới này cũng không có một danh tự riêng cho chính phủ của một nước.

Vậy cái gọi là “nước VNCH” do ai lập nên vậy? Chính là do giặc xâm lược Mỹ lập ra gồm một nhóm những kẻ phản bội, làm tay sai, tự đặt tên “VNCH” để hợp pháp hóa cuộc chiến tranh xâm lược miền nam Việt Nam.

Được Mỹ làm bà đỡ, những kẻ tay sai tự cho mình là một chính quyền của một nước VNCH có thật, làm căn cứ đối trọng lại với nhà nước VNDCCH đã ra đời và có chủ quyền trên toàn thể lãnh thổ nước Việt Nam từ sau cuộc Cách mạng tháng tám 1945 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới, hoạt động liên tục đến ngày hôm nay, như vậy cái gọi là “VNCH” kia đã tự lập nên trên chính nước VNDCCH.

Vậy bây giờ nếu công nhận tính chính danh của cái gọi là “VNCH” thì há chẳng phải là đã phản bội lại nước VNDCCH, nay là CHXHCNVN sao?

Thứ ba, trong Lời kêu gọi toàn quân và dân cả nước chống Mỹ cứu nước năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đế quốc Mỹ dã man, gây ra chiến tranh xâm lược hòng ăn cướp nước ta. Chúng nuôi dưỡng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ hại dân, phản nước…” và khẳng định mục tiêu của quân và dân ta là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.

Đáp lại lời kêu gọi ấy, đồng bào và chiến sĩ cả nước đã đoàn kết, đứng lên, xốc tới, không ngại hy sinh gian khổ đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào.

Trong tư tưởng, ý chí của quốc dân đồng bào và chiến sĩ ta thì chỉ có kẻ thù duy nhất cần đánh là đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai ngụy quân, ngụy quyền, không có cái gọi là “nước VNCH” hay quân đội “VNCH” nào cả. Nếu giờ đây những người nào công nhận cái tên gọi “VNCH” thì tức là đã phản bội Chủ tịch Hồ Chí Minh, phản bội sự nghiệp cách mạng của dân tộc và đông đảo chiến sĩ trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Theo Quốc Văn (Việt Nam ngày nay)

Chiến tranh Việt Nam và đại chiến Tam giác sắt

Sau khi quân Giải phóng mở chiến dịch tiến công ở miền Đông Nam Bộ, đánh thắng trận Bình Giã, về cơ bản đã làm phá sản chiến lược chiến tranh giai đoạn này của Mỹ. Đến đây, kế hoạch Staley-Taylor đã không còn hiệu quả. Hoa Kỳ bắt đầu đề ra và thực hiện một số quyết định chiến lược mới.

Ngày 8 tháng 3 năm 1965, Thủy quân lục chiến Mỹ đổ quân xuống Đà Nẵng, kế hoạch Staley-Taylor chính thức chấm dứt. Chiến tranh Việt Nam bước sang giai đoạn mới, giai đoạn Mỹ kéo đại quân đến Việt Nam trực tiếp xâm lược với chiến thuật tác chiến Tìm và Diệt của Đại tướng tổng tư lệnh Westmoreland.

Đứng trước nguy cơ phá sản của chế độ thực dân mới và khả năng sụp đổ của chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở miền nam Việt Nam, người Mỹ sau đó đã liên tục tăng cường viện binh cho quân đội viễn chinh ở miền nam Việt Nam nhằm đốc thúc cuộc chiến tranh xâm lược, thay đổi chiến lược chiến tranh ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Trong năm 1965, các sư đoàn 1 Bộ binh (được biết nhiều với tên “Anh cả đỏ” – The Big Red One), sư đoàn 1 Kỵ binh Không vận, Lữ đoàn 1 thuộc sư đoàn 101 Kỵ binh Không vận, Lữ đoàn 3, sư đoàn 25 Bộ binh (được biết nhiều với tên “Tia chớp nhiệt đới” – Tropical Light), trung đoàn 11 Kỵ binh Thiết giáp v.v. lũ lượt kéo vào miền Nam Việt Nam. Trong đó, sư đoàn Anh cả đỏ và Tia chớp nhiệt đới là hai trong những sư đoàn chủ lực thiện chiến nhất thế giới.

Hạm đội 7, hạm đội mạnh nhất của Hải quân Hoa Kỳ, được mệnh danh “chúa tể đại dương”, tiến vào Biển Đông, xâm phạm vùng biển của Việt Nam, để trợ lực cho các lực lượng xâm lược trên bộ. 7 vạn lính Mỹ đóng ở Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, đảo Guam v.v., đều được sử dụng để hỗ trợ cho chiến trường Việt Nam.

Bị thất bại trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm, Mỹ đã chuyển sang cuộc chiến tranh cục bộ, kéo quân đội vào trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam và gây ra chiến tranh phá hoại rất ác liệt đối với miền Bắc.

Đại tướng William Westmoreland trong hồi ký A Soldier Reports (Tường trình của một quân nhân), do Doubleday xuất bản năm 1976, đã cho biết: “Tôi tin rằng nước Mỹ chưa bao giờ cho ra trận một lực lượng nào thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969”.

Hoa Kỳ còn áp lực được các quốc gia chư hầu (vassal states) khi đó như Hàn Quốc, Philippines, hay đồng minh như Australia, Thái Lan và New Zealand gửi quân đội đánh thuê cho Mỹ ở miền Nam Việt Nam, đổi chác các lợi ích chính trị, quân sự, kinh tế. Lực lượng viễn chinh Mỹ cũng phát triển nhanh, đến cuối năm 1965 đã lên đến hơn 20 vạn quân.

Theo hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers) do Daniel Ellsberg tung ra và Thời báo New York công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ về Chiến tranh Việt Nam, được Việt Nam Thông Tấn Xã ấn hành một phần bằng tiếng Việt vào năm 1971 (Mỹ chính thức giải mật vào tháng 6 năm 2011), và nhà báo Pháp Giuglaris Marcel, một nhà nghiên cứu chuyên sâu về Nhật Bản và vùng Viễn Đông, trong sách Việt Nam, le jour de l’escalade (Việt Nam, ngày đầu leo thang) do NRF xuất bản, thì Vecler, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân bảo đảm với Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara: “Không có lý do gì chúng ta lại không thể thắng nếu đó là quyết tâm của chúng ta”.

Những nhân vật diều hâu trong giới cầm quyền Mỹ đã tin tưởng tuyệt đối rằng: “Cùng lắm trong vòng 18 tháng (cuối 1966), Mỹ sẽ chiến thắng, lúc đó Việt Cộng và Hà Nội sẽ phải chịu thua, chấm dứt kháng chiến. Và, trên bình diện thế giới, chúng ta sẽ chứng minh được cho các dân tộc thấy rằng chiến tranh cách mạng không đem lại kết quả gì, cuộc nổi dậy nào cũng có thể bị tiêu diệt”.

Mỹ dù không muốn trực tiếp ra tay, nhưng trước tình thế bất lợi họ buộc phải xuất quân để ngăn chặn thế thua, từng bước phản công giành lại quyền chủ động và chuyển bại thành thắng. Việc đưa quân viễn chinh Mỹ vào chiến đấu trên quy mô lớn là không chỉ giới hạn ở việc cứu nguy sự sụp đổ của chế độ thực dân trá hình mà chính là để giành thắng lợi quyết định, nhanh chóng đảo lộn thế cờ. Theo đó, Mỹ đề ra kế hoạch 3 giai đoạn và dự định giành thắng lợi trong vòng hai năm rưỡi:

Giai đoạn 1: Chặn lại đà thất bại, triển khai nhanh lực lượng.

Giai đoạn 2: Phản công chiến lược, tấn công mạnh vào chủ lực quân Giải phóng, và cướp lại vùng nông thôn.

Giai đoạn 3: Hoàn toàn tiêu diệt chủ lực quân Giải phóng, phá hoại căn cứ và hậu cần, tiếp tục bình định miền Nam.

Trước ý đồ chiến lược mới của Mỹ, Bộ chính trị, Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích, đánh giá tình hình và thảo luận tìm đối sách, sau đó đưa ra nhận định, đại ý:

Hiện nay ngụy quân đã thất bại trên chiến trường, ngụy quyền rệu rã, chiến tranh đặc biệt đã thất bại, đế quốc Mỹ mất thế chủ động chiến lược, trong khi đó lực lượng ta đang nắm quyền chủ động chiến trường, xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, liên hoàn ở cả ba vùng chiến lược (nông thôn, đô thị, miền núi). Chiến tranh càng mở rộng và kéo dài, thì mâu thuẫn càng bộc lộ và bị khoét sâu mà Nhà Trắng và Lầu Năm Góc không thể nào khắc phục được. Tiêu biểu là:

– Mâu thuẫn trầm trọng về tư tưởng chiến lược giữa mục đích muốn giấu mặt áp đặt chủ nghĩa thực dân mới (nghĩa là đứng ngoài làm chủ, bản thân không trực tiếp quản lý, chỉ huy và tham chiến), nhưng lại buộc phải tiến hành chiến tranh bằng đại quân viễn chinh Mỹ theo kiểu chủ nghĩa thực dân cũ (vì ngụy quân không biết đánh, nếu không đem quân vào đánh thì sẽ thua). Như vậy đây là một thất sách về chính trị và làm cho dư luận thế giới thấy rõ như ban ngày là Mỹ đã kéo đại binh vào tấn công Việt Nam, trực tiếp điều hành và tiến hành chiến tranh.

– Mâu thuẫn giữa tiến hành chiến tranh xâm lược nhưng lại phải xây dựng cho được chính quyền và quân đội bản xứ để làm công cụ của Mỹ nhằm áp đặt chủ nghĩa thực dân mới. Trước đó, Mỹ chỉ lo mỗi việc là xây dựng, huấn luyện, trang bị, phát triển ngụy quân và ngụy quyền, và việc này đã rất khó khăn. Trong khi bây giờ chính phủ Washington phải thực hiện cả hai mục tiêu chiến lược này cùng một lúc, khó càng thêm khó.

– Mâu thuẫn khi buộc phải tiến hành chiến tranh để giữ vững và củng cố chế độ ngụy quyền và hệ thống thuộc địa kiểu mới. Trong khi đó thực tế chiến cuộc cho thấy Mỹ càng tiến hành chiến tranh thì ngụy quyền và ngụy quân càng dựa dẫm vào Mỹ hơn, không còn bao nhiêu động lực chiến đấu, và càng lục đục, chia rẽ khi tranh nhau sự ưu ái của Mỹ. Còn hệ thống thuộc địa kiểu mới thì càng suy yếu và ngày càng hiện rõ những dấu hiệu của một thuộc địa kiểu cũ (người Mỹ và lính Mỹ tràn ngập miền Nam, Mỹ nắm thực quyền về quản lý, chỉ huy, trực tiếp tiến hành chiến tranh). Những thực trạng đó đồng thời cũng kéo theo sự suy yếu của chính Mỹ.

Từ đó, phương châm đấu tranh của Việt Nam được đề ra là: Đẩy mạnh đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công chiến lược: Quân sự – chính trị – ngoại giao.

Ngày 20/7/1965, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi:

        “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu; dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”.

    Nói chuyện với cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Trung ương lần thứ 12, chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định và tiên đoán:

        “Bây giờ Mỹ có 20 vạn quân ở miền Nam, nó có thể đưa thêm vào hơn nữa đến 30, 40, 50 vạn quân. Ta vẫn thắng, nhất định ta thắng. Ta nói như thế không phải để tuyên truyền, mà căn bản là như thế.”

Tự tin vào ưu thế quân đông với trên 20 vạn quân thiện chiến, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, cơ động nhanh, Mỹ vừa mới vào miền Nam đã cho quân viễn chinh tiến hành ngay chiến thuật tác chiến Tìm và Diệt của Tổng tư lệnh Liên quân, đại tướng William Westmoreland, với cuộc hành quân “Ánh sao sáng” vào căn cứ cách mạng ở Vạn Tường – Quảng Ngãi.

Tiếp đó Mỹ mở liền hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 bằng nhiều cuộc hành quân vào “đất thánh Việt Cộng” như chiến khu Đ, chiến khu C (chiến khu Dương Minh Châu), và các chiến khu, địa điểm khác.

Nhưng nhờ chiến đấu dũng cảm, thông thạo địa hình quê nhà, và tài mưu trí sáng tạo, cũng như được sự phối hợp chiến đấu và tiếp viện ngày càng lớn từ miền Bắc, quân và dân miền Nam đã chiến đấu giành thắng lợi mở đầu ở Vạn Tường (ngày 18/8/1965). Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực quân Giải phóng lúc đó đang đóng ở Vạn Tường, cùng với du kích xã và quân dân địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của giặc Mỹ, diệt gần 1 ngàn lính, bắn cháy 22 xe tăng và xe thiết giáp, hạ 13 máy bay chiến đấu.

Hội nghị lần thứ 11 (3-1965), và Hội nghị lần thứ 12 (12-1965) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện tình hình do âm mưu và hành động chiến tranh mới của đế quốc Mỹ gây ra, đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng về chủ trương chiến lược, phương châm và biện pháp cách mạng trong giai đoạn mới, nêu cao quyết tâm động viên lực lượng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân: “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hoà bình, thống nhất nước nhà”.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương, Quân ủy Trung ương đã triển khai toàn diện các mặt công tác quân sự trên cả hai miền và đề ra 6 phương thức tác chiến cho các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam:

1)      Đẩy mạnh hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực tập trung trong những chiến dịch vừa và lớn, dưới hình thức tiến công hoặc chủ động phản công địch.

2)      Đẩy mạnh chiến tranh du kích đến trình độ cao.

3)      Đánh phá các căn cứ hậu cần, kho tàng, sân bay, hải cảng, cơ quan đầu não.

4)      Triệt phá các đường giao thông thuỷ bộ quan trọng, tạo thế bao vây, chia cắt địch.

5)      Đẩy mạnh hoạt động ở các đô thị.

6)       Tác chiến kết hợp với binh biến; triển khai công tác binh vận, ngụy vận trên quy mô chiến lược.

Từ ngày 2 đến ngày 6-5-1965, đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức tại một địa điểm trong vùng giải phóng miền Nam. Gần 150 chiến sĩ thi đua ưu tú thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, tự vệ và dân quân du kích từ Bến Hải đến Cà Mau về dự đại hội. Tại đại hội này, ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đã quyết định tuyên dương 23 Anh hùng quân giải phóng, trong đó có 2 phụ nữ (Tạ Thị Kiều và Nguyễn Thị út), 4 là dân tộc ít người.

Tháng 3-1965, những tiểu đoàn quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng, Chu Lai đã bị các lực lượng dân quân du kích xung quanh căn cứ Mỹ đánh phá quấy rối và tiêu hao.

Ngày 27-5-1965, 1 đại đội bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam đã tập kích 1 đại đội lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại Núi Thành, tiêu diệt và làm bị thương 140 lính, thu toàn bộ vũ khí.

Trận Núi Thành khẳng định ý chí quyết tâm đánh Mỹ của quân và dân miền Nam, làm nức lòng nhân dân cả nước.

Ngày 18-8-1965, quân giải phóng khu V lại thắng lớn ở Vạn Tường (Bắc Quảng Ngãi). Một trung đoàn chủ lực cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích đã đánh bại cuộc tiến công của một lực lượng lớn quân Mỹ gồm 4 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ, 1 tiểu đoàn xe tăng và xe bọc thép, 2 tiểu đoàn pháo 105 mi li mét, 6 tầu đổ bộ và 5 pháo hạm cùng hàng trăm máy bay chiến đấu. Đây là trận ra quân rầm rộ, hiệp đồng binh chủng đầu tiên của Mỹ trên một khu vực do họ lựa chọn.

Suốt một ngày chiến đấu quyết liệt, lực lượng vũ trang giải phóng đã đánh bại các đợt tiến công của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 lính Mỹ, bắn cháy, bắn hỏng nhiều máy bay, xe tăng và xe thiết giáp.

Trận Vạn Tường mở đầu cao trào diệt quân xâm lược Mỹ. Thắng lợi của trận Vạn Tường chứng tỏ quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng thắng Mỹ về quân sự trong chiến tranh cục bộ, mặc dù họ chiếm ưu thế về số lượng, về hỏa lực và sức cơ động; nó mở đường cho các đơn vị chủ lực quân giải phóng tiếp tục phát triển thế tiến công tập trung đánh những trận tiêu diệt từng đơn vị quân cơ động Mỹ.

Sau các chiến thắng Núi Thành và Vạn Tường, trên chiến trường miền Nam dấy lên phong trào “tìm Mỹ mà đánh”,“lùng ngụy mà diệt”; những “vành đai diệt Mỹ” xuất hiện ở Hoà Vang, Chu Lai (Quảng Nam), Củ Chi (Sài Gòn) v.v. Hàng vạn dũng sĩ diệt Mỹ đã lập nên nhiều chiến công.

Tại Plâyme (Tây Nguyên), sau khi tiêu diệt chiến đoàn 3 thiết giáp ngụy, quân giải phóng buộc Sư đoàn kỵ binh không vận 1 Mỹ phải tham chiến. Bằng cách đánh táo bạo, mưu trí và dũng cảm, từ ngày 14 đến ngày 18-11-1965, lực lượng vũ trang Tây Nguyên loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 1.700 lính Mỹ, 1.274 lính ngụy, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn kỵ binh không vận Mỹ, diệt gọn 1 chiến đoàn xe cơ giới, 1 tiểu đoàn bộ binh ngụy, phá 89 xe quân sự, 59 máy bay các loại (chủ yếu là máy bay lên thẳng). Sư đoàn kỵ binh bay “niềm hy vọng lớn nhất của lục quân Mỹ”, với chiến thuật “nhảy cóc”,“ứng viện giải vây” lần đầu tiên bị đánh bại trên chiến trường rừng núi Việt Nam.

Khả năng thắng Mỹ về quân sự trong chiến tranh cục bộ trở thành hiện thực ngay trong Đông-Xuân 1965-1966, bằng chiến thắng oanh liệt của quân và dân miền Nam đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của Mỹ – ngụy.

Trong cuộc phản công này, quân đội Mỹ đã mở rộng 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc hành quân then chốt đánh vào miền Đông Nam Bộ, và đồng bằng khu V, Củ Chi, Bến Cát, Nam Phú Yên, Quảng Ngãi và Bình Định, nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Quân và dân miền Nam chặn đánh quyết liệt trên mọi hướng. Những trận thắng lớn ở Nhà Đỏ Bông Trang (Thủ Dầu Một), ở Củ Chi (Sài Gòn), ở Bắc Sông Bé (Biên Hoà), thắng lợi của chiến dịch Bình Long, chiến thắng Cần Đâm, Cần Lệ (Thủ Dầu Một), ở Bà Rịa, những trận thắng địch ở Tây Nguyên, Bồng Sơn (Bắc Bình Định), ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), ở Phú Yên v.v. cùng với những trận diệt Mỹ ngay tại các căn cứ của địch và phong trào đấu tranh chính trị quyết liệt ở nông thôn, đô thị, phong trào chống phá “bình định”, đã làm cho Mỹ-ngụy tổn thất lớn, buộc phải kết thúc sớm cuộc phản công. Quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 104.000 quân địch.

Năm 1966, Bộ tư lệnh Lực lượng Dã chiến 2 của Mỹ huy động 19 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 1, lữ đoàn 173 nhảy dù, 2 lữ đoàn của sư đoàn 4 và sư đoàn 25, và 1 chiến đoàn đặc nhiệm trực thuộc quân đoàn 3 ngụy, mở chiến dịch Attleboro đánh vào khu vực Tam Giác Sắt mà họ thường gọi là một trong những “đất thánh Việt Cộng” hoặc “đất thánh cộng sản”, với trọng điểm là chiến khu Dương Minh Châu (chiến khu C), một trong những đầu não của cách mạng miền Nam.

Tam Giác Sắt là một khu vực rộng 310 km² nằm giữa sông Sài Gòn và đường 13, khoảng 40 km phía bắc trung tâm Sài Gòn, bao gồm địa đạo Củ Chi và hệ thống mật khu vòng đai kiên cố như Hố Bò, Bời Lời, Long Nguyên v.v. Về lực lượng Việt Nam tham chiến chống Mỹ trong chiến dịch này, theo các nguồn của Mỹ là bao gồm các trung đoàn 101, 271, 272 và 273.

Quân đội Mỹ-ngụy trong chiến dịch này đặt dưới quyền chỉ huy của hai tướng Guy S. Meloy, Jr. và William E. DePuy, là hai tướng dày dặn kinh nghiệm chiến trường trong Thế chiến II. Mục tiêu chính của cuộc hành quân là diệt bộ phận đầu não quân sự và chính trị của Trung ương cục miền Nam.

Sau hơn hai tháng giằng co, giao chiến ác liệt, lực lượng Việt Nam bị tổn thất khá nặng và bị đẩy lùi ra khỏi trận địa. Sau trận này, lực lượng Việt Nam đã rút lui về bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia.

Mặc dù bị tổn thất, bị đẩy lui và thua về chiến thuật, nhưng ban chỉ huy đầu não của Mặt Trận đã kịp thời rút về bên kia biên giới Campuchia, tránh được tổn thất. Như vậy Mỹ đã không đạt được mục tiêu đề ra, do đó, trong chiến dịch này họ chỉ giành thắng lợi chiến thuật nhưng không giành được thắng lợi chiến lược.

Một trong những mục tiêu chính khác của Mỹ trong chiến dịch này là tìm cách kéo được quân Giải phóng ra đánh một trận lớn để gây tổn thương nguyên khí thật nặng, nhưng ý đồ đó của họ đã bị phía Việt Nam nhận ra nên đã tận dụng sự thông thạo địa hình, tác chiến linh hoạt theo chiến tranh du kích, tránh đánh lớn, khiến cho ý đồ đó không thành.

Mùa khô 1966-1967, Hoa Kỳ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 với một lực lượng lớn gồm 20 sư đoàn và 10 lữ đoàn chủ lực, khoảng 4.000 máy bay, 2.500 xe tăng, thiết giáp, hàng chục vạn tấn bom đạn, hàng vạn tấn vũ khí hóa học, 2.540 khẩu pháo, 500 tàu xuồng chiến đấu.

Nếu tính cả các lực lượng ngụy, Thái Lan, Philippines, Guam, Nhật tham gia cuộc Chiến tranh Việt Nam thì số quân tham chiến trong cuộc phản công lần này lên tới 1 triệu 20 vạn, trong đó có 60 vạn quân Mỹ.

Hoa Kỳ tập trung đánh vào miền Đông Nam Bộ, trọng điểm là Tây Ninh, nhằm mục tiêu “tìm diệt” cơ quan lãnh đạo, chỉ huy Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Miền, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và các đơn vị chủ lực Quân giải phóng. Họ mở 895 cuộc hành quân vào khu vực Tam giác sắt, trong đó có 3 cuộc hành quân then chốt: cuộc hành quân Attleboro với 3 vạn quân Mỹ đánh vào chiến khu C, cuộc hành quân Cedar Falls với 3 lữ đoàn Mỹ đánh vào Bến Súc – Củ Chi – Bến Cát, và cuộc hành quân lớn nhất Junction City, đánh vào khu vực đường 22 sát biên giới Việt Nam – Campuchia và khu vực Dầu Tiếng, Minh Thạnh, Bến Củi, có tất cả 7 lữ đoàn Mỹ và 2 chiến đoàn ngụy với quân số 4,5 vạn quân tham gia, sử dụng nhiều vũ khí và trang bị mới.

Trong cuộc phản công mùa khô này, quân và dân miền Nam đã mở hàng loạt trận phản công, đánh bại các cuộc hành quân của Mỹ-ngụy. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã cùng toàn dân bám sát địch, đánh tiêu hao và tiêu diệt địch trên khắp các chiến trường.

Những trận đánh giặc ngay trên địa bàn hành quân của họ, ở trong vùng phía sau địch, ở hậu cứ và cơ quan đầu não của họ, những hoạt động mạnh ở các vùng đồng bằng, ở Tây Nguyên, ở đường 9 – Trị Thiên đã kéo địch ra mọi hướng, đánh bại 3 cuộc hành quân lớn và nhiều cuộc hành quân khác, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 175.000 quân Mỹ, quân ngụy và chư hầu, 28 tiểu đoàn Mỹ, 21 tiểu đoàn và các đơn vị tương đương của ngụy và chư hầu bị đánh bại, khoảng 1.800 máy bay chiến đấu và 1.786 xe quân sự bị bắn cháy, bắn hỏng, khoảng 100 tàu chiến bị bắn cháy, bắn chìm.

Kết quả trong 2 mùa khô (1965-1966 và 1966-1967), quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến khoảng 15 vạn quân Mỹ và 14 vạn quân ngụy và chư hầu, làm thất bại một bước quan trọng cuộc chiến tranh cục bộ của Hoa Kỳ, làm cho thế trận của địch nao núng, tinh thần quân địch sút kém, hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn.

Năm 1967, trong chiến dịch hành quân Cedar Falls, người Mỹ kéo gần 3 vạn quân tiếp tục đánh vào khu vực Tam Giác Sắt. Lần này quân Giải phóng đổi chiến lược, phân tán rút vào rừng và ẩn thân trong hệ thống địa đạo. Trong chiến dịch này, “lính chuột cống” (Tunnel Rat) được sử dụng lần đầu tiên để xâm nhập hầm trú ẩn và hệ thống công sự ngầm của quân Giải phóng.

Sau gần 1 tháng giằng co, mặc dù đã phá hủy nhiều đoạn công sự của Việt Nam, nhưng mục tiêu Hoa Kỳ đặt ra về cơ bản đã không đạt được. Trong khi đó, việc bảo vệ an toàn phần lớn căn cứ có thể coi là một thắng lợi chiến lược của quân kháng chiến Việt Nam.

Nhờ vào hệ thống địa đạo có quy mô rộng lớn và tổ chức tinh vi, lực lượng kháng chiến Việt Nam không cần mất nhiều công sức để bày binh bố trận hay tổ chức những trận đánh lớn đầy phiêu lưu mạo hiểm mà phía Mỹ vẫn phải rút quân, vì không rút quân thì cũng chết dần mòn trong sự bất lực.

Trước chiến dịch này còn có một cuộc hành quân khác của quân đội Mỹ nhằm vào vùng Củ Chi cũng với các mục tiêu quân sự tương tự và đã chịu thất bại theo cách tương tự, đó là chiến dịch Crimp năm 1966.

Nhìn chung, qua nhiều chiến dịch và trận đánh, hai phía đối địch đều có thắng có bại và trong nhiều trận cả hai bên đều tổn thất nặng nề. Nhưng về cơ bản Việt Nam đã giành chiến thắng quan trọng trước hai cuộc tấn công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ. Quân Việt đã chặn đứng và đánh lui hàng loạt cuộc hành quân bình định, Tìm và Diệt của Mỹ vào những khu vực họ gọi là “đất thánh Việt Cộng” (những vùng giải phóng ở Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Củ Chi).

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara trước đây đã từng ủng hộ chính sách của tổng thống Lyndon B. Johnson đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì nay cũng tỏ ra chán nản và nghi ngờ kết quả của chính sách leo thang của Mỹ ở Việt Nam. Tình hình miền Nam lúc đó như McNamara đánh giá là: “Các chính sách và chương trình của Mỹ ở Đông Dương đã phát triển theo một hướng mà chúng ta đã không lường trước được…. và sự thiệt hại về người, chính trị, xã hội và kinh tế là không thể tưởng tượng được. Chúng ta đã thất bại”.

Trung tuần tháng 8-1967, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã họp đại hội bất thường, thông qua Cương lĩnh chính trị nhằm mở rộng khối đoàn kết dân tộc và tăng tốc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tiếp đó, trung tuần tháng 9-1967, đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ 2 đã họp để tổng kết phong trào đánh Mỹ, diệt ngụy trong 2 năm qua, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục chỉ đạo và đẩy mạnh phong trào kháng chiến. đại hội đã tuyên dương 47 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. Tháng 12-1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp, ra Nghị quyết về tổng công kích và tổng khởi nghĩa. Nghị quyết của Bộ Chính trị sau đó được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào tháng 1-1968 thông qua và trở thành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân (1968) nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ.

(Tổng hợp)

Việt Nam đã “lọt vào mắt xanh” của Mỹ như thế nào?

Chien tranh Viet Nam

Từ giữa thế kỷ 19, thực dân Pháp và tư bản phương Tây đã chạy đua tranh đoạt giành nhau thị trường ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trong đó Đông Dương và Việt Nam chiếm một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về địa chính trị, địa kinh tế, giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân công lao động “rẻ mạt”.

Trong thời gian can thiệp ở Việt Nam từ năm 1950 đến 1975, và cả trước đó, Hoa Kỳ đã quan tâm đến những nguồn lợi ở Việt Nam và khu vực Đông Dương, các nguồn tài nguyên, khoáng sản, các sản phẩm chiến lược, lúa gạo, cao su, những nguồn cung cấp nhân công, thị trường đầu tư và thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Ngày 12/2/1950, mục Xã Luận báo New York Times viết: “Đông Dương là một miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn, nó có thể xuất khẩu thiếc, vonfram, mangan, than đá, gỗ, gạo, cao su, dừa, hạt tiêu, và da thuộc. Cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ hai II, lợi tức thu được ở Đông Dương đã tới khoảng 300 triệu đôla hàng năm.” (trên 3,2 tỷ USD theo thời giá năm 2020)

Tổng thống Mỹ Eisenhower trong diễn văn ngày 4/8/1953 tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington đã nói: “Nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối lượng thiếc, vonfram mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ không thuộc về tay chúng ta nữa. Chúng ta đang tìm cách nào rẻ tiền nhất để ngăn chặn điều bất hạnh có thể xảy đến, đó là việc mất khả năng lấy được những thứ gì chúng ta muốn lấy từ số tài nguyên giàu có của Đông Dương và Đông Nam Á.”

Thư của Eisenhower gửi thủ tướng Anh Churchill ngày 4/4/1954 viết: “Nếu người Pháp không thắng được trong cuộc chiến tranh này thì vị trí chiến lược toàn cầu của chúng tôi cũng như của các ngài có thể sẽ trở thành thảm họa.”

Phát biểu tại Quốc hội Mỹ năm 1956, ông John Kennedy, khi đó là thượng nghị sĩ, sau này là Tổng thống, nói: “Nam Việt Nam đang giới thiệu một sự thí nghiệm về trách nhiệm và quyết tâm của người Mỹ ở châu Á. Chúng ta đã khai sinh ra nó. Nó là sản phẩm của chúng ta. Chúng ta không thể bỏ rơi nó. Nước Mỹ nhất định sẽ gánh lấy trách nhiệm. Uy danh của chúng ta nhất định sẽ nâng lên một bước mới”.

Trong số các tài nguyên và sản phẩm của Đông Dương có những thứ đối với nền công nghiệp hoặc thị trường nội địa của Mỹ, không phải là cần thiết trực tiếp, hoặc không cần tới mức gay gắt như vậy. Nhưng đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ, thì đó là những thứ cần phải nắm lấy để chi phối thị trường thế giới (trường hợp gạo, cao su, than đá, dầu mỏ, vv.).

Cũng vì thế ngay từ trước khi xâm lược Miền Nam Việt Nam, Mỹ đã tìm đường nắm lấy nhiều sản phẩm quan trọng của Đông Dương. Lúc đó, Mỹ chưa mua nhiều thóc gạo, vì thóc gạo chưa quan trọng chiến lược như sau này. Nhưng cao su thì ngay từ trước đại chiến thế giới thứ II Mỹ đã mua khá nhiều. Từ năm 1930 đến 1939, Mỹ đã mua 39% tổng số cao su xuất khẩu của Đông Dương. Thời kỳ từ 1946 đến 1950 cao su chiếm 98% giá trị hàng hàng hóa của Đông Dương bán cho Mỹ.

Đối với Mỹ, “miếng mồi” Đông Dương không phải chỉ xuất hiện từ những năm trong và sau Thế chiến II mà đã có từ lâu. Chính sách bành trướng cổ điển của Mỹ mà trùm tài phiệt Rockefeller đã tổng kết trong một lá thư gửi Tổng thống Mỹ Eisenhower: “Cho thương mại đi trước, cờ Mỹ sẽ đến sau”(1). Chính sách đó đã được Mỹ thực hiện ở Việt Nam.

Theo tạp chí “Những người bạn của cố đô Huế” bản tiếng Pháp (2), ngay từ năm 1819, tức là 36 năm sau khi Hoa Kỳ tuyên bố độc lập, những tàu chiến Mỹ đã tới Việt Nam, dò tìm đường sông Đồng Nai lên Sài Gòn. Sau đó hơn 10 năm (1832) một số thuyền buôn Mỹ lại xuất hiện ở vùng biển Trung Bộ, thả neo ở Vũng Lâm, Phú Yên.

Tiếp đó, năm 1836, tàu chiến Mỹ lại xuất hiện ở vịnh Sơn Trà (Đà Nẵng). Một tàu Mỹ có tên là Constitution đã xâm phạm lãnh thổ, dò thám, vẽ bản đồ, nghiên cứu và ghi chú địa hình, khí hậu, thủy thổ, truyền đạo và tạo điều kiện cho Pháp đánh phá Việt Nam năm 1845.

Như vậy, ngay từ khi mới lập quốc thì thế lực bành trướng toàn cầu của Mỹ đã sang bờ Thái Bình Dương. Nhưng thời điểm đó người Mỹ chưa thể chen chân được với các đế quốc tư bản thực dân đàn anh như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, sau Thế chiến I, địa vị của Mỹ đã thay đổi. Lợi dụng, trục lợi nhờ chiến tranh nên Mỹ đã giàu lên và trở thành một cường quốc hùng mạnh, từng bước chen chân vào trường đấu tranh đòi quyền thuộc địa của mình trong số những quốc gia thực dân giàu mạnh.

Với “Chương trình 14 điểm” của Tổng thống Wilson, Mỹ đã gây được ảnh hưởng lớn trong việc xác lập lại “Trật tự thế giới mới” theo hướng có lợi nhất cho Mỹ, mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét là: “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn” (3).

Mục tiêu chủ yếu lúc này ở khu vực châu Á của Mỹ là Trung Quốc, Trung Quốc trở thành vấn đề trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á, vì những lợi ích của Mỹ đã giành được ở Trung Quốc đang bị Nhật đe dọa. Do vậy một trong những nội dung chủ yếu chính sách của Mỹ ở châu Á, là tìm mọi cách kiềm chế Nhật ở châu Á Thái Bình Dương.

Năm 1921, chính quyền New York (Mỹ) đã thành lập ban nghiên cứu thuộc địa Pháp – Mỹ, nhằm nghiên cứu khả năng đầu tư vốn vào các thuộc địa của Pháp. Nhân dịp này, viên quan toàn quyền Pháp Albert Sarraut, một chính khách thân Mỹ, đã ngỏ ý mời các đại công ty tư bản Mỹ đầu tư vào Đông Dương (4).

Đến hội nghị Washington (1922), Mỹ đã lên tiếng mặc cả thị trường đối với các cường quốc tư bản, đòi quyền lợi của mình ở Viễn Đông và bờ Thái Bình Dương. Sarraut, lúc này là quyền trưởng đoàn Pháp tham dự hội nghị, đã phát biểu ủng hộ một cách trực quan là: Nước Mỹ, một quốc gia có hai đại dương và có trách nhiệm với hai đại dương ấy.

Tại hội nghị này, thế lực bành trướng của Mỹ đã buộc các cường quốc tư bản còn lại thực hiện chính sách “Mở cửa” (Trung Quốc) cho Mỹ và củng cố được vị trí quân sự, chính trị của mình ở Viễn Đông. Cũng từ đó, Đông Dương được cộng đồng tài phiệt Mỹ quan tâm, ít ra là trong những câu lạc bộ trong giới kinh doanh tài phiệt.

Như vậy, có thể nói Mỹ đã chú ý đến Việt Nam từ giữa thế kỷ 19. Sau đó những nghiên cứu, tìm hiểu về Việt Nam và Đông Dương đã được bộ ngoại giao Mỹ quan tâm ít nhiều. Tuy nhiên trong thời điểm này, Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp.

Với uy tín và ảnh hưởng Pháp trước và sau Thế chiến I đã không cho phép Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương. Song trong chiến lược bành trướng của mình, Mỹ đã bộc lộ ý đồ muốn có chân tại Việt Nam và Đông Dương ngày càng rõ, và đối với Mỹ, vấn đề Đông Dương luôn gắn liền với vấn đề Trung Quốc (5). Mỹ muốn biến Trung Quốc thành địa bàn đứng chân để thực hiện mưu đồ bành trướng và khống chế khu vực.

Thế Chiến II bùng nổ (1939) đã tạo ra một cơ hội tốt cho Mỹ can thiệp sâu rộng vào Việt Nam và Đông Dương. Nước Mỹ, với tính cách của một quốc gia quan tâm tới vấn đề Đông Dương kể từ thời Tổng thống Roosevelt trong những năm đầu của thập niên 20, đã đưa ra ý định thiết lập chế độ “quản thác quốc tế”. Rồi việc Nhật âm mưu xâm lược Đông Dương càng khiến Mỹ nhận thức rõ hơn vị trí và tầm quan trọng của khu vực này, cũng từ đó vấn đề Đông Dương đã trở thành một trong những chủ đề chính của các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Nhật (6).

Như vậy, cho đến thời điểm này tuy Mỹ chưa tuyên bố thẳng, nhưng số phận Đông Dương đã có trong dự kiến sắp đặt của Mỹ. Quan điểm thực hiện chế độ “quản thác quốc tế” của Roosevelt đã thể hiện ý đồ sách lược của Mỹ là muốn gạt Pháp khỏi Đông Dương để có thể trực tiếp nắm xứ sở này, một khi hội đủ điều kiện.

Sau khi Roosevelt chết, cùng với nhiều nguyên nhân khác, chính sách của Mỹ đối với Đông Dương có sự thay đổi rõ rệt, Mỹ dần dần từ bỏ thái độ cứng rắn tranh giành đối lập với Pháp. Tuy chưa chính thức ủng hộ việc Pháp trở lại Đông Dương nhưng Pháp cũng được Mỹ tạo cơ hội bỏ ngỏ để trở lại xứ sở này (11).

Truman là người có tư tưởng thực dân, ông ta từng bước điều chỉnh lại chính sách của Roosevelt và bộc lộ rõ hơn khuynh hướng diều hâu đối với các dân tộc thuộc địa bị áp bức và thỏa hiệp với các đế quốc khác, trong đó có đế quốc Pháp, chuẩn bị cho chính sách chống Liên Xô, Trung Quốc và chặn đứng phong trào giải phóng thuộc địa và giải phóng dân tộc sau này.

Đối với Đông Dương, Truman đã bỏ hẳn ý đồ “quản thác quốc tế” thời Roosevelt và vận dụng phương châm “mềm nắn rắn buông”(14) trong quan hệ với các đồng minh lớn của mình. Việc chấp nhận giải pháp chia đôi Đông Dương ở vĩ tuyến 16 mà Mỹ đưa ra tại hội nghị Potsdam (tháng 7, 1945), không đả động đến quyền tự trị của Việt Nam (15) đã đánh dấu sự thỏa hiệp vụ lợi của Mỹ đối với Anh – Pháp.

Như vậy cho thấy, không đợi đến kết thúc chiến tranh Đông Dương, mà ngay trong Thế chiến II, Hoa Kỳ đã có mưu đồ gạt bỏ và thay thế thực dân Pháp, xâm chiếm miền nam Việt Nam và kiểm soát Đông Dương, xây dựng một bàn đạp để phát triển thế lực ở Đông Nam Á. Về mặt kinh tế, Mỹ muốn mở rộng thêm thị trường tiêu thụ hàng hóa và vơ vét tài nguyên nông sản và khoáng sản ở Đông Dương.

Mỹ muốn thay cả Nhật lẫn Pháp để làm chủ khu vực này. Sang năm 1943, Mỹ muốn đặt Đông Dương dưới “chế độ ủy trị” của ba nước Mỹ, Anh và Trung Hoa Dân Quốc (Quốc Dân Đảng), thực chất là đặt Đông Dương trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, Đức hoàn toàn thất bại, Nhật đầu hàng không điều kiện. Pháp trở thành nước thắng trận nhưng suy yếu nghiêm trọng và toàn diện cả về chính trị, kinh tế và quân sự.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công, khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa với dân tộc Việt Nam mà cả với phong trào cách mạng, phong trào kháng chiến giải phóng thuộc địa và giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, đồng thời là một miếng đánh chiến lược vào chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc.

Sự kiện lịch sử đó đã khiến Việt Nam trở thành đầu mối quân sự có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Và vì thế người Mỹ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam và Đông Dương.

Bằng nhiều chiến thuật và sách lược ngoại giao, Tổng thống Mỹ Truman đã hậu thuẫn cho quân đội chư hầu Trung Hoa Quốc Dân Đảng vào miền Bắc Việt Nam và hỗ trợ quân đội đồng minh Anh Quốc vào miền Nam Việt Nam, dưới danh nghĩa “giám sát sự đầu hàng của Nhật”.

Truman muốn vừa đảm bảo chắc chắn việc dọn sạch tàn quân Nhật, vừa muốn dùng quân Anh và quân Quốc Dân Đảng kiềm chế lực lượng Hồ Chí Minh ở Việt Nam, vừa thông qua hai đồng minh này khai thông mở đường cho Mỹ từng bước xâm nhập Đông Dương.

Hiệp nghị sơ bộ 1946 đã giúp Việt Nam đẩy được quân đội Quốc Dân Đảng trở về nước họ một cách khôn khéo. Pháp quay trở lại với cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, Mỹ từng bước thông đồng và giúp Pháp, đứng sau Pháp để tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Bên cạnh mưu đồ về chính trị, Mỹ không quên quyền lợi kinh tế của mình ở khu vực này. Từ năm 1945 đến 1950, quan hệ buôn bán giữa Mỹ và chế độ thuộc địa Đông Dương được đẩy mạnh hơn trước một bước.

Trong thời gian 5 năm đó, Mỹ mua 10,1% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu ở Đông Dương. Riêng cao su lên đến 105.000 tấn, chiếm 98% giá trị hàng hóa Mỹ mua của Đông Dương. Về phía Mỹ, hàng hóa nhập vào Đông Dương có giảm hơn so với trước Thế chiến II: “Bông vải chiếm; 9,3% số lượng vải nhập. Sản phẩm dầu hỏa chiếm 7,1% phương tiện giao thông đường biển, đường sông và đường hàng không: 3,1%.

Tính toàn bộ, hàng hóa Mỹ chiếm 9,6% tổng giá tự hàng hóa nhập cảng của Đông Dương trong 5 năm từ 1945 đến 1950, mặc dù trong thời gian này, Pháp đẩy mạnh nhập cảng hàng hóa của chính quốc để phục vụ yêu cầu của chiến tranh.

Sau khi Thế Chiến II kết thúc, theo chỉ thị của Bộ ngoại giao Mỹ, lãnh sứ quán Mỹ ở Đông Dương rất quan tâm đến việc điều tra thu thập những tài liệu kinh tế về Đông Dương, đặc biệt là về Việt Nam. Điều được Mỹ quan tâm nhiều hơn cả là nguồn khoáng sản ở Bắc Bộ. Công ty Florida PHAST có tham vọng rất muốn mở chi nhánh ở Lào Cai. Về thiếc, đế quốc Mỹ đặc biệt chú ý đến mỏ thiếc có hàm lượng cao và trữ lượng lớn ở Vân Nam (Trung Quốc) kéo dài đến vịnh Bắc Bộ (Việt Nam).

Ngoài lãnh sứ quán Mỹ còn có nhiều cơ quan và phái đoàn Mỹ cũng nghiên cứu tình hình kinh tế, giao thông, hầm mỏ, và thương mại của Việt Nam. Chính phủ Mỹ cũng bắt đầu đặt cơ sở giao dịch buôn bán tại Hà Nội để buôn bán với các thương gia người Việt được thuận lợi.

Sức mạnh kinh tế trở thành bàn đạp nuôi dưỡng ý đồ của Mỹ về mặt chính trị và hiện thực hóa bằng chính sách quân sự.

Tình hình quốc tế trong thời gian 1950-1954 có nhiều chuyển biến lớn ảnh hưởng tác động trực tiếp đến cuộc xâm lược và can thiệp của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở Đông Dương.

Liên Xô sau khi giành được những thành tựu đáng kể trong kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1945-1950) đã chế tạo thành công vũ khí nguyên tử và bom khinh khí, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mỹ. Và như thế, Mỹ đã hoàn toàn thất bại trong chiến lược “răn đe” Liên Xô.

Bên cạnh đó, những thắng lợi của Trung Quốc với sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949) đánh dấu thất bại nặng nề đối với chiến lược toàn cầu phản cách mạng, chống báng và ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, làm cho cán cân so sánh lực lượng trên trường quốc tế nghiêng về phe chống đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp trên thế giới.

Mặt khác, cuộc Chiến tranh Triều Tiên của Mỹ trong mục tiêu cứu nguy Hàn Quốc ở Nam Triều Tiên và “Bắc tiến” xâm lược Bắc Triều Tiên của đế quốc Mỹ dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc cũng không thôn tính được Bắc Triều Tiên do bị quân đội Trung Quốc đẩy lui ra khỏi thủ đô Bình Nhưỡng và bị tổng tư lệnh Bành Đức Hoài đánh bật ra khỏi lãnh thổ Bắc Triều Tiên, đẩy Mỹ trở về vĩ tuyến 38 và lãnh thổ Nam Triều Tiên.

Tại Đông Dương, sau thất bại của chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947, quân đội Pháp tiếp tục bị thất bại trong chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1950 trên phòng tuyến biên giới Cao Bằng – Lạng Sơn, đẩy thực dân Pháp lún sâu vào sa lầy và khủng hoảng toàn diện.

Để tiếp tục cuộc Chiến tranh Đông Dương, không còn con đường nào khác Pháp buộc phải chấp nhận sự giúp đỡ viện trợ của Mỹ. Lợi ích kinh tế chính trị quân sự của Mỹ ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng đến lúc này đã bộc lộ rất rõ.

Ẩn nấp sau lợi ích về sự chia phần với Pháp về kinh tế là một mưu đồ chính trị rộng lớn hơn. Bước sang giai đoạn này (1950 -1954), mưu biến khu vực thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ càng được bộc lộ rõ nét qua viện trợ của Mỹ cho Pháp.

Ngày 08/5/1950, Tổng thống Mỹ Truman quyết định viện trợ cho Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương. Theo Pentagon Papers (Hồ sơ Ngũ Giác Đài), tháng 12/1950, Mỹ chính thức ký với Pháp hiệp định viện trợ quân sự cho Pháp ở Đông Dương.

Qua mỗi năm sau đó, viện trợ Mỹ ngày một tăng lên nhanh chóng, dần trở thành nguồn cung cấp chính yếu cho cuộc chiến tranh tái chiếm Đông Dương. Theo tính toán của Pháp, viện trợ Mỹ đã chiếm gần 80% chi phí chiến tranh của Pháp. Trong tổng số 1,7 tỷ USD viện trợ Mỹ đó tuyệt đại bộ phận là vũ khí khí tài chiến tranh.

Tháng 9, 1952, Mỹ ký với ngụy quyền Bảo Đại “hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mỹ”. Từ năm 1950 đến 1954, Mỹ đã viện trợ cho chính quyền Bảo Đại 23 triệu USD bằng hàng hóa và khoảng 36 triệu USD bằng tiền mặt, khoảng 15 triệu USD vũ khí. Tổng số các loại viện trợ này khoảng 75 triệu USD. Với khoản viện trợ khổng lồ theo thời giá khi đó, Mỹ tin tưởng rằng tất cả sẽ nằm trong vòng kiểm soát của họ.

Cũng trong khoảng thời gian này, Mỹ bắt đầu vơ vét nguyên liệu ở Việt Nam và Đông Dương. Có thể thấy rõ điều đó qua số liệu cao su xuất cảng sang Mỹ hàng năm: 1951 (13.398 tấn), 1952 (20.08 tấn), 1953 (34.98 tấn), 1954 (34.28 tấn).

Ngoài ra, Mỹ còn áp lực Pháp cho các tập đoàn tư bản Mỹ vào đầu tư ở Đông Dương. Tháng 6, 1950, ngoại trưởng Pháp tại hội nghị Washington đã ký một hiệp ước để Mỹ đầu tư vào khối Liên hiệp Pháp. Hiệp ước này mở đường cho tư bản tài phiệt Mỹ rộng đường xâm nhập Việt Nam và Đông Dương: Công ty Hàng không Liên Mỹ Đông Dương; công ty Hàng không Vận tải (Givilais transport) chiếm 10% cổ phần ngân hàng Đông Dương; công ty Marquet nắm mỏ chì, mỏ thiếc, công ty Morgan nắm điện thoại vv..

Người Pháp thừa hiểu rằng viện trợ Mỹ thấm đến đâu thì “bàn tay lông lá” của Mỹ cũng nhúng vào tới đó, quyền lợi của Pháp cũng bị đe dọa tới đó. Nhưng tình thế khó khăn buộc Pháp phải miễn cưỡng chấp nhận.

Quân đội Việt Nam thì ngày càng lớn mạnh. Chiến tranh kéo dài và ngày càng tổn thất lớn. Nền tài chính Pháp kiệt quệ. Mỹ lúc này là chỗ dựa duy nhất.

Tình cảnh của Pháp lúc này rất khốn quẫn. Trước mặt, quân Việt Nam càng đánh càng mạnh, càng dìm Pháp sa lầy sâu hơn trong những thất bại ngày càng lớn.

Tướng Henri Navarre, tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương thời kỳ 1953 -1954 trong tác phẩm “Đông Dương hấp hối” đã viết: “Điều nguy khốn nghiêm trọng nhất của viện trợ Mỹ là, về mặt chính trị, nó làm cho Mỹ nhúng tay ngày càng sâu vào các công việc của chúng ta. Nó làm cho ảnh hưởng của Mỹ thay thế dần ảnh hưởng của Pháp đối với các quốc gia liên kết. Do nhận viện trợ Mỹ, chúng ta đã làm vào tình huống đầy mâu thuẫn. Đó là tấn bi kịch.”

Có thể nói, trước Thế chiến II, thực dân Mỹ ít dòm ngó đến Đông Dương. Nhưng sau khi chiến tranh thế giới bùng nổ, đặc biệt việc Nhật xâm lược và đảo chính Pháp ở Đông Dương và sau đó xâm lược một loạt các quốc gia Đông Nam Á, thì chính sách của Mỹ đối với Đông Dương, trong đó có Việt Nam, bắt đầu thay đổi.

Tháng 9, 1940, Nhật đột nhập vào Lạng Sơn và sau đó xâm nhập toàn Đông Dương. Sau này, giới sử học chủ lưu ở Mỹ vẫn coi đó là sự kiện đầu tiên thôi thúc sự quan tâm của Mỹ đối với Đông Dương.

Mùa xuân năm 1941, Cục Hải quân Mỹ gửi một báo cáo đặc biệt về Đông Dương lên Tổng thống Mỹ Roosevelt. Đây có lẽ là tài liệu đầu tiên của Mỹ phản ánh tương đối toàn diện tình hình các mặt về tầm quan trọng chiến lược của Đông Dương đối với Mỹ. Từ đó, chính sách của Mỹ đối với khu vực này có nhiều thay đổi. Nhà sử học Mỹ Edward Drachman nhận xét: “Từ cuối năm 1940, Mỹ bắt đầu nhận thấy ý nghĩa chiến lược quan trọng của Việt Nam. Và đến đầu năm 1941, trên thực tế, Mỹ đã xem Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược lớn đến mức là một cuộc xung đột về quyền lợi với Nhật ở đó đã trở thành nguyên nhân chủ yếu của cuộc chiến tranh giữa hai nước.”

Từ tháng 3, 1941, Đông Dương trở thành chủ đề chính trong nhiều cuộc nói chuyện giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Cordell Hull và đại sứ Nhật Bản tại Mỹ Nomura. Việc quân đội Nhật vào Đông Dương và sự thỏa hiệp của Pháp đã làm cho Tổng thống Mỹ Roosevelt lo ngại vì điều đó đe dọa trực tiếp đến lợi ích Mỹ và tạo cho Nhật Bản một căn cứ để hoạt động rộng khắp Đông Nam Á.

Ngày 24/7/1941, Roosevelt chỉ thị cho Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ lúc đó là Sumner Welles thể hiện quan điểm của Mỹ với đại sứ Nhật Nomura: “Phải làm cho rõ sự thực là Nhật chiếm đóng Đông Dương có nghĩa là một bước tiến quan trọng để kiểm soát vùng biển phía Nam, trong đó có luồng thương mại quan trọng nhất của Mỹ về các sản phẩm cao su, thiếc, và các sản phẩm khác”.

Sau khi chiến tranh Thái Bình Dương (thuộc Thế chiến II) bắt đầu, là một chính khách mưu lược và thực dụng, Roosevelt sớm hiểu rằng chiến tranh thế giới sẽ làm bùng phát lên một cuộc nổi dậy quy mô toàn thế giới phản kháng thực dân phương Tây, trong đó có Đông Dương. Các nước đế quốc nếu muốn duy trì quyền lợi của mình thì không thể áp đặt một chế độ thực dân công khai theo kiểu cổ điển như thời kỳ trước chiến tranh được mà phải có sự thay đổi từ cũ sang mới, điều chỉnh “linh động” cho phù hợp với tình hình.

Chế độ quản lý của Roosevelt trên thực tế chính là sự áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới (thực dân trá hình, thực dân linh hoạt) của Mỹ vào Việt Nam và Đông Dương.

Tổng thống mới Truman, với chính sách diều hâu và trong tham vọng được chia phần với Pháp, đã từng bước ủng hộ Pháp quay lại chiếm đóng Đông Dương. Trong chuyến thăm nước Mỹ từ ngày 22 đến 25/8/1945, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã nhận được sự xúi giục và hứa hẹn của Truman: “Về Đông Dương, tôi xác nhận là Chính phủ Mỹ sẽ không làm gì để cản trở sự trở lại của nước Pháp”.

Ngày 29/8/1945, bà Tống Mỹ Linh, vợ thống chế Trung Hoa Dân Quốc, ủy viên trưởng Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch thăm Mỹ, khi gặp Truman đã hỏi về chính sách của Mỹ đối với Đông Dương sau khi nhắc lại ý định của Roosevelt về vấn đề này và nhận được câu trả lời dứt khoát của Tổng thống Mỹ: “Không có vấn đề quản thác quốc tế cho Đông Dương nữa”. Mỹ đã mượn Tống Mỹ Linh để chuyển lời và tín hiệu “đèn xanh” đến cho Pháp: Mỹ đã hoàn toàn ủng hộ 100% đối với âm mưu của Pháp chiếm lại Đông Dương.

Với sự thành công của Cách mạng tháng Tám giành chính quyền từ tay Nhật trên toàn quốc Việt Nam năm 1945, sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã làm đảo lộn mọi tính toán, sắp đặt của các thế lực đế quốc, trong cuộc đua tranh nhau Đông Dương.

Thực tế đó đã buộc các thế lực đế quốc phải nhanh chóng thỏa hiệp với nhau để có thể đảo ngược tình thế trước mắt, cùng thực hiện mưu toan bóp chết một quốc gia cộng hòa non trẻ vừa mới ra đời.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu và thấy rất rõ bản chất diều hâu, hiếu chiến, và những ý đồ của Mỹ và các thế lực đế quốc khác đối với Đông Dương. Ngay sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ta đã khéo léo lợi dụng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn Mỹ – Tưởng và Anh – Pháp, nhằm ngăn chặn âm mưu quay lại xâm lược Đông Dương của Pháp, vô hiệu hóa những toan tính mới của Mỹ, bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được.

Để tránh và hạn chế nguy cơ chiến tranh do Pháp gây ra, thấy rõ vai trò, ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới, Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần liên hệ với các cơ quan đại diện của Mỹ, kêu gọi Mỹ sử dụng ảnh hưởng của họ đối với Pháp. Nhưng từ phía Mỹ đã không đáp ứng. Do thấy rõ được thái độ hai mặt của Mỹ, nên Việt Nam vẫn luôn chuẩn bị những kế sách để đối phó. Cho đến thời điểm đó, phía Mỹ vẫn không có một sự công nhận chính thức nào đối với nước Việt Nam mới, mà trái lại Mỹ đã tích cực hoạt động theo hướng tạo ra một chính quyền bù nhìn để thay Mỹ chống Việt Nam.

Cuộc Thế chiến II kết thúc đã dẫn đến những biến chuyển lớn trong tương quan so sánh lực lượng trên thế giới. Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới, đồng thời sự lớn mạnh của Liên Xô và sự ra đời của một loạt các quốc gia XHCN, sự tăng cường ảnh hưởng của các đảng Cộng sản trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Đông Dương, Triều Tiên…. đã làm Mỹ lo ngại.

Đến năm 1947, theo kế hoạch Marshall, Mỹ viện trợ cho Pháp 3 tỷ USD với ý muốn giúp Pháp giải quyết nhanh cuộc Chiến tranh Đông Dương, vì sợ tác động dây chuyền của Việt Nam sẽ thúc đẩy các phong trào đòi độc lập ở cả khu vực Đông Nam Á không có lợi cho Mỹ và phương Tây.

Cuối những năm 1940, Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp. Từ cuối năm 1949, Mỹ chính thức cam kết can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương bằng một loạt các bước đi cụ thể. Lợi dụng sự suy yếu của Pháp, Mỹ đi đến chỗ can thiệp trực tiếp vào Việt Nam và Đông Dương (1950-1954), rồi tiến dần đến gạt bỏ và thay thế Pháp ở miền Nam Việt Nam (sau 1954).

Từ đó, Mỹ đã từng bước lao vào “một cuộc chiến tranh làm mất lòng người và gây chia rẽ nhất trong một thế kỷ của lịch sử Mỹ” (19).

Ngày 20/12/1960, Đại hội Đại biểu quốc dân miền Nam đã họp tại căn cứ Tây Ninh tuyên bố thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Đại hội đã cử ra Ủy ban Trung ương và thông qua Tuyên ngôn, chương trình hành động 10 điểm, với nội dung cơ bản là: Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ; thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ; thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, làm cho người cày có ruộng.

Để nắm độc quyền đầu tư, ngay từ năm 1961 Mỹ đã yêu cầu Ngô Đình Diệm ký bản cam kết ưu đãi đầu tư của Mỹ, gọi là “hiệp ước thân hữu và liên lạc kinh tế Việt-Mỹ”. Trong hiệp ước này, Diệm bảo đảm cho đầu tư của Mỹ được thuận lợi trong mọi ngành kinh tế, về mọi mặt trong việc mua đất đai, nguyên liệu, sử dụng các phương tiện công ích, thuê nhân công, chuyển lợi nhuận hàng năm về nước Mỹ, hiệp đồng tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra, không được phép quốc hữu hóa trong một thời gian dài tùy theo từng ngành, thời gian đảm bảo cao nhất là 99 năm.

Như vậy, tuy Mỹ chưa thực hiện, hoặc mới thực hiện đầu tư nhỏ giọt, song đó chính là một trong những mục tiêu mà Mỹ đã nhắm vào và đã chuẩn bị từ lâu.

Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Tham vọng này không chỉ nhằm vào viễn cảnh. Nó đã được thực hiện từ lâu. Ngay từ trước Thế chiến II, tỷ lệ hàng hóa Mỹ trong tổng ngạch nhập khẩu của Đông Dương đã đạt tới mức cao: Trong thời kỳ 1930-1939: bông 27%, sản phẩm dầu hỏa 19,1%, máy móc 17,5%, ô tô và phụ tùng 13,4%. Trong thời kỳ 1946-1950; bông, 9,3%, sản phẩm dầu hỏa 7,7%, kim khí 4,9%, máy móc 19,3%, ô tô và phụ tùng 10%, sợi và hàng dệt 13,6%, thuốc lá 7,1%.

Những thành công của kế hoạch X, nghi binh Khe Sanh, và cuộc tổng công kích chiến lược và tổng nổi dậy ở “thủ phủ” Sài Gòn và vùng tạm chiếm miền Nam năm 1968, trong đó có Tòa đại sứ Mỹ (lãnh thổ nước Mỹ theo pháp lý), đã gây bất ngờ và tổn hại lớn cho Mỹ – Sài Gòn, gây kinh ngạc cho dư luận trong và ngoài nước Mỹ, truyền thông chủ lưu Mỹ và quốc tế, đã trực tiếp đưa người Mỹ lên bàn đàm phán ở hội nghị Paris, Pháp.

Ngày 5/8/1969, Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam (lúc này thay thế Mặt trận Giải phóng) ra Tuyên bố 10 điểm, với nội dung chính là 10 giải pháp chính cho vấn đề Việt Nam:

1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh, dân tộc, dân chủ.
2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi, tiến bộ.
3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, cải thiện dân sinh.
4. Thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, làm cho người cày có ruộng.
5. Xây dựng nền văn hoá, giáo dục dân tộc dân chủ.
6. Xây dựng một quân đội bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.
7. Thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào.
8. Thực hiện chính sách ngoại giao hoà bình, trung lập.
9. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.
10. Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hoà bình thế giới.

Cái logic bi hài trong cuộc chiến tranh chống Việt Nam của Mỹ là: Vì tham vọng của Mỹ bị ngăn chặn, cho nên sức mạnh và uy danh của Mỹ bị đặt trước một sự thách thức.

Như vậy, khi việc khai thác của cải càng gặp khó khăn, thì lại nảy sinh một động cơ khác, một nỗ lực phải giữ lấy “uy danh” nước lớn của Mỹ cho bằng được, không phải chỉ có ở Việt Nam mà còn thông qua Việt Nam để giữ lấy uy danh của Mỹ trên trường quốc tế. Động cơ này bản thân nó đã rất lớn.

Trong quá trình xâm lược, trong quá trình thất bại liên tục, động cơ đó càng ngày lớn hơn lên và càng có sức lôi kéo mạnh mẽ đối với ý chí của Mỹ. Sức lôi kéo đó dần dần trở nên mạnh hơn sức lôi kéo của những vựa lúa, những rừng cao su, những bể dầu ở Nam Bộ.

Nếu chỉ vì những món lợi trực tiếp, thì những khó khăn và thất bại có thể làm chính giới Mỹ phải tính toán và dừng lại cuộc phiêu lưu quân sự ở Việt Nam. Nhưng nếu là để cứu vãn uy danh của một cường quốc bá chủ thế giới, thì càng thất bại, cái động cơ đó càng mạnh hơn, càng lôi kéo Mỹ sa lầy sâu vào “bãi lầy Việt Nam”, “vũng bùn Việt Nam” lâu hơn.

Chỉ đến khi nào dùng hết sức mạnh có thể dùng đến, thi hành tất cả những thủ đoạn có thể thi hành và không còn cách nào cứu vãn nổi thất bại quân sự nữa, thì Mỹ mới đành rút quân đội chủ lực về nước (để lại 20 ngàn sĩ quan cố vấn Mỹ với danh xưng mới là “tùy viên quân sự”).

Chiến tranh Việt Nam

Như vậy, toàn cảnh thực tế lịch sử ở trên đã cho thấy rõ, ngay từ giữa thế kỷ 19 Mỹ đã chú ý đến Việt Nam. Sau đó, với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Đông Dương đã dần trở thành đối tượng tranh chấp của nhiều thế lực bên ngoài.

Thời gian trước Thế chiến II, Mỹ chưa có điều kiện chú ý nhiều đến tình hình Đông Dương. Nhưng bước vào chiến tranh, chính sách của Mỹ đối với khu vực này bắt đầu có sự thay đổi. Với việc Nhật dòm ngó và xâm lược Đông Dương, đặc biệt khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Mỹ đã coi Đông Dương là một địa bàn quan trọng để ngăn chặn và tranh giành với Nhật.

Cũng từ đó, chính phủ Mỹ, chính thức từ thời Tổng thống Roosevelt trong những năm đầu của thập kỷ 40 bắt đầu chú ý ngày càng nhiều đến Việt Nam và Đông Dương. Chính Roosevelt đã đưa ý định thiết lập chế độ “quản thác quốc tế” hứa hẹn, hoãn binh câu giờ bằng miếng bánh vẽ “độc lập” nhằm bám víu thuộc địa cũ, níu kéo thời gian để thiết kế sắp đặt và dọn đường cho chủ nghĩa thực dân trá hình của Mỹ, tạo điều kiện để Mỹ có thể nắm được càng nhiều cựu thuộc địa càng tốt, trong đó có Đông Dương.

Mặc dù chủ trương đặt Đông Dương dưới một chế độ quản thác quốc tế, nhưng chính phủ Mỹ chưa bao giờ quan tâm tới việc ủng hộ nhân dân Đông Dương giành độc lập, tự chủ. Thực chất Mỹ chỉ muốn qua hình thức “quản thác quốc tế” để gạt bỏ sức mạnh quyền lực của Pháp ở Đông Dương, từ đó tạo điều kiện gây ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này khi chưa có điều kiện can thiệp trực tiếp.

Thực tế lịch sử đã cho thấy, mãi tới khi Việt Nam đã có những hoạt động hỗ trợ cụ thể cho phe Đồng minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức đặt vấn đề hợp tác đánh Nhật, thì phía Mỹ cũng chỉ có những hành động đáp lại rất hạn chế. Cho đến trước khi chết, Tổng thống Roosevelt vẫn không có một quyết định nào về vấn đề quản thác quốc tế đối với Đông Dương.

Tuy nhiên xét tình hình thực tiễn lúc đó, chính sách dân túy và cơ hội chính trị này của Roosevelt cũng ảnh hưởng tiêu cực đến Pháp, có lợi cho cuộc đấu tranh chống Pháp của Việt Nam, mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm bắt được và tranh thủ lợi thế đó, nhằm tập trung vào kẻ thù chính của cách mạng lúc đó là phát xít Nhật và thực dân Pháp.

Thế chiến II kết thúc, cách mạng Việt Nam thành công, Tổng thống mới của Mỹ là Truman và các nhà chiến lược Mỹ đã có sự thay đổi sách lược đối với Việt Nam và Đông Dương. Tuy chưa có điều kiện để can dự nhiều đến Đông Dương, nhưng Mỹ đã dần ủng hộ Pháp trở lại xâm lược Đông Dương.

Từ đó bắt đầu quá trình can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp và tiến dần tới chỗ thay thế Pháp, độc chiếm miền Nam Việt Nam, biến nơi đây thành thuộc địa trá hình và căn cứ quân sự của Mỹ.

Cũng từ đó Mỹ bắt đầu một quá trình “lao theo vết xe đổ của Pháp”, và rồi cũng không tránh khỏi thất bại như Pháp khi những người lính thủy đánh bộ và tùy viên quân sự cuối cùng của Mỹ lên trực thăng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam sáng ngày 30/4/1975 trong chiến dịch Frequent Wind, chiến dịch quân sự cuối cùng của Mỹ ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Phạm Xanh: Đông Dương “Lọt vào mắt xanh” của Đế quốc Mỹ từ bao giờ, tạp chí Lịch sử quân sự, số tháng 1-1988, tr.26.
(2) Tạp chí Những người bạn của cố đô Huế số 3-1937 (bản tiếng Pháp)
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, XB lần thứ 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà NộI, 1995, tr.416.
(4) Tạp chí Lịch sử quân sự, 1-1988 sđd, tr.27.
(5) Lê Kim Hải: Hồ Chí Minh với quan hệ ngoại giao Việt – Pháp thời kỳ 1945- 1946, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.8.
(6) Peter A. Paul: Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến Nixon. NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1988, tr. 13-14.
(7) Drachman: Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam 1940-1945. Viện Thông tin khoa học xã hội lược thuật.
(8) Viện Mác – Lênin: Tình đoàn kết chiến đấu vô sản Việt Pháp, NXB Thông tin lý luận Hà Nội, 1986, tr.39.
(9) Cordel Huld: Memoirs (New York, Macminllan, 1948)
(10)Trần Hữu Đính, Lên Trung Dũng: Quan hệ Việt Mỹ trong cách mạng tháng Tám, NXB Khoa học xã hội, Hà NộI, 1997.
(11)Drachman… Sđd
(12)Xem Foreign Relation of the United States. Volume V.
(13)Peter A. Paul… Sđd
(14)Trần Trọng Trung: Một cuộc chiến tranh sáu đời tổng thống, Tập 1, NXB Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 1986, tr. 57.
(15)Jaeyes Dacot: NgườI Mỹ ở Việt Nam, tạp chí “Historia” (Pháp) Số 2-1990, tài liệu lưu trữ ở Viện Lịch sử quân sự.
(16)Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975. Tập 1. NXB Chính trị quốc gia, tr 85.
(17)Lịch sử diễn biến tình hình địch và ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1945-1975), Viện Khoa học quân sự, biên soạn, 1977, tr4.
(18)Jaeayes Dacot: … Sđd
(19)Peter A. Paul: … Sđd, tr7.
(20) Hai Mươi Mốt Năm Viện Trợ Mỹ Ở Việt Nam. Đặng Phong.
(21) Henry Lauque, Activités économiqués americanes. Cahiers Internationaux, No-5-1942.
(22) Pentagon Papers (Hồ sơ Ngũ Giác Đài). Daniel Ellsberg. The New York Times. 1971.
(23) Edward Drachman. United States Policy Towards Vietnam 1940-1945. New Jersey, Associated University Press 1970. tr62.
(24) Tuyên ngôn, chương trình hành động 10 điểm. Đại hội Đại biểu quốc dân miền Nam. Tây Ninh. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. 20/12/1960.
(25) Tuyên bố 10 điểm giải pháp. Hội nghị Paris. Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền nam Việt Nam. 5/8/1969.
(26) Tổ chức, hoạt động của MTDTGPMNVN và CPCMLTMNVN qua tài liệu lưu trữ (1960 – 1975). Vũ Văn Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia II.

Theo TS. Nguyễn Trọng Hậu (Sự kiện & Nhân chứng, QĐND), PGS, TS. Hà Minh Hồng (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM, Hội Khoa học Lịch sử TP. HCM), và PGS, TS. Phạm Thu Nga (Blog Khoa quân sử)

Tìm hiểu về “chính quyền” và “ngụy quyền” dưới góc độ ngôn ngữ học

“Chính quyền”

“Chính” là một từ gốc Hán trong Việt ngữ, có nguồn gốc từ 2 chữ “chính” đồng âm dị nghĩa trong Hán ngữ: 政 (cả giản thể và phồn thể) và 正 (cả giản thể và phồn thể).

Trong tiếng Việt, chữ “chính” tồn tại dưới hai nghĩa:

Một chữ “chính” (政) có nghĩa là chính trị, bao hàm chính quyền (quyền lực chính trị), chính sách, hành chính, chấp chính, nhiếp chính, bưu chính,  chính biến, chính kiến, nội chính, chuyên chính, tài chính, triều chính, chính ủy.

Một chữ “chính” (正) có nghĩa là chính giữa (sự ngay thẳng), bao hàm chân chính, chính nghĩa, chính trực, chính đạo, chính khí, chính đáng, chính sử, chính thống, chính danh, chính ngôn, chính thức, thuần chính, đoan chính, cải chính, chính hiệu, chính hãng, chính xác, đính chính, nghiêm chính (nghiêm chỉnh), chính – tà, cần kiệm liêm chính, danh môn chính phái, quang minh chính đại, cải tà quy chính.

Như vậy, “ngụy quyền” chỉ là một cụm từ gọn hơn cho “ngụy chính quyền” hoặc “chính quyền ngụy”, mà không phải là một “phản nghĩa” đối lập với khái niệm “chính quyền”.

“Ngụy quyền”

“Ngụy” là một từ gốc Hán trong tiếng Việt, có nguồn gốc từ 2 chữ “ngụy” đồng âm khác nghĩa trong Hán ngữ: 魏 (cả giản thể và phồn thể) và 伪 (phồn thể: 偽).

Trong Việt ngữ, chữ “ngụy” tồn tại dưới hai dạng tính từ (伪) và danh từ (魏).

Với ý nghĩa là một danh từ, “Ngụy” (魏) dùng để chỉ địa danh và họ người tại Trung Quốc và Đông Á, như nước Ngụy thời Xuân Thu Chiến Quốc, nhà Ngụy thời Tam Quốc, dòng họ Ngụy tại Đông Á. Danh từ “Ngụy” này được viết hoa.

Với ý nghĩa là một tính từ, “ngụy” (伪) bao hàm sự giả tạo, giả trá, gian trá, như ngụy tạo, ngụy biện, ngụy trang, trá ngụy.

Trong lịch sử, ở góc độ thuật ngữ chính trị, từ này thường được dùng để chỉ một triều đình hoặc một chính quyền do soán đoạt, cướp ngôi mà có, hoặc do giặc xâm lược nước ngoài ngụy tạo thành một cách bất chính, bất hợp pháp, không chính danh, phi nghĩa, phi chính thống, không được Nhà nước hợp hiến hợp pháp trong nước công nhận, nhằm mục đích ngụy trang về chính trị và hợp thức hóa cuộc chiến tranh xâm lược, như ngụy quan (thời khởi nghĩa Lam Sơn), ngụy triều (triều đình Huế thời Pháp thuộc), ngụy binh (lính dõng, lính tập, lính khố xanh, khố đỏ, khố vàng, Quân đoàn Bộ binh Bắc Kỳ), ngụy quân (lính Lê Dương gốc Việt, quân đội Quốc Gia của Bảo Đại tay sai của thực dân Pháp, quân đội Sài Gòn tay sai của Mỹ), ngụy quyền (chính quyền Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc tay sai Pháp, chính quyền Quốc Gia của Bảo Đại tay sai Pháp, chính quyền Sài Gòn tay sai Mỹ), ngụy Uông (chính quyền Uông Tinh Vệ thời Dân Quốc và chiến tranh kháng Nhật ở TQ), ngụy Mãn Châu (chính quyền Phổ Nghi, Mãn Châu quốc thời Dân Quốc và chiến tranh kháng Nhật ở TQ). Tính từ “ngụy” này không cần phải viết hoa.

Về bản chất, chính quyền ngụy không có quyền lực thực chất, họ bị giặc xâm lược kiểm soát, khống chế hoặc điều khiển. Họ cũng không có năng lực tự thân tồn tại mà không có sự nuôi dưỡng của quân xâm lược.

Trong chiến tranh Trung – Nhật (1937-1945), Trung Quốc bị Nhật Bản xâm lược, hai đảng Quốc – Cộng hợp tác chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật. Trong thời gian này chính phủ Nam Kinh “Trung Hoa Dân quốc” của Uông Tinh Vệ và chính phủ “Mãn Châu quốc” của cựu hoàng Phổ Nghi đều bị cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch gọi là “ngụy quân, ngụy quyền, ngụy Mãn Châu, Uông ngụy” hoặc “ngụy chính phủ”, do các chính quyền tay sai này được quân xâm lược Nhật dựng lên để hợp thức hóa danh nghĩa chính trị xâm lược và sử dụng các lực lượng ngụy quân và chính phủ ngụy này để làm công cụ phục vụ cho cuộc xâm lược đó.

Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trên sách báo, truyền thông, phim ảnh Hoa ngữ ở Trung Quốc và Đài Loan cho đến ngày nay.

Giai đoạn 1895-1945, bán đảo Triều Tiên bị đế quốc Nhật Bản thống trị, hàng trăm ngàn người nam bắc Triều Tiên đã cộng tác với đế quốc Nhật đàn áp phong trào đấu tranh của dân tộc mình, vì vậy ngày nay, sử sách Hàn Quốc và Triều Tiên đều gọi những người này là “ngụy quân”.

Sau khi giành được thành lập quốc gia, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã bắt giam hoặc tiến hành xử bắn hàng loạt người từng hợp tác với đế quốc Nhật trước đây. Còn tại Hàn Quốc, trong Hiến pháp có hẳn một quy định về đối tượng này. Trung tâm Sự thật và Công lý lịch sử Hàn Quốc (CHTJ) đã lập ra một danh sách những người từng cộng tác với đế quốc Nhật giai đoạn 1895-1945 để xem xét về lý lịch đối với con cháu của họ.

Ở phương Tây, thuật ngữ “ngụy quyền” còn có các cách gọi khác, đó là “chính quyền tay sai”, hoặc “chính phủ bù nhìn, chế độ tay sai, nhà nước con rối” (fictive state, puppet state, puppet regime, puppet government).

Về chính quyền Sài Gòn, tiến sĩ James Carter, giáo sư sử học tại Đại học Drew (Mỹ), trong sách Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968, do NXB Đại học Cambridge (Anh) xuất bản năm 2008, đã ghi rõ như sau: “Chính thể Sài Gòn không thể tự nuôi nổi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ.” và “Từ trước đó, giới chức đã thôi nói về xây dựng quốc gia, cải cách điền địa, dân chủ, minh bạch. Thay vào đó, họ bàn về một cuộc chiến phải thắng trước những kẻ thù của fictive state (nhà nước giả tưởng, hư cấu, hư ảo) Nam Việt Nam. Quỹ đạo này của chính sách Mỹ khiến người ta gần như không thể nói thật về những thành công, thất bại, đặc biệt là với các nhà hoạch định chính sách. Chưa bao giờ Hoa Kỳ đạt tới điểm khi chính thể Sài Gòn có thể tự mình tồn tại mà không nhờ viện trợ Mỹ.“

Nếu nhìn lại tình hình thực tế ở miền Nam Việt Nam từ kinh tế, tài chính đến chính trị, quân sự thì có thể thấy tiến sĩ sử học Carter đã nói đúng.

Về nguồn gốc ra đời, cả chính quyền Bảo Đại thời Pháp và chính quyền Sài Gòn thời Mỹ đều do nước ngoài ngụy tạo ra, để chống lại một quốc gia hợp hiến, hợp pháp duy nhất là Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thành lập từ năm 1945 và đã hoàn thành thực thi và xác lập chủ quyền qua Hiến Pháp, luật pháp của Quốc hội từ năm 1946.

Vì vậy, đây không phải là một từ ngữ có bản chất miệt thị, lăng mạ, hay không khoa học, khách quan, khi mà cộng đồng quốc tế vẫn luôn sử dụng những ngôn từ có tính chất nhấn mạnh bản chất của sự vật, hiện tượng như “ngụy”, “bù nhìn”, “tay sai”, “con rối” để chỉ một thực thể chính trị do quân xâm lược từ bên ngoài ngụy tạo nên để làm một công cụ phục vụ cho quân xâm lược và cuộc xâm lược đó.

Nhật Lĩnh tổng hợp

Kháng chiến chống Mỹ: Không thể bỏ cách gọi “ngụy quân, ngụy quyền”

 

LUẬN GIẢI KHÁI QUÁT VỀ CHỮ “NGỤY”

BPO – Hiện nay, nhiều người vì không hiểu hoặc cố tình không hiểu cụm từ “ngụy quyền, ngụy quân”, hoặc vì mục đích xấu xa, đen tối nào đó nên ra sức kêu gào bỏ cách gọi “ngụy quyền, ngụy quân”, vì như thế là “không chính xác, mang tính xúc phạm, miệt thị”. Đây là nhận thức ấu trĩ, lệch lạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức lịch sử của các tầng lớp nhân dân hiện nay, tạo điều kiện để các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc, kích động hòng vực dậy “thây ma” tập đoàn bán nước, hại dân trước năm 1975. Vì vậy, cần phải làm rõ: Vì sao gọi là “ngụy”?

“Ngụy” là 1 từ gốc Hán trong tiếng Việt, tồn tại dưới 2 dạng tính từ và danh từ, thường dùng để chỉ sự vật, sự việc mang tính giả tạo, không chính danh. Với ý nghĩa là một tính từ, “ngụy” bao hàm sự giả tạo, ví dụ như ngụy tạo, ngụy biện, ngụy trang, ngụy quân, ngụy quyền. Trong lịch sử, về mặt chính trị, từ này được dùng để chỉ một triều đại hoặc một chính quyền do soán đoạt ngôi mà có, hoặc do bọn ngoại bang nước ngoài dựng lên một cách bất hợp pháp, không được người dân công nhận, để hợp thức hóa sự đô hộ, xâm lược với một nước khác. Về bản chất, chính quyền này không có thực quyền, chỉ là “hữu danh vô thực”, bị bọn xâm lược nước ngoài khống chế, mang tính bất hợp pháp và không chính danh.

Trong lịch sử các nước châu Á, ngoài Việt Nam thì các quốc gia khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, từ “ngụy triều, ngụy quyền” cũng được sử dụng nhiều trong các văn bản, thư tịch lịch sử. Chẳng hạn như cách gọi các triều đình “ngụy Sở” (1127-1128) của Trương Bang Xương, “ngụy Tề” (1130-1137) của Lưu Dự được nhà Kim (1115-1234, một triều đại do người Nữ Chân gây dựng trong lịch sử Trung Quốc) lập ra nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của nhà Kim với các quốc gia lân bang có chủ quyền khác. Trong chiến tranh Trung – Nhật (1937-1945), Trung Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng, Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân quốc của Uông Tinh Vệ và Chính phủ Mãn Châu quốc của Phổ Nghi bị cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch gọi là “ngụy quyền, ngụy quân, ngụy Mãn Châu” hoặc “chính phủ ngụy” do các chính phủ này được đế quốc Nhật Bản lập ra nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của mình đối với Trung Quốc. Thuật ngữ này còn được sử dụng phổ biến trên các kênh truyền thông, sách báo, phim ảnh Trung Quốc và Đài Loan (của Quốc dân đảng) cho tới tận ngày nay.

Giai đoạn 1895-1945, bán đảo Triều Tiên bị đế quốc Nhật Bản đô hộ, hàng trăm ngàn người Triều Tiên (gồm cả người Hàn Quốc và người Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên hiện nay) đã cộng tác với đế quốc Nhật Bản đàn áp phong trào đấu tranh của đồng bào mình, vì vậy ngày nay, sử sách Hàn Quốc và Triều Tiên đều gọi những người này là “ngụy quân”. Sau khi giành được độc lập, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã bắt giam hoặc tiến hành xử bắn hàng loạt người từng hợp tác với đế quốc Nhật trước đây.

Còn tại Hàn Quốc, trong Hiến pháp có hẳn một quy định về đối tượng này. Trung tâm Sự thật và Công lý lịch sử Hàn Quốc (CHTJ) đã lập ra một danh sách những người từng cộng tác với đế quốc Nhật giai đoạn 1895-1945 để xem xét về lý lịch đối với con, cháu của họ. Ở phương Tây, thuật ngữ “ngụy quyền” còn có các cách gọi khác, đó là “chính quyền tay sai”, hoặc “chính phủ bù nhìn, chế độ tay sai, nhà nước con rối” (puppet state, puppet regime).

Với ý nghĩa là một danh từ, “ngụy” dùng để chỉ địa danh, tên gọi tại Trung Quốc trước đây, như nước Ngụy thời Xuân Thu Chiến Quốc – một nước chư hầu thời Tây Chu, nhà Tào Ngụy thời Tam quốc, huyện Ngụy ở phía Nam tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) ngày nay hay dòng họ Ngụy tại Đông Nam Á. Từ “Ngụy” này được viết hoa.

Như vậy có thể thấy, chữ “ngụy” là sản phẩm ngôn ngữ của nhiều nước trên thế giới, không phải do người Việt tự tạo trong thời gian gần đây. Đó là cách gọi của sự giả tạo, không thật, không chính danh chứ không phải là áp đặt cho sự xấu xa của tất cả những thành tố được ghép với chữ “ngụy”. Những người khó chịu, mẫn cảm, dị ứng từ “ngụy” này là những người thiếu kiến thức, thiếu thông tin về cuộc chiến Việt – Pháp, Việt – Mỹ, mù mờ, mơ hồ, chưa biết nhiều vấn đề trong lịch sử, họ không hiểu bản chất, ý nghĩa của từ “ngụy” theo góc độ thuật ngữ chính trị. Họ tưởng rằng từ “ngụy” là một từ gì đó mang tính lăng mạ, miệt thị, mạt sát…

Thật ra, chữ “ngụy” đã được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam, nhằm ám chỉ những chế độ, triều đình mang tính không chính danh, soán quyền, đoạt ngôi. Nhà sử học Trần Trọng Kim, trong cuốn sách “Việt Nam sử lược” đã viết: “Những người làm quốc sử nước Tàu và nước ta thường chia những nhà làm vua ra chính thống và ngụy triều. Nhà nào, một là đánh giặc mở nước, sáng lập ra cơ nghiệp, hai là được kế truyền phân minh, thần dân đều phục, ba là dẹp loạn yên dân thì cho là chính thống. Nhà nào, một là làm bề tôi mà cướp ngôi, làm sự thoán đoạt không thành; hai là xưng đế, xưng vương ở chỗ rừng núi, hay là ở đất biên địa; ba là những người ngoại chủng vào chiếm nước làm vua, thì cho là ngụy triều”. Ví dụ, nhà Mạc soán ngôi nhà Hậu Lê nên bị các sử gia thời Lê Trung hưng gọi là “ngụy Mạc”. Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam năm 2007 định nghĩa: “Ngụy quyền là chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ xâm lược, nô dịch họ”. Như vậy, theo các định nghĩa đã nêu, đương nhiên không phải bàn cãi thì cả chính quyền Bảo Đại (1949-1954) và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) do Pháp và Mỹ dựng lên ở Việt Nam đều là “ngụy quyền”.

Vậy thì, cách gọi “ngụy” tại Việt Nam có từ bao giờ? Nó dùng để ám chỉ ai? Tại sao Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa đều là “ngụy quyền”? Để khách quan và công bằng, chúng ta cùng phân tích, làm rõ nguồn gốc ra đời và tính chính danh của chính quyền Quốc gia Việt Nam thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa thời Mỹ xâm lược để thấy được lý do vì sao không thể bỏ chữ “ngụy”.

VÌ SAO KHÔNG THỂ BỎ CHỮ “NGỤY”?

Trước năm 1945, thực dân Pháp chia nước ta thành 3 kỳ là Cochinchine (Nam kỳ), Annam (Trung kỳ) và Tonkin (Bắc kỳ). Người Pháp cho phép duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn với các đời hoàng đế như Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại và hoàn chỉnh bộ máy cai trị từ Trung ương đến địa phương. Các vị vua và nhà nước phong kiến của họ thực chất chỉ là bù nhìn, không hề có thực quyền, mọi công việc hằng ngày đều được ban ra từ một viên toàn quyền người Pháp.

Bên cạnh đó, người Pháp đã cho thành lập một số đơn vị quân đội bản xứ như Quân đoàn bộ binh Bắc kỳ, lính khố xanh, lính khố đỏ, lính khố vàng, lính tập, lính dõng…, nhằm hỗ trợ quân chính quy Pháp trong việc trấn áp các cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân và các lực lượng nổi dậy ở Việt Nam thời đó. Một số người Việt được toàn quyền Đông Dương tuyển dụng vào phục vụ trong đội quân lê dương của Pháp. Tất cả đội quân này đều do sĩ quan Pháp chỉ huy. Các lực lượng nghĩa quân và nhiều người dân bản xứ gọi các đội quân này là “ngụy quân” hoặc “ngụy binh” và gọi triều đình bù nhìn Huế là “ngụy triều”.

Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau đã nhất tề nổi dậy làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Như vậy, lúc này, trên lãnh thổ Việt Nam, chỉ có một nhà nước và chính phủ hợp pháp duy nhất tồn tại do chính người dân bản xứ lập nên, đó là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, không từ bỏ dã tâm đô hộ đồng bào ta, thực dân Pháp sau đó đã nổ súng tiến công Sài Gòn, quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2. Năm 1948, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysee, tuyên bố thành lập Chính phủ Quốc gia Việt Nam nằm trong khối Liên hiệp Pháp, do Bảo Đại làm Quốc trưởng để làm đối trọng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Việt Minh.

Hiệp ước Elysee đã ghi rõ về vai trò chỉ huy của Pháp: “Trong thời chiến, toàn thể Quân đội Quốc gia Việt Nam và Liên hiệp Pháp được đặt chung dưới quyền chỉ huy của Ủy ban Quân sự mà Tư lệnh sẽ là một sĩ quan Pháp có một Tham mưu trưởng phụ tá”. Như vậy, Quân đội Quốc gia Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống hậu cần của Pháp. 2 vấn đề quan trọng nhất là tài chính và quân đội của Quốc gia Việt Nam thì vẫn do Pháp nắm giữ, nhân viên hành chính Pháp tiếp tục làm việc ở các cấp chính quyền, Quốc gia Việt Nam không được trao quyền hành thực sự nào, chỉ là một sự ngụy trang cho nền cai trị của Pháp.

Hiệp ước Elysee là bất hợp pháp, vì sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, việc Pháp đem quân can dự vào Việt Nam là hành vi xâm lược, trái với luật pháp quốc tế. Bảo Đại (người ký Hiệp ước Elysee với Chính phủ Pháp) lúc này chỉ còn là một công dân bình thường, không có tư cách pháp lý đại diện cho đất nước Việt Nam, bởi vì ông ta đã thoái vị vào ngày 25-8-1945. Thời điểm đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính phủ hợp pháp duy nhất, đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam, mọi văn bản do bất kỳ tổ chức, cá nhân nào ký với bất cứ chính phủ quốc tế nào mà không được phép của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều là vô giá trị.

Do Chính phủ Quốc gia Việt Nam được thành lập một cách bất hợp pháp và bị Pháp thao túng, điều khiển nên trong các văn bản của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Minh và các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều gọi chính phủ này là “ngụy quyền, ngụy quân”. Cũng trong khoảng thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh liên tục viết 3 bức thư gửi binh lính quân đội Quốc gia Việt Nam nhằm thuyết phục họ quay về với chính nghĩa, như: “Vận động ngụy binh” – tháng 6-1952, “Thư gửi các ngụy binh” – tháng 9-1952, “Lời kêu gọi ngụy binh quay về với Tổ quốc” – tháng 11-1952.

Thời đế quốc Mỹ xâm lược, chúng thành lập Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam – là chính phủ bù nhìn, do Mỹ thao túng – nên bị Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam coi là “ngụy quyền”. Và quân đội của nó – quân lực Việt Nam Cộng hòa được gọi là “ngụy quân”. Từ “ngụy quyền, ngụy quân” (nghĩa là chính quyền, quân đội bất hợp pháp) được sử dụng rộng rãi trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng và trên các phương tiện truyền thông chính thức của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tổng thống Mỹ Nixon trong lúc giận dữ từng nói: “Không thể để cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được” (Những năm tháng ở Nhà Trắng của Henry Kissinger, xuất bản năm 1979). Tại cuộc họp do Hội “American Friends of Vietnam” – một tổ chức vận động ủng hộ Ngô Đình Diệm ở Washington D.C ngày 1-6-1965, John Kennedy (sau này là Tổng thống Mỹ) đã tuyên bố: “…nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ (chỉ Việt Nam Cộng hòa) thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó. Đó là con đẻ của chúng ta, chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới nhu cầu của nó”. Điều này đã khẳng định rõ Mỹ là kẻ thù chính, còn “ngụy quyền, ngụy quân” chỉ là bù nhìn, tay sai bị lầm đường lạc lối, nếu Mỹ thất bại ở Việt Nam thì “ngụy quyền” tất yếu sụp đổ. Vì vậy, chúng ta xác định chỉ tiến hành đấu tranh với Mỹ, gọi đây là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chứ không phải là chống ngụy cứu nước, không hoàn toàn xem “ngụy quân”, “ngụy quyền” là kẻ thù.

Như vậy, về nguồn gốc ra đời, cả Quốc gia Việt Nam thời Pháp và Việt Nam Cộng hòa thời Mỹ đều do nước ngoài dựng lên, để chống lại một chính phủ hợp hiến, hợp pháp duy nhất lúc đó của Việt Nam là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì thế, không có gì là miệt thị, phản cảm, hay không khoa học, không khách quan khi mà cả thế giới vẫn sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ như “ngụy”, “bù nhìn”, “tay sai”, “con rối” để chỉ một chính phủ do nước ngoài tạo dựng nên nhằm phục vụ quyền và lợi ích của kẻ xâm lược. Chỉ có những hành động “lật sử”, đòi xét lại lịch sử, “ngụy sử” mới là phản cảm, đáng bị lên án mà thôi.

Nhất Huy (báo Bình Phước)

 

Chiến tranh Việt Nam: Giải mã khẩu súng tối mật Mỹ từng thử nghiệm

Chiến Tranh Việt Nam – Trong số các loại vũ khí mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam thì khẩu súng phóng lựu China Lake là một trong những loại khí tài tối mật nhất.

China Lake là dòng súng phóng lựu mang tính đột phá thời điểm chúng ra đời, khi mà hầu hết các loại súng phóng lựu cầm tay chỉ có thể bắn và nạp đạn từng viên, điều này rất mất thời gian và giảm đi hiệu quả trong những trận chiến cường độ cao. Sự xuất hiện của súng phóng lựu China Lake có thể lên đạn rất nhanh giúp người lính chiếm ưu thế trước đối phương. Với những tính năng vượt trội so với súng phóng lựu M79, China Lake chỉ được trang bị cho đơn vị đặc nhiệm SEAL thay vì trang bị đại trà cho thủy quân lục chiến như súng M79.

Chiến Tranh Việt Nam

China Lake là loại súng phóng lựu bắn nhiều lần do Trung tâm vũ khí hải quân China Lake thiết kế. Súng được thiết kế vào năm 1967, trang bị vào năm 1968. Điều đáng nói lả chỉ có khoảng 50 khẩu được sản xuất trong suốt giai đoạn từ 1968 – 2009. China Lake sử dụng cơ chế nạp đạn kiểu bơm. Súng chứa được 4 quả đạn, 3 quả nằm trong ống đạn phía trên nòng súng và một quả nằm sẵn trong nòng. Khe nạp đạn nằm ở phía sau ống đạn và phía dưới thân súng. Sau mỗi lần bắn thì người sử dụng sẽ kéo cần bơm để đẩy vỏ đạn cũ ra ngoài qua khe nhả đạn nằm phía trên thân súng và đẩy cần bơm trở về vị trí cũ để nạp viên đạn mới. Cơ chế nạp đạn của súng phóng lựu China Lake làm ta liên tưởng đến các khẩu súng Shotgun với thiết kế buồng đại song song và kiểu lên đại bơm mỗi khi khai hỏa.

Chiến Tranh Việt Nam

Loại súng này từng được trang bị chiến đấu thử nghiệm cho đặc nhiệm hải quân Navy SEALs trong cuộc chiến tranh Việt Nam, và ngay lập tức đã nhận được sự khen ngợi từ những người lính bởi tính sát thương cũng như hiệu năng sử dụng của chúng. Súng có trọng lượng rỗng chỉ 3,7kg, và khi nạp đầy đạn trong lượng súng cũng chỉ nặng 4,6kg. Chiều dài súng 875mm, riêng độ dài nòng đạt 356mm. Súng sử dụng thước ngắm cơ khí tương tự như súng phóng lựu M79. Thước ngắm này được mở lên khi khai hỏa, và gấp lại khi người lính hành quân. Súng sử dụng loại đạn lựu cỡ 40 x 46mm SR, đây được coi là dòng đạn của súng phóng lựu cầm tay có uy lực nhất hiện nay. Súng có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau từ đạn nổ miểng, đạn khói, đạn cháy tới cả đạn hóa học.

Chiến Tranh Việt Nam

Tuy loại đạn lựu cỡ 40mm có ưu điểm về sức mạnh nhưng lại bộc lộ rắc rối khi người lính phải sử dụng sức nhiều mỗi khi kéo cần bơm để lên đạn. Sơ tốc đầu nòng của đạn lựu đạt 76m/s, tầm tác chiến hiệu quả lên tới 350m. Hiện số lượng những khẩu China Lake còn lại khá hiếm hoi. Người ta chỉ có thể dễ dàng quan sát khẩu súng này tại viện bảo tàng UDT/ SEAL, Fort Pierce, Florida, Hoa Kỳ trong khi khẩu còn lại trưng bày tại bảo tàng Chứng tích chiến tranh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam nơi nó được gọi là khẩu M79 cải tiến.

Theo Kiến Thức

Chiến tranh Việt Nam và những số liệu ấn tượng

Trước khi bùng nổ cuộc chiến tranh với Việt Nam, Hoa Kỳ đã trải qua khoảng 150 cuộc chiến với hàng ngàn chiến dịch, hàng vạn trận đánh từ năm 1776 đến 1953.

Trải qua 177 chiến dịch quân sự với hàng chục ngàn cuộc hành quân và trận đánh, bao gồm 130 chiến dịch trên bộ, 34 chiến dịch trên không, và 13 chiến dịch trên biển, Chiến tranh Việt Nam (cách gọi theo ngôi thứ nhất của Mỹ), trở thành cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ mà người Mỹ đã thua với sự thừa nhận rộng rãi trong giới học thuật, trí thức Hoa Kỳ.

Theo danh sách vẫn đang được cập nhật bổ sung của Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ, và Tạp chí Lịch sử Quân sự Việt Nam thì tổng thương vong của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam là 365.157 quân.

Trong số hơn 36 vạn quân Mỹ thương vong, có 58.168 lính chết trong chiến đấu (kill in action). Bản danh sách đầu tiên năm 1982 là gồm 57.939 người, và 1.875 người vẫn còn mất tích (tính đến năm 2004).

Trong số 58.168 người Mỹ chết trận, có 7.878 sĩ quan. Trong số sĩ quan tử trận, có 426 tư lệnh và sĩ quan chỉ huy. Sự tổn thất to lớn của Mỹ ở Việt Nam đã vượt Thế chiến I và chiến tranh Triều Tiên.

Có hơn 6 triệu người Mỹ sinh hoạt, hoạt động ở Việt Nam. Trong số những người Mỹ đó có 2.709.918 người mặc đồng phục (in uniform) hoặc/và phục vụ khu vực giao tranh. Trong số những người đó có khoảng 55-60 vạn binh lính phục vụ cho chính phủ Mỹ ở Việt Nam. Tổng số cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam chiếm 9,7% cả thế hệ của họ….

Đối với quân đội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam căng thẳng hơn cả Thế chiến II. Trung bình mỗi người lính bộ binh Mỹ trong chiến tranh Thái Bình Dương (thuộc Thế chiến II) tốn khoảng 40 ngày chiến đấu trong 4 năm. Nhưng trung bình mỗi người lính bộ binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tốn khoảng 240 ngày chiến đấu trong 1 năm nhờ chiến thuật Trực thăng vận.

Chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam

Westmoreland: “Tôi không nghĩ những người đàn ông mặc quân phục ở Việt Nam có được sự tôn trọng họ xứng đáng có được. Đó là một cuộc chiến tranh khó khăn chống lại một kẻ thù không giống ai.”

Kèm theo sự tổn thất to lớn về sinh lực, nhân mạng là sự phá sản của 3 chiến lược chiến tranh (Đặc biệt, Cục bộ, Việt Nam hóa), 2 chiến thuật tác chiến (Tìm và Diệt – Search and Destroy [S&D], Quét và Giữ – Clear and Hold), chiến lược Quét và Giữ (Clear and Hold) được tướng Creighton Abrams áp dụng tại Việt Nam, thay cho chiến lược Tìm và Diệt của Westmoreland, sau khi ông thay thế Westmoreland làm tổng tư lệnh liên quân sau thất bại chiến lược của Hoa Kỳ trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Quét và Giữ về cơ bản là một chiến lược chống nổi dậy và chống chiến tranh du kích, bao gồm 3 yếu tố: Các chiến dịch quân sự – dân sự phối hợp, chiến dịch quân sự tác chiến, và chiến tranh thông tin.

Chiến tranh Việt Nam

Abrams đi ủy lạo lính bản xứ.

Ngoài ra, 3 loại hình chiến tranh công nghệ cao là chiến tranh điện tử (electronical warfare), chiến tranh hóa học (chemical warfare), và chiến tranh khí tượng (weather warfare), cùng với 2 chiến thuật quân sự Trực thăng vận và Thiết xa vận đều bị phá sản hoàn toàn ở Việt Nam. Đặc biệt chiến thuật Trực thăng vận sau này không còn được Mỹ sử dụng nữa, mà chuyển hẳn sang chuyển quân bằng máy bay phản lực hoặc xe tăng. Chiến trường Việt Nam đã đưa đến cái chết hoàn toàn cho chiến thuật Trực thăng vận thịnh hành một thời, đặc biệt sau chiến dịch Đường 9 – Nam Lào.

Cuộc chiến tranh này đã in sâu vào lòng công chúng Mỹ từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã đi vào văn hóa đại chúng như là một “hội chứng Việt Nam”. Tại Mỹ có hơn 30 ngàn sách, tiểu thuyết, truyện tranh viết về Chiến tranh Việt Nam; có 135 nhạc phẩm về Chiến tranh Việt Nam, gồm có 96 ca khúc phản chiến được lưu hành không chính thức, trong đó có 2 bài hát về cuộc thảm sát Đại học Tiểu bang Kent, khi cảnh sát Mỹ xả súng vào các sinh viên biểu tình ôn hòa phản đối chiến tranh (bài “Ohio” sáng tác năm 1970 và “Student Demonstration Time” năm 1971).

Tổng cộng có 64 phim điện ảnh Hollywood về Chiến tranh Việt Nam (bao gồm 6 phim trong cuộc chiến và 58 phim sau cuộc chiến). Có 8 phim tài liệu về Chiến tranh Việt Nam (gồm 4 phim trong cuộc chiến và 4 phim sau cuộc chiến).

Có 54 trò chơi thương mại về Chiến tranh Việt Nam, trong đó có 47 trò chơi điện tử, bao gồm 37 trò chơi cho các máy Nintendo, Sega, Playstation và 10 trò chơi máy tính.

Hầu hết các sản phẩm văn hóa của người dân Mỹ đều nói lên rõ nét những yếu tố chính trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, như bản chất cuộc chiến, phong trào phản chiến, và tội ác chiến tranh.

Trong bộ truyện tranh Watchmen, một trong những thương hiệu truyện tranh lớn nhất ở Mỹ, có câu chuyện về việc trong khi Mỹ đang thua thì tổng thống Richard Nixon đã mời được tiến sĩ siêu nhân Manhattan can thiệp vào chiến tranh Việt Nam và giúp quân đội Mỹ thành công bình định miền Nam, sau đó xâm lược nốt miền Bắc. Kết quả Việt Nam trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ.

Trong bộ phim danh tiếng Forrest Gump, nhân vật chính là một người thiểu năng trí tuệ. Tuy vậy, khi sang Việt Nam chiến đấu anh lại trở thành anh hùng khi cứu được trung đội trưởng thoát chết sau một trận đánh. Khi trở về, anh lại tham gia phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam cùng người yêu.

Trong bộ phim X-Men Origins: Wolverine, người sói Wolverine, một trong những nhân vật chính trong đội siêu anh hùng X-Men, đã từng chiến đấu và gây các tội ác chiến tranh, hãm hiếp, ấu dâm trong Chiến tranh Việt Nam.

(Tổng Hợp)

 

chien-tranh-viet-nam_mtTham khảo chi tiết về Chiến tranh Việt Nam

Bức thư Bác Hồ gửi Tổng thống Mỹ trước khi qua đời

Ít ai biết rằng, 8 ngày trước khi ra đi mãi mãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn viết thư gửi Tổng thống Mỹ Richard Nixon về việc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút khỏi Việt Nam.

Năm 2019, tại không gian mà Bác Hồ từng sống những năm tháng cuối đời tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế”. Đây là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019).

Ban Tổ chức giới thiệu hơn 100 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn kỹ lưỡng từ nhiều nguồn, nhiều quốc gia, trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó giúp công chúng hiểu rõ hơn những tư tưởng và cống hiến của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp hòa bình, tình hữu nghị và phát triển vì tiến bộ của Việt Nam và thế giới.

Đáng chú ý, tại triển lãm đã công bố hình ảnh bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời Tổng thống Richard Nixon ngày 25/8/1969 về việc Hoa Kỳ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

Nội dung thư Bác viết:

“Nhân dân Việt Nam chúng tôi yêu chuộng hòa bình, một nền hòa bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự. Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình. Giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là cơ sở hợp tình hợp lý để giải quyết vấn đề Việt Nam. Giải pháp đó đã được nhân dân trên thế giới đồng tình ủng hộ.

Trong thư, Ngài bày tỏ lòng mong muốn hành động cho một nền hòa bình công bằng. Muốn vậy Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và của dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài.

Đó là cách đúng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam phù hợp với quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam, với lợi ích của nước Mỹ và nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế giới. Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự”.

Đây là một tư liệu khiến nhiều người xúc động bởi tình cảm, tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, với dân tộc.

Nói về hoàn cảnh ra đời bức thư trên, một hướng dẫn viên của Khu di tích Phủ Chủ tịch cho biết: Năm 1969, khi Hoa Kỳ ngày càng sa lầy và chịu tổn thất nặng nề cũng như sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và cả trong chính nước Mỹ, Tổng thống Richard Nixon đã phải gửi bức thư tới Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 15/7/1969 thể hiện mong muốn đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Hơn 1 tháng sau, tuy sức khỏe suy yếu nhiều, Bác vẫn dành những hơi thở cuối cùng cho dân cho nước, cho nền độc lập của dân tộc khi gửi lá thư phúc đáp tới Tổng thống Hoa Kỳ.

“Bức thư của Bác với lời lẽ đanh thép, thể hiện rõ ý chí giành độc lập đến cùng của nhân dân Việt Nam trước Hoa Kỳ” – lời hướng dẫn viên nói trên.

Nguyễn Dương (Dân Trí)

Ý nghĩa lá cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam

Trong một số tài liệu và sách giáo khoa có in bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập vào 30/4/1975, trên xe tăng có lá cờ không phải cờ đỏ sao vàng. Tiếc rằng một số tài liệu và các sách giáo khoa chỉ in đen trắng, nên người đọc không thấy rõ. Đó là hiệu kỳ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có màu nửa đỏ nửa xanh dương và có ngôi sao vàng ở giữa, lá cờ chính thức của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Lá cờ này, nhiều người thường quý mến gọi: Cờ giải phóng.

Chien tranh Viet Nam

Sau năm 1975, cờ giải phóng miền Nam Việt Nam được treo khắp Sài Gòn.

 

Từ hiệu kỳ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đến lá cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam

Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương 1954, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm quay sang chống phá Hiệp định, đàn áp phá hoại tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Chúng đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh, thẳng tay tiến hành các chiến dịch đàn áp, khủng bố những người kháng chiến, người dân yêu nước và các lực lượng đối lập.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III vào tháng 9 năm 1960, Đảng Lao Động Việt Nam chủ trương thành lập Trung ương Cục miền Nam, đồng thời chỉ đạo phải xây dựng tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất ở miền Nam nhằm tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

Từ thắng lợi to lớn của phong trào Đồng Khởi, yêu cầu phải tập hợp, đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mỹ, lật đổ bộ máy chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 20/12/1960, tại vùng giải phóng Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các đảng phái đã họp Đại hội và quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức có uy tín và tên tuổi lớn trong giới nhân sĩ trí thức yêu nước ở Sài Gòn, được bầu làm Chủ tịch Mặt trận. Mặt trận công bố Tuyên ngôn:

“Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.”

Mặt trận kêu gọi toàn thể nhân dân miền Nam đoàn kết lại và dũng cảm đứng lên phấn đấu theo chương trình hành động 10 điểm:

1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chánh quyền độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thành lập chánh quyền liên minh dân tộc dân chủ.

2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ, ban bố quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do nghiệp đoàn, tự do đi lại và các quyền tự do dân chủ khác.Toàn xá chánh trị phạm, giải tán các trại tập trung, các khu trù mật và dinh điền, bãi bỏ luật phát xít 10/59 và các luật phản dân chủ khác.

3. Bãi bỏ độc quyền kinh tế của đế quốc Mỹ và của bọn tay sai, bảo vệ nội hoá, khuyến khích công nghiệp trong nước, mở mang nông nghiệp, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ.

4. Thực hiện giảm tô, đảm bảo nguyên canh, chia lại công điền, tiến tới cải cách điền địa.

5. Bài trừ văn hoá nô dịch, đồi bại kiểu Mỹ, xây dựng nền văn hoá và giáo dục dân tộc và tiến bộ. Xoá nạn mù chữ, mở mang trường học, cải cách chế độ học tập và thi cử.

6. Bãi bỏ chế độ cố vấn quân sự Mỹ, xoá bỏ các căn cứ quân sự của nước ngoài ở Việt Nam, xây dựng một quân đội dân tộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

7. Thực hiện nam nữ bình quyền, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc và thực hiện quyền tự trị của các dân tộc thiểu số. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều sinh sống ở Việt Nam. Bảo hộ và chăm sóc quyền lợi của kiều bào ở hải ngoại.

8. Thực hiện chánh sách ngoại giao hoà bình trung lập, đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

9. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

10. Chống chiến tranh xâm lược. Tích cực bảo vệ hoà bình thế giới.

Chủ trương này đã giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề cơ bản của cách mạng miền Nam. Ngay từ khi ra đời, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được các tầng lớp nhân dân trong vùng giải phóng và các đô thị lớn ở miền Nam nhiệt liệt ủng hộ.

Với Tuyên ngôn trên, Mặt trận chọn hiệu kỳ: Hình chữ nhật, nửa đỏ, nửa xanh dương và có ngôi sao vàng ở giữa.

Đảng, Bác Hồ và Quốc Hội nhiều lần khẳng định Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là đại diện duy nhất của miền Nam Việt Nam. Tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa III (1964-1971), trong bài phát biểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

“Lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng, người đại diện chân chính và duy nhất của nhân dân miền Nam, đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng đang tiến lên giành những thắng lợi ngày càng to lớn để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc.”

Trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ ba sau đó của Quốc hội khóa III, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

“Để chấm dứt cuộc chiến tranh này, giải pháp duy nhất đúng đắn đã được nêu rõ trong bức thư tôi gửi cho nhiều vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ của nhiều nước. Giải pháp duy nhất đúng đắn đó cũng được nêu rõ trong Bản Tuyên bố 5 điểm của, Mặt trận dân tộc giải phóng, người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam.”

Trong thư Hồ Chủ tịch gửi luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhân dịp Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam công bố bản Cương lĩnh chính trị năm 1967, Người viết:

“Bảy nǎm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Mặt trận, đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu dũng cảm, đã đập tan mọi kế hoạch xâm lược của kẻ thù. Hơn một triệu quân Mỹ, quân nguỵ và quân chư hầu bị giáng những vố nặng nề. Giặc Mỹ đang thất bại và bế tắc. Trên đà thắng lợi, quân và dân miền Nam đang dồn dập tiến công địch về mọi mặt và ở khắp mọi nơi. Những thắng lợi vẻ vang đó ngày càng củng cố và nâng cao ở trong nước và trên thế giới uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam là người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Dân tộc Việt Nam ta, Tổ quốc Việt Nam ta rất tự hào về miền Nam anh hùng, thành đồng của Tổ quốc.

Năm 1969, Mặt trận đã cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam (ra đời 20/4/1968) hiệp thương thống nhất, tổ chức Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam để cử ra Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ.

Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Từ tháng 6/1969 đến cuối năm 1975, đã có hơn 50 nước trên thế giới (trong đó có nhiều nước tư bản chủ nghĩa) công nhận và lập quan hệ ngoại giao.

Lá cờ của Chính phủ lâm thời của miền Nam Việt Nam đã kế thừa hiệu kỳ của Mặt trận, hình chữ nhật, nửa đỏ, nửa xanh dương với ngôi sao vàng ở giữa.

Ý nghĩa lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam

Cờ của Mặt trận và Chính phủ lâm thời của miền Nam Việt Nam (Cờ giải phóng) được sử dụng từ năm 1960 đến năm 1975. Đây là lá cờ lấy khuôn mẫu của quốc kỳ nước ta được Quốc Hội thông qua (1946), và chia một nửa màu đỏ để thay bằng màu xanh. Lá cờ có hình ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ và xanh dương. Nửa phần trên đại diện cho miền Bắc đã độc lập. Nửa màu xanh dương tượng trưng cho miền Nam còn trong vòng kềm kẹp của Mỹ và chế độ Sài Gòn, song miền Nam đấu tranh cho khát vọng hòa bình, thống nhất (màu xanh hòa bình).

Ngày 30/4/1975, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên nóc dinh tổng thống ngụy, chính quyền Sài Gòn theo Mỹ hoàn toàn bị xóa bỏ, đánh dấu sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thắng lợi đó cho thấy rõ vai trò to lớn của Mặt trận và Chính phủ của miền Nam Việt Nam đối với công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nước ta sau đó, ở các trụ sở công quyền, trường học trong nghi lễ thường thấy hai lá cờ Bắc – Nam đứng cạnh nhau.

Sau Hội nghị hiệp thương Nam – Bắc, ngày 02 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa VI quyết định thống nhất cả nước về chính trị, với tên gọi mới là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chọn cờ đỏ sao vàng tiếp tục là quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến (Trưởng khoa Dân vận Trường chính trị tỉnh Bến Tre)

Những kẻ “đốt đền” muốn gỡ lại danh dự cho ngụy quân, ngụy quyền thời chống Mỹ?

Tết Kỷ Dậu năm 1789, Chiến thắng của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ, Người Anh hùng áo vải đến từ đất Tây Sơn, Bình Định đã lãnh đạo quân và dân ta đánh đuổi 20 vạn quân xâm lược Trung Quốc (triều đại Mãn Thanh) ra khỏi bờ cõi Việt Nam. Trong tuyên cáo chiến thắng, Hoàng đế Quang Trung viết:

“Đánh cho để dài tóc.
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chính luân bất phản.
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Tết Kỷ Dậu 1969, đúng vào dịp kỷ niệm 180 năm sau Chiến thắng Mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, trong khi thế cả nước thi đua đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm bài thơ Chúc tết Xuân Kỷ Dậu. Trong bài thơ chúc Tết cuối cùng của cả cuộc đời vì nước vì dân, Bác Hồ viết:

“Năm qua thắng lợi vẻ vang.
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do.
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ, Đồng bào.
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”.

Trong bài thơ đó, Bác Hồ đã chỉ đích danh chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn là ngụy. Tại sao gọi chúng là “Ngụy” ? Hẳn Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có lý do để gọi chúng như vậy chứ ?

Theo Từ điển tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội Việt Nam. Hà Nội. 1994) thì “Ngụy” là giả tạo. “Ngụy biện” là cố ý dùng những ý lẽ bề ngoài có vẻ đúng nhưng thực ra là sai để rút ra những kết luận sai lệch. “Ngụy tạo” là bày đặt ra cái giả nhằm lừa dối. Ngụy tạo chứng cứ là một ví dụ.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam – Tập 3 (NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 2003) thì: “Ngụy quân” là tên gọi chung để chỉ lực lượng vũ trang người bản xứ do nước ngoài tổ chức, trang bị, nuôi dưỡng và chỉ huy để để thực hiện chính sách “dùng người bản xứ đánh người bản xứ trong các cuộc chiến tranh xâm lược. Trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các nước đi xâm lược đều có tổ chức “ngụy quân” dưới chiêu bài “Quân đội quốc gia” nhằm ngụy trang cho mục đích xâm lược của họ. Cũng theo Từ điểm Bách khoa Việt Nam nói trên, “Ngụy quyền” là chính quyền do các thế lực nước ngoài xâm lược lập ra để chống đối lại chính quyền hợp pháp, hợp hiến của nhân dân nước sở tại chống xâm lược.

Đối chiếu với những điều kiện trên đây, chính quyền Sài Gòn từ năm 1950 đến năm 1975 là chính quyền ngụy, chính quyền bù nhìn do thực dân Pháp (1949 – 1954) và đế quốc Mỹ (1954 – 1975) dựng lên cũng là chính quyền ngụy để chống lại chính quyền hợp pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đang lãnh đạo toàn thể nhân dân Việt Nam tiến hành hai cuộc kháng chiến nhằm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam. Cũng đối chiếu với những điều kiện ấy, quân đội Sài Gòn hoàn toàn là một quân đội bù nhìn do thực dân Pháp (1949-1954) và đế quốc Mỹ (1954 – 1975) tổ chức, trang bị, nuôi dưỡng và chỉ huy để thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”.

Ngụy quyền Sài Gòn hoàn toàn không có tư cách gì để được gọi là một chính quyền hợp pháp, hợp hiến, đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Ngụy quân Sài Gòn lại càng không thể có bất cứ một điều kiện nào để có thể được coi là một quân đội chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ Quốc. Mà ngược lại, đó là quân đội và chính quyền tay sai cho thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chống lại nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc Việt Nam.

Thế mà nay, trong bộ sách Lịch sử Việt Nam (tái bản) dài 15 tập, tập thể tác giả của bộ sách này do PGS. TS. Trần Đức Cường chủ biên đã bỏ cách gọi “ngụy quân Sài Gòn” và “ngụy quyền Sài Gòn”. Vậy các giáo sư, tiến sĩ sử học đã soạn bộ sách này hãy xem lại chính mình và hãy đọc lại, nhóa lại bài thơ “Chúc Tết Xuân Kỷ Dậu 1969” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PGS. TS Trần Đức Cường cho rằng: “Chính quyền Việt Nam cộng hòa là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia Việt Nam. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống”. Vậy tôi xin hỏi:

1- Cái gọi là Quốc gia Việt Nam do ai dựng lên nếu không phải là thực dân Pháp ? Bảo Đại đã thoái vị vào năm 1945 thì có còn đại diện cho nhân dân Việt Nam được nữa hay không ? Và ai đã móc cái “thây ma chính trị” Bảo Đại ấy lên để phong làm “Quốc trưởng” nếu không phải là thực dân Pháp ?

2- Ngô Đình Diệm và chính quyền bù nhìn của ông ta do ai dựng lên nếu không phải là đế quốc Mỹ ? Quân đội ngụy Sài Gòn phục vụ cho lợi ích của ai nếu không phải ;là lợi ích của đế quốc Mỹ ? Quân đội ngụy Sài Gòn bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam hay phục vụ cho âm mưu chia cắt lâu dài đối với Việt Nam của đế quốc Mỹ và một số thế lực khác ?

3- Chính quyền ngụy Sài Gòn, quân đội ngụy Sài Gòn đã bị quét sạch khỏi miền Nam Việt Nam trong Chiến thắng mùa Xuân 1975 đánh dấu thắng lợi của các lược lượng yêu nước, yêu hòa bình, độc lập, dân chủ ở Việt Nam. Chính quyền bù nhìn ấy, quân đội bù nhìn đã đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam có tư cách gì để được coi là một chính thể ?

Hơn 1.500.000 quân nhân Quân đội Nhân dân Việt Nam và hơn 3.000.000 người dân Việt Nam đã đổ xương máu và hy sinh trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc Việt Nam. Thế những xương máu của họ đã bị mấy nhà sử học soạn lên bộ sử này phản bội. Hương hồn họ sẽ về hỏi tội các ông khi các ông đã đặt bọn ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn ngang hàng với họ với những lập luận xảo ngôn.

Cho dù ông PGS. TS Trần Đức Cường cũng có đặt vấn đề rằng “Nhưng vấn đề phải nghiên cứu cho rõ nguyên tắc vận hành của chính quyền này là gì ? Đó là một thực thể trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam” thì đây là một sự ngụy biện. Bản chất của một chính quyền là mục tiêu chính trị của nó, bản chất của một quân đội là phục vụ mục đích chính trị của chính quyền mà nó bảo vệ cho dù nó vận hành ở bất kỳ đâu, trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Không có chuyện một chính quyền chung chung, không có chuyện một quân đội lại không có bản chất chính trị. Thậm chí, kể cả quân đội đánh thuê cũng bị chi phối bởi lợi ích chính trị của kẻ đã thuê chúng.

Vì những lý do trên, chúng tôi, những cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, Công an Nhân dân Việt Nam vô cùng phẫn nộ và cực lực phản đối việc thay đổi cách gọi đối với “ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn”. Thực chất chúng chỉ là quân đội bù nhìn đánh thuê cho Pháp và Mỹ, là chính quyền bù nhìn do Pháp rồi đến Mỹ giật dây để cai trị nhân dân Việt Nam, đem lại lợi ích cho ngoại bang.

Chúng tôi cũng khẩn thiết đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng lý luận Trung ương xem xét lại bộ sách “Lịch sử Việt Nam (tái bản)” khi bộ sách nói trên và những người đã soạn ra nó bắt đầu có những biểu hiện nghiêm trọng của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, của sự tự diễn biến, tự chuyển hóa, xóa nhòa ranh giới đúng – sai, đánh lộn sòng phải – trái và phản bội lại sự hy sinh của hàng chục triệu đồng bào, chiến sĩ ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc Việt Nam./.

Nguyễn Minh Tâm