Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp – Mỹ

Thành quả của Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc gắn liền với sự giúp đỡ trên tinh thần quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc.

Sự giúp đỡ của bạn bè khắp nơi trên thế giới bắt nguồn từ tính chính nghĩa của hai cuộc kháng chiến, từ đường lối và chính sách ngoại giao, đường lối quốc tế của Việt Nam, và với ảnh hưởng và uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhờ vậy, ở vào thời điểm hai nước Liên Xô và Trung Quốc xảy ra những bất đồng quan điểm, vào lúc cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam đang được Mỹ đẩy lên tới mức cao nhất, thì sự viện trợ và giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc cho Việt Nam vẫn được đảm bảo.

Trước chiến tranh Đông Dương, binh lính Việt Nam chủ yếu sử dụng các loại vũ khí thu được của Pháp – Nhật và một phần tự sản xuất trong nước.

Chỉ hai tuần sau khi tuyên bố độc lập, ngày 15/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký chỉ thị thành lập Phòng Quân giới trực thuộc Bộ Quốc phòng (tiền thân của ngành CNQP ngày nay).

Người có công đầu trong việc đặt nền móng vững vàng cho công nghiệp quốc phòng Việt Nam thời kỳ này là Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Ông là tác giả của hàng loạt thiết kế súng ống công phá trang bị cho bộ đội Việt Nam thời bấy giờ. Điển hình là súng chống tăng Bazoka, được quân giới Việt Nam sản xuất trang bị cho bộ đội đánh Pháp trong chiến dịch Việt Bắc 1947.

Kháng chiến chống Pháp

Trong cuộc chiến tranh chống Pháp từ năm 1947, trang bị của quân đội Việt Nam so với thời kỳ đầu không thay đổi nhiều. Việt Nam chủ yếu vẫn phải dùng lại vũ khí chiến lợi phẩm thu được của Pháp, Nhật, Anh để đánh Pháp. Bên cạnh đó, các xưởng quân giới bắt đầu “nhen nhóm” tự chế vũ khí giúp bộ đội đánh Pháp.

Từ năm 1950, quân đội Việt Minh đã được Trung Quốc và Liên Xô viện trợ vũ khí. Số lượng tuy không nhiều nhưng đều là những vũ khí quan trọng, nhiều loại vũ khí đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến chống quân Pháp xâm lược; nổi bật là chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc thời đại Pháp cai trị Việt Nam trong gần 100 năm.

Việt Nam có được sự viện trợ này là do thiết lập quan hệ ngoại giao từ trước đó. Ngày 20/1/1950 Việt Nam và Trung Quốc chính thức đặt mối quan hệ ngoại giao, sau khi đặt mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường tới Bắc Kinh.

Ngày 3/2/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bắc Kinh sang Moskva để dự cuộc họp với các nhà lãnh đạo các nước Trung Quốc và Liên Xô. Trong cuộc họp này, có Nguyên soái Stalin, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai ở Moskva, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Liên Xô giúp trang bị cho Việt Nam 10 sư đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo cao xạ.

Stalin đồng ý với yêu cầu của Việt Nam, tuy nhiên đề xuất phân công vai trò giữa Liên Xô và Trung Quốc: Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam những thứ đang cần, những thứ gì Trung Quốc chưa có thì hãy lấy trong số hàng Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc chuyển cho Việt Nam và sẽ được Liên Xô hoàn trả.

Sau đó, Trung Quốc chuyển giao chuyến hàng đầu tiên cho Việt Nam, trong đó vũ khí bộ binh bao gồm 1.990 súng trường và 27 trung liên Mỹ, 43 trung liên Anh, 29 trung liên và 24 đại liên Trung Quốc.

Tiếp theo, các đại đoàn của Việt Nam thành lập và được trang bị bằng những loại vũ khí được Trung Quốc và Liên Xô viện trợ gồm tiểu liên kiểu 50 bắn đạn 7,62x25mm và súng trường kiểu 24, trung liên ZB-26, đại liên Kiểu 24 bắn chung cỡ đạn 7,92x57mm.

Cũng từ năm 1950, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam 8 khẩu súng cối 82mm do Liên Xô chế tạo. Tính đến chiến dịch Điện Biên Phủ, phần lớn hỏa lực súng cối từ cấp trung đoàn trở lên đã được trang bị thống nhất bằng súng cối 82mm viện trợ với tổng cộng 176 khẩu sản xuất bởi cả Liên Xô và Trung Quốc.

Ở cấp tiểu đoàn được trang bị súng cối 60mm kiểu 31, hỏa lực bắn thẳng cấp trung đoàn và đại đoàn được biên chế thêm các phân đội súng không giật ĐKZ 57mm M18 của Mỹ.

Đến đợt cuối chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã viện trợ gấp rút thêm cho Việt Nam 1 tiểu đoàn gồm 12 khẩu ĐKZ75mm M20 của Mỹ cùng với 4.000 viên đạn. Kể từ tháng 4/1950, Trung Quốc tiến hành vận chuyển và bàn giao cho Việt Nam hàng chục khẩu sơn pháo 75mm kiểu 41 đều do Nhật sản xuất.

Số vũ khí này giúp trang bị cho Trung đoàn pháo binh 675 đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập ngày 20/11/1950 cũng như một số phân đội pháo nằm trong các đơn vị bộ binh.

Đây là hỏa lực chủ yếu của Việt Nam trong các chiến dịch lớn trên chiến trường Bắc Bộ trong giai đoạn 1950-1953. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn 675 tham chiến với 18 khẩu pháo sơn pháo 75mm.

Đồng thời với việc thành lập trung đoàn pháo mang vác, Bộ Tổng tư lệnh cũng quyết định chuyển đổi và xây dựng Trung đoàn bộ binh 34 thành trung đoàn pháo cơ giới đầu tiên. Tháng 3/1951, Trung đoàn 34 đổi tên thành Trung đoàn pháo binh 45 với trang bị ban đầu là 2 khẩu lựu pháo 105mm Mỹ loại M2A1 thu được trong chiến dịch Biên giới.

Tháng 6/1951, trên cơ sở viện trợ do Trung Quốc chuyển giao, tiểu đoàn phòng không đầu tiên mang phiên hiệu 387 trực thuộc đại đoàn 308 được thành lập.

Tính đến đầu năm 1953, lực lượng phòng không của Việt Nam đã phát triển lên tới 8 tiểu đoàn (bao gồm 1 tiểu đoàn trực thuộc Bộ tổng tư lệnh, 1 tiểu đoàn của Liên khu 5 và 6 tiểu đoàn của 6 đại đoàn bộ binh) cùng một số đại đội phòng không trực thuộc Bộ và các liên khu, tỉnh.

Trang bị của các đơn vị này có 500 khẩu súng máy phòng không 12,7mm kiểu DShK do Liên Xô sản xuất. Tháng 5/1951, đại đội 612 trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, đơn vị phòng không đầu tiên sử dụng pháo cao xạ của được thành lập. Đại đội được trang bị 4 khẩu pháo cao xạ 37mm kiểu 1939 do Liên Xô sản xuất.

Đến tháng 4/1954, khi chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn tổng công kích, Trung Quốc viện trợ gấp cho Việt Nam 1 tiểu đoàn tên lửa H6 gồm 12 hệ thống pháo phản lực bắn loạt 6 nòng cỡ 102mm. Tiểu đoàn H6 mang phiên hiệu d244/e675/f351 đã kịp thời tham gia chiến đấu trong đợt tấn công cuối cùng với tổng cộng 836 viên đạn được bắn (chiếm 20,9% cơ số đạn dự trữ).

Vũ khí bộ binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam trước năm 1950 phổ biến là súng trường với đủ loại hỗn tạp. Từ súng trường Mosin Nagan của Liên Xô đến súng trường Thất Cửu của Trung Quốc, súng trường Muscton của Pháp, súng trường Chiêu Hòa của Nhật Bản, súng trường Remington của Anh.

Số lượng súng máy rất ít, chủ yếu là chiến lợi phẩm thu được của địch. Từ năm 1950, trong đội hình chiến đấu của cấp trung đội bộ binh Việt Nam đã xuất hiện nhiều súng tiểu liên K-50 của Trung Quốc viện trợ, sản xuất theo mẫu tiểu liên PPSh-41 của Liên Xô, sử dụng băng đạn cong. Đặc biệt là ở các đơn vị hỏa lực cấp đại đội và tiểu đoàn đã có nhiều súng đại liên Maksim do Liên Xô viện trợ. Hỏa lực súng máy được tăng cường đã giúp tăng thêm sức mạnh tấn công cũng như phòng thủ của các đơn vị bộ binh của Việt Nam.

Ngoài vũ khí, Trung Quốc còn viện trợ khoảng 1.700 tấn gạo, bằng 6,8% tổng số gạo huy động cho chiến dịch, viện trợ 3.600 viên đạn pháo 105 mm (đó là cơ số đạn đi theo 24 khẩu pháo viện trợ đưa về Việt Nam từ cuối năm 1953), chiếm 18% tổng số đạn pháo sử dụng, sau chuyển thêm cho Việt Nam 7.400 viên đạn 105 mm, mặc dù đạn pháo 105 mm của Trung Quốc đã trở nên khan hiếm sau chiến tranh Triều Tiên.

Trung đoàn lựu pháo 105 mm là đơn vị hỏa lực mạnh nhất của Việt Nam, do Trung Quốc giúp đỡ đã rót đạn xuống đầu đối phương khiến địch hoảng hốt, mất tinh thần.

Về phía Liên Xô, từ năm 1950, sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Liên Xô đã viện trợ Việt Nam 76 khẩu pháo cao xạ 37 ly, 14 dàn hỏa tiễn H6, và một số tiểu liên K50 là của Liên Xô.

Ðặc biệt, trong đợt ba của chiến dịch Ðiện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định bổ sung 12 dàn tên lửa H6 (trong tổng số 14 dàn) do Liên Xô viện trợ tham chiến, trực tiếp tác chiến tại khu vực bắc Him Lam.

Tên lửa H6 đã phát huy uy lực, khiến lính Pháp vô cùng hoảng loạn, góp phần nhanh chóng làm cho quân đội Pháp suy sụp ý chí kháng cự.

Kháng chiến chống Mỹ

Sau chiến tranh Thế Giới II, nước Mỹ vượt lên và trở thành một siêu cường quốc tế, cầm đầu phe đế quốc chủ nghĩa. Lợi dụng đế quốc Pháp suy yếu và sa lầy trong cuộc chiến tranh Đông Dương, Mỹ từng bước lấn quyền và thay Pháp độc chiếm địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu, giàu tài nguyên thiên nhiên này.

Khi Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ thì Mỹ đã từng bước đưa người vào miền Nam Việt Nam thay thế Pháp, biến miền nam Việt Nam thành một căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới, với toan tính thống trị lâu dài.

Lúc này thế giới sau khi đã thắng được phe Trục phát xít trong chiến tranh TG, lại phân chia thành hai cực, hai phe phái quốc tế đối đầu căng thẳng với cuộc chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.

Sau 9 năm chiến đấu, miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của Mỹ, thì nhiệm vụ đấu tranh giải phóng miền Nam trở thành nhiệm vụ số một của Việt Nam.

Sự kiện đoàn đại biểu Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu thăm ba nước Trung Quốc, Mông Cổ và Liên Xô trong vòng một tháng (22/6 đến 22/7/1955), đã mở đầu thời kỳ bạn bè quốc tế trên thế giới ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam chống Mỹ.

Ngay sau chuyến thăm, theo thỏa thuận giữa Việt Nam với ba nước, về kinh tế, trong hai năm Liên Xô giúp đỡ các thiết bị máy móc, kỹ thuật để khôi phục và phát triển 25 xí nghiệp; Trung Quốc giúp khôi phục hệ thống đường sắt, bến tàu, tu sửa cầu đường, xây dựng nhà máy dệt, nhà máy thuộc da, nhà máy giấy; Mông Cổ giúp 500 tấn thực phẩm và một số bò và cừu để lập các nông trường chăn nuôi. Đến cuối năm 1962, Liên Xô đã giúp 1.400 triệu rúp, giúp xây dựng 34 nhà máy lớn, 19 nông trường và cải tạo 27 nông trường, một số trường đại học, 1 bệnh viện lớn.

Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hunggari, Bungari, Rumani, CHDC Đức, CHDCND Triều Tiên và Cuba viện trợ từ năm 1955 đến 1975, qua từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1955-1960: tổng số 49.585 tấn, gồm: 4.105 tấn hàng hậu cần, 45.480 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: viện trợ 29.996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19.589 tấn.
  • Giai đoạn 1961-1964: tổng số 70.295 tấn, gồm: 230 tấn hàng hậu cần, 70.065 tấn vũ khí, trang bị – kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 47.223 tấn: Trung Quốc 22.982 tấn, các nước khác: 442 tấn.
  • Giai đoạn 1965-1968: tổng số 517.393 tấn, gồm: 105.614 tấn hàng hậu cần, 411.779 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 226.969 tấn, Trung Quốc: 170.798 tấn, các nước khác 119.626 tấn.
  • Giai đoạn 1969-1972: tổng số 1.000.796 tấn, gồm: 316.130 tấn hàng hậu cần, 684.666 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô 143.793 tấn, Trung Quốc 761.001 tấn, các nước khác 96.002 tấn.
  • Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724.512 tấn, gồm: 75.267 tấn hàng hậu cần, 49.246 tấn vũ khí, trang bị – kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 65.601 tấn, Trung Quốc: 620.354 tấn, các nước khác: 38.557 tấn.

Như vậy, qua 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước khác đã viện trợ cho Việt Nam tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn.

Theo Báo Quân Đội Nhân Dân, Hội thảo khoa học “đại thắng mùa xuân 1975 – Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh năm 2008 (Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Ban tuyên giáo thành ủy TPHCM), SIPRI

Chiến tranh Việt Nam: Giải mã khẩu súng tối mật Mỹ từng thử nghiệm

Chiến Tranh Việt Nam – Trong số các loại vũ khí mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam thì khẩu súng phóng lựu China Lake là một trong những loại khí tài tối mật nhất.

China Lake là dòng súng phóng lựu mang tính đột phá thời điểm chúng ra đời, khi mà hầu hết các loại súng phóng lựu cầm tay chỉ có thể bắn và nạp đạn từng viên, điều này rất mất thời gian và giảm đi hiệu quả trong những trận chiến cường độ cao. Sự xuất hiện của súng phóng lựu China Lake có thể lên đạn rất nhanh giúp người lính chiếm ưu thế trước đối phương. Với những tính năng vượt trội so với súng phóng lựu M79, China Lake chỉ được trang bị cho đơn vị đặc nhiệm SEAL thay vì trang bị đại trà cho thủy quân lục chiến như súng M79.

Chiến Tranh Việt Nam

China Lake là loại súng phóng lựu bắn nhiều lần do Trung tâm vũ khí hải quân China Lake thiết kế. Súng được thiết kế vào năm 1967, trang bị vào năm 1968. Điều đáng nói lả chỉ có khoảng 50 khẩu được sản xuất trong suốt giai đoạn từ 1968 – 2009. China Lake sử dụng cơ chế nạp đạn kiểu bơm. Súng chứa được 4 quả đạn, 3 quả nằm trong ống đạn phía trên nòng súng và một quả nằm sẵn trong nòng. Khe nạp đạn nằm ở phía sau ống đạn và phía dưới thân súng. Sau mỗi lần bắn thì người sử dụng sẽ kéo cần bơm để đẩy vỏ đạn cũ ra ngoài qua khe nhả đạn nằm phía trên thân súng và đẩy cần bơm trở về vị trí cũ để nạp viên đạn mới. Cơ chế nạp đạn của súng phóng lựu China Lake làm ta liên tưởng đến các khẩu súng Shotgun với thiết kế buồng đại song song và kiểu lên đại bơm mỗi khi khai hỏa.

Chiến Tranh Việt Nam

Loại súng này từng được trang bị chiến đấu thử nghiệm cho đặc nhiệm hải quân Navy SEALs trong cuộc chiến tranh Việt Nam, và ngay lập tức đã nhận được sự khen ngợi từ những người lính bởi tính sát thương cũng như hiệu năng sử dụng của chúng. Súng có trọng lượng rỗng chỉ 3,7kg, và khi nạp đầy đạn trong lượng súng cũng chỉ nặng 4,6kg. Chiều dài súng 875mm, riêng độ dài nòng đạt 356mm. Súng sử dụng thước ngắm cơ khí tương tự như súng phóng lựu M79. Thước ngắm này được mở lên khi khai hỏa, và gấp lại khi người lính hành quân. Súng sử dụng loại đạn lựu cỡ 40 x 46mm SR, đây được coi là dòng đạn của súng phóng lựu cầm tay có uy lực nhất hiện nay. Súng có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau từ đạn nổ miểng, đạn khói, đạn cháy tới cả đạn hóa học.

Chiến Tranh Việt Nam

Tuy loại đạn lựu cỡ 40mm có ưu điểm về sức mạnh nhưng lại bộc lộ rắc rối khi người lính phải sử dụng sức nhiều mỗi khi kéo cần bơm để lên đạn. Sơ tốc đầu nòng của đạn lựu đạt 76m/s, tầm tác chiến hiệu quả lên tới 350m. Hiện số lượng những khẩu China Lake còn lại khá hiếm hoi. Người ta chỉ có thể dễ dàng quan sát khẩu súng này tại viện bảo tàng UDT/ SEAL, Fort Pierce, Florida, Hoa Kỳ trong khi khẩu còn lại trưng bày tại bảo tàng Chứng tích chiến tranh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam nơi nó được gọi là khẩu M79 cải tiến.

Theo Kiến Thức

Súng Ngựa Trời – Sky Horse Light Motar trong Chiến tranh Việt Nam

chien tranh viet nam

Súng Ngựa Trời – Sky Horse Light Motar là mẫu súng cối 50mm do quân Giải Phóng miền Nam Việt Nam ở Bến Tre tự chế trong những năm 1960 thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Đây là loại súng có nòng là một ống sắt dài (thường là ống nước), đường kính 50mm có hai chân chống có thể xếp lại để tiện mang vá. Nòng súng dài 0,4-0,8 mét, đáy nòng bịt kín (hàn hay đập dẹt). Các cấu trúc phát hỏa giống như phát hỏa địa lôi xi măng. Đạn là mảnh chai vỡ, sắt vụn tẩm chất độc, nọc rắn, nước tiểu gây nhiễm trùng, được phóng đi bằng thuốc phóng tận dụng được từ bom mìn không nổ của quân đội Mỹ. Kích nổ bằng cách điểm hỏa trực tiếp.

Trong khoảng 20m trở lại, người bị trúng đạn có thể chết vì thuốc độc hoặc các mảnh sắt vụn, … Điểm đặc biệt của súng ngựa trời là dùng “đạn độc”. Đạn được nhồi mảnh kim loại, mảnh sành, phân, nước giải… Khi đạn được bắn ra, các mảnh đạn dính phân, nước tiểu sẽ găm vào quân địch, nếu không tử vong ngay thì cũng sẽ bị nhiễm trùng, đau đớn, khiến sinh lực địch bị tiêu hao, tâm lý địch hoang mang, sợ hãi. Và quan trọng hơn, là những tiếng nổ lớn gây áp đảo tinh thần đối phương khiến kẻ địch hoang mang, khiếp sợ. Do cấu tạo và hình dáng của súng có hai chân phía trước nên anh em gọi là “súng ngựa trời”.

Những năm sau đó, khi Trung Quốc và Liên Xô viện trợ vũ khí ngày càng nhiều thì súng Ngựa Trời dần dần không còn được sử dụng. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu thốn vũ khí của những năm 1960, những vũ khí tự chế như súng ngựa trời quả thực là sản phẩm thể hiện trí tuệ và khả năng sáng tạo “cái khó ló cái khôn” của quân và dân miền Nam Việt Nam trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Theo trang Chiến tranh Việt Nam – Vietnammilitary

 

chien tranh viet nam

Binh lính miền Nam Việt Nam sử dụng súng Ngựa Trời trong tác chiến chống càn trước sĩ quan Mỹ và quân đội Sài Gòn trong Chiến tranh Việt Nam.

Chiến tranh điện tử dữ dội nhất thế giới ở Việt Nam

Cuộc chiến tranh điện tử mạnh mẽ và dữ đội nhất trong lịch sử tác chiến đã xảy ra trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, là cuộc đối đầu giữa một thế trận phòng không nhân dân nhiều tầng nhiều lớp, với một lực lượng không quân cường kích mạnh nhất thế giới, với mọi loại vũ khí, trang thiết bị vô cùng hiện đại.

Sự phát triển mạnh mẽ tác chiến điện tử Không quân – Không quân Hải quân Mỹ ở Việt Nam

Trong những năm đầu của cuộc chiến tranh đường không lớn nhất trong lịch sử chiến tranh từ sau đại chiến thế giới lần thứ II, lực lượng không quân Mỹ chỉ phải đối phó với lực lượng súng pháo phòng không các cỡ nòng từ súng trường đến pháo phòng không 100 mm.

Chỉ có hệ thống pháo phòng không 57mm được kết nối với radar điều khiển bắn. Do đó, tác chiến điện tử (TCĐT) chỉ nằm trong lĩnh vực sử dụng máy bay trinh sát các độ cao, từ máy bay U-2, SR – 71 đến máy bay trinh sát không người lái.

Sự xuất hiện của hệ thống tên lửa phòng không S-75 Dvina đã làm thay đổi tất cả. Chưa bao giờ các phi công Mỹ cảm thấy khủng khiếp khi bay vào bầu trời Hà Nội, số lượng máy bay bị bắn hạ tăng lên đến chóng mặt và buộc Bộ Tổng tham mưu Không quân và Không quân Hải quân Mỹ phải khẩn cấp đối phó.

Những phương tiện chế áp điện tử được nhanh chóng nghiên cứu và chế tạo dựa trên các thông số kỹ chiến thuật của những tổ hợp tên lửa S-75 Dvina do Israel thu được từ liên quân các nước Ả rập.

Đỉnh cao của các hoạt động TCĐT trong cuộc không chiến trên bầu trời miền Bắc là các chiến dịch Linebacker I và Linebacker II vào năm 1972, có sự tham gia với quy mô lớn của máy bay ném bom chiến lược B-52.

Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch mà các hoạt động TCĐT của Không quân Mỹ được triển khai với quy mô lớn nhất, áp dụng những công nghệ hiện đại nhất và thực hiện có hiệu quả cao nhất tính từ thời điểm áp dụng các phương tiện chế áp điện tử chống hệ thống phòng không miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là hệ thống tên lửa S-75 Dvina trong thế trận phòng ngự Hà Nội, Hải Phòng.

Cơ cấu tổ chức của hệ thống TCĐT quân đội Mỹ trong chiến dịch Linebacker II

Trong quá trình tiến hành chiến dịch không kích đường không mang tính chất quyết định cuộc chiến tranh Việt Nam trên cả lĩnh vực chính trị và quân sự. Bộ Tổng tham mưu liên quân quân đội Mỹ đã triển khai trên quy mô rộng lớn các hoạt động TCĐT, xác định hệ thống đồng bộ các hoạt động TCĐT là yếu tố quyết định quan trọng đảm bảo các hoạt động tác chiến của lực lượng không kích đường không. Các hoạt động TCĐT bao gồm có:

– Tìm kiếm và phát hiện tất cả các khí tài radar điện tử của hệ thống phòng không.;

– Chế áp điện tử tất cả các đài radar của các phượng tiện, vũ khí phòng không của Việt Nam;

– Sử dụng các đầu đạn (bom, tên lửa tự dẫn chống radar) tiệu diệt và phá hủy các phương tiện phát sóng radar của hệ thống phòng không.

Các hoạt động TCĐT được triển khai trên tất cả các mục tiêu và mục đích tác chiến ở tầm chiến lược cũng như tầm chiến thuật. Các nhiệm vụ trinh sát chiến lược được thực hiện bởi các máy bay như SR-71, U-2 và RC-135, các nhiệm vụ trinh sát chiến thuật được thực hiện bởi các đài trinh sát điện tử – radar chế độ thụ động, lắp đặt trên tất cả các máy bay chiến lược, chiến thuật và máy bay thuộc không quân hải quân.

Các bộ khí tài trinh sát radar được nêu trong bảng sau:

Các đài trinh sát điện tử APR-25 (26), APR-36 (37) và APS-109 cho phép các phi công Mỹ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không những phát hiện được bị chiếu xạ bằng radar của vũ khí phòng không, mà còn theo các thông số nhận được xác định được loại radar, hướng chiếu xạ radar và khoảng cách từ đài radar đến các máy bay.

Thông tin về radar được truyền đến phi công và cơ trưởng bằng tín hiệu âm thanh và được hiển thị trên màn hình bảng đặc biệt cùng với các đèn tín hiệu. Hướng chiếu tia quét radar và nguồn phát đài radar cũng như khoảng cách đến đài radar được xác định bằng các thông số tín hiệu trên màn hình đặc biệt hiển thị bằng các chỉ số điện từ. Ví dụ như trên đài trinh sát ARR-25 (26) có 4 giải pháp indicator hiển thị tín hiệu:

– Màn hình hiển thị indicator “góc phương vị – tầm xa”;

– Bảng báo hiệu chiếu sáng và tín hiệu đèn nhấp nháy;

– Tín hiệu âm thanh trong tai nghe mũ lái;

– Đồng hồ và kim chỉ mức độ nguy hiểm.

Hướng chiếu xạ của radar được xác định bằng các anten thu thụ động với các vùng thu sóng radar chùm lên nhau, xác suất sai lệch xác định góc phương vị từ 1-2°. Tầm xa của các đài radar có xác suất sai lệch lớn hơn, dựa trên công suất chùm sóng radio chiếu xạ lên máy bay (tính trên những thông số kỹ chiến thuật mẫu về các đài radar của Phòng không Việt Nam) do đó có độ chính xác không cao.

Kiểu loại và tính năng kỹ chiến thuật của các phương tiện phòng không cũng được hiển thị lên màn hình indicator điện từ. Khi máy bay bị chiếu xạ bởi nhiều đài radar khác nhau, hệ thống phụ thuộc vào các thông số của bức xạ radio, độ dài của bước sóng, công suất của chùm sóng hoặc đường truyền xung để xác định các đài radar cũng như góc và hướng phát. Thông tin lần lượt theo mức độ ưu tiên nguy hiểm hiển thị lên màn hình indicator điện tử.

 Máy bay tác chiến điện tử EB – 66.
Máy bay tác chiến điện tử EB – 66.

Thực hiện công tác chế áp điện tử, trên máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay tác chiến điện tử EB – 66 có các đài trinh sát ALR-20. Đài có nhiệm vị xác định tần số phát sóng của các đài radar và hiệu chỉnh các đầu phát xung gây nhiễu, được lựa chọn để chế áp các đài radar.

Như vậy, bằng các trang thiết bị điện tử có trên máy bay, các phi công có khả năng đánh giá được tình hình môi trường điện từ trên chiến trường, xác định mức độ nguy hiểm từ các đài radar theo dõi, radar pháo phòng không và radar tên lửa, từ đó xác định thời điểm lực lượng phòng không mặt đất phóng tên lửa, từ những thông tin nhận được, quyết định các hoạt động cơ động tránh tên lửa hoặc sử dụng vũ khí tên lửa chống radar.

Các hoạt động tác chiến nhằm chế áp điện tử lực lượng phòng không

Không quân và Hải quân Mỹ, trước thế trận phòng không dày đặc của miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là khu vực Hà Nội và Hải Phòng, đã nỗ lực tổ chức và triển khai TCĐT trên quy mô lớn nhất nhằm phá hoại và cắt đứt mọi hoạt động điều hành tác chiến của Bộ Tham mưu lực lượng Phòng không – Không quân, đồng thời giảm đến tối thiếu khả năng chiến đấu của vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu của không quân và phòng không Việt Nam.

Để thực hiện mục đích đó, quân đội Mỹ sử dụng triệt để các phương tiện chế áp bằng gây xung radio nhiễu loạn trong không gian điện từ, gây nhiễu chủ động và rải gây nhiễu thụ động. Số lượng các đầu phát nhiễu radio điện từ phụ thuộc vào loại máy bay và nhiệm vụ chiến đấu được giao.

Trên máy bay ném bom chiến lược B – 52  lắp đặt 15 đầu phát xung điện từ radio gây nhiễu chủ động, trên máy bay tác chiến điện tử EB -66 lắp 12 đầu phát xung gây nhiễu, trên các máy bay chiến thuật có từ 2 – 4 đầu phát. Các đầu phát xung radio gây nhiễu có thể phát xung che phủ một dải tần số từ 40 đến 10500 MHz .

Thiết bị gây nhiễu tập trung nhiều vào dải tần số hoạt động của các tổ hợp khí tài điện tử radar trinh sát tầm xa, radar điều khiển và dẫn bắn tên lửa phòng không, pháo phòng không và radar dẫn đường máy bay tiêm kích của quân chủng Phòng không Không quân.

Hoạt động chế áp điện tử nhằm vào các loại radar như P -12, P- 15, P-35, PRV 11, đài điều khiển và dẫn đường tên lửa RSNA – 75M, đài điều khiển hỏa lực phòng không SON – 9, đài radar theo dõi, ngắm bắn mục tiêu của máy bay tiêm kích RP – 21M, các đài vô tuyến R – 405 và tổng đài tác chiến R – 109. Trên các máy bay B-52 và máy bay TCĐT EB -66 lắp đặt các đài phát gây nhiễu các rãnh đạn RSNA – 75M, trên các máy bay chiến thuật không lắp đặt các loại này.

Gây nhiễu thụ động chủ yếu sử dụng các cuộn dây bạc lượng cực phản xạ sóng radar, che chắn các dải tần số có bước sóng cm, dm, m. Gây nhiễu thụ động thường được máy bay chiến thuật F-4 Phantom thực hiện bằng các avtomat và các thùng container dây băng gây nhiễu.

Các chùm dây băng gây nhiễu thụ động này được sử dụng để che chắn và ngụy trang đội hình không kích của máy bay ném bom chiến lược, chiến thuật và không quân hải quân, đồng thời cũng được dùng để tự vệ ngụy trang trước nguy cơ bị tên lửa phòng không bắn rơi. Hệ thống các bộ khí tài gây nhiễu được tổ chức như sau:

– Hệ thống khí tài gây nhiễu chủ động (nhiễu loạn sóng radio chủ động chế áp các đài radar được phát từ các máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến thuật, máy bay TCĐT EB – 66 và các chiến hạm thuộc hạm đội 7 đang hoạt động ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.

– Các đài gây nhiễu các rãnh đạn tên lửa S- 75M bằng sóng radio được lắp trên các cụm máy bay tập kích chiến thuật đường không và máy bay yểm trợ, nghi binh và chi viện thuộc Không quân và Không quân hải quân Mỹ;

– Các loại nhiễu thụ động (dây băng gây nhiễu lưỡng cực) được lắp đặt trên các máy bay chiến lược,  chiến thuật và các máy bay không quân hải quân.

Trong các đợt tấn công ồ ạt bằng máy bay ném bom chiến lược, các cụm không kích máy bay chiến thuật, đòn tấn công gây nhiễu được bắt đầu bằng các máy bay TCĐT.

Nguyên tắc tổ chức thực hiện như sau: Trước 15-20 phút bắt đầu tấn công, các máy bay tác chiến điện tử gây nhiễu chủ động (Không quân  – ЕВ-66, Không quân Hải quân – ЕА-6В và ЕКА-ЗВ), tiếp cận vùng trời Vịnh Bắc Bộ và Lào và bắt đầu gây nhiễu chiến thuật, 10-16 phút sau cuộc không kích, các máy bay TCĐT dừng phát xung radio gây nhiễu.

Vùng TCĐT của máy bay EB – 66 thông thường nằm trên hướng bay không kích của máy bay B- 52 vào mục tiêu. Các máy bay TCĐT bay theo 1 quỹ đạo chiến đấu trên độ cao từ 6 – 7 km mỗi tốp thường từ 2 – 3 máy bay. Trên hướng Thái Lan – Lào các máy bay bay ở khoảng cách đến biên giới Việt Nam từ 60 – 80 km trên vùng trời Sầm Nưa; từ hướng căn cứ Guam – Vịnh Bắc Bộ – 50 – 60 km cách bờ biển.

Mỗi tốp máy bay TCĐT Mỹ được bảo vệ và che chắn bởi một biên đội máy bay tiêm kích (1 – 2 chiếc). Tần số phát sóng radio gây nhiễu của EB – 66 nằm trong dải tần tử 40 – 3500 MHz. Các máy bay chiến thuật như F -4, F -105 trong đội hình chi viện và yểm trợ cho máy bay B-52 cũng được trang bị các bộ khí tài gây nhiễu chủ động.

Các máy bay này được lắp đặt 4 container gây nhiễu chủ động ALQ-87 hoặc  ALQ-101, gây nhiễu radar trong một hoặc hai chế độ. Ở chế độ chế áp sóng radar SNR tìm kiếm, phát hiện mục tiêu và dẫn đường đạn trên tần số 40-50 MHz của các đài radar tên lửa, pháo phòng không và radar trinh sát mục tiêu tầm xa. Khi máy bay không bị chiếu xạ bằng radar (thoát khỏi vùng theo dõi) của radar.

Chế độ thứ hai là chế độ phát xung radio ngăn chặn phát hiện và theo dõi của các radar tầm xa trên tần số bước sóng từ 200-300 МHz. Chế độ này được bật khi máy bay bay vào vùng chiến đấu của các đài radar phát hiện mục tiêu, không phụ thuộc vào tình huống bị chiếu xạ hay không. Hệ thống điều khiển các bộ khí tài gây nhiễu được tự động hóa hoặc phi công sẽ điều khiển trên chế độ “bật – tắt” khi bước vào cuộc không kích.

 Sơ đồ gây nhiễu thụ động của máy bay B-52 và máy bay chiến thuật.
Sơ đồ gây nhiễu thụ động của máy bay B-52 và máy bay chiến thuật.

Phương pháp gây nhiễu chiến thuật của không quân Mỹ

Gây nhiễu thụ động trong các trường hợp không kích ồ ạt bằng máy bay chiến lược được thực hiện bởi chính các máy bay ném bom B-52 hoặc các cụm máy bay chiến thuật của Không quân hoặc không quân hải quân. Rải nhiễu thụ động lưỡng cực được tiến hành bởi các tốp máy bay trinh sát hỏa lực chiến thuật trong khoảng từ 10 – 15 phút trước khi máy bay ném bom chiến lược B-52 tiếp cận mục tiêu.

Khu vực triển khai gây nhiễu thụ động được lựa chọn theo hướng tiếp cận mục tiêu của máy bay ném bom, thời gian dự kiến các máy bay ném bom sẽ bay vào vùng hỏa lực của tên lửa hoặc pháo phòng không và độ cao gây nhiễu phụ thuộc vào độ cao quỹ đạo bay của máy bay B-52.

Thông thường, các tốp máy bay F-4D và F-4E sẽ gây nhiễu ở khoảng cách từ 40 – 50 km đến mục tiêu không kích dọc theo đường bay của máy bay ném bom và gây nhiễu dày đặc ở khu vực mục tiêu. Một phi đội từ 4 – 8 máy bay sẽ tạo một hành lang nhiễu dày đặc khoảng 30 km và có chiều rộng từ 4 – 6 km.

Các máy bay gây nhiễu bay theo tốp 4 chiếc, 2 tốp bay 8 chiếc dàn hàng ngang với khoảng cách từ 600 – 800 m ở độ cao 6 – 7 km. Thời gian phóng các thùng nhiễu giãn cách từ 3 – 5 giây. Khi rơi khỏi máy bay, phút chốc các thùng nhiễu sẽ bị kích nổ tự động, các bó nhiễu được tung dày đặc trong không gian.

Trong khoảng từ 4 – 5 giây, các bó nhiễu thụ động dưới tác dụng của các dòng không khí, tạo ra trên màn hình các loại radar tín hiệu tương tự như tín hiệu bắt được từ mục tiêu. Khi máy bay ném bom B-52 bay đến khu vực gây nhiễu, trên màn hình radar hình thành các sọc tín hiệu nhiễu dày đặc, gây khó khăn cho việc tìm kiếm, phát hiện mục tiêu và xác định tình huống không tập.

Tên lửa chống radar Shrike

Để tăng cường khả năng chế áp điện tử, không quân Mỹ đã thành lập các đơn vị không chiến với radar, mỗi phi đội không kích radar được biên chế từ 4 – 6 máy bay chiến thuật hoặc không quân hải quân (F-105G và F-105D, có thể là F-4C, А-4, А-6А, А-7Е và F-8).

Tập kích các đài radar được thực hiện bằng các tên lửa điều khiển tự dẫn bằng sóng radar tên lửa như AGM-45 ” “Shrike” và  AGM-78 ” Standard ARM”. Các loại tên lửa chống radar được sử dụng để chống radar điều khiển hỏa lực của tên lửa S-75M Dvina, radar điều khiển hỏa lực SON – 9 và các đài radar trinh sát P-35, PRB – 11.

   Sơ đồ tấn công radars bằng tên lửa chống radars Shrike
Sơ đồ tấn công radar bằng tên lửa chống radar Shrike

Phương thức tác chiến tấn công các đài radar tên lửa như sau. Các máy bay mang tên lửa chống radar bay ở khoảng cách từ 15 đến 20 km cách khu vực tấn công của B-52 trên độ cao trung bình, các phi công có nhiệm vụ công kích radar đều là những phi công lão luyện trong điều khiển tên lửa chống radar và có kỹ năng cơ động tránh tên lửa tốt.

Khi khí tài trinh sát phát hiện có chiếu xạ radar, thông tin đường truyền tải vào đầu dẫn tên lửa, tên lửa được phóng chậm nhất là sau 10 – 15 giây khi bắt được tín hiệu khóa sóng radar của đài phát. Các máy bay chống radar chỉ có thể phóng tên lửa ở chế độ bay ổn định trên mặt phẳng ngang, độ cao bay là 2 – 4 km. Các trạng thái phóng tên lửa khác không được áp dụng.

Tên lửa Shrike được phóng từ khoảng cách tính đến đài radar là từ 15 – 35 km với mục đích sao cho các trắc thủ tên lửa phòng không khó phát hiện được tên lửa Shrike tấn công.

Tên lửa Shrike giai đoạn này không có hiệu quả tác chiến cao khi nhiều đài phát xung radar cùng hoạt động trong bán cầu đầu thu phía trước của tên lửa, đồng thời hoàn toàn mất phương hướng khi tin hiệu radars bị ngắt, chính vì vậy, hiệu quả tác chiến của Shrike không cao, trong suốt chiến dịch Linebacker II chỉ có 1 đài radar điều khiển tên lửa và hai radar đo độ cao PRV – 11 bị đánh trúng.

Trong chiến dịch Linebacker II, tin tưởng vào khả năng chế áp điện tử của các phương tiện tham gia tác chiến, quân đội Mỹ đã điều động một số lượng khổng lồ các phương tiên bay tham gia cuộc không kích có tính chất quyết định cuộc chiến tranh này.

Trên vùng trời Hà Nội và Hải Phòng, Mỹ điều động 1800 lần xuất kích máy bay chiến đấu, trong đó có 390  máy bay В-52, gần 1200 máy bay chiến thuật và máy bay thuộc Không quân hải quân, 70 máy bay cường kích tầm thấp F-111A và 150 máy bay trinh sát điện tử quang ảnh  SR-71, 147J, RF-4C и RA-5C.

Chống tác chiến điện tử

Trước khi bắt đầu chiến dịch Linebacker II, trong các trận chiến đấu chống B-52, lực lượng phòng không Việt Nam đã phát hiện ra dải tần số và cường độ của loại nhiễu này.

Từ các phát hiện trên, đã hình thành tập tài liệu “Cách đánh B-52” các chuyên gia Liên Xô (cũ) và các kỹ sư quân sự Việt Nam đã khắc phục bằng phương pháp “át nhiễu”, nâng công suất sóng hồi xung của đạn và sóng điều kiển đạn lên gấp ba lần, đủ sức vượt qua cường độ nhiễu không chỉ của loại ALQ-71 mà còn cả các loại máy gây nhiễu cùng tính năng có công suất lớn hơn như ALQ-101, ALQ-107.

Từ năm 1968 đến năm 1973, các loại máy gây nhiễu rãnh đạn kiểu ALQ-x của không lực Hoa Kỳ trở nên vô hiệu đối với S-75 Dvina.

Những thay đổi được ghi nhận trên tổ hợp SAM-2 là việc các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với chuyên gia Xô viết thay đổi tần số điều khiển rãnh đạn giúp đạn tên lửa khó bị gây nhiễu bởi các thiết bị đối kháng điện tử chủ động và thụ động (trong giai đoạn 1965-1972, chuyên gia ta phối hợp với kỹ sư Liên Xô đã 5 lần thay đổi tần số rãnh đạn).

Phương pháp bắn ba điểm – sáng tạo sử dụng vượt tính năng khí tài của người Việt Nam

Thông qua thực tế chiến đấu, Bộ đội Tên lửa Việt Nam đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm để đối phó với màn nhiễu của không quân quân Mỹ và phương pháp vạch nhiễu tìm thù, lấy điểm yếu của địch làm lợi thế của ta.

Giai đoạn đầu của chiến dịch không kích, các đơn vị trắc thủ tên lửa hầu như không nhận biết được mục tiêu do các loại nhiễu dày đặc đã hoàn toàn ảnh hưởng đến khả năng quan sát chế độ thụ động của radar tên lửa (Radar cảnh giới kiêm dẫn đường P-35 Saturn, P-12 “Spoon Rest”, đài radar cảnh báo sớm dải sóng VHF, tầm hoạt động 200 kilômét,  P-15 “Flat Face C” radar cảnh giới và bắt mục tiêu, chống mục tiêu bay thấp băng C, công suất 380 kW, tầm hoạt động 250 km/155 dặm).

PRV-11 “Side Net” radar đo độ cao mục tiêu). Đồng thời, các trắc thủ tên lửa do nguy cơ tấn công của tên lửa chống tên lửa phòng không, đã không thể sử dụng sóng radar phát chủ động để tìm kiếm mục tiêu.

Qua tổng kết kinh nghiệm đánh trận đầu tiên, lực lượng phòng không Việt Nam đã phát hiện một vấn đề: bản thân máy bay B-52 cũng tự gây nhiễu chủ động, từ đặc điểm này có thể xác định được các tốp máy bay B-52 bay vào, từ đó quyết định phương pháp tấn công mục tiêu:

Nhiễu chủ động của В-52, chế áp trên dải tần số đài điều khiển SNRA -75M “Fan Song” có thể được phát hiện ở khoảng cách 180 – 200 km. Trên khoảng cách 60 – 70 km sĩ quan điều khiển có thể nhìn thấy 1 dải nhiễu rất lớn và các dải nhiễu nhỏ hơn, điều chỉnh độ nét, các trắc thủ giảm dải nhiễu xuống còn 3 – 3,5 độ.

Trên khoảng cách 40 – 50 km, dải nhiễu mở rộng ra đến 6 – 7độ. Trên mặt phẳng góc phương vị dải nhiễu được chia ra thành 3 sọc sáng 3 – 3,5 độ, trên góc tà không chia, hoặc chia thành 2 sọc.

Những đặc điểm của nhiễu B-52:

1.Khi các máy bay B-52 vào không kích, cùng lúc địch gây nhiễu mạnh trên toàn bộ các dải tần số hoạt động của các trang thiết bị điện tử radio và cả sóng cực ngắn.

2. Dải nhiễu của các tốp máy bay B-52 ổn định về độ rộng, độ sáng và cường độ công suất hơn so với các máy bay chiến thuật. Do máy bay B-52 bày theo đường bay thẳng, có độ cao ổn định (9-12km) và tốc độ ổn định (220 – 230 m/s).

3. Quỹ đạo đường bay của máy bay B052 rất ổn định, tốc độ bẻ góc của B-52 theo góc phương vị  khoảng 0,2 độ/s trong khoảng cách từ 30 – 100 km, do đó tốc độ thay đổi tần số dải nhiễu cũng rất ổn định.

4. Đuôi của dải nhiễu В-52 nếu so sánh với máy bay chiến thuật, để lại dấu vết lâu hơn.

5. Công suất của các đài phát xung gây nhiễu của В-52 rất mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến tín hiệu điều khiển tên lửa (nhiễu rãnh đạn). Theo các thông số của lực lượng phòng không, máy phát gây nhiễu ALT-28 tạo dải nhiễu trên mặt phẳng thẳng đứng là 20 – 25 độ, chiều rộng của dải nhiễu trên mặt phẳng ngang là 15 độ. Hiệu suất cao nhất của dải nhiễu nằm ở khoảng cách từ 24 – 25 km với độ cao máy bay là 10 – 12 km.

Từ những nhận định theo kinh nghiệm đã nếu, kíp trắc thủ xe điều khiển đã lựa chon phương thức bắn kết hợp 3 điểm TT và phương pháp bắn vượt nửa góc PC. Trong phương án bắn phối hợp này, sĩ quan điều khiển sau khi đã xác định dải nhiễu B-52 chuyển thông tin mục tiêu cho kíp trắc thủ radar. Phương pháp phóng tên lửa diệt mục tiêu B-52 được thực hiện như sau:

Kíp trắc thủ sau khi xác định mục tiêu tốp B-52 đang hướng về khu vực ném bom cần tiêu diệt. Trên khoảng cách 40 – 45 km tiến hành 1 lần phóng giả (nghi binh) nhằm xác định chính xác mục tiêu cần tiêu diệt và loại trừ nguy cơ Shrike. Sau đó tắt phát sóng chủ động của SNR và bám mục tiêu thụ động (hướng vào tâm điểm của vùng nhiễu được nhận định là B-52.

Bật phát sóng chủ động khi mục tiêu đã vào vùng phóng tên lửa 28 – 34 km trong khoảng 5 – 7 giây nhằm xác định tình huống và điều kiện nhiễu, đặc biệt đánh giá sự hiển diện của nhiễu thụ động trong khu vực tên lửa gặp mục tiêu.

Tên lửa được phóng lên và điều khiển theo phương pháp 3 điểm (TT) trong điều kiện SNR tắt phát chủ động nhằm đảm bảo không bị công kích bởi tên lửa Shrike. Bật phát chủ động trong khoảng thời gian từ 15 – 18 giây trước khi tên lửa gặp mục tiêu cho phép trong điều kiện phát hiện được tín hiệu mục tiêu trên nền nhiễu, có thể chuyển sang chế độ dẫn PS (vượt nửa góc) đồng thời bắt mục tiêu ở chế độ tự động, chế độ điều khiển tay quay và hỗn hợp (phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng xác định tín hiệu mục tiêu trong nhiễu xạ mạnh.

Về căn bản, phương pháp bắn 3 điểm là hình thức cải tiến của phương thức bắn Vượt nửa góc với việc bỏ chế độ dẫn tự động sang dẫn đạn tên lửa bằng tay bám theo nguồn nhiễu do trắc thủ trực tiếp thực hiện. Khi tới cự ly tiêu chuẩn, đạn tên lửa sẽ đươc kích hoạt đầu tự dẫn để tìm kiếm, khóa và tiêu diệt mục tiêu.

Điểm khó của phương thức này là việc vạch nhiễu, xác định đúng đâu là nguồn nhiễu của máy bay B-52 và đâu là nhiễu do máy bay chiến thuật tạo ra. Sau khi tên lửa đã chạm mục tiêu và phát nổ. Trắc thủ radar tắt nguồn phát và quay radar sang hướng khác, loại trừ tên lửa Shrike.

Một cải tiến mới cũng được đưa vào cho tên lửa nhằm chống nhiễu, đo là khởi động hệ thống tự dẫn và khởi động hệ thống kích nổ phi tiếp xúc trên khoảng cách ngắn hơn so vơi trước đây. Chế độ tự dẫn được khởi động hiệu quả nhất ở khoảng cách đến mục tiêu Rs là 8 – 15 km.

Do dải nhiễu của B-52 kéo dài đến 25 km và dày đặc ở khu vực mục tiêu, do đó, nếu chế độ tự dẫn được bật muộn hơn 8 km, hiệu suất theo bám mục tiêu bị giảm đáng kể, nếu khoảng cách bật chế độ tự dẫn tên lửa lớn hơn 15 km, tên lửa sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiễu thụ động, kết quả tiêu diệt mục tiêu bằng 0. Với chế độ tự dẫn lớn hơn hoặc bằng 8 km.

Xác suất tiêu diệt là 0,25. Đồng thời cũng có sự thay đổi trong chế độ khởi động bộ phận kích nổ. Bộ phận kích nổ được khởi động trong khoảng cách từ 5 – 7 km đến mục tiêu. Do nhiễu xạ thụ động thường dày đặc ở tầm cao 6 – 8 km. Nếu bộ phận kích nổ khởi động theo nguyên lý chế tạo là 11,5km, tên lửa sẽ bị kích nổ khi xuyên qua tầng nhiễu thụ động. Việc kích nổ muộn hơn cũng giảm tỷ lệ ảnh hưởng của nhiễu thụ động.

Trong chiến tranh đất đối không tại Việt Nam (1965-1972), do ưu thế gần như áp đảo của không quân Mỹ nên các đơn vị phòng không Việt Nam phải thực hiện chiến thuật cơ động và nghi binh cho tên lửa phòng không. Theo điều lệnh tác chiến của lực lượng phòng không Liên Xô (cũ), mỗi tiểu đoàn S-75 Dvina (kể cả loại S-75B Volkhov) đều cần từ 1 đến 2 trận địa dự bị trong phạm vi bán kính cơ động 5 đến 10 km.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, mỗi tiểu đoàn tên lửa phòng khống phải có  từ 4 đến 6 trận địa dự bị ở phạm vi cơ động có thể lên đến hàng trăm km trên nhiều loại địa hình khác nhau. Sau mỗi trận đánh, toàn bộ khí tài được tháo dỡ, thu gom trong vòng chưa đến 1 giờ và được di chuyển ngay đến trận địa mới.

Tại trận địa cũ, dân quân tự vệ  dựng lại  bộ khí tài giả làm bằng tre và cót, được sơn phết giống như thật. Do Shrike có hiệu quả thấp, máy bay cường kích chi viện hỏa lực đã tập kích dữ dội  vào các trận địa không người. Do đó, mặc dù có số lượng không lớn nhưng hầu hết các đơn vị của tên lửa phòng không Việt Nam vẫn tránh được những đòn đánh hủy diệt của không quân Hải quân Mỹ, bảo toàn được lực lượng.

Trận không chiến 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”, Lực lượng tên lửa phòng không đã phối hợp sử dụng đài radar K8-60 của pháo phòng không 57mm quét tập trung để xác định chính xác các tốp B-52 (không quân Mỹ không để ý tới tần số phát của đài radar dạng này với chủ quan rằng chúng không có khả năng gây hại tới B-52) cung cấp thông tin cho đài radar dẫn bắn Fan Song E (radar điều khiển hỏa lực của tổ hợp SAM-2) để dẫn bắn trúng vào các tốp B-52 của địch khi tần số radar của tổ hợp tên lửa SA -75 bị gây nhiễu nặng.

Ngoài ra, đài radar Fan Song được trang bị hệ thống kính tiềm vọng TZK- tổ hợp PA-00  cung cấp thông tin đồng bộ với hệ thống quan sát bằng ra-đa (phương thức so kim) cho phép SA-75 khai hỏa vào mục tiêu trong điều kiện nhiễu nặng, không thể xác định được mục tiêu.

Theo lời nhiều trắc thủ đã trực tiếp chiến đấu đánh B-52 trong chiến dịch 12 ngày đêm, tổ hợp PA-00 với tầm quan sát chỉ 12km, nhưng do không thể bị gây nhiễu (quan sát trực tiếp bằng mắt) đã đóng góp rất lớn vào việc tiêu diệt các máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ.

Hai ngày đầu tiên, lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam chống lại 5 đợt tấn công ồ ạt của máy bay ném bom chiến lược. Trong hai đêm đó, hiệu quả tác chiến tương đối thấp, chỉ đạt 0,09, trong 4 máy bay B – 52 bị bắn rơi, trung bình tiêu hao là 19 tên lửa. Nhưng cũng nhờ những kinh nghiệm của 2 đêm tác chiến đầu tiên, lực lượng phòng không Việt Nam đã nâng cao hiệu suất phóng tên lửa lên đến 0,27, tỷ lệ tên lửa trên một máy bay B-52 rơi là 6,6.

Một đơn vị bị trúng tên lửa Shrike do trắc thủ đã phạm sai lầm khi sử dụng chế độ phát chủ động của radar SNR. Do quá bám mục tiêu, đã chiếu xạ B-52 đến 80 giây với cường độ phát xung rất cao. Thực hiện yêu cầu chiến thuật chống Shrike, chỉ bật phát chủ động trong 18 – 20 giây nên các đơn vị tên lửa còn lại, hầu hết Shrike đều rơi cách trận địa từ 2-3 km.

Thống kê cho thấy, hiệu quả tác chiến cao trong môi trường nhiễu tổng hợp của đối phương rất mạnh cùng với những đợt tấn công khốc liệt các trận địa tên lửa của máy bay chiến thuật Mỹ đã khẳng định, tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp SA-75M Dvina rất tốt, các kíp trắc thủ tên lửa đã được huấn luyện thuần thục khai thác sử dụng triệt để mọi khả năng của radars, tên lửa đồng thời có kỹ năng tác chiến hoàn hảo, bình tĩnh dũng cảm và sáng tạo trong từng lần phóng tên lửa.

Một đóng góp to lớn trong chiến dịch chống không kích đường không trong điều kiện tác chiến điện tử rất mạnh là khả năng cơ động và đảm bảo cơ sở vật chất, đạn tên lửa kịp thời trong trận đánh của các đơn vị hậu cần – kỹ thuật binh chủng.

Các lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội đã chặn đứng 25 đợt tấn công ồ ạt của máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến thuật của đối phương. Tiến hành phóng đạn 181. Kết quả đã tiêu diệt 54 máy bay, trong đó có 31 В-52, 13 F-4, 10 А-6 và А-7.

Với máy bay ném bom В-52 đã phóng 135 lần (74% tổng số tên lửa), tiêu hao 244 tên lửa. Hiệu suất chiến đấu đạt 0,23. Tiêu hao để diệt 1 máy bay B-52 là 7,9 tên lửa.

Có 46 lần phóng tên lửa tấn công tiêu diệt máy bay chiến đấu cấp chiến thuật và không quân hải quân (26% tổng số các lần phóng), tiêu hao 77 tên lửa , bắn rơi 23 máy bay. Hiệu quả tác chiến đạt  0,5 với tỷ lệ tiêu hao 3,3 tên lửa trên 1 máy bay.

Chiến dịch Linebacker II là một chiến dịch lớn chưa từng có trong các chiến dịch TCĐT mà quân đội Mỹ và các nước trên thế giới tiến hành. Mật độ trang thiết bị tác chiến điện tử cũng lớn nhất từ trước đến tận ngày nay. Hầu hết các lần phòng đạn đều phải tiến hành trong điều kiện nhiễu tổng hợp và dày đặc (chiếm 76%).

Tổng kết chung hiệu quả tác chiến trong điều kiện gây nhiễu chế áp mật độ dày đặc là 0,47. Đây là hiệu quả tác chiến cao nhất trong sử dụng tên lửa phòng không đánh trả các cuộc tập kích đường không. Một cuộc tập kích số lượng lớn đã phải hủy bỏ nửa chừng do ngay từ khi bắt đầu trận đánh, số lượng máy bay đã bị tiêu diệt quá lớn.

Hiệu suất tác chiến cao đối với máy bay cấp chiến thuật do điều kiện tác chiến tốt hơn, máy bay địch bay ở tầm thấp hơn tầm nhiễu thụ động, các đài gây nhiễu trên máy bay không nhiều, máy bay cơ động nhanh, phức tạp nên nhiễu chủ động không che chắn được mục tiêu. Trong 46 lần phóng tên lửa có tới 18 lần phóng tiêu diệt máy bay ở độ cao thấp (39%) dưới 1 km.

Chiến dịch “12 ngày đêm” trên bầu trời Hà Nội, nhìn từ góc độ kỹ chiến thuật có thể thấy: vị thế của tác chiến điện tử nói chung, chế áp điện tử và chống chế áp điện tử nói riêng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chiến tranh hiện đại.

Ngay từ thời điểm bắt đầu, các phi công B-52 Mỹ được thông báo cuộc không kích “như một cuộc dạo chơi trên bầu trời đêm Hà Nội” do sự quá tin của lực lượng Không quân Mỹ về năng lực TCĐT cũng như sự hiểu biết về hệ thống phòng không đối phương.

Chủ quan đã dẫn đến một kết cục thảm bại bất ngờ. Nhưng cũng có thể khẳng định rằng, nếu TCĐT của không quân Mỹ mà yếu hơn thì thảm họa không thể đoán trước được. Từ những bài học về chế áp điện tử cho thấy, TCĐT không đơn thuần là cuộc đối đầu giữa công nghệ và công nghệ, đây là sự đối đầu giữa công nghệ hiện đại và ý chí, sự thông minh sáng tạo của con người.

Bằng sự sáng tạo của mình, lực lượng Phòng không nói chung và phòng không tên lửa nói riêng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Chiến tranh hiện đại là cuộc chiến tranh điện tử công nghệ cao, ai không làm chủ được trong lĩnh vực công nghệ này, người đó chắc chắn thất bại. Năng lực TCĐT và phương tiện, khí tài chiến đấu phải được nâng cấp, hiện đại hóa, phát triển toàn diện trong các quân binh chủng.

Số lượng và tính năng kỹ chiến thuật phải có đủ khả năng chống trả các cuộc tấn công điện tử ồ ạt quy mô lớn trong không gian điện từ. Điều đó đòi hỏi tăng cường rèn luyện lực lượng, nắm chắc và sử dụng thuần thục khí tài TCĐT hiện có trong tình huống điện từ trường phức tạp nhất, phải có được những hệ thống sản phẩm “nội địa” (tự thiết kế – sản xuất) nhằm đảm tính bảo mật cao nhất, đồng thời có thể phát huy thế mạnh ở cách đánh sở trường và kinh nghiệm chiến đấu để bảo vệ vững chắc Thành đồng Tổ Quốc.

Trịnh Thái Bằng (Nguồn: Tổng kết các hoạt động tác chiến Lực lượng Phòng Không – Không quân Việt Nam năm 1972. Nhà xuất bản Quân đội Xô Viết. Tác giả: Thiếu tướng pháo binh Hyupenena A.I (chủ nhiệm), Thiếu tướng không quân Bednenko D.K, Đại tá Varyukhina S.A, thạc sĩ khoa học kỹ thuật quân sự, Đại tá-Kỹ sư Manukhina V.G, thạc sĩ khoa học quân sự, Đại tá Fomin D . I, Đại tá Remini A.K).

Nguồn: Báo Đất Việt

Việt Nam thắng chiến tranh điện tử và tác chiến điện tử

Sự xuất hiện trong lực lượng vũ trang và hạm đội các trang thiết bị điện tử (trang thiết bị thông tin liên lác, các đài radar, các thiết bị dẫn đường, định vị, trang thiết bị điều khiển hỏa lực và các phương tiện tác chiến khác…), các hoạt động và khả năng của trinh sát, tình báo điện tử trong mọi lĩnh vực cũng như các hoạt động đánh lừa, gây nhiễu loạn hoặc chế áp ngày càng được tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu. Các hành động công kích hay phòng ngự trong lĩnh vực điện tử có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả tác chiến trên chiến trường.

Chiến thắng công nghệ bằng sức mạnh trí tuệ Việt Nam

Thời điểm ban đầu, hệ thống sensors, các máy bay trinh sát tác chiến điện tử và các máy bay tác chiến điện tử đã gây rất nhiều khó khăn và tổn thất nặng cho các đơn vị vận tải.

Lực lượng công binh của Binh đoàn Trường Sơn đã đáp trả bằng mọi biện pháp từ thô sơ đến hiện đại, các giải pháp thông thường là thay đổi các cung đường, các binh trạm vận tải, thành lập các tuyến đường ngắn và nhiều nhánh đường tránh cho xe cơ động khi gặp địch đánh phá, thành lập các tuyến đường kín chạy ban ngày tránh sự dò tìm của các máy bay trinh sát hồng ngoại ban đêm của địch.

Đường kín trong các tuyến đường Trường Sơn
Đường kín trong các tuyến đường Trường Sơn

Các biện pháp chống chiến tranh điện tử thường được sử dụng là dùng các băng casset thu âm tiếng động cơ xe máy để phát gọi máy bay địch đến đánh phá những tuyến đường nghi binh, sử dụng các xe cháy hỏng có thể nổ máy được để nghi binh hoặc dùng một số xe nghi binh chạy đi chạy lại nhiều lần trên các tuyến đường tự do đánh phá.

Giải pháp được cho là tối ưu nhất nhằm chống lại lực lượng không quân địch, đặc biệt là máy bay AC – 130 là lực lượng phòng không và truy quét thám báo địch. Năm 1968, lực lượng này chỉ gồm các vũ khí 37-mm và 57-mm có radar điều khiển. Năm sau đã xuất hiện pháo phòng không  85-mm và 100-mm, đến năm 1972, đường Trường Sơn đã được bảo vệ bởi hơn 1.500 khẩu súng phòng không.

Ngày 29/3/1972, máy bay AC-130 đã bị bắn rơi trong một phi vụ ban đêm bởi tên lửa đất đối không vác vai SAM-7 ở gần Tchepone. tháng 8 năm 1972, chiếc AC-130 thứ hai đã bị bắn rơi bằng tên lửa SA-2. Sau vụ này, AC-130 phải lui về hoạt động ở phía Nam đường 9. Nỗ lực của Mỹ dùng máy bay AC-130 và Không quân Hải quân để đánh phá và chặn xe đã bị vô hiệu hóa.

Tác chiến điện tử trên chiến trường Miền Nam Việt Nam

Trên chiến trường Miền Nam Việt Nam, quân đội Mỹ cũng triệt để sử dụng các trang thiết bị điện tử để chống lại các cuộc tấn công của các lực lượng Quân Giải phóng. Các thiết bị ảnh nhiệt quan sát ban đêm được lắp trên các máy bay tuần tiễu OV-1 ” Mohawk “, các máy bay này tiến hành tuần tiễu dọc các dòng sông vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Mê công thông thường là một cặp đôi với máy bay trực thăng chiến đấu AH-1G “Huey Cobra ” hoặc máy bay trực thăng UH -1A “Iroquois”được trang bị rockets và súng máy.

 Máy bay trực thăng hỏa lực AH-1G
Máy bay trực thăng hỏa lực AH-1G “Huey Cobra ” trên đồng bằng sông Cửu Long

Máy bay trinh sát phát hiện những chiếc ghe tam bản, những chiếc thuyền vận tải trên sông và gọi máy bay chiến đấu đến tấn công, những cặp đôi trinh sát – hỏa lực này đã gây rất nhiều khó khăn cho những hoạt động vượt sông hoặc vận tải ban đêm của những chiến sĩ du kích. Ngoài ra, các máy bay UH-1A còn được lắp đặt các ổ treo thiết bị quang hồng ngoại thụ động AN/ AAQ-5.

Trên các máy bay “Huey Cobra” bắt đầu thử nghiệm lắp đặt các bộ khí tài kính ngắm hồng ngoại và ảnh nhiệt, một vài chiếc “Huey Cobra” đã thực hiện nhiệm vụ bằng các thiết bị này.

Việc sử dụng các thiết bị quang học điện tử trên máy bay trực thăng không được sử dụng rộng rãi như máy bay cánh quạt và phản lực một phần do khả năng dễ bị tiêu diệt bởi súng bộ binh, nhưng việc lắp đặt thử nghiệm các hệ thống trang thiết bị AN/AAQ-5, CONFICS và ATAFCS đã trở thành cơ sở căn bản cho hệ thống thiết bị TADS/ PNVS trên máy bay АН-64А “Apache” sau này, các máy bay trực thăng ở miền Nam Việt Nam còn được lắp đặt các thiết bị thu âm và thiết bị phát hiện người trong các khu vườn hoang, cánh đồng hoặc vùng lau sậy ХМ-3 “People Sniyffer”.

 Máy bay UH-1 mang thiết bị nhìn đêm AN/ AAQ-5
Máy bay UH-1 mang thiết bị nhìn đêm AN/ AAQ-5

Quân đội Mỹ cũng chế tạo các thiết bị sensors dành cho bộ binh trong các khu vực đồn trú. Do tính chất khốc liệt và thường xuyên bị tấn công, phục kích cả ngày lẫn đêm, ngoài những hệ thống hàng rào vật cản, các khu căn cứ Mỹ còn được trang bị các thiết bị mini SID, micro SID DSID, (GSID hay Ground Seismic Intrusion Detector, PSID hay Patrol Seismic Intrusion Detector và HANDSID).

Một hệ thống PSID có 4 cảm biến địa chấn và nối liền với thiết bị truyền thông tin hữu tuyến, những thiết bị này hoạt động theo nguyên tắc cổ xưa (vướng và kích hoạt) tuyền tải thông tin về thiết bị điều khiển, tín hiệu có thể truyền xa đến 500 m. Nhờ những hệ thống này đi kèm với các thiết bị kính nhìn đêm, radar mặt đất mà quân đội Mỹ đã giảm nhiều các tổn thất ban đêm.

Một sĩ quan Mỹ đã nhận xét:“PSID đơn giản, có độ tin cậy cao và ít bị hỏng hóc, đồng thời lại có kích thước và khối lượng nhỏ gọn, tôi muốn có 20 bộ khí tài như vậy trong một trung đội thay vì 20 bộ trong một tiểu đoàn”.

 PSID cho các đơn vị tuần thám và phục kích những năm 1960- x
PSID cho các đơn vị tuần thám và phục kích những năm 1960- x

 

 Thiết bị phát hiện người ẩn nấp Е-63 “people sniffer”
Thiết bị phát hiện người ẩn nấp Е-63 “people sniffer”

 

   Thiết bị tăng độ phân giải ánh sáng mờ AN/TVS-2 gắn trên súng máy 12,7mm
Thiết bị tăng độ phân giải ánh sáng mờ AN/TVS-2 gắn trên súng máy 12,7mm

 

 Thiết bị tăng độ phân giải ánh sáng mờ  AN/PVS-2 gắn trên súng trường tự động.
Thiết bị tăng độ phân giải ánh sáng mờ AN/PVS-2 gắn trên súng trường tự động.

Đập tan huyền thoại công nghệ cao quân đội Mỹ

Để chống phá các hệ thống phòng ngự điện tử, các chiến sĩ giải phóng quân đã thực nghiệm và đúc kết các kinh nghiệm tác chiến nhằm vô hiệu hóa khí tài hiện đại.

Phương pháp đơn giản nhất là nghi binh, những đòn tấn công nghi binh thường xuyên liên tục đã làm cho lực lượng địch thiếu đi sự tin tưởng vảo trang thiết bị và tổn thất về vũ khí, đạn và cơ sở vật chất đi cùng, từ đó sử dụng lực lượng đặc công, biệt động luồn sâu, đánh địch ngay trong căn cứ.

Phương pháp thứ hai rất hiệu quả là phục kích đánh địch khi đối phương tiến hành các chiến dịch hành quân hoặc truy quét tìm và diệt. Khi đó, quân Mỹ không có khả năng sử dụng các phương tiện mặt đất, mà chỉ có thể sử dụng các phương tiện trinh sát đường không, dễ bị bắn hạ bởi vũ khí bộ binh.

   Săn máy bay trực thằng của Trung đoàn Bình Giã
Săn máy bay trực thằng của Trung đoàn Bình Giã

Phương pháp thứ ba: gây căng thẳng tột cùng cho địch là công kích hỏa lực tầm xa, bằng các loại vũ khí từ tự chế đến hiện đại như ĐKB (tên lửa BM -21 mang vác). Phương pháp thứ tư: đó là phong trào săn máy bay địch bằng vũ khí có trong tay, từ bom mìn tự chế đến đến hỏa khí bộ binh.

Pháo phản lực ĐKB (BM-21) bắn ứng dụng
Pháo phản lực ĐKB (BM-21) bắn ứng dụng

Chiến tranh điện tử phong tỏa trên Biển Đông

Cuộc chiến tranh điện tử còn được triển khai rộng rãi trên mặt biển và các vùng nước quan trọng như hải cảng, căn cứ quân sự ven sông.

Sơ đồ phong tỏa đường biển của Mỹ ở Việt Nam
Sơ đồ phong tỏa đường biển của Mỹ ở Việt Nam

Để ngăn chăn các chuyến hàng vận tải biển của Đoàn tàu Không số 128. Quân đội Mỹ đã triển khai một hệ thống trang thiết bị điện tử rộng rãi trên mặt nước Vịnh Bắc Bộ, dọc theo ven biển miền Nam Việt Nam, liên tục hoạt động là 20 đài radar quan sát mặt biển và theo dõi mọi tàu thuyền, các máy bay tuần biển như OP-2 Hecquyn, P-3 Orion tiến hành các hoạt động tuần tiễu ven biển 24/24 giờ trong ngày, gặp các tàu thuyền có dấu hiệu nghi ngờ,

các trạm radar và các máy bay trinh sát tuần biển sẽ lập tức xác định tọa độ, chụp ành và tiến hành theo dõi ngay từ vùng nước quốc tế, khi các tàu đi vào vùng phong tỏa, các giang đoàn của hải quân Sài Gòn và các chiến hạm của Hạm đội 7 lập tức bao vây, tiếp cận lục soát hoặc trong các trường hợp có biểu hiện lạ, sử dụng hỏa lực tấn công tiêu diệt.

Trong các hải cảng quân sự, quân đội Mỹ sử dụng triệt để các thiết bị theo dõi chống đặc công nước, đó là các đài sonar chủ động, hệ thống lưới chắn cạm bẫy cùng với các thiết bị báo động xâm nhập, các phao thủy âm.

Toàn bộ hệ thống được kết nối lại bằng hệ thống truyền tải thông tin hữu tuyến vào một trung tâm duy nhất nhằm chống xâm nhập sau sự kiện một tàu chở dầu 15000 bị lực lượng đặc công biệt động đánh chìm ở cảng Sài Gòn. Hải quân Mỹ cũng huấn luyện một đơn vị cá heo làm nhiệm vụ đeo sonar tuần thám dưới nước và phát hiện xâm nhập.

Một sĩ quan hải quân Mỹ đã nhận xét:”Cá heo rất thông minh, nó có khứa giác nhạy cảm và là một đài sonar tự nhiên tốt nhất, nó có thể bơi nhanh hoặc chậm tùy theo người điều khiển, với sonar gắn trên đầu, cá heo giúp cho lực lượng phòng vệ nhanh chóng phát hiện người nhái đột nhập….” đã có hàng trăm cá heo được huấn luyện cho mục đích này.

 Bản đồ hoàn động của lực lượng Hải quân và Không quân Hải quân Hạm đội 7 ở Việt Nam.
Bản đồ hoàn động của lực lượng Hải quân và Không quân Hải quân Hạm đội 7 ở Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh kéo dài từ năm 1964 – 1973 của quân đội Mỹ, TCĐT đã được áp dụng triệt để, trên mọi môi trường tác chiến, từ tác chiến trên không, trên đất liền và trên biển. Các phương tiện tác chiến được lắp đặt trong mọi phương tiện chiến đấu, từ máy bay cường kích phản lực, máy bay yểm trợ hỏa lực, trực thăng cho đến các phương tiện trên mặt đất.

Tuy chưa cấu thành một hệ thống tác chiến điện tử đồng bộ, nhưng những bài học kinh nghiệm trong ứng dụng các trang thiết bị TCĐT đã trở thành cơ sở căn bản để cấu thành hệ thống các phương tiện trinh sát điện tử hiện đại ngày nay.

Cuộc chiến đấu chống Mỹ giai đoạn 1964 – 1972 ở Miền Nam Việt Nam là cuộc đối đầu với một hệ thống công nghệ quân sự hiện đại và sức sáng tạo không ngừng của các chiến sĩ lực lượng vũ trang Miền Nam Việt Nam. Kết quả của chiến tranh đã rõ ràng, nhưng những bài học của nó vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn trong chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.

Cũng cần phải khẳng định, dành được thắng lợi trong “Chiến tranh điện tử, đó là sự kết hợp giữa trí tuệ con người và khoa học công nghệ”. Trang thiết bị khí tài tác chiến càng hiện đại, càng đòi hỏi sức sáng táo và năng động trong ứng dụng công nghệ vào thực tế chiến trường.

Chiến tranh điện tử không chỉ có trong thời chiến, nó được thực hiện ngay trong thời bình và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Để có thể đánh thắng kẻ thù trong Chiến tranh điện tử, cần có sự hiểu biết sâu sắc về TCĐT, phương tiện khí tài chiến đấu, sử dụng thành thạo trong thực tiễn, đồng thời phát triển công nghiệp điện tử quốc phòng, để có thể có được hệ thống khí tài tác chiến đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ Quốc.

Trịnh Thái Bằng (Trích nguồn: Báo cáo dự án Checo thuộc chương trình Igloo White (Project Checo Reports – 01.11.1971) Thiếu tướng Ernet C.Hardin – USAF. Đại tá Mike Deleon. USAF)

Nguồn: Báo Đất Việt

Chiến tranh điện tử phức tạp nhất trên chiến trường Việt Nam

Sự xuất hiện trong lực lượng vũ trang và hạm đội các trang thiết bị điện tử (trang thiết bị thông tin liên lác, các đài radar, các thiết bị dẫn đường, định vị, trang thiết bị điều khiển hỏa lực và các phương tiện tác chiến khác…), các hoạt động và khả năng của trinh sát, tình báo điện tử trong mọi lĩnh vực cũng như các hoạt động đánh lừa, gây nhiễu loạn hoặc chế áp ngày càng được tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu.

Các hành động công kích hay phòng ngự trong lĩnh vực điện tử có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả tác chiến trên chiến trường. Ngày này, trong lĩnh vực tác chiến không gian ảo ngày càng hoàn thiện hơn các phương pháp và trang thiết bị, khí tài nhằm tăng cường hay bảo vệ các hoạt đông tác chiến của các lực lượng trinh sát điện tử và chế áp điện tử đối phương.

Trong lĩnh vực radar – điện tử, thông tin và truyền thông hàng ngày (thời bình và thời chiến) đang diễn cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt, cuộc đấu tranh trong không gian điện tử được gọi là “chiến tranh điện tử” các hoạt động nhằm dành quyền thống trị trong không gian electron được gọi là “tác chiến điện tử”.

Các cường quốc quân sự thế giới phát triển mạnh các phương pháp và các phương tiện, khí tài trang bị trinh sát điện tử và chế áp điện tử nhằm mục đích tấn công chiếm đoạt thông tin và gây tổn thất nặng nề cho các phương tiện, vũ khí, khí tài của đối phương, bao gồm các phương tiện điện tử. Các lực lượng đối kháng cũng sử dụng các phương tiện, vũ khí và trang thiết bị khác nhau nhằm chống lại các hoạt động công kích điện tử của đối phương.

Cuộc đấu tranh này được mang thuật ngữ “Chiến tranh điện tử”. Như vậy, chiến tranh điện tử là “ tập hợp các hoạt động tác chiến nhằm giảm thiểu tối đa hiệu quả sử dụng không gian điện từ để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của đối phương đồng thời đảm bảo hoạt động hiệu quả các trang thiết bị, khí tài điện tử của phía bên mình” trích điều lệ tác chiến của quân đội Mỹ.

Theo quan điểm của Bộ tổng tham mưu  liên quân Mỹ, các hoạt động tác chiến được thực hiện trong “chiến tranh điện tử” là:

– Trinh sát điện tử, nắm bắt thông tin, phát hiện mục tiêu và chỉ thị dẫn đường các lực lượng hoặc hỏa lực tiêu diệt mục tiêu.

–  Làm đứt đoạn và làm rối loạn các hoạt động điều hành lực lượng chiến đấu và vũ khí trang bị đối phương;

– Giảm hiệu quả trinh sát của địch và hiệu quả sử dụng vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh;

– Duy trì và đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của các trang thiết bị, khí tài điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực.

Như vậy: “Tác chiến điện tử” được hiểu là tập hợp tất cả những hành động theo mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, vị trí và thời gian cùng với các lực lượng tham gia chiến đấu phát hiện được hệ thống và các phương tiện, khí tài điều hành các đơn vị chiến đấu và các phương tiện tác chiến của đối phương, thực hiện các đòn tiến công tiêu diệt các tranh thiết bị, khí tài điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực, chiếm đoạt thông tin và chế áp thông tin đối phương, gây nhiễu loạn và mất khả năng hoạt động của hệ thống điều hành binh lực và điều khiển hỏa lực.

Cùng lúc bảo vệ các trang thiết bị, khí tài của hệ thống điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực quân ta, ngăn chặn mọi khả năng trinh sát điện tử, dẫn đường hỏa lực và chỉ thị mục tiêu của đối phương.

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tác chiến điện tử (TCĐT):

1- Tình báo, trinh sát, cảnh báo sớm phát hiện mục tiêu đối phương, thu thập thông tin, chỉ thị dẫn đường lực lượng hoặc vũ khí, phương tiện chiến đấu tiêu diệt mục tiêu.

2- Chế áp điện tử – đánh lừa, gây nhiễu , phá hủy hoặc làm nhiễu loạn, đứt đoạn hệ thống điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực đối phương.

Các cuộc chiến tranh hiện đại từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II, cùng với những diễn biến căng thẳng của chiến tranh Lạnh mà trong cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng, cả hai phía đã tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử – thông tin với cường độ rất cao, huy động hầu hết những thành tựu khoa học công nghệ đương thời vào cuộc chiến hiện đại nay.

Những tổn thất cho cả hai bên hầu như không được tuyên bố, nhưng kết quả cuối cùng hầu như toàn thế giới đều đã rõ ràng. Cũng trong thời gian này, đã có nhiều cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh khu vực xảy ra trên toàn thế giới, mà trong đó, chiến tranh điện tử đóng vai trò trọng yếu trong mọi hoạt động của chiến trường.

Cuộc chiến tranh điện tử phức tạp nhất, đa dạng nhất và cũng là cuộc đối đầu không cân sức nhất giữa lực lượng tham chiến hiện đại nhất thế giới và lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ nhất. Chiến tranh Việt Nam.

Tác chiến điện tử của Mỹ trên đường Trường Sơn và chiến trường miền Nam

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc đối đầu tàn khốc giữa ý chí của một dân tộc chống ngoại xâm – thống nhất đất nước và một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới.

Để phá hoại phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu diệt lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ, đồng thời ngăn chặn con đường vận chuyển vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, binh lực và cơ sở vật chất từ miền Bắc vào Miền Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện trinh sát điện tử hiện đại chưa từng có với những quy mô sử dụng cũng chưa từng có trong lịch sử chiến tranh, trang thiết bị khí tài điện tử được triển khai trên mọi phương tiện tác chiến, bao gồm từ không quân, không quân hải quân, bộ binh đến những người lính cuối cùng, trên tất cả các không gian tác chiến, từ trên không, trên mặt đất và trên mặt nước.

Trinh sát điện tử trong chiến tranh ở Việt Nam đã phát triển lên đến đỉnh cao nhất của khoa học công nghệ cả về tốc độ nghiên cứu cũng như tốc độ ứng dụng.

Những hoạt động trinh sát điện tử diễn ra rộng rãi cả trên hai miền Nam Bắc Việt Nam, một trong những chiến trường dữ dội nhất và cũng tàn bạo nhất là trên tuyến đường Trường Sơn “đường mòn Hồ Chí Minh” anh hùng.

Tác chiến điện tử trên đường mòn “Hồ Chí Minh” chiến dịch Igloo Whate

Giai đoạn những năm 1960-x đến 1970-x, những cuộc tấn công liên tiếp của Quân giải phóng đã đập tan huyền thoại sức mạnh quân sự Mỹ, lực lượng vũ trang miền Nam càng ngày càng lớn mạnh. Để ngăn chặn những đoàn quân và những chuyến hàng vận tải vào Nam dọc tuyến Trường Sơn, người Mỹ đã triển khai một chiến dịch tác chiến điện tử rộng khắp trên toàn bộ tuyến đường Trường Sơn.

Bước đầu tiên, để phát hiện được những đoàn xe và các đơn vị hành quân vào Nam, không quân hải quân Mỹ sử dụng các sensors thu âm, được dùng trong các phao thủy âm chống ngầm. Những chiếc sensor thu âm “Akvabuy” có chiều dài 91 cm đường kính 12 cm và nặng  12 kg. Các cảm biến âm thanh này được ném xuống từ máy bay bằng dù ngụy trang xuống các cánh rừng nhiệt đới.

Dù sẽ treo lơ lửng các khí tài thu âm này trên cây, thu âm thanh tiếng động và truyền về trung tâm xử lý thông tin của Hải quân Mỹ, bình điện ắc quy cho phép nuôi khí tài trong 30 – 45 ngày. Nhưng do dù bay thường không định hướng nên các thiết bị này rơi tản mát, hiệu quả trinh sát rất thấp.

Chương trình trinh sát điện tử được phát triển tiếp theo với phương án sử dụng rộng rãi các sensor được đặt mật danh là  Igloo White nhưng nổi tiếng với tên gọi thông thường là Hàng rào điện tử McNamara, sensor được nâng cấp và cải tiến là thiết bị tổ hợp đo địa chấn, từ trường và tiếng động “ADSID” (Air Delivered Seismic Intrusion Detector) – Cây nhiệt đới, có khối lượng 11 kg được ném xuống bằng dù định hướng.

Các Cây nhiệt đới (ADSID) này cắm sâu xuống đất, xòe các ăn ten thu tín hiệu được sơn mầu ngụy trang. Thế hệ thứ 3 của “ADSID” là các cây nhiệt đới thu cả âm thanh, địa chấn và từ trường có khối lượng đến 17 kg. Micro được tự động bật lên khi có từ trường hoặc địa chấn tương đương xe ô tô chạy, từ đó đã tăng được thời gian bình điện ắc quy lên đến 90 ngày liên tục truyền tín hiệu.

Chương trình ” Igloo White “hoặc “Hàng rào điện tử McNamara”  ban đầu được nghiên cứu triển khai dọc khu phi quân sự đến tận biên giới Việt Nam – Lào một hệ thống hàng rào điện tử dày đặc bao gồm tất cả các loại radars, cảm biết điện từ, âm thanh và nhiệt độ kết hợp với hàng rào dây thép gai, các trận địa mìn và các cụm hỏa điểm dày đặc. Hàng rào điện tử dưới sự chi viện mạnh mẽ của các căn cứ và lực lượng quân đội Mỹ và Sài Gòn được cơ giới hóa và trực thặng vận cấp độ cao.

Dự án hàng tỷ dollar này được hy vọng có thể chặn đứng sự chi viện của miền Bắc XHCN cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Miền Nam Việt Nam.

 Hệ thống các sensors trinh sát, bãi mìn và hàng rào dây thép gại trong “Hàng rào điện tử McNamara”.
Hệ thống các sensors trinh sát, bãi mìn và hàng rào dây thép gại trong “Hàng rào điện tử McNamara”.

Chương trình này bắt đầu từ năm 1966 khi tình hình cách mạng Miền Nam phát triển mạnh, với chi phí lên tới 2 tỷ dollars đã nhanh chóng bị hủy bỏ do sự vô dụng trong việc ngăn chặn các lực lượng chi viện Miền Bắc vào miền Nam. Người Mỹ đã phát hiện ra những tuyến đường vận chuyển của binh đoàn 559 thông qua Lào và Căm Phu chia.

Điều này gây sốc nặng nề cho Bộ tham mưu liên quân Mỹ khi họ nhận được những bức ảnh chụp và nghe được âm thanh cơ giới từ những đoạn đường dưới tán cây rừng.  Buộc người Mỹ phải có kế hoạch khẩn cấp đối phó.

   Sơ đồ hệ thống chống vận tải cơ giới và hành quân chi viện Miền Nam
Sơ đồ hệ thống chống vận tải cơ giới và hành quân chi viện Miền Nam

Sự phát triển và mở rộng con đường Trường Sơn với mật độ xe cơ giới và binh lực lớn đe dọa một sự thảm bại đến gần. Quân đội Mỹ phải tiến hành tiếp theo chiến dịch tác chiến điện tử quy mô dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, chiến dịch đánh phá tuyến đường giao thông anh hùng có tên là Operation Commando Hunt do lực lượng Hải quân hạm đội 7 của Mỹ kết hợp với tập đoàn không quân Hải quân số 77 tiến hành từ 11/11/1968 đến 29/03/1972 và một gian đoạn tiếp theo cho đến khi Mỹ quyết định rút quân khỏi Việt Nam, trong chiến dịch này đã sử dụng rộng rãi các thiết bị trinh sát điện tử như ADSID với nhiều chủng loại khác nhau như:

 Air Delivered Seismic Intrusion Detector (ADSID) Thiết bị thám sát địa chấn thả từ trên không
Air Delivered Seismic Intrusion Detector (ADSID) Thiết bị thám sát địa chấn thả từ trên không
 ACOUBOUY; Acoustic Seismic Intrusion Detector (ACOUSID)Thiết bị thám sát âm thanh
ACOUBOUY; Acoustic Seismic Intrusion Detector (ACOUSID)Thiết bị thám sát âm thanh
Fighter Air-Delivered Seismic Intrusion Detector (FADSID)Thiết bị thám sát âm thanh thả bằng máy bay phản lực
Fighter Air-Delivered Seismic Intrusion Detector (FADSID)Thiết bị thám sát âm thanh thả bằng máy bay phản lực
 Helicopter-emplaced Seismic Intrusion Detector (HELOSID). Thiết bị dò tìm âm thanh của trực thăng
Helicopter-emplaced Seismic Intrusion Detector (HELOSID). Thiết bị dò tìm âm thanh của trực thăng
 Hand-emplaced Seismic Intrusion Detector (HANDSID) Thiết bị dò tìm âm thanh, địa chấn của thám báo
Hand-emplaced Seismic Intrusion Detector (HANDSID) Thiết bị dò tìm âm thanh, địa chấn của thám báo
 Hai loại Cây nhiệt đới ADSID II and ACOUSID III
Hai loại Cây nhiệt đới ADSID II and ACOUSID III
 Vùng tác chiến điện tử và không kích đường Trường Sơn bằng không quân.
Vùng tác chiến điện tử và không kích đường Trường Sơn bằng không quân.

Thời gian đầu tiên, những cảm biến kiểu Cây Nhiệt đới này được thả xuống các khu vực đường vận tải bằng máy bay hải quân OP -2 Neptune, do cấu trúc nặng nề và tốc độ bay chậm, hay bị lực lượng phòng không mặt đất của bộ đội Trường Sơn bắn rơi, các cảm biến này được rải bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như máy bay phản lực, máy bay trực thăng, một số các loại cảm biến khác còn do lực lượng thám báo Mỹ  (SOG).

Số lượng các cảm biến điện từ trường và âm thanh tính chỉ riêng năm 1969 là 5000 chiếc, đến năm 1972, số lượng lên đến 40000 chiếc được rải xuống.

 Sơ đồ tác chiến điện tử khu vực Khe Sanh – A shau, A Lưới. Các điểm chấm là tuyến rải các sensors
Sơ đồ tác chiến điện tử khu vực Khe Sanh – A shau, A Lưới. Các điểm chấm là tuyến rải các sensors
   Máy bay tác chiến điện tử EC -121R
Máy bay tác chiến điện tử EC -121R
 Hệ thống radar thu tín hiệu chuyển tải về trung tâm tác chiến điện tử ICS ở Thái Lan
Hệ thống radar thu tín hiệu chuyển tải về trung tâm tác chiến điện tử ICS ở Thái Lan
 Trung tâm tác chiến điện tử chống thâm nhập ICS ở Thái Lan
Trung tâm tác chiến điện tử chống thâm nhập ICS ở Thái Lan

Các sensors được rải xuống các tuyến đường vận tải Trường Sơn cũng chỉ là một phần công việc. Sau khi các sensors được rải và kích hoạt, thông tin từ các sensors được truyền tải qua các máy bay tác chiến điện tử của hãng Lockheed EC-121R và hãng Beach “Deboneyrs” cho máy bay EU-121 “Paiva Eagle” về các trung tâm chỉ huy, trong đó có trung tâm tác chiến điện tử Mỹ đặt tại Trung tâm Giám sát Thâm nhập (Infiltration Surveillance Center – ICS) ở Thái Lan, sử dụng máy tính IBM 360 – 65.

Từ những thông tin thu thập được, người Mỹ xác định những tuyến đường vận tải, kho tàng và khu vực tập trung xe máy kỹ thuật, từ đó ra quyết định công kích đường không.

Do độ sai lệch trong xác định vị trí các cảm biến rất lớn (khoảng vài trăm mét), không quân Mỹ thường tiến hành các đợt không kích ồ ạt với số lượng bom đạn không hạn chế, trong mỗi mùa khô vận tải, mỗi ngày địch sử dụng từ gần 200 đên 400 lần không khích bằng máy bay phản lực, 10 – 12 các chuyến bay tuần thám và tấn công các đoàn xe vận tải AC-130, khoảng từ 20 đến 30 lần không kích bằng máy bay ném bom chiến lược B-52. Tác chiến thường xuyên trên đường mòn Hồ Chí Minh là hơn 500 máy bay chiến đấu các loại.

 AC 130 Gunship trên chiến trường Việt Nam
AC 130 Gunship trên chiến trường Việt Nam

Để tăng cường khả năng ngăn chặn các đoàn vận tải trên các tuyến đường Trường Sơn, quân đội Mỹ sử dụng các máy bay vận tải như  АС-119, АС-47,  АС-130  trang bị một hệ thống tác chiến điện tử rất hiện đại, hoạt động hiệu quả trong môi trường thiếu ánh sáng và nhiễu loạn bởi các vụ nổ.

Đó là các hệ thống TV quang học điện tử nhạy sáng hoạt động trong điều kiện ánh sáng mờ, hệ thống radar và video quan sát hồng ngoại FLIR vùng bán cầu phía trước của máy bay, hệ thống “Black Crow” (quạ đen) phát hiện sự đột biến của từ trường (khi động cơ khởi động và nổ máy, có hiện tượng đánh lửa ở bugi), trong 3 hệ thống này, thông thường hệ thống radar hồng ngoại làm việc hiệu quả nhất, nhưng để xác định chính xác tọa độ cũng như số lượng đoàn xe cơ động, hoặc đoàn quân đang hành quân đêm, cần phải có sự phối hợp của các 3 hệ thống.

Trên các máy bay đều được trang bị các loại vũ khí hạng nặng, từ súng máy Vulcan 20 mm đến pháo 40 mm, 105 mm và rockets.

 Những cung đường vận tải và xe ô tô vận tải do máy bay trinh sát Mỹ chụp ảnh
Những cung đường vận tải và xe ô tô vận tải do máy bay trinh sát Mỹ chụp ảnh
Các tuyến tác chiến điện tử của chiến dịch Command Hunt.
Các tuyến tác chiến điện tử của chiến dịch Command Hunt.

 

Trịnh Thái Bằng (Trích nguồn: Báo cáo dự án Checo thuộc chương trình Igloo White (Project Checo Reports – 01.11.1971) Thiếu tướng Ernet C.Hardin – USAF. Đại tá Mike Deleon. USAF.)

Nguồn: Báo Đất Việt

Bí mật dự án Popeye trong Chiến tranh Việt Nam

Dự án Popeye được tiến hành lúc bắt đầu mùa mưa, nhằm che giấu dư luận, làm như đó là một hiện tượng tự nhiên đặc trưng của thời tiết khu vực Đông Dương.

Trong Chiến tranh Việt Nam, bên cạnh bom đạn là những vũ khí sát thương trực tiếp, Mỹ còn sử dụng một vũ khí khác không kém phần nguy hiểm là “vũ khí thời tiết”.

Minh họa cơ chế hoạt động của việc gây mưa bằng hóa chất của Dự án Popeye trong chiến tranh Việt Nam.
Minh họa cơ chế hoạt động của việc gây mưa bằng hóa chất của Dự án Popeye trong chiến tranh Việt Nam.

Vũ khí thời tiết là phương thức tác động vào sự biến đổi của thời tiết để tạo ra những kiểu thời tiết gây bất lợi cho các hoạt động của đối phương thậm chí là phá hủy cơ sở hạ tầng, tiêu diệt hệ sinh thái trong khu vực mà nó được sử dụng.

Mượn bàn tay của thiên nhiên để tiêu diệt đối phương nên thời tiết được liệt kê vào một dạng vũ khí khi nó được sử dụng cho mục đích chiến tranh. Kỹ thuật tác động vào môi trường để phục vụ cho các mục đích quân sự được phát minh bởi một nhà toán học người Mỹ John von Neumann vào cuối những năm 1940.

Lúc đó ông Neumann nhận thấy rằng việc sử dụng kỹ thuật “gieo hạt vào đám mây” bằng tinh thể iốt bạc trộn lẫn với carbon dioxide có thể làm tăng sự ngưng tụ của hơi nước của các đám mây và gây mưa. Đỉnh điểm của công nghệ này được phát triển mạnh trong những năm chiến tranh lạnh và Việt Nam chính là nạn nhân đầu tiên của thứ vũ khí đáng sợ này.

Vào cuối năm 1965 khi những nỗ lực nhằm ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược trên đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ không đem lại kết quả mong muốn họ đã áp dụng một chiến lược vô cùng thâm hiểm là sử dụng thời tiết như một thứ vũ khí nhằm làm tê liệt tuyến đường chiến lược này.

Họ đã ứng dụng kỹ thuật của Neumann với mục đích kéo dài và làm trầm trọng thêm mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh đặc biệt là ở khu vực đi qua Lào. Chương trình được đặt mật danh là Dự án Popeye.

Máy bay WC-130 được sử dụng cho nhiệm vụ rải hóa chất gây mưa vào các đám mây nhằm biến chúng thành một thứ vũ khí.
Máy bay WC-130 được sử dụng cho nhiệm vụ rải hóa chất gây mưa vào các đám mây nhằm biến chúng thành một thứ vũ khí.

Dự án Popeye được đề xuất bởi tham mưu trưởng liên quân Mỹ vào ngày 10/08/1966 và được Bộ tư lệnh hỗ trợ quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam COMUSMACV và Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương CINCPAC đồng tình ủng hộ.

Lúc đó các nguồn tin tình báo của CIA cho biết miền Bắc đang gia tăng các hoạt động vận chuyển hàng hóa qua khu vực sông Sê Kong ở Nam Lào nhưng hoạt động tại đây đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chất lượng đường sá rất kém. Thông tin này càng làm cho những “cái đầu ảo tưởng” của quân đội Mỹ tin rằng việc thay đổi thời tiết tại khu vực này sẽ làm phá sản hoàn toàn kế hoạch của Bắc Việt.

Để phục vụ cho Dự án này Mỹ đã sửa đổi một số chiếc WC-130 làm nhiệm vụ rải hóa chất gây mưa vào trong các đám mây. Vào đầu tháng 09/1966 thời điểm chuẩn bị bắt đầu mùa mưa ở miền Trung Việt Nam, Không quân Mỹ đã tiến hành khoảng 50 phi vụ thí điểm rải hóa chất gây mưa dọc theo các khu vực sông Sê Kong.

Dự án được tiến hành ngay trong thời điểm bắt đầu mùa mưa nhằm che giấu các nước trong khu vực, làm như đó là một hiện tượng tự nhiên đặc trưng của thời tiết khu vực Đông Dương và hoàn toàn không có sự can thiệp của Mỹ.

Mỹ đã thực hiện tới 2.600 phi vụ rải hóa chất gây mưa nhằm cản trở hoạt động thậm chí là làm tê liệt đường mòn Hồ Chí Minh.

Mỹ đã thực hiện tới 2.600 phi vụ rải hóa chất gây mưa với ảo tưởng có thể cản trở hoạt động thậm chí là làm tê liệt đường mòn Hồ Chí Minh.

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy có đến 85% những đám mây được rải hóa chất đã gây mưa, lượng mưa trung bình tăng thêm 30%, mùa mưa có thể kéo dài thêm từ 30-45 ngày so với trước. Sự thành công ban đầu này đã khiến COMUSMACV lên kế hoạch thực hiện nó trên toàn Việt Nam.

Dự án Popeye đã mở rộng từ khu vực sông Sê Kong ra phía Tây Bắc Việt Nam, khu vực thung lũng A Sầu và sang cả khu vực đông bắc Campuchia. Dự án Popeye kéo dài cho đến tận tháng 07/1972. Thông tin về Dự án Popeye bắt đầu bị rò rỉ vào đầu năm 1972 khi Jack Anderson (người được mạnh danh là cha đẻ của báo chí điều tra hiện đại) công bố việc Mỹ sử dụng các phương thức thay đổi thời tiết như một thứ vũ khí trong chiến tranh Việt Nam trên tờ Bưu điện Washington.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là Melvin Laird đã báo cáo trước Quốc hội Mỹ rằng thông tin mà Jack Anderson nêu ra “là một câu chuyện hoang đường và hoàn toàn sai sự thật”. Tuy vậy, trong một tài liệu mật bị rò rỉ vào năm 1974, Bộ trưởng Melvin Laird thừa nhận lúc đó ông ta buộc phải nói dối để che đậy một dự án quốc phòng bí mật nếu tiết lộ có thể dẫn đến sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Các con số được công bố sau này cho thấy, trong suốt quá trình thực hiện Dự án Popeye, Không quân Mỹ đã thực hiện hơn 2.600 chuyến bay rải vào các đám mây 47.000 đơn vị iốt bạc hoặc I ốt chì với tổng chi phí 21,6 triệu USD.

Bất chấp những nỗ lực kéo dài mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ, hàng hóa từ phía Bắc vẫn ào ào tiến về phía Nam góp phần quan trọng trong công cuộc  giải phóng đất nước. Ảnh tư liệu.
Bất chấp những nỗ lực kéo dài mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ, hàng hóa từ phía Bắc vẫn ào ào tiến về phía Nam góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng đất nước. Ảnh tư liệu.

Mặc dù không có thống kê chính xác nào về hiệu quả mà Dự án Popeye mang lại cho lực lượng Mỹ tại Việt Nam cũng như những thiệt hại mà nó gây ra cho quân đội Việt Nam, nhưng Dự án Popeye bị coi là một hành động vô nhân đạo. Việc kéo dài mùa mưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, đe dọa mùa màng cũng như gây lũ lụt có thể nguy hiểm đến tính mạng dân thường.

Nếu mở rộng việc thực hiện việc thay đổi thời tiết như một thứ vũ khí thậm chí có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn đe dọa sự ổn định sinh thái trong khu vực. Sự kiện Mỹ sử dụng vũ khí thời tiết trong chiến tranh Việt Nam đã vấp phải sự phản đối gay gắt của công đồng quốc tế.

Trước tình hình đó Thượng nghị sĩ Mỹ Claiborne Pell và dân biểu Donald Fraser đã phát động một chiến dịch vận động chính trị về việc cấm sử dụng việc thay đổi thời tiết như một thứ vũ khí nhằm chống lại một quốc gia nào đó.

Đến tháng 05/1977, đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước ENMOD quy định việc cấm sử dụng các biện pháp thay đổi thời tiết nhằm mục đích gây thiệt hại hoặc phá hủy hệ sinh thái chống lại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Hiện tại có 76 nước tham gia đầy đủ vào Công ước ENMOD trong đó có Việt Nam, 48 nước khác chỉ ký mà chưa tham gia đầy đủ.

Minh Đức – theo Trí Thức Trẻ

Mỹ dùng ‘vũ khí thời tiết’ trong Chiến tranh Việt Nam

Quân đội Mỹ từng sử dụng những kỹ thuật thay đổi thời tiết trong Chiến tranh Việt Nam, chẳng hạn như rải tinh thể bạc iodide để tăng thời gian của mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa từ miền bắc vào miền nam trở nên khó khăn hơn.

Khả năng tạo ra những trận siêu bão của con người giờ không chỉ là những điều tồn tại trong phim khoa học viễn tưởng.

Natural News vừa tiết lộ một bí mật về việc Mỹ đang âm thầm phát triển một chương trình vũ khí mang tên HAARP (High Frequency Active Auroral Research Program, tạm dịch là “Chương trình nghiên cứu hoạt động cực quang cao tần”). Về lý thuyết, đây là chương trình tạo ra một liên kết radio trên một khoảng cách rất xa nhờ vào tầng điện ly của bầu khí quyển để kết nối các hoạt động của Hải quân Mỹ trên toàn thế giới.

Trạm an-ten phát tần số cao tần của chương trình HAARP của Mỹ nhằm tác động vào sự thay đổi của tầng điện ly từ đó kiểm soát việc thay đổi thời tiết.

Diễn biến thời tiết ở trên mặt đất phụ thuộc rất lớn vào những thay đổi ở tầng điện ly. Nếu con người hiểu sự biến đổi của tầng điện ly thì chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát việc thay đổi thời tiết ở trên mặt đất. Chương trình HAARP sử dụng các máy phát tần số cao truyền tín hiệu vào tầng điện ly để nghiên cứu những thay đổi do nó tạo ra.

Một báo cáo của Duma quốc gia Nga cho biết: “Mỹ đang có kế hoạch thực hiện các thí nghiệm với quy mô lớn hơn với chương trình HAARP nhằm tạo ra một thứ vũ khí thời tiết có khả năng phá vỡ các hoạt động liên lạc bằng sóng vô tuyến đối với các thiết bị trên tàu vũ  trụ, vệ tinh, tên lửa, gây ảnh hưởng đến mạng lưới điện trên mặt đất cũng như các đường ống dẫn dầu và khí đốt”.

Các nhà khoa học còn cho rằng, chương trình HAARP có khả năng tạo ra những kiểu thời tiết bất thường như các trận siêu bão, hạn hán, lũ lụt, tuyết rơi làm phá hủy hệ thống sinh thái và nông nghiệp của đối phương, gây bất ổn và làm kiệt quệ nền kinh tế của đối phương, khiến họ phải phụ thuộc vào viện trợ hay nhập khẩu lương thực từ Mỹ và các nước phương Tây khác.

TheWeatherSpace  cho rằng, Không quân Mỹ đã từng tạo ra một trận lốc xoáy ở bang Oklahoma trong khuôn khổ chương trình HAARP của họ. Ảnh minh họa.

Tới nay Mỹ đã triển khai chương trình HAARP trên thực tế. Theo Global Research, Mỹ đã bí mật lắp đặt 132 máy phát tần số cao tần ở bang Alaska để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tầng điện ly. The Weather Space từng tiết lộ, Không quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm kỹ thuật tạo lốc xoáy ở bang Oklahoma. Tuy nhiên, Không quân Mỹ đã phủ nhận tin này.

Mặc dù chương trình HAARP vẫn còn là một ẩn số nhưng quân đội Mỹ từng sử dụng những dạng vũ khí thời tiết trong chiến tranh tại Việt Nam.

Từ ngày 20/3/1967-5/7/1972, Không quân Mỹ đã tiến hành chiến dịch Popeye nhằm làm trầm trọng hơn mùa mưa tại Lào, đặc biệt là các khu vực đường mòn Hồ Chí Minh, gây khó khăn cho các hoạt động tiếp tế hàng hóa.

Trong chương trình này, Không quân Mỹ đã sử dụng các máy bay rải tinh thể bạc iodide nhằm tăng cường sự tích tụ của các đám mây nhằm gây mưa trên mặt đất. Chiến dịch Popeye đã khiến mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh kéo dài thêm từ 30 đến 45 ngày. Lượng mưa tăng thêm khoảng 30% so với thông thường.

Việc mùa mưa kéo dài khiến các tuyến đường trở nên lầy lội, các khe suối luôn đầy lũ dữ khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa từ miền bắc vào miền nam trở nên khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn và tốn kém hơn. Chiến dịch Popeye làm thay đổi thời tiết trên đường mòn Hồ Chí Minh đã đạt được những thành công nhất định.

Trong chiến dịch bao vây Khe Sanh năm 1968 , Không quân Mỹ cũng sử dụng một dạng vũ khí thời tiết khác là sử dụng muối để làm tan sương mù trên mặt đất từ đó tạo thuận lợi hơn cho các hoạt động chi viện hỏa lực đường không của họ.

Việc nghiên cứu và can thiệp, góp phần thay đổi thời tiết sẽ có tác dụng nhất định trong việc chống lại biến đổi khí hậu do sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, nó cũng kéo theo nguy cơ vô cùng lớn khi trở thành một thứ vũ khí.

Một khi đã kiểm soát được việc thay đổi thời tiết, con người có thể sử dụng nó cho những mục đích bất chính. Khi đó, vũ khí thời tiết sẽ là thảm họa đối với nhân loại nếu không được ràng buộc bởi luật pháp quốc tế.

Quốc Việt

Theo TTT

Biệt đội ‘Chồn hoang’ Mỹ và ám ảnh Việt Nam

Chồn hoang” là các biệt đội diệt radar và hệ thống phòng không khét tiếng của Mỹ nhưng đã từng bại trận tại Việt Nam.

Việt Nam khiến Mỹ lập “Chồn hoang”

“Chồn hoang” là tên gọi của các phân đội đặc biệt trong thành phần Không quân Mỹ. Các biệt đội này có nhiệm vụ tiêu diệt các tổ hợp tên lửa phòng không và radar của đối phương.

Lần đầu tiên, dữ liệu về các đơn vị này được tiết lộ trong Chiến tranh Việt Nam. Trên thực tế, kể từ đó đến nay, không có bất kỳ chiến dịch quân sự quy mô nào lại không có sự tham gia của các đơn vị này.

Điều này không có gì lạ bởi việc tiêu diệt hoặc buộc các trạm radar mặt đất của đối phương phải “im lặng” sẽ bảo đảm sự thống trị trên không và an toàn cho các chuyến bay.

Một chiếc F-105G mang theo tên lửa diệt radar AGM-45 Shrike và AGM-78B Standard trên bầu trời Việt Nam năm 1968
Một chiếc F-105G mang theo tên lửa diệt radar AGM-45 Shrike và AGM-78B Standard

Chiến tranh Việt Nam chính là cuộc chiến đầu tiên mà Không quân Mỹ phải đối đầu với hệ thống phòng không nhiều tầng được xây dựng trên cơ sở các tổ hợp tên lửa phòng không. Đặc biệt, việc Việt Nam sở hữu rất số lượng lớn các tổ hợp tên lửa phòng không của Liên Xô là một bất ngờ khó chịu và buộc người Mỹ phải tìm cách vượt qua.

Các biện pháp khả thi của Không quân Mỹ khi đó là chuyển sang bay thấp và cực thấp (nhưng ở độ cao này pháo phòng không lại hoạt động rất mạnh) và gây nhiễu ồ ạt. Để gây nhiễu, Mỹ đã sử dụng những máy bay chuyên dụng để vượt qua hệ thống phòng không của Việt Nam.

Chương trình chế tạo máy bay vượt hệ thống phòng không mà Mỹ thực hiện mang tên Wild Weasel (Chồn hoang). Sau đó, cái tên này đã được đặt cho chính các máy bay được cải tiến trong khuôn khổ chương trình này.

Trong giai đoạn một, được khởi động từ năm 1965, người Mỹ đã sử dụng loại tiêm kích F-100 Super Sabre vốn được chế tạo trước đó 10 năm. Đây cũng là mẫu máy bay siêu thanh đầu tiên của Không quân Mỹ. Phiên bản F-100F hai chỗ ngồi đã trở thành nòng cốt của lực lượng “Chồn hoang” khi mới thành lập.

Máy bay này có thể phát hiện trạm radar của đối phương nhờ các cảm biến bức xạ đặc biệt (QRC-380). Sau khi bắt được radar đối phương, sĩ quan kỹ thuật sẽ chỉ thị vị trí và phi công sẽ tấn công khi tổ hợp tên lửa phòng không đối phương xuất hiện trong tầm nhìn.

Tuy nhiên, F-100F không đủ tốc độ để theo kịp các máy bay hiện đại thời bấy giờ là F-4 Phantom II và F-105 Thunderchief. Chính vì vậy trong giai đoạn hai, người Mỹ đã sử dụng máy bay “Chồn hoang” được cải tiến trên cơ sở F-105.

123
Một chiếc F-105G trên bầu trời Việt Nam năm 1968

Các máy bay chuyên dụng EF-105F bắt đầu xuất hiện từ năm 1966 và sau đó chúng được thay thế bằng những chiếc F-105G hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc Mỹ ngừng sản xuất F-105 từ năm 1964 đã khiến việc cải tiến loại máy bay này thành “sát thủ” hệ thống phòng không của đối phương đã bị hạn chế. Một nguyên nhân khác phải kể đến là số lượng loại máy bay này bị Việt Nam “bắn rụng” quá cao.

Theo các số liệu công khai, có tổng số 382 chiếc F-105 các loại của Mỹ bị Việt Nam bắn rơi (chiếm gần một nửa trong tổng số 833 chiếc được Mỹ sản xuất).

Trong các giai đoạn tiếp theo (4 và 5), Mỹ chuyển sang sử dụng tiêm kích F-4 Phantom II với các phiên bản EF-4C Wild Weasel IV và F-4G Wild Weasel V.

Phương thức “săn mồi”

Trong Chiến tranh Việt Nam, các biệt đội “Chồn hoang” hoạt động với 2 phương thức: đi cùng cụm tấn công của không quân Mỹ hoặc hoạt động “săn mồi” tự do.

Khi đi cùng cụm tấn công, các máy bay “Chồn hoang” sẽ là những chiếc đầu tiên xâm nhập vùng phòng không của Việt Nam và lưu lại trong thời gian diễn ra đòn tấn công chủ lực nhằm chế áp toàn bộ các vị trí của các tổ hợp tên lửa phòng không mặt đất. Những máy bay này chỉ bay khỏi khu vực sau khi các máy bay tấn công đã “chuồn” trước. Phương châm của các biệt đội “Chồn hoang” chính là “đến trước, về sau”.

Khi “đi săn” tự do, “Chồn hoang” hoạt động theo nhóm “thợ săn-sát thủ”.

Ví dụ, một chiếc F-105F (thợ săn) có thể tách ra tương đối xa khỏi cụm 3-4 chiếc F-105D hoặc F-4 (sát thủ) để hoạt động đơn lẻ. Đôi khi, Mỹ sử dụng một nhóm 2 “thợ săn” và 2 “sát thủ”. Chiếc máy bay đi đầu sẽ tìm kiếm vị trí các tổ hợp tên lửa phòng không của đối phương và tấn công, đánh dấu vị trí cho các máy bay còn lại và sau đó đồng loạt tấn công tiêu diệt.

F-4C Wild Weasel IV tại căn cứ không quân Korat ở Thái Lan năm 1972
F-4C Wild Weasel IV tại căn cứ không quân Korat ở Thái Lan năm 1972

Trong mỗi giai đoạn, “Chồn hoang” lại được trang bị các loại vũ khí và thiết bị hiện đại hơn như tên lửa có điều khiển tấn công theo bức xạ radar. Sau Chiến tranh Việt Nam, các biệt đội “Chồn hoang” tiếp tục phục vụ tại Tây Âu và Viễn Đông, nơi Mỹ “có việc” với hệ thống phòng không của Liên Xô.

Trong những năm 1990, những chiếc “Chồn hoang” cuối cùng đã bị loại khỏi biên chế. Sau đó, Mỹ quyết định sử dụng những chiếc tiêm kích đa năng F-16C cải tiến cho nhiện vụ của “Chồn hoang” với tên gọi F-16CJ Wild Weasel. Đây là mẫu cải tiến từ những chiếc F-16C Block 50 (50D/52D) và được sử dụng để thay thế những chiếc F-4G Wild Weasel.

Đặc biệt, F-16CJ có khả năng sử dụng tên lửa có điều khiển AGM-88 HARM và hệ thống AN/ASQ-213 HARM (HTS) để tiêu diệt và chế áp hệ thống phòng không đối phương. Những chiếc F-16CJ đã được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến Nam Tư năm 1999.

Máy bay F-16CJ của Mỹ
Máy bay F-16CJ của Mỹ

Người Mỹ đã sử dụng nhiều loại máy bay khác nhau cho nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không của đối phương, từ EF-10D Skyknight cho tới EA-6A và EA-6B Prowler. Hiện nay, Hải quân Mỹ vẫn chủ yếu “trồng chờ” vào những chiếc EA-18G Growler (thay thế những chiếc EA-6B) được cải tiến từ những chiếc F/A-18F Super Hornet phiên bản 2 chỗ ngồi.

Lựa chọn cho Việt Nam

Nhiệm vụ chính của Không quân Việt Nam là bảo vệ chủ quyền đất nước trước mọi kẻ thù. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phát triển các máy bay có khả năng chế áp hệ thống phòng không của đối phương trong các trường hợp cần thiết. Một trong những bài học mà Việt Nam có thể học tập và rút kinh nghiệm là đường đi của người Nga.

Cho tới trước năm 2008, Không quân nga vẫn chưa phải “đụng độ” với đối phương được trang bị các phương tiện phòng không mạnh khi chỉ dừng lại ở những hệ thống tên lửa phòng không vác vai và pháo phòng không cỡ nòng nhỏ. Chính vì vậy, trong cuộc chiến kéo dài 5 ngày với Gruzia, Không quân Nga đã bộc lộ nhiều điểm yếu.

Ngày nay, để chế áp hệ thống phòng không đối phương, Nga sử dụng các máy bay tấn công tiêu chuẩn là Su-24 và Su-34 được trang bị các loại tên lửa diệt radar.

Tuy nhiên, khả năng của các loại máy bay nay vẫn được đánh giá là hạn chế. Để bổ sung, Nga cũng có thể sử dụng các máy bay cường kích-trinh sát siêu thanh MiG-25RB. Tuy nhiên, loại máy bay này lại quá “già” và trong vòng 10-15 năm tới sẽ bị loại hoàn toàn khỏi biên chế Không quân Nga.

Máy bay cường kích Su-25
Máy bay cường kích Su-25

Việc Nga lựa chọn loại cường kích Su-25 cải tiến để thực hiện nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương đã khiến không ít chuyên gia ngạc nhiên.

Theo kế hoạch, những chiếc Su-25 này sẽ được trang bị cho Không quân Nga từ năm 2014. Theo báo chí Nga, Su-25 sau khi cải tiến có thể phát hiện và tiêu diệt cả những tổ hợp tên lửa phòng không mạnh như Patriot của Mỹ.

Tuy vậy, đặc điểm nổi bật là Su-25 vốn chỉ có thể đi cùng một nhóm với những chiếc Su-25 khác. Su-25 không đủ tốc độ và tầm bay để có thể tác chiến trong đội hình những chiếc tiêm kích đa năng và máy bay ném bom tầm xa.

Các chuyên gia Nga đề xuất (Việt Nam có thể tham khảo) nên cải tiến những chiếc Su-30 để thực hiện nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không đối phương bởi chúng có đủ tiêu chuẩn về tốc độ và tầm bay cũng như khả năng sử dụng đa dạng các loại vũ khí.

Nếu không phải là Su-30 thì chí ít cũng phải chế tạo các thiết bị và vũ khí cho nhiệm vụ này và có thể tích hợp khi cần thiết trên các loại máy bay tiêm kích tiêu chuẩn khác của không quân.

Theo Soha

Mỹ có còn nhớ chiến tranh hóa học chống Việt Nam? – Brian K. Grigsby

Đề tài quốc tế nóng nhất hiện nay là sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Hoa Kỳ và các đồng minh của Washington cáo buộc chế độ Bashar Assad trong việc này và sẵn sàng giáng đòn tấn công vào Syria để trừng phạt các thủ phạm. Trong khi đó, chính Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng vũ khí hóa học qui mô lớn nhất trong lịch sử, gây thiệt hại cho gần 5 triệu người trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, – Giáo sư Dmitry Mosyakov lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, châu Úc và châu Đại Dương của Viện Nghiên cứu phương Đông (thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga) nhận xét.

“Ráo riết cố gắng ngăn chặn cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam yêu nước và đàn áp phong trào đấu tranh du kích ở miền Nam, người Mỹ khi ấy đã sử dụng chất khai quang làm rụng lá cây, khiến cho rừng xanh nhiệt đới trở nên trơ trụi và cây cối bị hủy diệt, còn các căn cứ của du kích Việt Nam và sự di chuyển của họ trong rừng trở nên lộ thiên để quân Mỹ dễ dàng tấn công. Người Mỹ đã sử dụng khoảng 15 loại hóa chất ở Nam Việt Nam, nhưng dùng rộng rãi nhất là «chất độc da cam» – dioxin, một hỗn hợp hóa chất có hoạt tính mạnh nhất và nguy hại nhất. Theo dữ liệu của Lầu Năm Góc, từ năm 1961 đến 1971, người Mỹ đã rải trên địa bàn miền Nam Việt Nam khoảng 72 triệu lít “chất độc da cam”. Tác động của chất làm rụng lá là hủy diệt 43% diện tích canh tác, 44 % diện tích đất rừng ở miền Nam Việt Nam và gây thiệt hại cho hàng triệu nông dân Việt Nam”.

Dioxin là chất độc đáng sợ và nham hiểm. Nó ngấm xuống đất, thẩm thấu và tích lũy trong đất đai rồi khi phân hủy bởi nhiệt độ nóng lại tạo ra hợp chất độc hại mới. Trên mảnh đất hứng chịu chất hóa học, không thứ cây nào có thể mọc nổi, dioxin đầu độc cả những dòng sông và nguồn nước ngầm ở Việt Nam. Chất khai quang mà người Mỹ rải xuống đã hủy diệt khoảng 140 loài chim, làm biến mất các giống côn trùng và động vật lưỡng cư, tôm cá trong ao hồ, cũng như rừng rậm cổ thụ. Xuất hiện những con chuột đen phát tán bệnh dịch hạch, muỗi tác nhân gây sốt xuất huyết và ve lan truyền những căn bệnh nguy hiểm.

Nhưng tàn bạo nhất là tác động của dioxin đối với con người. Chất độc xâm nhập vào cơ thể và tích tụ trong tế bào, dioxin gây bệnh ngoài da, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, đẩy tăng vọt nguy cơ bệnh tiểu đường và ung thư. Phụ nữ sống ở những khu vực chịu tác động của «chất độc da cam» sinh quái thai, trẻ chết non và dị tật khủng khiếp. Ảnh hưởng của chất độc da cam tại Việt Nam đã gây thiệt hại cho 4,8 triệu người, vtrong đó 3 triệu người với những di chứng hậu quả thảm khốc.

Hoa Kỳ đã phải rút quân khỏi Việt Nam từ 40 năm trước, nhưng hậu quả của việc sử dụng chất độc da cam vẫn rõ rệt cho đến bây giờ. Đã là thế hệ thứ tư của những người sống sót sau cuộc tấn công hóa học của quân Mỹ, nhưng trên mảnh đất Việt Nam vẫn có các trẻ em chào đời với khuyết tật bẩm sinh về trí tuệ và thể chất. Người Mỹ chưa hề một lần xin lỗi nhân dân Việt Nam về việc sử dụng vũ khí hóa học. Các công ty Mỹ sản xuất hóa chất để phun xuống rừng cây và đất đai Việt Nam thì từ chối trả tiền đền bù cho các nạn nhân Việt Nam của chất dioxin Mỹ. Các binh sĩ Mỹ, những người tiến hành chiến dịch tàn sát các cánh rừng này cũng phải chịu tác động ngấm ngầm của thứ chất độc nhãn hiệu Mỹ, và trở về nước cũng sinh con khuyết tật hoặc bản thân bị di chứng thần kinh-tâm lý. Tuy nhiên, các cựu chiến binh Mỹ được Chính phủ Hoa Kỳ bồi thường, theo qui chế nạn nhân chiến tranh. Còn những người Việt Nam thì bị từ chối “do thiếu bằng chứng”. Vì vậy, khi các chính trị gia kích động sự phẫn nộ chính đáng của những người Mỹ hướng vào chống lại “sự tàn bạo” của chế độ Bashar al-Assad – bị cáo buộc dường như đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường của chính đất nước mình, – xem ra động thái này có phần giả dối và phi đạo đức.

Brian K. Grigsby

Nguồn: Tiếng Nói Nước Nga Việt Ngữ