Nguyên nhân sâu xa Việt Nam giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Trước khi bùng nổ cuộc chiến tranh xâm lược Bắc Triều Tiên và giao tranh với Trung Quốc ở cả hai chiến trường Nam Bắc, Hoa Kỳ đã trải qua 149 cuộc chiến tranh với hàng ngàn chiến dịch quân sự, hàng vạn trận đánh từ năm 1776 đến 1950, trong suốt quãng thời gian dài đó, quân đội Hoa Kỳ vẫn luôn là một cỗ máy chiến tranh vô địch, một cỗ máy quân sự bách chiến bách thắng, với một lực lượng không quân bất khả chiến bại.

Tại Triều Tiên, Mỹ thua Trung Quốc trên chiến trường Bắc Triều Tiên nhưng đã thắng lại trên chiến trường Nam Triều Tiên. Thống tướng Douglas MacArthur bị thua và mất chức Tổng tư lệnh nhưng Trung tướng Matthew Ridgway đã thay thế và giúp chỉ huy lực lượng Liên Hiệp Quốc do Mỹ cầm đầu giành lại được ưu thế.

Mỹ thua ở Bắc Triều Tiên là điều dễ hiểu, Trung Quốc là một nước lớn, với một quân đội đang tràn trề khí thế sau cuộc thắng lợi của cuộc nội chiến và thành lập quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949.

Quân viễn chinh Trung Quốc đông gần gấp 3 lần quân viễn chinh Mỹ và lực lượng liên quân 15 quốc gia của Liên Hiệp Quốc cộng lại. Đạo quân đông đảo của Trung Quốc lại được chỉ huy bởi Thống soái Bành Đức Hoài, một người được xưng tụng là “đệ nhất danh tướng thời Dân quốc” và có biệt tài chỉ huy quân đội số lượng lớn. Bành Đức Hoài cả một đời cầm quân đánh Nhật và Quốc dân đảng chưa bao giờ thua trận.

Mặc dù chiến đấu trên danh nghĩa “chí nguyện quân” (quân tình nguyện) để tránh ý nghĩa chính trị là một cuộc chiến tranh chính thức với Mỹ, nhưng trên thực tế đây chính là những lão binh (tinh binh lão luyện) đặc biệt thiện chiến được Bành Đức Hoài, Trần Canh, Đặng Hoa sàng lọc tuyển chọn cực kỳ khắt khe.

Lực lượng được Bành Đức Hoài đưa sang Bắc Triều Tiên không bao gồm hàng binh Quốc dân đảng mà đều là những lão binh và bộ đội đặc chủng dày dặn kinh nghiệm sa trường trong những đơn vị đầu tiên của Hồng quân Trung Quốc như Tân Tứ quân, Bát Lộ quân.

Như vậy, mặc dù được trang bị lạc hậu hơn Mỹ và không có lợi thế sân nhà như trong chiến tranh kháng Nhật, đi đánh ở sân khách xa lạ và không có ưu thế về yếu tố địa lợi cho chiến tranh du kích, hay yếu tố nhân hòa cho chiến tranh nhân dân, bị buộc phải đánh theo trận địa chiến và chiến tranh quy ước theo kiểu Mỹ, song với tài cầm quân của Bành Đức Hoài, với một đạo quân mạnh cả về số lượng và chất lượng, năng lực chiến đấu cao, tinh thần quả cảm với lý tưởng cộng sản chống lại chủ nghĩa đế quốc, không khó để thấy vì sao quân đội TQ đẩy lui được quân đội Mỹ trên chiến trường Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên, khi chiến tranh lan rộng sang chiến trường Nam Triều Tiên thì quân đội Trung Quốc đã trở nên mệt mỏi với một cuộc chiến kéo dài nơi đất khách quê người, và họ đã bị thua quân đội Mỹ nhờ sự chỉ huy của tân Tổng tư lệnh của Mỹ là tướng Ridgway.

Trong Chiến tranh Việt Nam thì khác, từ khi Mỹ thua Việt Nam, hầu hết giới nghiên cứu, các nhà sử học, nhà quân sự, nhà chính trị học khắp Đông – Tây khi tìm hiểu về lịch sử Hoa Kỳ, về nước Mỹ, về quân đội Hoa Kỳ, và về cuộc chiến tranh Việt Nam đều đặt ra một nghi vấn, một câu hỏi: Tại sao Mỹ thua Việt Nam? Tại sao một xứ sở nhỏ bé và được cho là nhược tiểu như Việt Nam lại có thể đánh thắng được hai đế quốc hùng mạnh, trong đó có đại cường quốc Hoa Kỳ?

Với hơn 6 triệu lượt quân tinh nhuệ, kỷ luật, có kinh nghiệm chiến trường khắp năm châu, với các tướng lĩnh, sĩ quan dày dặn kinh nghiệm khắp thế giới qua Thế chiến II và chiến trường Triều Tiên, từng chiến thắng hầu hết các thế lực quân sự hùng mạnh, thiện chiến từ Á sang Âu. Một quốc gia trong lịch sử gần 200 năm chưa bao giờ nếm mùi thua một cuộc chiến tranh nào. Một lực lượng không quân vô địch, đánh đâu thắng đó, có sức mạnh áp đảo, với máy bay chiến lược B-52 tối tân nhất thế giới.

Họ dùng hơn 6 triệu quân trong nội địa Việt Nam, và cả nhiều căn cứ quân sự bên ngoài và chung quanh Việt Nam. Với một trình độ phát triển cao hơn nhiều bậc. Với một trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội, áp đảo, với một sức mạnh quân sự, ngân sách quốc phòng, khả năng chi tiêu, công nghệ chiến tranh vượt trội. Với những vũ khí hiện đại, tối tân, kể cả vũ khí sinh học hủy diệt thiên nhiên, môi trường, mầm sống, sinh vật, cây cỏ, con người, hủy rụi những rừng già thiên nhiên tồn tại hàng ngàn năm để du kích không thể ẩn thân. Để lại những di chứng tàn khốc đến ngày nay và có thể ngàn năm sau. Họ có một nền tảng công nghệ và trình độ sản xuất vượt bậc và bỏ xa Việt Nam.

Họ huy động một lực lượng không quân trăm trận trăm thắng, với đủ mọi loại bom, từ bom chùm, bom bi đến bom Napalm rải thảm lên mảnh đất nhỏ bé, với hơn 8 triệu tấn bom, gấp gần 3 lần tổng số bom mà các phe rải xuống trái đất trong Thế chiến II nói riêng và trong lịch sử chiến tranh của nhân loại nói chung.

Trong 10 năm (1961-1971), quân đội Mỹ đã rải khoảng 75 triệu lít chất độc hóa học, trong đó phần nhiều là chất độc da cam, xuống hơn 10% diện tích đất và gần nửa diện tích rừng ở Việt Nam. Tất cả số bom và chất độc hóa học đó đều dồn lại dội xuống một mảnh đất nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu, một quốc gia có tổng diện tích thua nhiều tiểu bang của Mỹ.

Nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên và hoạt động môi trường Sarah DeWeerdt, cộng tác viên thường trực của Worldwatch Institute (Viện quan sát thế giới về môi trường) ở Washington (Mỹ), trong bài viết “Modern warfare equals environmental damage” (Các loại hình chiến tranh mới chính là sự hủy hoại môi sinh), đăng trên báo USA Today số tháng 1 năm 2008, đã cho biết sự tàn phá môi trường rộng lớn của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính mà tiếng Anh có thêm một thuật ngữ mới: “Ecocide” (diệt sinh thái, tương tự thuật ngữ “Genocide” là diệt chủng con người).

Họ bỏ ra hàng tỷ USD lập ra những quân trường rộng lớn, hoành tráng, quy mô, mô phỏng địa lý, khí hậu, thời tiết, phong thổ, rừng cây Việt Nam, nhằm đối phó với chiến tranh du kích của Việt Nam. Họ xây dựng những cơ quan nghiên cứu, những nhà máy sản xuất những vũ khí đặc thù phù hợp với chiến trường Việt Nam để chống lại con người Việt Nam.

Họ làm đủ mọi cách có thể nghĩ ra, họ không bỏ qua một sơ hở nào, một yếu tố nào, một chi tiết nhỏ nào, họ tận dụng mọi lĩnh vực từ chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, tâm lý chiến v.v. đặc biệt là tận dụng ưu thế vượt trội về công nghệ và công nghiệp quân sự. Họ tận dụng mọi lợi thế về khoa học phục vụ chiến tranh. Với những lãnh đạo, tướng lĩnh, chuyên viên tài năng, chuyên nghiệp, làm việc một cách bài bản, khoa học, dưới tay là một đội quân nhà nghề không ai địch nổi.

Họ dùng chiến tranh điện tử với Hàng rào điện tử McNamara, “cây nhiệt đới”. Dùng chiến tranh hóa học với những chất độc sinh học, chất độc diệt rừng, hủy diệt dần mòn con người, môi trường, thiên nhiên, nhằm đè bẹp sức kháng cự của người Việt Nam, và dùng chất độc khai quang hủy diệt các rừng già, cây cỏ, gây khó khăn cho du kích Việt Nam ẩn thân, mai phục.

Vẫn chưa hài lòng với 2 loại hình chiến tranh điện tử và hóa học, Hoa Kỳ còn tiến hành thêm một loại hình chiến tranh công nghệ cao là chiến tranh khí tượng. Đây là một loại hình chiến tranh mà họ đã sử dụng những công nghệ tiên tiến, tối tân nhất cùng những thiết bị hiện đại nhất với mục đích làm đảo lộn, hủy diệt sinh thái, thiên nhiên, gây lụt lội, tắc ách ở trên những tuyến của con đường huyết mạch Trường Sơn chi viện từ Bắc vào Nam…. Nhưng rồi họ vẫn thua Việt Nam.

Học viện quân sự West Point nổi tiếng của Mỹ những năm sau 1975 đã mở nhiều hội thảo khoa học, nghiên cứu, phân tích, tranh luận từ các cựu hiệu trưởng, giáo sư, giảng viên và cựu giảng viên từng phục vụ trong trường, và những người thỉnh giảng được mời từ bên ngoài, thậm chí từ ngoài nước Mỹ. Họ trình bày các nghiên cứu cá nhân, tham gia phát biểu, hội luận, xem xét, thẩm định, đánh giá từng chiến dịch một, từng thời điểm một, và từng góc độ, từng khía cạnh, để giải đáp câu hỏi hóc búa: Tại sao chúng ta thua Việt Nam? Sau đó họ đã phải chỉnh sửa, cập nhật, thậm chí viết mới lại hoàn toàn, in lại nhiều giáo trình quân sự của trường.

Theo trung tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Không quân Quân khu Thành Đô, Trung Quốc, khi bình luận chuyên sâu về chiến tranh Iraq trên tạp chí Khoa Học Quân Sự Không Quân của Trung Quốc năm 2010, thì cách thắng một cuộc chiến tranh trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ thường là:

  • Áp đảo ngay từ đầu về chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý, chiến tranh chính trị, tạo ra một sức ép vô hình, một áp lực khổng lồ vô ảnh.
  • Dùng lực lượng không quân và hải quân chất lượng nhất thế giới về năng lực tác chiến và vũ khí tối tân để chiếm lĩnh vùng biển và vùng trời, gây thêm sức ép, tạo thêm áp lực nghẹt thở vây hãm địch.
  • Dùng chiến tranh công nghệ cao và các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích có tính lưu động cao, tác chiến nhanh chóng nhằm gây tê liệt hóa về quân sự và nhanh chóng chiếm lĩnh đầu não, thủ đô của đối phương. Đồng thời áp dụng chiến tranh tâm lý, trong đó có những thủ đoạn khủng bố tinh thần gây khủng hoảng tâm lý để gây tê liệt hóa về chính trị, xã hội.

Những chiến lược, chiến thuật trên của Mỹ thì ngoài Việt Nam ra cho đến nay chưa gặp đối thủ. Sở dĩ Mỹ thất bại trước Việt Nam, dựa theo các tiêu chí trên thì có thể xét đến các vấn đề sau đây:

  • Việt Nam cũng giỏi về chính trị, tình báo, tuyên truyền, và có ưu thế về yếu tố “nhân hòa”. Mỹ không thể áp đảo được.
  • Đúng là không quân và hải quân Mỹ đã hoành hành trên khắp vùng trời và vùng biển của Việt Nam và tận dụng ưu thế hỏa lực của họ. Nhưng ý chí của quân dân Việt Nam đã khiến hải quân Mỹ không thể gây sức ép tinh thần. Không quân vô địch của Mỹ thì gặp phải khắc tinh là hệ thống phòng không tinh nhuệ hàng đầu thế giới của Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiên liệu và chú trọng xây dựng ngay từ đầu. Không quân Việt Nam không chọi lại Mỹ nhưng các đơn vị phòng không của Việt Nam thì có thể hóa giải không quân của Mỹ.
  • Các biệt đội cơ động, lực lượng đặc biệt, biệt kích thiện chiến tinh nhuệ của họ đều bó tay trước địa hình hiểm trở của Việt Nam, vốn là một ưu thế lớn cho lực lượng du kích bản địa, và thực tế là du kích miền Nam còn cơ động và nhanh nhẹn hơn biệt kích Mỹ nhiều, nhờ trang bị nhẹ và thông thạo đường đi nước bước. Mỹ không có cách bình định được miền Nam, không tiêu diệt được quân Giải phóng, không chiếm được những vùng giải phóng, vì vậy họ không thể tập trung lực lượng lớn để mở một cuộc tổng tấn công ở miền Nam, và càng không thể “mơ giữa ban ngày” về chuyện Bắc tiến, hay hoang đường hơn: Tiến vào Hà Nội chiếm lấy thủ đô của Việt Nam ở tận ngoài Bắc. Họ nhiều lần đem các loại máy bay oanh tạc tối tân nhất ra tàn phá Hà Nội, muốn gây tê liệt hóa đầu não của Việt Nam, nhưng các phi vụ đó đều bị đánh bại phải rút lui về sau những tổn thất nặng nề. Và dân tộc Việt không như những dân tộc khác, Mỹ càng gây tội ác để khủng bố tinh thần thì dân Việt càng bất khuất và căm thù giặc hơn, chẳng những không sợ mà càng nuôi giấu lực lượng kháng chiến, hối thúc con em, con cháu ra bưng biền theo Mặt Trận đánh giặc.

Việt Nam không chỉ đánh bằng quân đội như những đối thủ khác của Mỹ. Việt Nam tiến hành chiến lược chiến tranh nhân dân và kết hợp nhuần nhuyễn khôn khéo với chiến thuật du kích. Đánh trên cả 3 mặt trận: Chính trị, quân sự, ngoại giao. Với phương châm tấn công “2 chân, 3 mũi, 3 vùng”. Hai chân: Chính trị và quân sự. Ba mũi giáp công: Chính trị, quân sự, binh vận. Ba vùng chiến lược: Nông thôn, thành thị, miền núi.

Nguyên nhân trực tiếp của chiến công thắng Mỹ là nhờ sự lãnh đạo của Bộ Chính Trị Đảng Lao Động Việt Nam, đứng đầu bởi chủ tịch Hồ Chí Minh, với những nước cờ chiến lược đúng đắn, những quyết định chiến lược hợp lý về chính trị và quân sự. Và nhờ vào sự chỉ đạo chiến lược, chỉ đạo chiến thuật trực tiếp của Trung Ương Cục Miền Nam, cụ thể hóa những quyết sách chiến lược của Đảng Lao Động Việt Nam.

Về nguyên nhân sâu xa, quân đội Mỹ thắng khắp thế giới mà chỉ thua trong chiến tranh Việt Nam chính là vì người Việt có một nền văn hóa căn bản vững chắc lâu đời, đặc biệt là văn hóa giữ nước. Văn hóa, tư tưởng này được hun đút từ lòng yêu nước truyền thống của dân Việt truyền lại từ ngàn xưa.

Quân Mỹ không hẳn thua vì không thiện chiến bằng, không dũng cảm bằng, không trung thành bằng. Cũng không thua vì du kích Việt Nam, hay thua vì các khu rừng nhiệt đới ở Đông Dương, hay vì ruồi muỗi côn trùng, vì khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt dễ gây bệnh tật cho người ngoài, hay vì phong trào phản chiến đấu tranh dữ dội trên khắp mọi đường phố trong và ngoài nước Mỹ.

Mỹ thua Việt Nam vì dân tộc Việt Nam có một căn bản gốc rễ, cội nguồn văn hóa vững bền và điều này đã tạo ra một ý chí sắt thép cho từng người lính và người dân chống quân xâm lược. Đây là những ý chí sắt đá mà không một chương trình tâm lý chiến nào có thể hạ gục nổi.

Một số học giả, nhà nghiên cứu lâu nay tin rằng người Việt thắng Mỹ là nhờ vào khí hậu, thủy thổ, nhờ du kích tài ba, nhờ các chiến sĩ biệt động, đặc công tài giỏi, liều lĩnh không sợ chết, nhờ tướng giỏi…. đều không hoàn toàn đúng.

Việt Nam thắng Mỹ vì biết vận dụng lòng yêu nước của đại khối dân tộc, sử dụng vũ khí yêu nước đó chống lại quân xâm lược Mỹ. Vũ khí yêu nước đó có được chính là từ văn hóa giữ nước giữ làng sâu xa từ ngàn xưa, sau ngàn năm dựng nước và giữ nước, từ một chủ đạo dân tộc sâu sắc từ cội nguồn gốc rễ ăn sâu vào tim óc từng người con đất Việt. Đó là bản sắc dân tộc Việt Nam, một nền văn hóa chủ đạo cơ bản gốc rễ vốn đã mạnh mẽ, vững chắc từ ngàn xưa.

Bác Hồ đã đúc kết văn hóa đó thành câu danh ngôn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!”

Trong Đại Hội Đảng lần thứ 2, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói kỹ hơn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

chien tranh viet nam

Chiến Tranh Việt Nam

Những chiếc bánh nuôi quân.

(Theo Thiếu Long Texas)

Toàn cảnh Chiến tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên diễn ra từ năm 1950 đến 1953, là cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên, ngoài ra còn được hỗ trợ bởi lực lượng vũ trang của một số quốc gia chư hầu do Mỹ chỉ huy. Trung Quốc còn được Liên Xô hỗ trợ không quân một cách hạn chế.

Cuộc chiến tranh bắt đầu từ ngày 25/6/1950. Chiến sự chấm dứt vào ngày 27/7/1953. Hơn hai triệu dân thường Triều Tiên đã chết, hầu hết trong số họ ở phía Bắc. Hai phía đều quy trách nhiệm cho nhau về việc ai gây chiến trước.

Chiến tranh kết thúc năm 1953. Ngày nay, Hoa Kỳ vẫn giữ 3 vạn quân ở Hàn Quốc. Bắc và Nam Triều Tiên bị phân chia bởi Khu phi quân sự Triều Tiên ở vĩ tuyến 38.

Chiến tranh Triều Tiên xảy ra từ 2 yếu tố mâu thuẫn xung đột. Một là sự xung đột giữa trục Mỹ và Nga – Trung, mà ở thời điểm Liên Xô còn tồn tại đã thể hiện ra ở hình thức “chiến tranh lạnh”. Hai là sự xung đột giữa những phe phái vùng miền Triều Tiên vốn đã có tiền lệ từ lịch sử phong kiến Triều Tiên.

Vì lý do chính trị, chiến tranh Triều Tiên đã trở thành cuộc chiến bị lãng quên trong giới truyền thông chủ lưu ở Hoa Kỳ và truyền thông chính thống Trung Quốc.

Tại Hoa Kỳ, một bộ phận lớn trong giới truyền thông chủ lưu đã gọi tên cuộc chiến bằng danh từ The Forgotten War (Cuộc chiến tranh bị lãng quên).

Tại Trung Quốc, chế độ chính trị muốn “quên đi” cuộc Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều (cách truyền thông Trung Quốc gọi Chiến tranh Triều Tiên), vì đây là công lớn của nguyên soái Tổng tư lệnh Bành Đức Hoài.

Năm 1959, Trung Quốc đã ngưng việc tuyên truyền chiến thắng vang dội trong chiến tranh kháng Mỹ viện Triều trong cuộc mâu thuẫn quyền lực và bất đồng quan điểm giữa đại nguyên soái Bành Đức Hoài với chủ tịch Mao Trạch Đông và phần lớn Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Sau Hội nghị Lư Sơn năm 1959, chiến thắng quân sự của Trung Quốc ở Bắc Triều Tiên, đi kèm với chiến công của Tổng tư lệnh Bành Đức Hoài trong chiến tranh Triều Tiên đã trở thành một đề tài nhạy cảm và có tính chất cấm kỵ trong giới truyền thông nước này.

Tương quan lực lượng

Phía Bắc, cuộc chiến tranh do Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, thống soái Bành Đức Hoài làm Tổng tư lệnh chỉ huy toàn quân, gần 1 triệu rưỡi quân Trung Quốc, còn có sự hỗ trợ y tế từ Hungary, Romania, Tiệp Khắc, Bulgaria và Ba Lan. Ngoài ra còn những hỗ trợ khác đến từ Mông Cổ và Ấn Độ.

Ban đầu, 27 vạn quân Trung Quốc tiến vào Bắc Triều Tiên để cứu viện Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) trước nguy cơ sụp đổ, một nhà độc tài cũng theo chủ nghĩa Cộng Sản, trong khi quân Kim đã bị vỡ trận và Bắc Triều Tiên đang bị hơn 30 vạn quân Mỹ tràn ngập lãnh thổ.

Phía Nam, cuộc chiến tranh được Hoa Kỳ lãnh đạo, thống tướng Douglas MacArthur làm Tổng tư lệnh chỉ huy toàn quân, ban đầu đưa khoảng 15 vạn quân vào Nam Triều Tiên để cứu viện Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee), một nhà độc tài theo chủ nghĩa dân túy.

Về sau, quân lực Hoa Kỳ tăng cường viện binh từ Nhật và đảo Guam, lên đến 30 vạn quân, xâm lược lên phía Bắc để lật đổ chế độ chính trị ở Bình Nhưỡng, và đã thật sự chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng, giành quyền kiểm soát hầu hết lãnh thổ Bắc Triều Tiên.

Quân đội Hoa Kỳ dẫn đầu liên quân đa quốc gia với 21 lực lượng quân sự, bao gồm Hàn Quốc, tham chiến trên danh nghĩa của Liên Hiệp Quốc và chỉ huy cuộc chiến thông qua Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc, ngoài ra còn được 39 quốc gia trong Liên Hiệp Quốc giúp sức, trong đó có 12 quốc gia hỗ trợ trực tiếp về quân sự.

Quân đội Triều Tiên có khoảng hơn 30 vạn quân, quân đội Hàn Quốc có gần 60 vạn quân nhưng chỉ có một bộ phận nhỏ trước đây đã từng là thuộc hạ của tướng quân Kim Cửu, từng đánh Nhật và được Quốc dân đảng huấn luyện ở Trùng Khánh, Nam Kinh (Trung Quốc) là thiện chiến và có kinh nghiệm chiến tranh, đại bộ phận còn lại đều là dân quân được chiêu mộ và tân binh mới nhập ngũ, hoàn toàn không có kinh nghiệm chiến trường.

Trong cuộc chiến giữa quân đội Triều Tiên và quân đội Hàn Quốc ở giai đoạn đầu chiến tranh Triều Tiên, kéo dài 1 tháng, quân đội Hàn Quốc đông hơn gấp đôi nhưng chỉ có một thành phần nhỏ là biết đánh trận, trong khi quân Triều Tiên toàn bộ đều là những chiến binh nhà nghề, những binh tướng và sĩ quan thân trải trăm trận trên khắp các chiến trường chống phát xít ở Liên Xô và Trung Quốc, được huấn luyện ở các học viện quân sự danh giá ở hai nước này.

Ngoài ra, quân đội Triều Tiên còn có vũ khí và hỏa lực vượt trội hơn hẳn nhờ Liên Xô viện trợ. Quân đội Triều Tiên được trang bị đầy đủ những vũ khí mới nhất của Liên Xô, trong khi quân đội Hàn Quốc chỉ có những vũ khí cũ kỹ mà Mỹ đã bỏ không dùng nữa từ sau Thế Chiến II.

Trong cuộc chiến giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Hoa Kỳ ở giai đoạn chính của chiến tranh Triều Tiên, kéo dài 3 năm từ 1950 đến 1953, quân đội Trung Quốc vừa tinh nhuệ, tràn đầy lý tưởng chiến đấu với lòng dũng cảm, vừa đông hơn gấp bội, nhưng họ phải chiến đấu với những vũ khí lạc hậu quen tay, ngoài các loại vũ khí hiện đại hơn của Mỹ mà họ giành được từ tay quân đội Quốc dân đảng nhưng sử dụng không quen, do đặc tính vũ khí khác biệt giữa 2 dòng vũ khí Nga – Mỹ.

Ở phía bên kia, chỉ có quân đội Mỹ, bộ phận tử thủ Phú Sơn của Hàn Quốc, và một bộ phận viện binh Pháp được Pháp chi viện cho Mỹ từ chiến trường Việt Nam và Đông Dương, là tinh nhuệ thiện chiến, còn lại đều là những lực lượng thiếu kinh nghiệm, tác chiến kém và chủ yếu làm nhiệm vụ phòng thủ.

Đến cuối cuộc chiến, quân đội Hoa Kỳ đã phái đi 1/3 quân đội của họ, 1/5 lực lượng không quân và gần một nửa lực lượng hải quân, trong khi Trung Quốc đã gửi 19 sư đoàn và nhiều đơn vị bộ đội, với gần 1 triệu rưỡi binh lính.

Tên gọi cuộc chiến

Trong các cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành, như chiến tranh Việt Nam (Vietnam War), chiến tranh Iraq (Iraq War), chiến tranh Afghanistan (Afghanistan War), hay chiến tranh có liên quan nhiều tới Mỹ, như Chiến tranh Thế giới (World War), chiến tranh Đông Dương (Indochina War) thì đều được gọi tên theo ngôi thứ nhất của Mỹ, theo mô-típ quân đội Mỹ tiến hành chiến tranh ở đâu thì lấy địa danh ở đó gọi tên cuộc chiến.

Theo đó, khi nói chiến tranh Việt Nam, thì người đọc có thể hiểu được là địa điểm cuộc chiến tranh Việt Nam.

Dưới tầm ảnh hưởng bao quát của truyền thông chủ lưu Mỹ, phần lớn quốc tế cũng gọi tên các cuộc chiến tranh của Mỹ theo ngôi thứ nhất của Mỹ.

Trong khi đó, chiến tranh Triều Tiên lại được người Mỹ và phần lớn quốc tế gọi là cuộc chiến tranh của người Triều Tiên (Korean War), thay vì chiến tranh ở Triều Tiên (Korea War), theo một mô-típ khác biệt và không có tiền lệ.

Nguyên nhân có sự ngoại lệ này là vì cuộc chiến tranh này được bắt đầu từ người Triều Tiên, sau đó quân đội Mỹ tiến hành chiến tranh trên danh nghĩa của Liên Hiệp Quốc, và điều hành cuộc chiến thông qua Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc ký kết hiệp định ngưng chiến năm 1953 ở Bàn Môn Điếm, về mặt kỹ thuật và pháp lý, cũng là ký với Liên Hiệp Quốc. Theo đó, các lực lượng Mỹ và chư hầu, về hình thức pháp lý, chỉ là một thực thể quân sự của lực lượng quân đội Liên Hiệp Quốc tham chiến “bảo vệ hòa bình” ở Triều Tiên.

Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên đều gọi tên cuộc chiến theo ngôi thứ nhất của mình: Chiến tranh kháng Mỹ viện TriềuChiến tranh giải phóng tổ quốc.

Lịch sử cổ đại và trung đại Triều Tiên

Lịch sử Cao Ly (Korea) kéo dài từ thời kỳ đồ đá cũ đến nay. Sau sự sụp đổ của Cổ Triều Tiên, Triều Tiên bước vào thời kỳ phân tranh quyền lực mà đỉnh điểm là thời Tam Quốc tranh hùng gồm 3 nước Cao Câu Ly (Goguryeo), Bách Tế (Baekje) và Tân La (Silla) kéo dài từ năm 57 trước công nguyên (TCN) đến năm 668 sau công nguyên (SCN).

Đến năm 676, Tân La thống nhất hầu hết bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, phản thần ly khai của nhà Cao Câu Ly thành lập vương quốc Bột Hải ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên vào năm 698.

Năm 926, Bột Hải bị người Khiết Đan ở phía Bắc Trung Hoa thôn tính; Triều Tiên lại rơi vào thời kỳ phân tranh Hậu Tam Quốc (892–935) với 3 triều đình Hậu Cao Câu Ly, Tân La, Hậu Bách Tế.

Nhà Cao Ly (918-1392) chấm dứt tình trạng phân chia bán đảo Triều Tiên kéo dài gần 1000 năm sau công cuộc giành vương quyền Hậu Cao Câu Ly và thôn tính Tân La, Hậu Bách Tế.

Năm 1231 – 1273 xảy ra chiến tranh Mông Cổ – Cao Ly (lúc này Mông Cổ chưa thôn tính xong hết Trung Hoa Đại Lục và chưa thành lập nhà Nguyên), cuộc chiến bao gồm 6 chiến dịch lớn của quân Mông Cổ gây thiệt hại nặng nề cho bán đảo Triều Tiên.

Cao Ly xin hàng, phải ký hiệp ước bất bình đẳng, cống nạp vàng bạc châu báu và tài nguyên, lao động trẻ em, nữ nô, và thợ thủ công để làm nô lệ cho đế chế Mông Cổ, phải cho các con cháu quý tộc, các công chúa, hoàng tử sang Mông Cổ làm con tin, và đồng thời trở thành một chư hầu, phiên thuộc của Mông Cổ trong gần 1 thế kỷ sau.

Năm 1392, Cao Ly sụp đổ và được thay thế bởi nhà Triều Tiên (1392–1897) và sau đó là Đế quốc Đại Hàn (1897–1910) trước khi bị người Nhật thôn tính vào năm 1910.

Lịch sử cận đại và hiện đại Triều Tiên

Triều Tiên dưới ách cai trị của đế quốc Nhật từ năm 1910. Người Nhật gọi Triều Tiên là ngoại địa và Nhật Bản là nội địa, có nhiệm vụ “khai phóng” Triều Tiên trong chính sách “Phồn vinh châu Á”. Chính sách cai trị của Nhật được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất từ năm 1910 đến 1919 cốt “thuần hóa” nhân dân Triều Tiên, bình định bán đảo Triều Tiên. Giai đoạn hai từ năm 1920 đến 1931 là giai đoạn dung hòa, mị dân, ôn tồn phủ dụ, nới rộng sự kiểm soát, phát triển văn hóa, giáo dục. Giai đoạn ba, từ 1931 đến 1945 phát triển kỹ nghệ và Nhật hóa.

Trong thời kỳ bị đế quốc Nhật Bản thống trị, người Triều Tiên vùng lên chống lại rất nhiều lần và hình thành nhiều thế lực chính trị khác nhau. Tuy nhiên, không có phong trào nào, lực lượng nào gây ấn tượng, thậm chí họ không có lực lượng vũ trang và vì vậy không thể hoạt động dưới sự bố ráp, ruồng bố của quân phiệt Nhật, khiến họ đành phải hoạt động ở Trung Quốc và hải ngoại. Đến năm 1939, tất cả thế lực chống Nhật đều bị tận diệt hoặc phải lưu vong ngoại quốc, không còn thế lực nào hoạt động trong nước.

Mãi về sau mới có 3 lực lượng quân sự được tổ chức:

Chí nguyện quân (Triều Tiên Chí nguyện quân, Quân Tình nguyện Triều Tiên), do hai tướng Kim Tu-bong (Kim Đấu Phụng) và Mu Chong thành lập ở “thánh địa cộng sản” Diên An, Trung Quốc vào năm 1939, sau này Kim Nhật Thành vào thanh trừng Mu Chong và giành lấy quyền lãnh đạo. Đội quân này chỉ có vài trăm du kích cộng sản nhưng đến năm 1945 đã phát triển lên 1000 quân. Thành phần nòng cốt của Quân Chí nguyện Triều Tiên bao gồm người Mãn Châu, người Hoa gốc Triều Tiên, người Triều Tiên gốc Hoa.

Lực lượng này có quan hệ thân cận với lực lượng cách mạng Trung Quốc, bản thân của nó cũng xuất thân và tách riêng ra từ Hồng quân Trung Hoa. Họ đã từng chiến đấu bên cạnh hàng ngũ Hồng quân Trung Hoa với tư cách là đơn vị hải ngoại. Thực tế, vai trò và cung cách hoạt động của nó không khác nhiều với Tân Tứ quân, Bát Lộ quân của Trung Quốc.

Chủ trương, đường lối hành động của Quân Chí nguyện Triều Tiên là bám sát với chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Trung Quốc, nghiêng theo hướng đấu tranh giai cấp với mục tiêu đánh đuổi đế quốc và xây dựng một xã hội Triều Tiên mới, từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đối tượng đấu tranh là chủ nghĩa đế quốc Nhật, địa chủ, phong kiến, tài phiệt, tư sản mại bản. Quân Chí nguyện Triều Tiên theo đường lối chính trị của Mao Trạch Đông và lấy chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao Trạch Đông làm nền tảng tư tưởng.

Tổ chức này kết nạp người khắt khe nhất trong 3 lực lượng chống Nhật của Triều Tiên, nhằm bảo đảm sự trung thành với giai cấp, quan điểm giai cấp phải rõ ràng và mạnh mẽ. Thành phần cốt cán bao gồm những tầng lớp thợ thuyền, công nhân, bần nông, trung nông, với sự giúp đỡ của nhiều phú nông yêu nước.

Giải phóng quân (Triều Tiên giải phóng quân), do lãnh tụ Kim Gu (Kim Cửu) thành lập ở Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 17 tháng 9 năm 1941, dưới sự thống lĩnh của các tướng Ji Cheong-cheon, Lee Bum-suk (người hùng của trận chiến 6 ngày Qingshanli đánh Nhật). Lực lượng này tuyên chiến với phát xít Đức và Nhật. Sau này tướng Kim Won-bong dẫn Nghĩa Liệt Đoàn gia nhập Quân Giải phóng Triều Tiên, lực lượng được tăng cường mấy trăm tay súng.

Quân giải phóng Triều Tiên theo đường lối chính trị của Tôn Trung Sơn (Tôn Dật Tiên) và lấy chủ nghĩa Tam Dân của ông làm tư tưởng chính. Tổ chức này chủ trương hài hòa trung lập giữa cộng sản – tư sản, lấy phản đế (chống đế quốc), phản phong (chống phong kiến) làm động lực đấu tranh. Họ trung thành với quan điểm xuyên suốt nhất quán của Tôn Trung Sơn là: “Để cách mạng thành công thì phải liên Nga, liên Cộng, phù trợ công – nông!”.

Thành phần nòng cốt của lực lượng này bao gồm các tầng lớp trí thức, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, được tầng lớp địa chủ yêu nước trong Trung Hoa Quốc dân đảng và những địa chủ yêu nước ở Mãn Châu, Trung Quốc và Triều Tiên ủng hộ, hỗ trợ.

Trên thực tế, chủ trương đường lối của Quân giải phóng Triều Tiên rất tương đồng với Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở Việt Nam, không phân biệt xuất thân, giai cấp, đảng phái, xu hướng chính trị, chỉ cần có cùng một mục tiêu chống kẻ thù chung là thực dân đế quốc đều được gia nhập.

Chiến tranh Triều Tiên

Giải phóng quân Triều Tiên, một lực lượng quân đội ái quốc, chiến đấu vì mục tiêu giải phóng dân tộc.

Quang phục quân (Triều Tiên quang phục quân, Đại Hàn quang phục quân), được thành lập năm 1941 ở Trùng Khánh, Trung Quốc, là lực lượng tư sản cực đoan tách riêng ra từ Giải phóng quân, do không đồng lòng với chủ trương và chính sách liên Cộng của Kim Cửu và Tôn Trung Sơn. Quang phục quân về sau chuyển sang hoạt động tích cực ở Nam Kinh, TQ.

Lực lượng này tuyên chiến với phe Trục trong Thế Chiến II và theo đường lối chính trị của Tưởng Giới Thạch, chủ trương phản đế (chống đế quốc), đả cộng (đánh cộng sản), bài phong (bài trừ phong kiến), tuyên bố “vừa chống chủ nghĩa đế quốc, vừa chống chủ nghĩa cộng sản”.

Họ chiêu nạp những thành phần có thù với Nhật và Cộng Sản, giai cấp tư sản, tiểu tư sản và tư sản mại bản, bao gồm những lực lượng hắc bang và quân phiệt ở Mãn Châu, Trung Quốc và khu vực biên giới Trung – Triều quanh sông Áp Lục. Lực lượng này được các thế lực tài phiệt ngân hàng trong Trung Hoa Quốc dân đảng chống lưng, nâng đỡ và hỗ trợ tài chính. Lý luận chính trị của tổ chức này được xào nấu kết hợp từ nhiều lý thuyết, học thuyết và trường phái tư tưởng khác nhau, họ không có tư tưởng chính thức và không theo một chủ nghĩa chính trị cố định.

Năm 1945, Quân giải phóng Triều Tiên do được sự ủng hộ rộng rãi và dễ dãi trong việc tuyển mộ binh sĩ, đã phát triển thành lực lượng đông quân nhất, lên đến gần 7000 tay súng. Trong khi đó Triều Tiên Chí nguyện quân chỉ có khoảng 1000 quân. Còn Quang phục quân ít được ủng hộ hơn trong quần chúng, nên chỉ quy tụ được 500 tay súng.

Sau khi phe Trục thua trong Thế Chiến II, Kim Cửu, với tư cách là thủ lĩnh tối cao của Giải phóng quân, vội kéo quân từ Trùng Khánh (TQ) về nước tham gia giải phóng và tranh thủ quyền lực trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật, nhưng không kịp.

Sau khi Liên Xô và Hoa Kỳ giải phóng bán đảo Triều Tiên, các phe phái quyền lực chính trị trong nước thân Liên Xô và thân Hoa Kỳ đều được những hỗ trợ nhất định, quân Giải phóng Triều Tiên đứng bơ vơ ở giữa và bị cả hai phe thân Liên Xô ở Bắc Triều Tiên và phe thân Mỹ ở Nam Triều Tiên công kích hoặc lôi kéo.

Từ đó đưa tới sự chia rẽ nội bộ sâu sắc và phân rã trong hàng ngũ nội bộ quân Giải phóng. Các thủ lĩnh, tướng lĩnh, người thì đi vào Nam theo Lý Thừa Vãn, người thì quay về Trung Quốc tìm đến Diên An và Mãn Châu để xin gia nhập vào Triều Tiên chí nguyện quân của Kim Nhật Thành.

Tiến sĩ Lý Thừa Vãn là một trí thức có tên tuổi ở Nam Triều Tiên, đã từng đấu tranh giành độc lập theo đường lối cải lương của Gandhi ở Ấn Độ. Lý đã xây dựng được một đội ngũ chính trị nhất định để bao quanh mình.

Là một chính khách lão thành, già dặn lão luyện, Lý ra sức chiêu hiền đãi sĩ, hai tướng Ji Cheong-cheon, Lee Bum-suk theo Lý Thừa Vãn và được trọng dụng, ưu đãi. Lee Bum-suk sau này là Thủ tướng trong Chính phủ đầu tiên của nước Đại Hàn Dân Quốc. Kim Cửu cũng vào hoạt động chính trị ở Nam Triều Tiên, nhưng không theo Lý Thừa Vãn mà là tranh quyền với ông ta, công khai phê phán, chỉ trích ông ta nhiều lần.

Khi viễn cảnh và triển vọng một Triều Tiên độc lập khỏi sự nô dịch của Nhật và thống nhất đất nước đã hình thành, thì Kim Cửu đã dẫn một phái đoàn gồm những nhà hoạt động trung lập và thân Cộng có danh tiếng ở Nam Triều Tiên, lặn lội đến Bình Nhưỡng xin gặp Kim Nhật Thành (lúc này đã đem toàn bộ lực lượng trở về nước) để bàn việc thống nhất bán đảo Triều Tiên, thuyết phục Kim khoan việc tính chuyện lập quốc ở Bắc Triều Tiên và chấp nhận tổng tuyển cử tự do với địa điểm ở Nam Triều Tiên, Kim Nhật Thành bác bỏ và hai bên to tiếng tranh luận một trận.

Kim Cửu chán nản trở về Nam Triều Tiên. Sau khi thất bại trong nhiệm vụ “du thuyết” trở về, Kim Cửu bị Lý Thừa Vãn lợi dụng thêm một lần nữa trong cuộc bầu cử. Một năm sau, năm 1949, Lý Thừa Vãn cho cảnh sát mật thủ tiêu Kim Cửu.

Kim Cửu là một thủ lĩnh quân sự có tài, là nhà dân tộc chủ nghĩa ngay thẳng, chính trực, và ngày nay vẫn được Hàn Quốc ca tụng, xây tượng để tôn vinh. CHDCND Triều Tiên tuy coi ông là một người theo chủ nghĩa sô-vanh, chủ nghĩa dân tộc cải lương, nhưng cũng rất kính trọng ông và dành cho ông những dòng trang trọng trong sách vở, truyền thông chính thống.

Tướng Kim Won-bong, phó tư lệnh Quân Giải phóng Triều Tiên, không theo Kim Cửu về Nam, mà ở lại theo Kim Nhật Thành. Tuy nhiên, ông bị Kim Nhật Thành nghi ngờ và thanh trừng vào năm 1958, sau đó ông tự sát.

Chiến tranh Triều Tiên

Biểu tượng của tư tưởng Chủ thể.

Ngày 15/8/1948, ở Nam Triều Tiên, nhà chính trị lão thành Lý Thừa Vãn tuyên bố lập quốc, thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc.

Khoảng nửa tháng sau, ở Bắc Triều Tiên, viên tướng trẻ Kim Nhật Thành cũng tuyên bố lập quốc vào ngày 9/9/1948, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, theo chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Kim Nhật Thành và thuyết Chủ thể (Juche), một học thuyết do Kim Nhật Thành và các lý luận gia của CHDCND Triều Tiên nghiên cứu và phát triển, mang nhiều yếu tố của tư tưởng truyền thống Triều Tiên và tinh thần tự lực cánh sinh.

Tên gọi “Triều Tiên” là lấy từ thời đại Cổ Triều Tiên tồn tại nhiều ngàn năm trong lịch sử bán đảo này, trong đó có các nước Cơ Tử Triều Tiên, Toán Tử Triều Tiên, Đàn Quân Triều Tiên, Vương Kiếm Triều Tiên, Vệ Mãn Triều Tiên, vẫn còn được ghi chép sơ lược trong cuốn “Tam Quốc Di Sự”. Danh từ “Triều Tiên” còn được dùng cho triều đại Triều Tiên, vốn tồn tại trên 200 năm, là triều đại phong kiến cuối cùng của dân tộc này trước khi bị đế quốc Nhật Bản xâm lược thôn tính.

Còn Đại Hàn Dân Quốc, viết gọn là Hàn Quốc, là một cải biên từ danh từ của 3 bộ lạc “Tam Hàn” và “Đại Hàn đế quốc” của nhà Triều Tiên, và quốc hiệu này chỉ tồn tại vỏn vẹn có 13 năm là triều đình Triều Tiên sụp đổ, thất thủ trước quân xâm lược Nhật.

Những năm cuối cùng của triều đại Triều Tiên dưới quốc hiệu Đại Hàn thì đã rất suy đồi, suy yếu, triều cương hủ bại, vua quan chỉ lo hưởng lạc, bỏ bê việc triều chính, dung túng quan binh nhũng nhiễu bá tánh, nhân dân đói khổ, lầm than, than oán, là một trong những triều vua tệ nhất trong lịch sử dân tộc Cao Ly. Nên khi nước Nhật đem quân tiến vào chiếm lấy Triều Tiên nhanh chóng mà không khó nhọc gì. Vì vậy việc lực lượng Lý Thừa Vãn lập quốc trước mà lại lấy Đại Hàn làm quốc hiệu thì khá khó hiểu.

Quốc kỳ Đại Hàn Dân Quốc là lá cờ Thái Cực Âm Dương (Ying Yang) với bát quái (tám quẻ) bao quanh. Theo lịch sử Triều Tiên, đây là lá cờ của Quân Giải phóng Triều Tiên thành lập năm 1941 cải biên từ lá cờ triều đình của vương quốc Tân La, một triều đình hùng mạnh và từng có công thống nhất bán đảo Triều Tiên, nhưng cũng bị nhiều sử gia Triều – Hàn xem là bọn cõng rắn cắn gà, vương triều này là “đồ đệ” trung thành của triều đình nhà Đường ở Trung Quốc, cùng với quân nhà Đường đánh nhau với anh em trong nhà trong các thời Tiền Tam Quốc, Tam Quốc (Triều Tiên), Hậu Tam Quốc, đánh Bột Hải, đánh Cao Câu Ly (tiền thân của đế chế Cao Ly sau này)… Suốt thời kỳ cầm quyền và cả thời Tân La thống nhất sau này, triều Tân La thường là đồng minh trung thành của Trung Hoa, chuyên cùng với quân Trung Hoa đi thảo phạt các thế lực khởi nghĩa, nổi dậy trong nước.

Hàn Quốc chống cộng mà lại dùng một lá quốc kỳ đậm chất Trung Hoa như vậy là vì lúc đó là năm 1948, Trung Hoa Quốc dân đảng còn chưa thua. Có lẽ vì vậy tập đoàn Lý Thừa Vãn muốn tỏ ý thân thiện và thần phục Trung Hoa.

Mặc dù tuyên bố theo chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Marx – Engels – Lenin, nhưng nhiều học giả phương Tây nhận xét rằng CHDCND Triều Tiên theo chủ nghĩa Stalin và nặng tính chủ nghĩa Mao Trạch Đông hơn là chủ nghĩa Marx thật sự.

Năm 2003, Triều Tiên đã chỉnh sửa và bổ sung Hiến pháp, và dùng thuật ngữ Chủ thể thay vào tất cả các thuật ngữ cộng sản trong Hiến pháp, hoàn toàn theo đuổi một con đường riêng với chủ nghĩa Juche của Kim Nhật Thành và chính sách Tiên quân, quân đội hàng đầu (선군 정책) của Kim Chính Nhật.

Bố cục Triều Tiên và chiến tranh liên Triều chẳng khác nhiều với thời kỳ Tiền Tam Quốc, Tam Quốc (Triều Tiên), Hậu Tam Quốc, và Nam Bắc Triều ở trên bán đảo Triều Tiên, với các quốc gia, phe phái thế lực khác nhau thống trị bán đảo như Bắc Phù Dư, Đông Phù Dư, Cao Câu Ly, Bách Tế, Tân La, Bột Hải, Hậu Cao Câu Ly, Hậu Bách Tế.

Cao Ly chia rẽ, phân hóa, nội chiến, nội loạn cũng gần như phong kiến Trung Hoa. Thời cận đại do những diễn biến lịch sử, các đặc điểm lịch sử khách quan, nên bán đảo này hình thành 2 nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở Bắc Cao Ly (North Korea) và Đại Hàn Dân Quốc ở Nam Cao Ly (South Korea), âu cũng là nối tiếp truyền thống xa xưa và lịch sử tái hiện.

Liên Xô giải phóng Bắc Triều Tiên

Mỹ giải phóng Nam Triều Tiên

Ngày 8 tháng 9 năm 1945, Liên Xô và Hoa Kỳ tiến quân vào bán đảo Triều Tiên giải giáp quân đội Nhật. Liên Xô đã rút quân ra khỏi Bắc Triều Tiên vào năm 1948, trong khi Mỹ kéo dài việc đóng quân tại Nam Triều Tiên cho đến năm 1949.

Tại Bắc Triều Tiên, viên tướng trẻ Kim Nhật Thành cùng với Hội Phục hưng Tổ quốc và Quân Chí nguyện Triều Tiên kết hợp với các lực lượng ái quốc, kháng Nhật, Cộng sản và thân Cộng khác ở Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, lập ra Ủy ban Nhân dân Lâm thời Bắc Triều Tiên, sau đó thành lập Đảng Lao động Bắc Triều Tiên, về sau sáp nhập Đảng Nhân dân Mới vào rồi đổi tên thành Đảng Lao động Triều Tiên. Đảng này đồng thời tiến hành thanh trừng phe phái và bắt đầu một cuộc đấu tranh quyền lực ác liệt nhằm tranh giành địa vị chính trị và tư cách lãnh đạo với Đảng Cộng sản Triều Tiên trên chính trường Bắc Triều Tiên.

Đảng Cộng sản Triều Tiên(조선공산당, Triều Cộng) là một chính đảng cộng sản theo chủ nghĩa Lenin, được Quốc tế III (do Lenin sáng lập), dưới sự lãnh đạo của Stalin, chỉ đạo thành lập tại Triều Tiên vào năm 1925 dưới thời Nhật thuộc.

Cuối những năm 1920, Đảng Cộng sản Triều Tiên mở rộng hoạt động ra các khu vực có người Triều Tiên sinh sống gồm Nhật Bản và Mãn Châu. Do bị Nhật đàn áp, Trung ương đảng này bị xóa sổ rồi lập lại nhiều lần, vì thế mà có đến 4 đảng phái tự nhận là Đảng Cộng sản Triều Tiên.

Sau khi Đảng Cộng sản Triều Tiên bị Quốc tế Cộng sản, dưới sự chỉ đạo của Stalin, giải thể vào năm 1929 vì cho là chủ nghĩa sô-vanh, chủ nghĩa dân tộc cải lương. Mặc dù trung ương đảng đã giải tán, nhiều chi bộ của nó vẫn tồn tại và phong trào tái lập Đảng Cộng sản Triều Tiên vẫn được tiếp tục ở nhiều nơi ở Bắc Triều Tiên.

Sau chiến tranh Thái Bình Dương (Thế Chiến II), Đảng Cộng sản Triều Tiên được một số chí sĩ tái lập vào tháng 9 năm 1945. Tuy nhiên, người sáng lập Đảng Lao động Triều Tiên, Kim Nhật Thành không có quan hệ gì với Đảng Cộng sản Triều Tiên, đồng thời giữa hai đảng này lại có những đối lập giữa các cá nhân, vì thế Kim và Đảng Lao động Triều Tiên trước khi lập quốc đã thanh trừng đối thủ chính trị của mình, dùng lực lượng quân sự có sẵn để tiến hành đánh dẹp bình định trong nỗ lực thống nhất Bắc Triều Tiên.

Đảng Cộng sản Triều Tiên không có lực lượng quân sự trong tay, nên đã bị đánh dẹp dễ dàng. Từ đó, quan điểm chính thống của CHDCND Triều Tiên luôn có những đánh giá mang tính phủ định đối với Đảng Cộng sản Triều Tiên, họ sợ uy tín và những công lao của Đảng Cộng sản Triều Tiên gây ảnh hưởng tiêu cực, làm lu mờ đi vai trò và tầm ảnh hưởng của Đảng Lao động Triều Tiên.

Đảng Lao động Triều Tiên thực chất là một chính đảng gia đình trị, do gia tộc họ Kim chi phối. Gia tộc họ Kim là một gia đình yêu nước, cả nhà chống Nhật. Nhà ngoại của Kim Nhật Thành đã hoạt động tuyên truyền chống Nhật từ những năm đầu kháng chiến, gia đình phải vào đạo Cơ Đốc Tin Lành để tránh tai mắt của quân xâm lược, ông ngoại của Kim Nhật Thành cũng phải hóa thân làm một mục sư.

Đến năm 1920, trước tình hình bố ráp ngày càng căng của toàn quyền Nhật, gia đình này vượt sông Áp Lục, tỵ nạn chính trị và sống lưu vong ở Mãn Châu, Trung Quốc.

Được giáo dục lòng yêu nước chí khí đấu tranh từ người cha, năm 14 tuổi, Kim Nhật Thành đã truyền bá bài hát “Ái Quốc Ca” (sau này là quốc ca Triều Tiên) để tuyên truyền lòng yêu nước trong cộng đồng lưu vong Triều Tiên, sau đó ông cùng một số kiều dân tỵ nạn Triều Tiên đồng trang lứa ở Mãn Châu thành lập Liên minh Đả đảo Chủ nghĩa Đế quốc vào năm 1926 để phản đối chính sách bành trướng của các cường quốc tư bản và phát xít trên thế giới thời ấy.

Tuy nhiên, đó là một tổ chức non yếu, thiếu tính chuyên nghiệp, do những thành viên trong nhóm này còn quá trẻ, nhiệt tình có thừa nhưng trình độ chính trị chưa đủ độ chín chắn, già dặn, lão luyện. Mao Trạch Đông gọi Kim Nhật Thành là “Kim tiểu anh hùng” và gia đình họ Kim là “toàn gia yêu nước”.

Năm 17 tuổi, Kim Nhật Thành với những tiến bộ nhất định về nhận thức và kiến thức chính trị, ông đã gia nhập Hội Thanh niên Cộng sản Nam Mãn Châu và bị phát xít Nhật tống giam vào năm 1929.

Sau khi cùng với các đồng chí vượt ngục thành công, ông tham gia các lực lượng du kích chống Nhật ở vùng Hoa Bắc Trung Quốc.

Vào năm 1935, ông gia nhập Quân đội Hỗn hợp kháng Nhật vùng Đông Bắc, một nhóm du kích chống Nhật do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, có cùng một mục tiêu chiến đấu chống quân phiệt Nhật nói riêng và chủ nghĩa phát xít nói chung.

Vừa tham gia vào lực lượng này thì Kim Nhật Thành đã chứng tỏ được bản lĩnh chính trị xuất sắc so với lứa tuổi, trẻ tuổi như thế nhưng ông đã được chỉ định làm chính trị viên cho chi đội thứ ba của sư đoàn 2, với khoảng 160 chiến sĩ, ông là chính trị viên trẻ tuổi nhất trong quân đội lúc đó.

Liên Xô đã tôn trọng hiệp ước Moscow ký kết với 4 nước đồng minh là Mỹ, Trung Quốc, Anh, và Pháp vào tháng 12, 1945. Họ rút hết quân về nước vào năm 1948 theo thỏa thuận trong hiệp nghị.

Dưới sự bảo vệ của Hồng quân trước mối đe dọa từ các lực lượng đế quốc, các nhóm Triều Tiên kháng Nhật ở Bắc Triều Tiên đã tôn viên tướng trẻ của họ lên làm lãnh tụ tối cao.

Hiện tượng này là dễ hiểu, vì Kim gia là một gia tộc có thế lực nhất ở Bắc Triều Tiên và có nhiều mối quan hệ với Trung Quốc và những phe nhóm hoạt động chính trị kháng Nhật ở Bắc Triều Tiên và Mãn Châu, Trung Quốc.

Kim Nhật Thành đã đấu tranh kháng Nhật từ nhỏ, ông được nhiều người dân Bắc Triều Tiên ủng hộ, đặc biệt là cư dân khu vực biên giới Trung – Triều quanh sông Áp Lục, cộng đồng người Hoa kiều ở Bắc Triều Tiên và người Mãn Châu gốc Triều Tiên, và còn là một “huyền thoại quân sự” trong tâm trí người dân biên giới phía Bắc, nơi mà Kim Nhật Thành đã nhiều lần chỉ huy một đạo quân chỉ có vài trăm chiến sĩ mà đánh thắng nhiều đơn vị thiện chiến của quân Quan Đông Nhật, và là vị tướng trẻ duy nhất lúc đó đã liên tục đưa quân đột kích những đồn lính của Nhật quanh vùng biên giới.

Kim Nhật Thành năm 1946

Tại Nam Triều Tiên, Lý Thừa Vãn, một nhà chính trị lão luyện, cao tuổi, đã hoạt động chống Nhật lâu năm theo đường lối cải lương, đấu tranh chính trị, đòi dân quyền, hoạt động khai thông dân trí tương đồng với chủ trương của Gandhi ở Ấn Độ và Phan Châu Trinh ở Việt Nam với chủ trương thân Mỹ và tư bản phương Tây, tiến hành bầu cử Quốc Hội ở Nam Triều Tiên và tuyên bố độc lập vào ngày 15/8/1948, thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) ở Nam Triều Tiên.

Trong cuộc bầu cử này, Lý Thừa Vãn đã dùng thủ đoạn chính trị đưa Kim Cửu vào danh sách ứng cử viên mà Kim Cửu không hề biết trước, nhưng lại sắp xếp hậu trường giữ cho Kim Cửu không thể thắng.

Sau đó, Kim Cửu khẳng định mình không hề tham gia vận động tranh cử và không biết gì về việc này, ông ta khẳng định đây là tiểu xảo của Lý Thừa Vãn nhằm mục đích phá hoại hình ảnh của ông, lúc đó vốn đang là đối thủ chính trị bất đắc dĩ của Lý và thường chỉ trích tính cách độc tài, độc đoán của ông ta.

Kim Cửu cũng khẳng định ông chưa bao giờ có ý định tham gia tranh cử, vì ông ta cương quyết chống lại sự phân chia lãnh thổ và chia rẽ dân tộc.

Ngoài mưu đồ trên, Lý Thừa Vãn còn muốn lợi dụng tên tuổi Kim Cửu để tăng cường trang trí cho cuộc bầu cử, tăng cường trang điểm cho hình ảnh của chính ông ta, rằng ông ta đã giành thắng lợi trước Kim Cửu.

Phe Lý Thừa Vãn tuyên bố thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc trước đông đảo quần chúng Nam Triều Tiên.

Lý Thừa Vãn, một chính khách theo chủ nghĩa dân túy và bị nhiều người Mỹ gọi là “con cắc kè thay đổi màu sắc”. Là một nhà chính trị cao niên và dày dặn kinh nghiệm chính trị, là tên tuổi lớn nhất trong trường phái chống Nhật ôn hòa ở Nam Triều Tiên, Lý là “kỳ phùng địch thủ” của tướng Kim Nhật Thành, tên tuổi lớn nhất trong trường phái bạo lực cách mạng chống Nhật ở Bắc Triều Tiên.

Ngay sau đó, Kim Nhật Thành và Đảng Lao động liền phản ứng, họ cũng tức tốc tiến hành bầu cử Quốc hội ở Bắc Triều Tiên. Ngày 9/9/1948, tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở Bắc Triều Tiên. Từ đó, bán đảo Triều Tiên có đến hai “ngày độc lập” khác nhau, do cả Bắc Nam Triều Tiên đều đọc tuyên ngôn độc lập và tuyên bố lập quốc ở hai đầu đất nước cùng một thời điểm trong năm 1948.

Chiến tranh Triều Tiên

Trong thời gian đầu năm 1950, quân đội Triều Tiên và quân đội Hàn Quốc tuần tra quanh khu vực vĩ tuyến 38 đã liên tục nảy sinh những xung đột quân sự, lúc thì quân Triều Tiên vượt ranh giới xâm phạm trước, khi thì quân Hàn Quốc nổ súng trước, vượt làn ranh vào trong lãnh thổ của Triều Tiên và bắn phá vào dân Triều Tiên, gây ra nhiều cuộc chạm súng nảy lửa quanh vĩ tuyến 38.

Năm 1950, Kim Nhật Thành đề nghị Trung Quốc viện trợ và giúp đỡ Triều Tiên tiến hành chiến tranh tấn công Hàn Quốc, nhưng bị từ chối. Trung Quốc không ủng hộ tiến hành chiến tranh tấn công Hàn Quốc vì đoán rằng Mỹ sẽ cứu viện và theo đó, chiến tranh sẽ leo thang và liên lụy đến Trung Quốc một khi Mỹ tiến hành Bắc tiến. Chu Ân Lai cũng khuyên phải thận trọng, lo sợ về một viễn cảnh Thế Chiến III một khi Mỹ nhập cuộc.

Do không được Trung Quốc đồng ý ủng hộ, Kim Nhật Thành phải hướng về Liên Xô cầu viện. Báo Hồng Kông “Bưu báo Hoa Nam buổi sáng” (Hoa Nam tảo báo) ngày 25/7/2010 dẫn các hồ sơ lịch sử được giải mật ở Trung Quốc cho thấy ban đầu, Mao Trạch Đông đã phản đối quyết liệt kế hoạch tấn công Hàn Quốc của Bình Nhưỡng cho tới 6 tuần trước khi nổ ra cuộc Nam tiến, và Mao Trạch Đông chỉ thay đổi quan điểm sau thuyết phục của Stalin. Sau khi Stalin đề nghị hỗ trợ, Mao Trạch Đông đã thay đổi quan điểm và trở thành người ủng hộ cuộc chiến này.

Theo cuốn sách “Mao Trạch Đông, Stalin và Chiến tranh Triều Tiên” của tác giả Thẩm Chí Hoa, Trung Quốc cũng không được chia sẻ thông tin về kế hoạch tấn công Hàn Quốc của CHDCND Triều Tiên.

Ngày 19/1/1950, Kim Nhật Thành nói với đại sứ Liên Xô tại Bình Nhưỡng rằng ông ta có kế hoạch giải phóng tổ quốc. Được tin đó, Stalin gửi một bức điện với nội dung ủng hộ kế hoạch, nhưng không nói gì với Mao Trạch Đông, lúc này đang thăm Điện Cẩm Linh.

Stalin cũng đồng ý viện trợ trong năm 1950 vũ khí và trang thiết bị đã cam kết cho năm 1951, để Kim Nhật Thành có thể tăng thêm 3 sư đoàn, nâng quân đội Bắc Triều Tiên lên 10 sư đoàn. Kim Nhật Thành bảo đảm với Stalin rằng ông ta có thể bình định xong Hàn Quốc trước khi Liên Hiệp Quốc, người Mỹ, và thế giới phương Tây có thời gian cũng như ý định can thiệp.

Đến cuối tháng 4/1950, Kim Nhật Thành gửi một đặc phái viên hàng đầu đến Bắc Kinh để thông báo cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc về kế hoạch tấn công Hàn Quốc. Mao phản đối mạnh mẽ cuộc chiến, nói rằng ông không thể giúp gì được, rằng phải lo duy trì ổn định tình hình trong nước Trung Quốc trước tiên.

Tuy nhiên, Mao Trạch Đông cũng chấp thuận cho hàng ngàn người Triều Tiên phục vụ trong hàng ngũ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trở về phục vụ trong quân đội Kim Nhật Thành.

Theo đề nghị của Stalin, đích thân Kim Nhật Thành đến Bắc Kinh ngày 13/5/1950 để thuyết phục Mao Trạch Đông. Cuộc mật đàm gay gắt kéo dài đến tận đêm mà hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận nào.

Ngay sau đó, Stalin đã gửi cho Mao Trạch Đông một bức điện nói rằng vì những thay đổi trong trật tự quốc tế, giới lãnh đạo Liên Xô đã đồng ý kế hoạch của Bắc Triều Tiên: “Vấn đề này phải được các đồng chí Triều Tiên và Trung Quốc giải quyết. Các đồng chí Triều Tiên sẽ đưa cho ông một thông báo chi tiết về các cuộc trao đổi của họ với chúng tôi”.

Kim Nhật Thành phát động cuộc tổng tấn công bằng đại quân từ Bắc xuống Nam vào ngày 25/6/1950 và đã thành công lớn. Nhưng sang tháng 7, Hoa Kỳ dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc nhảy vào cuộc chiến và đẩy lui các lực lượng Bắc Triều Tiên. Kim Nhật Thành khiếp sợ khi chứng kiến sức mạnh tàn phá hủy diệt ghê gớm của không quân Mỹ mà Bắc Triều Tiên không có cách nào ngăn chặn được. Nhà lãnh đạo này gửi một bức điện tới Stalin, xin được hỗ trợ quân sự mà nếu không từ Liên Xô được thì cũng từ các quốc gia đồng minh khác của Liên Xô.

Ngày 1/10/1950, Mao Trạch Đông tổ chức một cuộc họp khẩn Ban Bí thư Trung ương Đảng, bao gồm Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai. Nhiều ý kiến bất đồng, nhưng với sự ủng hộ của Chu Ân Lai, quyết định ra quân của Mao Trạch Đông đã thắng. Được chọn làm tổng chỉ huy quân Chí nguyện Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh kháng Mỹ viện Triều, Bành Đức Hoài tham dự một cuộc họp khác tại Trung Nam Hải vào ngày 4/10/1950. Vị nguyên soái kể lại: “Không khí rất không bình thường. Sự khác biệt trong các ý kiến là rất lớn”. Ngày 19/10/1950, quân Chí nguyện vượt sông Áp Lục và ngày 25/10 cùng năm, họ đụng độ với lực lượng Liên Hiệp Quốc do Mỹ đứng đầu.

Quân đội Trung Quốc tham gia chiến tranh Triều Tiên được gọi là “quân Chí nguyện” để tránh một cuộc chiến chính thức với Mỹ. Họ đã có những thành công đáng kể trước đối thủ được trang bị tốt nhất và có công nghệ cao nhất thế giới.

Đến Giáng sinh năm 1950, quân Trung Quốc đã có thể chiếm lại phần lớn vùng lãnh thổ mà quân đội Bắc Triều Tiên bị đẩy lùi trước đó. Quân đội Trung Quốc đánh chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng từ tay Mỹ vào ngày 4/1/1951, nhưng bị đánh bật một lần nữa trong tháng 3. Đến tháng 6, sau nhiều lần đổi chủ, thủ đô Bình Nhưỡng lại về tay Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sau đó đánh bật quân Mỹ ra khỏi Bắc Triều Tiên, chiến tranh lan rộng sang Nam Triều Tiên, từ đấy quân đội hai bên lâm vào thế chiến tranh giằng co dữ dội dọc vĩ tuyến 38, chiến trường liên tục chuyển đổi từ Bắc sang Nam, Nam sang Bắc. Phải 2 năm sau mới đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

Nhà sử học Trần Lâm (Trung Quốc) cho rằng động cơ của Mao Trạch Đông khi tiến hành chiến tranh Triều Tiên là để thu hút sự chú ý và công nhận Trung Quốc như một cường quốc, đồng thời đoàn kết người dân trong một cuộc chiến yêu nước. Nhà sử học này cũng bình luận: “Kim Nhật Thành đã rất ngạo mạn, tự tin vào sự siêu việt của các trang thiết bị do Liên Xô chế tạo và cho rằng có thể thắng nhanh chóng trước khi bên ngoài can thiệp. Ông ta đã mắc một sai lầm lớn, cũng như tổng tư lệnh Mỹ MacArthur khi cho rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ dám nhập cuộc. Cả hai đều quá kiêu căng”.

Sau khi được Liên Xô và Trung Quốc đồng thuận hậu thuẫn, Kim Nhật Thành và quân đội Triều Tiên tiến hành cuộc Chiến tranh Giải phóng Tổ quốc.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới quyết định tiến hành giải phóng Nam Triều Tiên là do nhiều chiến dịch khủng bố “Thánh chiến phản Cộng” vô cùng tàn ác mà chính phủ Lý Thừa Vãn đã tiến hành ở miền Nam Triều Tiên trong suốt giai đoạn 1947–1950, mà đỉnh cao là cuộc chôn sống tập thể gần 400 người, trong đó có nhiều phụ nữ, cụ già, trẻ em, thậm chí cả những người đàn bà đang mang thai. Những cuộc thảm sát ở miền Nam Triều Tiên lâu nay bị bưng bít rất kín và chỉ được đưa ra ánh sáng từ năm 2001 đến nay, một số phóng viên có lương tâm trong đài CNN đã đi tiên phong trong việc này và sau đó được noi theo bởi nhiều tổ chức thiện nguyện, phi chính phủ và phi lợi nhuận ở Hàn Quốc. Lý Thừa Vãn theo đó bị coi là một kẻ phạm tội ác diệt chủng, chống nhân loại.

Tác phẩm Cuộc đại thảm sát Triều Tiên (1951) của họa sĩ nổi tiếng Picasso. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và đã vẽ lại cuộc thảm sát man rợ đó.

Năng lực chính trị hạn chế của Triều Tiên, cộng với uy tín hạn chế, tầm vóc của chủ tịch Kim Nhật Thành ở Nam Triều Tiên lại không được như ở Bắc Triều Tiên, vì vậy Kim Nhật Thành không huy động nổi một cuộc chiến tranh nhân dân ở miền Nam, và sự thiếu quyết tâm và thờ ơ với chính trị của người dân Nam Triều Tiên, khiến cho những phong trào đấu tranh, chống đối ở Nam Triều Tiên bị đàn áp và dẹp bỏ dễ dàng. Lực lượng của CHDCND Triều Tiên cũng không có cách nào trà trộn vào được, bởi vì họ không được sự ủng hộ rộng rãi và có nền móng vững chắc, cơ sở quần chúng ở miền Nam.

Trước sự thất thế trong đấu tranh chính trị và võ lực ở Nam Triều Tiên, Kim Nhật Thành bèn quyết định tấn công quy mô, tổng lực, toàn diện, dùng trận địa chiến rộng lớn tấn công tổng lực triệt để vào Nam, nhằm tiêu diệt và xóa sổ Hàn Quốc thật nhanh trước khi các thế lực bên ngoài kịp thời can thiệp, theo tham mưu “tốc chiến tốc quyết” (đánh nhanh giải quyết nhanh) của tướng Trần Canh, khi hai người hội kiến và đàm luận ở Trung Quốc.

Triều Tiên nam tiến

Cuộc tấn công của quân đội Triều Tiên xảy ra vào sáng sớm ngày chủ nhật 25/6/1950, họ đã vượt vĩ tuyến 38 và được hậu thuẫn bởi một trận địa pháo bắn phá dữ dội vào phía trước.

Được trang bị tốt với gần 15 vạn quân và 240 xe tăng bao gồm 150 xe tăng T-34 do Liên Xô sản xuất, quân đội Triều Tiên bắt đầu cuộc chiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay tiêm kích YAK và 70 máy bay ném bom.

Lực lượng quân đội phòng thủ của Hàn Quốc đông hơn gần gấp đôi, nhờ dân số Nam Triều Tiên đông hơn gần gấp đôi Bắc Triều Tiên, nhưng yếu hơn nhiều cả về tinh thần chiến đấu lẫn năng lực tác chiến.

Đa số binh lính Hàn Quốc đều là tân binh mới nhập ngũ, quân đội vừa được chế độ mới xây dựng không bao lâu. Trong khi đó, quân đội Triều Tiên là một quân đội nhà nghề đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu trực diện với quân Quan Đông của Nhật, với những chiến binh từng phục vụ trong hàng ngũ Tân Tứ quân, Bát Lộ quân của Hồng quân Công Nông Trung Quốc, tham chiến chống lại phát xít Nhật, quân Tưởng và quân phiệt, với những sĩ quan cao cấp chuyên nghiệp từng phục vụ trong Hồng quân Trung Quốc và Hồng quân Liên Xô.

Quân đội Hàn Quốc có gần 60 vạn quân, nhưng trong đó chỉ có khoảng 5 vạn quân là có năng lực tác chiến tốt, chủ yếu từ lực lượng Giải phóng quân và Quang phục quân xuất thân từ Trùng Khánh và Nam Kinh của Trung Quốc, được Quốc dân đảng huấn luyện và đã có kinh nghiệm chiến đấu kháng Nhật trên chiến trường Trung Quốc.

Quân Hàn lúc đó chỉ sở hữu các loại vũ khí hạng nhẹ mà Mỹ đã bỏ không dùng từ sau Thế Chiến II. Họ không có xe tăng, rất thiếu xe thiết giáp và pháo binh, họ cũng không có máy bay tiêm kích và vũ khí chống tăng.

Cuộc tấn công được Kim Nhật Thành và đồng sự hoạch định tốt với khoảng 15 vạn đại quân chủ lực tinh nhuệ và đã gây được hiệu ứng bất ngờ và đạt được những thành công thần tốc. Triều Tiên tiến quân theo chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, tốc chiến tốc thắng, đánh mau đánh mạnh, với khí thế và tốc độ “sấm chớp không kịp bưng tai”, đã tấn công bất thần vào nhiều trọng điểm chiến lược như Kaesong (Khai Thành), Chuncheon (Xuân Xuyên), Uijeongbu (phủ Nghị Chính) và Ongjin (Úng Tân).

Trong những ngày đầu giao chiến, lực lượng Hàn Quốc bị thua sút về kỹ năng chiến đấu và chất lượng vũ khí, quân đội Triều Tiên có kỹ năng tác chiến cao hơn. Quân đội Hàn Quốc tuy đông hơn nhưng đa số là tân binh, chưa kinh qua thực chiến trên chiến trường và thậm chí chưa được huấn luyện nhiều trong quân trường. Các sĩ quan mới còn rất trẻ và theo đó chưa có nhiều thời gian nghiên cứu, học hành, cũng như chưa tốt nghiệp những học viện quân sự đủ tiêu chuẩn, như các sĩ quan Triều Tiên đã qua du học ở Trung Quốc và Liên Xô. Trong nhiều trường hợp, chính sự đông quân của Hàn Quốc đã phản tác dụng và tác động tiêu cực lên chính họ, họ tự liên lụy lẫn nhau, dẫm đạp lên nhau mà chạy. Do quân đông mà thiếu tinh nhuệ, nên quân Hàn dễ bị loạn, dễ vỡ trận và dẫn tới tình huống “binh bại như núi đổ”.

Lúc này Mỹ cũng đã hoàn thành rút quân từ đầu năm 1950, họ không nghĩ CHDCND Triều Tiên dám ngang nhiên bất chấp tất cả mà tấn công tổng lực vào Nam Triều Tiên, bất chấp Liên Hiệp Quốc. Trên thực tế, chính Kim Nhật Thành đã “canh” kỹ và chỉ đánh xuống Nam sau khi Mỹ đã rút quân số lượng lớn.

Trước đó, Mỹ vốn đã vi phạm hiệp nghị Moscow về Triều Tiên, kéo dài việc đóng quân ở Nam Triều Tiên đến giữa năm 1949 mới bắt đầu rút dần quân ra khỏi Nam Triều Tiên và chỉ rút quân số lượng lớn vào đầu năm 1950.

Binh sĩ Hàn Quốc cũng không có chính nghĩa rõ ràng và thường mơ hồ về lòng trung thành với chính thể họ Lý, không có tâm tình chiến đấu, đào ngũ bỏ trốn, tháo chạy toàn bộ, hoặc đào ngũ hàng loạt sang phía Triều Tiên. Khi cuộc tấn công trên bộ tiếp tục, không quân Triều Tiên tiến hành oanh tạc phi trường Kimpo (Kim Phố) gần Seoul (Hán Thành). Lực lượng Triều Tiên chiếm được thủ đô Hán Thành trưa ngày 28 tháng 6.

Ngay sau đó, các lực lượng Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ dẫn đầu, bao gồm 39 quốc gia tham gia, trong đó có liên quân 21 nước, với sự cung cấp nguồn nhân lực đáng kể từ Khối thịnh vượng chung Anh quốc. Tất cả lực lượng này đều tham chiến dưới quyền tổng tư lệnh của Thống tướng Douglas MacArthur, một danh tướng nổi tiếng của Hoa Kỳ, một người rất có tài về quân sự.

Chiến tranh Triều Tiên

Đại tướng năm sao Douglas MacArthur, nguyên soái của quân đội Mỹ tại Philippines, Tổng tư lệnh liên quân của Bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc ở Nam và Bắc Triều Tiên. Ông là Tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ trong những năm 1930 và đóng một vai trò nổi bật trên chiến trường Thái Bình Dương trong Thế Chiến II. Ông là Giám đốc Học viện Quân sự West Point, và là Tổng chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ ở Viễn Đông. Trước chiến tranh Triều Tiên, ông giám sát sự chiếm đóng Nhật Bản của quân Mỹ từ năm 1945 đến 1951, và là người cai trị hiệu quả ở Nhật.

Sau khi nghe báo cáo về chiến sự toàn diện diễn ra tại Triều Tiên, tổng thống Mỹ Truman ra lệnh cho tướng MacArthur chuyển vũ khí đạn dược đến cho quân đội Hàn Quốc. Truman phát lệnh cho không quân ồ ạt chống lại lực lượng Triều Tiên.

Sự can thiệp lớn nhất và đầu tiên của quân đội Mỹ là lực lượng Đặc nhiệm Smith, một bộ phận của sư đoàn 24 Bộ binh Hoa Kỳ đóng ở Nhật Bản.

Ngày 5 tháng 7, lực lượng này chinh chiến lần đầu tiên ở Osan (Ô Sơn) và bị quân đội Triều Tiên đánh bại với tổn thất cao. Lực lượng thắng lợi của Triều Tiên tiến quân về phía nam, sư đoàn 24 Mỹ với sức mạnh còn phân nửa bị buộc phải chạy về Taejeon (Đại Điền), không ngờ nơi đó đã bị quân Triều Tiên đánh chiếm từ trước. Tướng Mỹ William Dean không còn cách nào khác ngoài việc buông súng đầu hàng.

Vào tháng 8, Quân đoàn 8 Hoa Kỳ bị quân đội CHDCND Triều Tiên đẩy lui vào một vùng nhỏ trong cạnh đông nam của bán đảo Triều Tiên quanh thành phố Pusan (Phú Sơn). Ngày 20 tháng 8, MacArthur gửi một thông điệp cảnh cáo Kim Nhật Thành rằng ông ta phải chịu trách nhiệm cho các hành động chống lại Liên Hiệp Quốc.

Vào tháng 9, chỉ còn thành phố Pusan (Phú Sơn) – diện tích bằng khoảng 10% bán đảo Triều Tiên – là vẫn chưa thất thủ. Với sự hỗ trợ tiếp vận lớn lao; không quân yểm trợ, và viện quân, quân đội Hoa Kỳ đã giữ vững được phòng tuyến dọc theo sông Nakdong (Lạc Đông). Hành động bám giữ liều lĩnh này trở thành nổi tiếng tại Hoa Kỳ với tên gọi là “Vành đai Pusan”.

Không lực Mỹ đến với số lượng lớn, thực hiện 40 phi vụ mỗi ngày để hỗ trợ bộ binh, gây ra sự tàn phá to lớn đến dân lành vô tội cũng như các công trình dân sự. Các máy bay ném bom chiến thuật (đa phần là oanh tạc cơ B-29 có căn cứ ở Nhật) phá hoại lưu thông đường xá và đường xe lửa trong ban ngày, và tàn phá 32 cây cầu rất quan trọng đối với việc di tản của người dân. Xe lửa dùng cho dân sự phải nằm chờ đợi lúc ban ngày, bên trong các đường hầm.

Khắp nơi ở Triều Tiên, các máy bay ném bom Hoa Kỳ thi nhau đánh bom các kho tiếp liệu chính và phá hủy các nhà máy lọc dầu và hải cảng nhận hàng nhập cảng như tiếp liệu quân sự để làm cạn kiệt lực lượng Triều Tiên. Không lực hải quân cũng tấn công các điểm chuyển vận. Lực lượng Triều Tiên đã bị kéo giãn ra trên toàn bán đảo, và sự tàn phá do bị các máy bay ném bom của Hoa Kỳ gây ra đã ngăn ngừa đồ tiếp liệu cần thiết tới lực lượng Triều Tiên ở phía Nam.

Trong lúc đó, các căn cứ tiếp liệu tại Nhật Bản đưa vũ khí và binh sĩ Mỹ ào ạt vào Phú Sơn (Pusan). Các tiểu đoàn xe tăng Hoa Kỳ từ thành phố San Francisco được cấp bách đưa vào Triều Tiên; vào cuối tháng tám, Hoa Kỳ có trên 500 xe tăng loại trung tại vành đai Phú Sơn. Đầu tháng 9, quân đội Mỹ được củng cố viện binh mạnh hơn và đông hơn quân Triều Tiên (Mỹ 18 vạn quân so với Triều Tiên 10 vạn quân). Đúng thời điểm này, khi quân Mỹ đông gần gấp đôi quân Triều Tiên, Mỹ bắt đầu mở cuộc tổng phản công.

Đối diện với các cuộc tăng viện áp đảo của lực lượng liên quân Liên Hiệp Quốc, lực lượng Triều Tiên tự nhận thấy mình có quân số ít hơn và có hỗ trợ tiếp liệu yếu kém. Họ cũng thiếu hỗ trợ của không lực và hải lực so với Hoa Kỳ.

Diệu kế Nhân Xuyên

Ngay khi được Tổng thống Truman giao nhiệm vụ chỉ huy quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, tướng MacArthur đã đề xuất chiến dịch phản công bằng cuộc đổ bộ lên Nhân Xuyên (Incheon), thành phố cảng nằm cách thủ đô Hán Thành (Seoul) khoảng 27 km.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc muốn thực hiện cuộc đổ bộ lên Kunsan (Quần Sơn), một thành phố cảng nằm trên Hoàng Hải, cách thủ đô khoảng 200 km. Tháng 8/1950, các chỉ huy cấp cao hải quân, thủy quân lục chiến và quân đội Mỹ họp cùng tướng MacArthur tại Tokyo, Nhật Bản, lúc này đang nằm dưới quyền cai trị của Mỹ.

Phần lớn các tướng lĩnh và tham mưu người Mỹ phản đối kế hoạch đổ bộ Nhân Xuyên vì khu vực này là khu vực quan yếu được chú ý bảo vệ kỹ lưỡng, khả năng thành công thấp. Họ cho rằng, đổ bộ lên Quần Sơn sẽ khả thi hơn, ít thương vong hơn.

Tuy vậy, MacArthur kiên trì phân tích, vì Nhân Xuyên được phòng thủ chặt nên địch sẽ bị bất ngờ khi tấn công vào đây, chiến thắng Nhân Xuyên sẽ tránh được cuộc chiến kéo dài trong mùa đông khắc nghiệt bằng cách đánh bại một trong những điểm phòng ngự mạnh nhất của Triều Tiên. Ngoài ra, Nhân Xuyên, với khoảng cách địa lý gần thủ đô Hán Thành, là một trọng điểm chiến lược then chốt.

Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Lawton Collins và tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Forrest Sherman ủng hộ cuộc đổ bộ Nhân Xuyên. Họ cho rằng quân sự Triều Tiên là những “người máy” theo tư tưởng Stalin và học thuyết quân sự Stalin, chỉ biết tấn công, không biết phòng thủ, chỉ biết chiến đấu thật thà dũng cảm mà không biết quyền mưu. Vì vậy, quân Triều Tiên sẽ là “sư tử” trong tấn công và là “cừu non” trong phòng ngự.

Với tư cách là một Tổng Tư lệnh ra quyết định tối hậu, để giảm sức ép đối với vành đai Phú Sơn, thống soái MacArthur đã hạ lệnh tiến hành cuộc đổ bộ này, đây sẽ là một cuộc đổ bộ từ biển vào bờ xa phía sau phòng tuyến của Triều Tiên tại hải cảng Nhân Xuyên ven bờ biển tây của Hàn Quốc, gần Hán Thành.

Kế hoạch này được đặt mật danh “Chiến dịch Chromite”.

Nghi binh Quần Sơn

Để giữ bí mật cho chiến dịch, quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch nghi binh về một cuộc đổ bộ quy mô lớn lên Quần Sơn (Kunsan), cách Nhân Xuyên khoảng 169 km.

Đầu tháng 9/1950, không lực Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành các chiến dịch ném bom phá hủy những cây cầu và đường phố nhằm cô lập Quần Sơn, một kiểu tấn công thông thường cho một chiến dịch đổ bộ sắp xảy ra, nhằm mục đích nghi binh.

Tại cảng Phú Sơn, Thủy quân lục chiến Mỹ thuyết trình cho binh sĩ về chiến dịch đổ bộ Quần Sơn (chiến dịch ma, kế hoạch ma) và cố tình để lộ tin giả này cho tình báo Triều Tiên. Một nhóm tàu chiến của Anh và Mỹ di chuyển hướng về Kunsan để đánh lạc hướng.

14 ngày trước cuộc tấn công chính, Cơ quan Tình báo Liên Hiệp Quốc (trực thuộc Bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc) phái một nhóm đặc nhiệm Mỹ bí mật xâm nhập Nhân Xuyên do trung úy Eugene Clark, hải quân Mỹ dẫn đầu. Nhóm trinh sát cung cấp thông tin về thủy triều tại khu vực cũng như các vị trí của pháo binh Triều Tiên. Những người dân bị bắt cóc để khai thác tin tức về thủy triều và vị trí pháo binh, vị trí phòng thủ của Triều Tiên đều bị bí mật thủ tiêu và ném xuống biển để bảo mật thông tin.

Đêm ngày 10/9/1950, 7 vạn rưỡi binh sĩ cùng 261 tàu chiến bắt đầu cuộc đổ bộ lên Incheon. Đây là cuộc đổ bộ lớn nhất của Mỹ từ sau Thế chiến II. Chiến dịch Chromite mở màn bằng 43 máy bay ném 93 quả bom napalm đốt cháy sườn đông đảo Wolmido, dọn đường cho cuộc đổ bộ.

Sự bố phòng chu đáo của Triều Tiên đối với Nhân Xuyên, sự hiện hữu của một lực lượng quân địch mạnh làm cho cuộc đổ bộ này trở thành một chiến dịch cực kỳ mạo hiểm, vì nếu thất bại thì coi như toàn quân tiêu diệt, tất cả các thành phần bản lĩnh, dũng cảm nhất mới được chọn để thực hiện chiến dịch này.

MacArthur tập hợp quân đoàn 10 Hoa Kỳ dưới quyền của tướng Edward Almond gồm có 7 vạn quân từ Sư đoàn Thủy quân lục chiến 1 Hoa Kỳ và Sư đoàn 7 Bộ binh Hoa Kỳ và tăng viện với 8000 quân Hàn Quốc và đổ bộ tại Inchon trong chiến dịch Chromite.

Vào lúc tấn công đổ bộ ngày 15 tháng 9, nhờ vào thám báo của các gián điệp Hàn Quốc, sự cố tình tạo ra thông tin sai lạc và các cuộc rải thảm bom bi, bom napalm và pháo kích kéo dài trước khi đổ bộ. Mặc dù chịu tổn thất khá nặng, nhưng cuộc đổ bộ là một chiến thắng quyết định khi Quân đoàn 10 tràn ngập Nhân Xuyên và đe dọa bao vây quân đội chính quy của Triều Tiên.

Lực lượng phòng thủ cực mạnh của Triều Tiên tại Incheon, vì yếu tố bất ngờ, đã nhanh chóng bị liên quân Hoa Kỳ đánh bại.

Đến ngày 25/9, MacArthur nhanh chóng chiếm được Hán Thành, gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Triều Tiên.

Lực lượng trường binh Triều Tiên bị cắt đầu đuôi không thể cứu ứng, bị “binh bại như núi đổ”, nhanh chóng thua chạy về phía Bắc; Mỹ hoàn toàn lật ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng, Triều Tiên chỉ còn khoảng 3 vạn quân phải rút chạy. Quân đội Mỹ đẩy lui quân Triều Tiên ngược qua vĩ tuyến 38.

Quyết định táo bạo của thống tướng MacArthur trong cuộc đổ bộ lên Incheon đã tạo ra bước ngoặt quyết định, thay đổi toàn bộ cục diện chiến tranh Triều Tiên.

Sau đó với tham vọng lớn hơn, quân lực Hoa Kỳ vượt vĩ tuyến 38 tiến quân đánh thẳng vào Bắc Triều Tiên. Sự kiện này đánh dấu khoảnh khắc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ khi các nhà lãnh đạo Mỹ bộc lộ ra tham vọng xa hơn nhiều so với chiêu bài “ngăn chặn cộng sản”. Qua việc tấn công xâm lược Bắc Triều Tiên, Mỹ đã cho thấy rõ là họ muốn lật đổ, diệt trừ được một quốc gia thù địch để làm bàn đạp đối trọng với Trung – Nga.

Hoa Kỳ bắc tiến chinh phạt Bắc Triều Tiên

Quân đội Hoa Kỳ vượt ranh giới vào xâm lược Bắc Triều Tiên đầu tháng 10/1950. Quân đoàn 10 Hoa Kỳ đổ bộ từ biển lên bờ tại Wonsan (Nguyên Sơn) và Iwon (Lợi Nguyên). Các đơn vị còn lại của Hoa Kỳ sát cánh với quân đồng minh Liên Hiệp Quốc tiến quân phía bờ tây của Triều Tiên và xâm chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng ngày 19 tháng 10, buộc Kim và chính phủ của ông phải triệt thoái lên phía Bắc và ẩn náu, tử thủ nơi biên giới Trung – Triều, đầu tiên đến Sinuiju (Tân Nghĩa Châu), sau khi quân Trung Quốc vào cứu viện thì chuyển sang Kanggye (Giang Giới Thị).

Vào những ngày cuối tháng 10, quân đội Triều Tiên nhanh chóng tan rã, các thành phố, địa phận ở Bắc Triều Tiên đều đồng loạt thất thủ và đầu hàng. Kim Nhật Thành và Bộ chính trị Đảng Lao động Triều Tiên phải đào vong và cho người sang Trung Quốc cầu viện. Liên quân Liên Hiệp Quốc đại thắng, hạ sát và bắt sống được gần 14 vạn tù binh ở cả hai chiến trường Nam và Bắc Triều Tiên, toàn bộ hệ thống quân đội chủ lực Triều Tiên đã hoàn toàn bị tan hàng rã ngũ. Hàng chục vạn người bị không lực Mỹ hạ sát trên đường bỏ chạy về nước.

Hành động vượt vĩ tuyến 38 tấn công tổng lực vào Bắc Triều Tiên của Mỹ đã gây quan ngại lớn cho Trung Quốc. Họ lo rằng sự phiêu lưu quân sự của Mỹ sẽ không dừng lại ở sông Áp Lục (Yalu), biên giới Triều Tiên – Trung Quốc, mà sẽ mở rộng chiến tranh vào lãnh thổ Trung Quốc.

Không lực Mỹ, từ ngày 27 tháng 8 đến ngày 25 tháng 9, với 44 chiếc máy bay quân sự, đã dội bom và oanh tạc những căn cứ quân sự và vùng phụ cận của Trung Quốc ở bên kia biên giới, Mãn Châu, Trung Quốc, với lý do được đưa ra là “tàn quân Triều Tiên được tiếp tế qua các căn cứ bên trong Trung Hoa”, gây ra nhiều thương vong cho dân thường và trẻ em ở vùng nông thôn Trung Quốc, nhất là những ngư dân quanh bờ sông Áp Lục.

Trung Quốc cảnh cáo Hoa Kỳ hãy ngừng dội bom và pháo kích sang biên giới, và tuyên bố rằng nếu Mỹ tiến thêm bước nữa thì họ sẽ can thiệp quân sự để bảo vệ an ninh quốc gia.

Chính phủ Mỹ xem những lời cảnh cáo này chỉ là “muốn hù dọa Liên Hiệp Quốc” và không coi trọng lắm.

Ngày 15/10/1950, Tổng thống Mỹ Truman đến đảo Wake để họp nhanh với MacArthur. CIA Hoa Kỳ trước đây có cho Truman biết rằng việc CHND Trung Hoa nhảy vào cuộc chiến là “không thể nào”.

MacArthur cũng cho rằng ít có khả năng xảy ra một cuộc chiến với Trung Hoa. MacArthur ước tính Trung Hoa có vòng quanh 30 vạn quân tại Mãn Châu với khoảng từ 10 đến 12 vạn quân dọc theo sông Áp Lục; phân nửa quân số đó có thể vượt qua sông Áp Lục. Nhưng Trung Quốc lại không có lực lượng không quân để trợ chiến cho bộ binh, MacArthur nói không nghĩ ra Bành Đức Hoài sẽ chuyển quân bằng cách nào, vì thế “nếu Trung Quốc miễn cưỡng tràn xuống Bình Nhưỡng thì sẽ có một cuộc tàn sát lớn nhất đối với chúng.” MacArthur nhận định.

CIA cũng đồng tình với phân tích của danh tướng MacArthur và cho rằng cho dù Bành Đức Hoài có chuyển quân cách nào thì cũng không thể nhanh bằng tin tức tình báo của họ. CIA trấn an rằng họ đang làm chủ cuộc chiến tranh thông tin và tình hình biên giới Trung – Triều vẫn luôn nằm trong lòng bàn tay họ.

Trung Quốc đông chinh kháng Mỹ viện Triều

Ngày 8/10/1950, ngày hôm sau khi quân đội Hoa Kỳ vượt vĩ tuyến 38 xâm lược Bắc Triều Tiên và trực tiếp xâm phạm đến lãnh thổ Trung Quốc, Mao Trạch Đông phát lệnh cho danh tướng Bành Đức Hoài bí mật tập kết quân đội chủ lực và bộ đội đặc chủng, điều quân đến sông Áp Lục với sự phụ tá của hai tướng Trần Canh và Đặng Hoa, chuẩn bị sẵn sàng để vượt sông.

Bành Đức Hoài, 1 trong 10 đại nguyên soái khai quốc của CHND Trung Hoa, được nhiều người nhận định là “đệ nhất danh tướng thời Dân Quốc”.

Năm 16 tuổi ông đã dấn thân vào con đường binh nghiệp, đi lính cho một lực lượng quân phiệt ở tỉnh Hồ Nam. Khi Quốc dân đảng thảo phạt và sáp nhập các nhóm quân phiệt đầu hàng ở Hồ Nam thì Bành Đức Hoài cũng theo về và nhanh chóng thăng tiến nhờ thực tài, tuy nhiên tài năng quân sự của ông không được tin dùng trọn vẹn mà còn bị đố kỵ bởi các sĩ quan tham nhũng khác của Quốc dân đảng.

Về sau, trong thời kỳ Quốc – Cộng hợp tác, ông kết giao với Mao Trạch Đông và Chu Đức, được hai người mời vào Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Sau khi gia nhập Đảng Cộng Sản, Bành Đức Hoài nhanh chóng thể hiện tài lực hơn người và mau chóng trở thành lãnh đạo cấp cao ở khu Xô Viết Giang Tây, sau trở thành thống lĩnh của Bát Lộ quân.

Là một người từng phục vụ trong 3 lực lượng chính trị quân sự khác biệt nên có thể nói Bành Đức Hoài là một vị tướng dày dặn kinh nghiệm chiến trường, thân trải trăm trận vào sinh ra tử khắp Trung Quốc.

Ông được nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu quân sử đánh giá là một trong những đại danh tướng tài năng nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc, tề danh với những tên tuổi lớn của nhà Thanh như Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Phiên, hay những danh tướng của Thái Bình Thiên Quốc, và là danh tướng tài năng “độc nhất vô nhị” (có một không hai) trong lịch sử hiện đại Trung Quốc.

Bành nguyên soái chỉ huy chiến dịch Bách Đoàn đại chiến (1940) trong chiến tranh Trung – Nhật.

Trần Canh là một tướng tài trí lưỡng toàn, phục vụ cho 3 quân đội khác nhau và có cùng hoàn cảnh xuất thân như Bành Đức Hoài, năm 13 tuổi ông đã đầu quân cho một quân phiệt trong vùng, được kết nạp vào Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1922, ông phục vụ nằm vùng trong Quân đội cách mạng quốc dân của Quốc dân đảng được 6 năm. Khi bị phát hiện, ông liền đào thoát ra vùng giải phóng Giang Tây rồi chính thức hoạt động trong hàng ngũ Cộng Sản từ đây.

Là một trong những bằng hữu lâu năm của chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc trong thời gian hai người cùng hợp tác hoạt động cách mạng ở đây, Trần Canh 2 lần sang Việt Nam tham mưu cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Biên giới năm 1950 (Bataille de la RC 4) và chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954. Sau này, ông thành lập Học viện Kỹ thuật Quân sự quân Giải phóng Nhân Dân Trung Quốc ở thành phố Cáp Nhĩ Tân và được giao nhiệm vụ quản lý dự án sản xuất vũ khí hạt nhân.

Sau khi từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trở về nước sau chiến dịch Biên giới 1950 trong chiến tranh Pháp – Việt, ông lập tức được giao nhiệm vụ phụ tá Bành Đức Hoài tiến hành cuộc chiến tranh kháng Mỹ viện Triều.

Đặng Hoa là một tướng tài, vào tháng 7/1951, Đặng được Mao Trạch Đông chọn thay thế nguyên soái Bành Đức Hoài đi đàm phán với Mỹ để kết thúc chiến tranh, sau thất bại của các cuộc đàm phán, Đặng đã thiết kế chiến dịch Nam phạt thứ 6 và trình lên chủ tịch Mao Trạch Đông, và được Mao Trạch Đông thông qua.

Khi các lực lượng Liên Hiệp Quốc do Mỹ đứng đầu phát động chiến dịch Tổng tấn công mùa thu, Đặng đã chỉ huy quân Trung Quốc giành thắng lợi lớn.

Sau khi Bành Đức Hoài trở về Trung Quốc vì vấn đề sức khỏe, năm 1952, Đặng Hoa cùng với Trần Canh giữ chức tư lệnh và ủy viên chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, và chỉ huy cuộc phản công mùa thu năm 1952, dẫn đến việc ký Hiệp định đình chiến Triều Tiên năm 1953.

Từ trái sang phải: Trần Canh, Bành Đức Hoài, Đặng Hoa, bộ ba tướng giỏi của Trung Quốc đã hoạt động ăn ý với nhau trong Chiến tranh Triều Tiên.

Lúc này, ở Bắc Triều Tiên, quân đội Mỹ mặc dù đã để cho Kim Nhật Thành vượt thoát vòng vây ở Bình Nhưỡng và đào thoát lên phía Bắc, nhưng về cơ bản, quân Mỹ đã xâm chiếm, bình định và kiểm soát được hầu hết lãnh thổ Bắc Triều Tiên sau khi đánh chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng.

Tại Trung Quốc, trong thời gian Bành Đức Hoài chờ lệnh vượt biên giới thì Mao Trạch Đông đang cầu viện và tìm cách thuyết phục Liên Xô vào cuộc. Mao Trạch Đông cho rằng Mỹ đánh Trung Quốc xong rồi sẽ đến Liên Xô.

Tuy nhiên, sự giúp đỡ của Liên Xô chỉ giới hạn cung cấp yểm trợ bằng không quân không quá 60 dặm Anh (100 km) từ mặt trận. Dù vậy, các phi cơ Mig-15 hiện đại của Nga là một sự thách thức nghiêm trọng đối với quân lực Hoa Kỳ. Tại một khu vực có biệt danh là “Hành lang Mig”, các phi cơ của Nga giữ ưu thế trên không phận địa phương hơn đối thủ với các phi cơ F-80 do Hoa Kỳ chế tạo như Lockheed F-80 Shooting Stars cho đến khi các phi cơ F-86 (North American F-86 Sabre) được khai triển.

Người Trung Hoa rất bất bình trước việc giúp đỡ dè dặt, thiếu nhiệt tình của Liên Xô vì họ đinh ninh rằng họ đã được hứa cung ứng yểm trợ không lực toàn diện. Hoa Kỳ biết rõ vai trò của Liên Xô nhưng vẫn giữ im lặng để tránh leo thang chiến tranh.

Quân đội Trung Quốc bước vào cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ ngày 25/10/1950, ban đầu với 27 vạn quân (sau này trong thời điểm cao nhất là 70 vạn quân, tổng số quân tham chiến là gần 1 triệu người), dưới quyền tổng tư lệnh của danh tướng Bành Đức Hoài khiến cho Mỹ bị bất ngờ vì không lường trước được Trung Hoa có thể huy động mức độ quân số đông đảo đến như vậy ngay từ đầu, trái với mọi dự tính của danh tướng MacArthur và CIA.

MacArthur chỉ tính đến những đơn vị Trung Hoa ở gần biên giới Triều Tiên, ông ta không ngờ Bành Đức Hoài lại tập trung đại quân một cách bí mật và nhanh chóng đến vậy. CIA cũng không ngờ khả năng bảo mật thông tin với công nghệ lạc hậu của tình báo quân đội Trung Quốc lại hiệu quả đến như thế.

Trong cuộc đấu trí quân sự ngoạn mục giữa hai đại danh tướng, MacArthur đã thua Bành Đức Hoài ván này, sau khi đã chiến thắng Kim Nhật Thành trong “hiệp 1”.

Tuy nhiên, quân đội nhà nghề Hoa Kỳ, vốn từng vào sinh ra tử trên khắp chiến trường thế giới trong Thế Chiến II, với vũ khí cá nhân tốt hơn, binh sĩ thao luyện kỹ lưỡng, kỹ năng chiến đấu cá nhân cao và khả năng tác chiến tập thể tốt, vũ khí chiến lược mạnh và chiến thuật hiện đại, nên sau bất ngờ ban đầu họ đã lập tức trở về trạng thái bình tĩnh và nhanh chóng giành lại ưu thế.

Sau những vụ đụng độ sau đó, Bành Đức Hoài thấy quân mình bị yếu thế, hao tổn nhiều sinh lực và thất bại trong những trận giáp chiến xáp lá cà khi những quân lính người Hoa nhỏ con, gầy ốm phải đánh xáp lá cà trong một phạm vi hẹp với những chiến binh người Mỹ cao to, lực lưỡng với vũ khí cá nhân tốt hơn nhiều, nên đã quyết định rút lui vào rừng núi.

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc lại xem sự rút lui của này như là một dấu hiệu yếu thế và đánh giá sai lầm trầm trọng khả năng tác chiến của Giải phóng quân Trung Quốc. Thế nên các lực lượng Hoa Kỳ tiếp tục tiến công về sông Áp Lục không quan tâm nhiều đến những lời cảnh cáo của Trung Hoa.

Tình báo Hoa Kỳ sơ sài trong suốt giai đoạn này vì nhiều lý do, đã hoạt động không hiệu quả tại Bắc Triều Tiên cũng như đã từng không hữu hiệu tại Nam Triều Tiên trong những ngày có cuộc bao vây tại Vành đai Pusan.

Lính Trung Quốc hành quân bằng cách đi bộ và ngủ trong rừng nên giảm thiểu tối đa sự phát hiện của đối phương. Trong một trường hợp có ghi chép kỹ càng, một quân đoàn của Trung Quốc gồm có ba sư đoàn hành quân bằng chân đất từ An Tung ở Mãn Châu, phía Bắc cách sông Áp Lục khoảng 286 dặm (460 km) đến nơi tập kết tại Triều Tiên trong khoảng một thời gian dài từ 16 đến 19 ngày. Một sư đoàn của quân đoàn này hành quân vào ban đêm trên những con đường núi ngoằn ngoèo, trung bình đi được 18 dặm (29 km) một ngày trong vòng 18 ngày.

Cuộc hành quân trong ngày bắt đầu từ sau khi chập tối lúc 19 giờ và kết thúc lúc 3 giờ sáng hôm sau. Những phương án trú ẩn chống phi cơ phải hoàn thành trước 5 giờ 30 sáng. Tất cả mọi người, thú vật và các trang bị được giấu đi hay ngụy trang. Trong ban ngày chỉ có các nhóm trinh sát được ngụy trang di chuyển về phía trước để chọn lựa khu đóng quân ngoài trời của ngày hôm sau. Khi các đơn vị của Trung Hoa bắt buộc phải hành quân vào ban ngày vì bất cứ lý do gì, họ luôn tuân thủ lệnh dừng lại ngay tại chỗ và không cử động khi có phi cơ xuất hiện trên đầu. Các sĩ quan có quyền bắn bỏ bất cứ binh sĩ nào vi phạm lệnh này.

Cuối tháng 11, quân Trung Hoa đánh vào phía Tây, dọc theo sông Chongchon, và hoàn toàn tràn ngập một số sư đoàn Hoa Kỳ và thành công gây một đòn chí tử vào sườn các lực lượng còn lại của các lực lượng đồng minh Liên Hiệp Quốc. Sự bại trận của Quân đoàn 8 Hoa Kỳ tạo nên một cuộc rút lui dài nhất của một đơn vị quân sự Hoa Kỳ trong lịch sử. Ngày 5 tháng 12, Trung Quốc chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng.

Tại miền Đông, trong trận Hồ nước Chosin, một đơn vị 3 vạn người của Sư đoàn 7 Bộ binh Hoa Kỳ cũng chưa chuẩn bị kịp cho những cuộc tấn công chiến thuật của quân đội Trung Quốc, chẳng bao lâu Mỹ bị bao vây, mặc dù cuối cùng họ phá được vòng vây nhưng bị thương tổn khoảng 15.000 quân. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vốn rất thiện chiến đã bị đánh tan tác tại trận này và phải rút lui, tuy nhiên họ cũng đã gây thiệt hại nặng nề cho 6 sư đoàn CHND Trung Hoa.

Trong khi các binh sĩ Trung Hoa ban đầu thiếu yểm trợ của hỏa lực nặng và vũ khí bộ binh hạng nhẹ, chiến thuật của họ nhanh chóng điều chỉnh thích hợp cho sự bất lợi này như Bevin Alexander có giải thích trong cuốn sách của ông có tựa đề là “How Wars Are Won” (Cách thế nào để thắng các cuộc chiến tranh):

“Phương cách thông thường là xâm nhập các đơn vị nhỏ của địch từ một trung đội 50 người đến một đại đội 200 người, bằng cách phân tán thành nhiều nhóm riêng lẻ. Trong lúc một đội cắt đường rút lui của người Mỹ, các đội khác đánh thẳng cả mặt trước và hai bên sườn trong các cuộc tiến công phối hợp nhịp nhàng. Các cuộc tiến công tiếp tục vào các phía cho đến khi những người phòng thủ bị tiêu diệt hoặc bắt buộc phải rút lui. Người Trung Hoa bò lên phía trước đến sườn mở nơi đóng chốt của trung đội kế tiếp và lặp lại chiến thuật này.”

Roy Appleman làm sáng tỏ hơn các chiến thuật ban đầu của Trung Quốc như sau:

“Trong giai đoạn đầu tiến công, các lực lượng bộ binh thiện chiến nhẹ đã thực hiện các cuộc tấn công của Trung Hoa, nói chung không được yểm trợ với bất kỳ loại vũ khí hạng nặng nào ngoài súng cối (mortars). Các cuộc tấn công đã chứng minh rằng binh sĩ Trung Hoa là những chiến binh có kỷ luật và được huấn luyện kỹ lưỡng, và đặc biệt lão luyện trong chiến đấu về đêm. Họ có tài về nghệ thuật ngụy trang. Các đội trinh sát rất thành công đáng kể trong việc phát hiện các vị trí của các lực lượng Liên Hiệp Quốc. Họ hoạch định các cuộc tấn công vào phía sau lưng của các lực lượng này, cắt đường rút lui và đường tiếp vận của quân địch, và rồi sau đó xung trận đánh vào mặt trước và bên sườn để kết thúc trận chiến. Họ cũng áp dụng một chiến thuật gọi là Hachi Shiki tạo thành một đội hình chữ V mà họ để cho quân địch di chuyển trong đó; hai cạnh của chữ V sau đó được khép lại quanh quân địch trong khi đó một lực lượng khác di chuyển phía dưới miệng chữ V để đón chặn bất cứ lực lượng nào cố giải vây cho đơn vị bị bao vây. Các chiến thuật như thế của Trung Quốc đã được sử dụng với những thành công to lớn tại Onjong, Unsan, và Ch’osan, nhưng chỉ thành công một phần tại Pakch’on và Ch’ongch’on.”

Lực lượng Hoa Kỳ tại vùng Đông Bắc Triều Tiên, từng tiến công chớp nhoáng chỉ một vài tháng trước đây, bị bắt buộc phải nhanh chân hơn nữa rút về miền Nam để hình thành một vành đai phòng thủ quanh thành phố hải cảng Hungnam (Hưng Nam) nơi mà sau đó một cuộc di tản lớn được thực hiện cuối tháng 12 năm 1950.

193 lượt tàu chở các quân nhân Mỹ và trang thiết bị đã rời bến di tản khỏi bến cảng Hungnam. Khoảng 10 vạn binh sĩ, 17.500 xe các loại, và 350.000 tấn tiếp liệu được tàu chở đến Pusan trong vòng trật tự. Khi họ đã bỏ đi, Mỹ đã thiêu hủy, san bằng thành phố, và phá hủy tất cả không cho quân đội Trung Quốc sử dụng. Hành động tàn bạo này đã khiến nhiều dân lành trở thành vô gia cư và không có nơi trú thân trong mùa đông, làm nhiều thường dân phải chết cóng.

Tháng giêng năm 1951, Bành nguyên soái lại đánh mạnh trong “Đệ tam chiến dịch” (còn được biết với tên gọi “Cuộc tổng tiến công mùa đông” trong sử liệu phương Tây và “Nam phạt lần thứ 3” trong sử liệu Trung Quốc). Quân Trung Hoa sử dụng lại các chiến thuật trước đây của họ là tấn công chủ yếu vào ban đêm với cách đánh thăm dò từ các vị trí xa mặt trận theo sau là một đợt xung phong với số lượng quân áp đảo, và dùng kèn, cồng chiêng để liên lạc và đánh lạc hướng quân Mỹ.

Trung Quốc kết hợp giữa chiến thuật biển người (nhân hải), biển hỏa lực (hỏa hải), tiền pháo hậu xung, nghi binh, đánh úp, đánh trộm ban đêm, và quấy rối thường xuyên, tập kích trong khi lực lượng Liên Hiệp Quốc đang ngủ ban đêm, dùng loa la hét và kêu gọi đầu hàng, quấy rối không cho các lực lượng LHQ ngủ, nghỉ.

Mặc dù không thành công trong các mưu kế dụ địch vào hiểm địa phục binh, nhưng các chiến thuật tác chiến khác của Bành Đức Hoài đã phát huy hiệu quả tốt. Quân đội Mỹ không có thuốc trị cho những chiến thuật này, và sức kháng cự của họ sa sút nên họ rút lui nhanh về phía Nam. Thủ đô Hán Thành bị bỏ lại và bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng vào ngày 4/1/1951.

Như vậy, cho đến thời điểm này, cả hai thủ đô ở Bắc Nam Triều Tiên đều do Trung Quốc chiếm giữ, và cuộc chiến tranh Triều Tiên đã hoàn toàn được Trung Quốc tiếp quản và phụ trách, đại nguyên soái Bành Đức Hoài đảm nhiệm vai trò chỉ huy, và quân đội Trung Quốc đã đảm nhiệm vai trò chiến đấu trực tiếp trên sa trường, còn tàn quân Triều Tiên thì được đưa ra bảo vệ những bến cảng và miền duyên hải.

Kim Nhật Thành phật lòng vì điều này và đề nghị Mao Trạch Đông cho các đơn vị còn lại của Triều Tiên được tham chiến, Mao Trạch Đông liên lạc hỏi ý Bành Đức Hoài, Bành từ chối vì cho rằng quân đội Triều Tiên được các tướng tá xuất thân Hồng quân huấn luyện theo kiểu Liên Xô, khác nhiều với lý luận và lý thuyết quân sự của Trung Quốc, nên không thể chiến đấu hỗn hợp, việc chỉ huy sẽ bị loạn.

Hơn nữa, ông cho rằng Mỹ dù đang thua vẫn là một đối thủ quá mạnh để có thể chủ quan khinh địch. Quân đội Trung Quốc được tinh luyện theo cách riêng của họ Bành, là một đội tinh binh đang thắng thế, “phụ tử chi binh, huynh đệ chi binh” (quân đội như cha con, anh em) đoàn kết tác chiến hết sức ăn ý và kỷ luật “quân pháp bất vị thân” (quân luật không thiên vị thân tình), nếu như đưa binh lính Triều Tiên vào chiến đấu theo cách hỗn hợp thì sẽ loạn.

Khó khăn thêm gia tăng cho Quân đoàn 8 Hoa Kỳ khi tướng Walker bị tử trận. Trung tướng Matthew Ridgway, một người hùng nhảy dù trong Thế Chiến II lên thay thế và nhanh chóng từng bước tăng cường sĩ khí của Quân đoàn 8 vốn đang kiệt quệ và sa sút trong cuộc rút chạy.

Tuy nhiên, tình thế quá bi quan đến nỗi tướng Douglas MacArthur to tiếng hăm dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống Bình Nhưỡng và Bắc Kinh, dọa sẽ biến Mãn Châu thành “Hiroshima, Nagasaki của Trung Hoa”, những lời đe dọa này của tướng MacArthur gây nhiều báo động quốc tế.

Liên Xô và Trung Quốc lập tức lên án MacArthur, nhắc lại việc Mỹ dội bom nguyên tử xuống Nhật và dọa mở một tòa án quốc tế vì tội ác chiến tranh diệt chủng và tội ác chống loài người. Sau này, những người lãnh đạo Hoa Kỳ nói rằng đó chỉ là chiến tranh tâm lý, chứ MacArthur không có ý định sử dụng bom hạt nhân, và đó chỉ là ý kiến riêng của cá nhân MacArthur chứ không phải là quan điểm chung của chính phủ.

Quân đội Hoa Kỳ tiếp tục tháo lui cho đến khi họ tới phòng tuyến chạy dài từ phía Nam Suwon ở miền Tây, Wonju ở giữa, và phía Bắc Samchok ở miền Đông là nơi mặt trận được ổn định. Quân đội Trung Hoa đã bỏ xa đường tiếp vận của họ và bắt buộc phải lùi lại.

Quân đội Trung Quốc gặp khó khăn khi tiến ra xa khỏi Hán Thành vì họ đang ở cuối đường vận chuyển tiếp liệu, tất cả lương thực và đạn dược phải được vận chuyển vào ban đêm bằng chân hoặc xe đạp từ sông Áp Lục.

Cuối tháng giêng, sau khi nhận thấy các phòng tuyến phía trước lực lượng Hoa Kỳ bị bỏ hoang, tướng Ridgway ra lệnh tiến hành thám thính mà sau đó biến thành một cuộc tấn công toàn diện có tên gọi là “Operation Roundup” (Chiến dịch Bố ráp).

Chiến dịch được hoạch định tiến hành từng bước một, lợi dụng ưu thế hỏa lực trên mặt đất và nhất là trên không của Mỹ. Vào lúc kết thúc Chiến dịch Bố ráp vào đầu tháng hai, quân Mỹ đã tiến tới sông Hán và tái chiếm Wonju.

Trung Quốc phản công vào giữa tháng hai bằng cuộc tiến công giai đoạn 4 từ Hoengsong ở miền Trung chống các vị trí của Quân đoàn 9 Hoa Kỳ quanh Chipyong-ni. Các đơn vị của sư đoàn 2 Bộ binh Hoa Kỳ, gồm có tiểu đoàn Pháp tại Triều Tiên đã đánh trả một cuộc bao vây ngắn ngủi nhưng dữ dội và cuối cùng phá vỡ cuộc tiến công này. Trong trận đánh này, Mỹ và đồng minh đã học được cách đối phó với các chiến thuật tấn công của Trung Quốc và có thể giữ vững trận địa, do đó họ đã chống trả rất dũng cảm.

Chiến dịch Bố ráp được theo sau trong hai tuần cuối của tháng hai năm 1951 bằng Chiến dịch Sát thủ (Operation Killer) do Quân đoàn 8 của Hoa Kỳ đảm nhiệm, họ chiến đấu rất hung hãn. Đây là một cuộc tiến công toàn diện ngang qua mặt trận, lần nữa được hoạch định tăng cường tối đa hỏa lực với mục đích gây thiệt hại nặng nề cho các quân đoàn Trung Hoa. Vào cuối Chiến dịch Sát thủ, Quân đoàn 1 Hoa Kỳ đã tái chiếm lại được tất cả các lãnh thổ phía Nam sông Hán, trong khi Quân đoàn 9 tái chiếm Hoengsong, đánh bại Bành Đức Hoài và quân Trung Quốc.

Ngày 7 tháng 3 năm 1951, Quân đoàn 8 Hoa Kỳ lại thọc mạnh về phía trước trong chiến dịch Ripper, và vào ngày 14 tháng 3 họ đã đẩy lui quân đội Trung Hoa ra khỏi thủ đô Hán Thành (Seoul), đây là lần thứ tư trong một năm thành phố này đổi chủ. Hán Thành ở trong cảnh hoang tàn đổ nát; dân số của thành phố trước chiến tranh là 1,5 triệu người đã giảm xuống còn 200.000 người và thiếu thực phẩm trầm trọng.

Sau khi đánh bại quân Trung Hoa và chiếm lại Hán Thành, gây tổn thương nặng nề cho Trung Quốc, Douglas MacArthur trở nên kiêu ngạo, lớn lối, cực đoan hơn, phát biểu thêm nhiều lộng ngôn kém ý thức chính trị, gây hại cho hình ảnh nước Mỹ và chính phủ, sự khác biệt, bất đồng, mâu thuẫn, bất mãn với chính quyền trung ương Mỹ và tổng thống Truman ngày càng sâu, không muốn nghe lệnh chính phủ trung ương mà chỉ muốn độc đoán tự quyết định, có dấu hiệu lộng quyền, trở thành một vị tướng bất trị, nên đã bị tước quyền tư lệnh bởi Truman ngày 11 tháng 4 năm 1951 vì tội “bất tuân thượng lệnh”.

Quyết định bất ngờ và khó hiểu này của tổng thống Mỹ ngay trong lúc quân Mỹ đang trên đà chiến thắng đã gây tranh cãi rất nhiều và gây ra một làn sóng phản đối và mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền và giới chức quân sự Hoa Kỳ. Cuộc đụng độ lịch sử giữa 2 vị tướng lừng danh đã trở thành một quả đắng cho tướng MacArthur.

Sau khi MacArthur bị tước quyền hành và bắt phải về nước, Bành Đức Hoài vui mừng ra mặt, nói với các đồng chí của ông đại ý: Nhạc Phi đã bị hoàng đế triệu về, để xem cách nào địch thắng được ta.

Nhưng Bành Đức Hoài đã vui mừng quá sớm, sau khi loại được MacArthur, Bành và giới quân sự Trung Quốc trở nên chủ quan.

Tư lệnh tối cao mới, tướng Ridgway, cũng là một người có nhiều quân công, chiến tích trong Thế chiến II chống phe Trục, biết cách động viên và thu phục lòng trung thành, cống hiến của quân đội, được nhiều chuyên gia Hoa Kỳ xem là một nhà quân sự có tài ngầm (underate), thực tài có lẽ không thua kém MacArthur bao nhiêu. Ông ta tiến hành củng cố quân đội Mỹ và các cấp dưới để chuẩn bị cho một loạt các cuộc phản công hiệu quả. Tư lệnh Quân đoàn 8 được chuyển qua cho tướng James Van Fleet thống lĩnh.

Tướng Mỹ Matthew Ridgway, viên Tổng tư lệnh mới thay thế Douglas MacArthur.

Một loạt các cuộc tấn công sau đó từ từ đẩy lui quân đội Trung Quốc như các chiến dịch Courageous và Tomahawk, một cuộc công kích kết hợp giữa lục quân và không quân đã vây hãm quân đội CHND Trung Hoa giữa Kaesong và Seoul. Quân đội Hoa Kỳ tiếp tục thừa thắng xông lên cho đến khi họ tới được phòng tuyến Kansas, cách vĩ tuyến 38 một khoảng mấy dặm về phía Bắc.

Tuy nhiên quân đội Bành Đức Hoài khó thể bị đánh bại. Tháng tư năm 1951 họ mở đợt tiến công giai đoạn năm. Đây là một nỗ lực chính có sự tham dự của 3 quân đoàn, tổng cộng lên đến 70 vạn quân. Quả đấm thôi sơn giáng thẳng vào Quân đoàn 1 Hoa Kỳ nhưng sự chống trả dũng mãnh trong các trận đánh tại sông Imjin và Kapyong đã làm chậm lại tiến trình, quân Trung Quốc bị chặn đứng ở phòng tuyến phía Bắc Seoul.

Một cuộc tiến công của Trung Quốc sau đó ở Trung phần Triều Tiên, chống Quân đoàn 10 Hoa Kỳ và lực lượng Liên Hiệp Quốc vào ngày 15 tháng 5 cũng đạt được những thành công ban đầu, nhưng vào 20 tháng 5 cuộc tấn công phải ngừng lại. Quân đoàn 8 Hoa Kỳ phản công mạnh và đến cuối tháng 5 thì chiếm lại phòng tuyến Kansas. Mỹ và Liên Hiệp Quốc quyết định dừng lại ở phòng tuyến Kansas, nằm ở phía Bắc vĩ tuyến 38.

Lãnh thổ đổi chủ trong phần đầu của cuộc chiến cho đến khi mặt trận được ổn định.

Phần còn lại của cuộc chiến bao gồm chút ít sự thay đổi về lãnh thổ, các cuộc oanh tạc tầm mức rộng lớn vào lãnh thổ CHDCND Triều Tiên và dân cư của họ, và các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài bắt đầu từ 10 tháng 7 năm 1951 tại Kaesong giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Thậm chí trong suốt các cuộc thương thuyết hòa bình, chiến sự vẫn tiếp tục, hai bên vẫn “vừa đánh vừa đàm”.

Mao Trạch Đông cố mở các chiến dịch quân sự nhằm thử quyết tâm của Truman xem có dám tiếp tục cuộc chiến hay không. Các cuộc đụng độ quân sự chính yếu trong giai đoạn này là những hành động quanh lòng chảo phía đông như Bloody Ridge và Heartbreak Ridge năm 1951, các trận đánh như Trận Old Baldy ở giữa và Trận Hook ở phía Tây trong suốt năm 1952–53, Trận Đồi Eerie năm 1952, và Trận Đồi Pork Chop năm 1953.

Tháng 10 năm 1951, Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch Cảng Hudson với ý định thiết lập khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Một số phi cơ B-29 thực hiện các phi vụ tập ném bom giả từ Okinawa đến Triều Tiên mang theo các quả bom hạt nhân “hình nộm” hoặc các loại bom thông thường hạng nặng. Chiến dịch được điều hợp từ Căn cứ Không quân Yokota tại Nhật Bản.

Cuộc tập trận này có ý định thử chức năng thật sự của tất cả các hoạt động sẽ cần dùng trong một tấn công bằng vũ khí hạt nhân, bao gồm việc lắp ráp vũ khí và thử nghiệm, hướng dẫn, kiểm soát mặt đất về mục tiêu ném bom. Kết quả cho thấy bom hạt nhân không hiệu quả như là tiên đoán bởi vì việc phát hiện số đông lực lượng địch kịp thời thì quả là hiếm hoi.

Việc này đã làm cho dư luận thế giới lên án Mỹ. Sau này các sử gia vẫn tranh cãi liệu đây là ý định thật của Mỹ hay chỉ là trò chơi tâm lý chiến để răn đe Trung Quốc, Liên Xô, và khối cộng sản.

Trong sách “The Origins of the Korean War” xuất bản vào các năm 1981, 1990, sử gia Mỹ Bruce Cummings cho biết rằng trong một cuộc họp báo ngày 30/11/1950, những lời ám chỉ tấn công bằng vũ khí hạt nhân của Tổng thống Truman là lời đe dọa dựa trên kế hoạch bất ngờ sử dụng bom hạt nhân, chứ không phải lỡ lời như nhiều người lầm tưởng. Vào ngày 30/11/1950, Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược của Không quân Hoa Kỳ được lệnh gia tăng khả năng của mình, và sự gia tăng này gồm có khả năng nguyên tử.

Tướng Mỹ Mark Clark tiếp quản vai trò Tổng Tư lệnh liên quân vào ngày 12/5/1952, kế vị Tướng Matthew Ridgway.

Ngày 29/11/1952, tổng thống mới đắc cử là Dwight D. Eisenhower đã thực hiện lời hứa lúc tranh cử là đến Triều Tiên để tìm ra giải pháp để kết thúc chiến tranh trong danh dự. Với việc chấp thuận lời đề nghị ngừng bắn của Ấn Độ, một cuộc ngừng bắn được thiết lập vào ngày 27/7/1953 vào thời điểm tuyến đầu mặt trận quay trở lại quanh vĩ tuyến 38, và vì vậy một vùng phi quân sự được thiết lập quanh đó, được quân đội Trung Quốc phòng thủ một phía và phía bên kia là quân đội Hoa Kỳ.

Nơi có các cuộc thương thảo hòa bình, Khai Thành (Kaesong), cố đô của Triều Tiên, là phần đất của Hàn Quốc trước khi chiến sự bùng nổ nhưng nay là một thành phố đặc khu của CHDCND Triều Tiên. Nhiều phần lãnh thổ khác trước chiến tranh thuộc Bắc Triều Tiên, sau chiến tranh lại thuộc Nam Triều Tiên.

Ngày 27/7/1953, Trung Quốc, Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc (Mỹ) ký hiệp định đình chiến ở Bàn Môn Điếm (Panmunjom), Hàn Quốc từ chối ký. Hiệp định đình chiến tạo ra khu phi quân sự (DMZ) với bán kính 2.200 m về mỗi bên tính từ điểm trung tâm. DMZ được tuần tra bởi quân đội hai bên cho đến nay.

Bành Đức Hoài ký hiệp định đình chiến năm 1953, tại Bàn Môn Điếm, ngày nay ở thành phố Khai Thành, Bắc Triều Tiên.

Tội ác chiến tranh

Theo nhiều người Mỹ, phương Tây, và Hàn Quốc thừa nhận, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã hành quyết tập thể hàng chục ngàn tù nhân Cộng sản và những người thân Cộng trong những sự kiện như vụ tàn sát tập thể tù nhân chính trị của nhà tù Daejeon, thảm sát Lão Cân Lý (No Gun Ri massacre) và cuộc thảm sát tập thể đẫm máu trong vụ “Nổi dậy Cheju”.

Gregory Henderson, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Nam Triều Tiên vào thời điểm đó, đưa ra con số tổng cộng là trên 100.000 nạn nhân, và xác chết của họ bị quăng vào các hố chôn tập thể. Gần đây, Ủy ban Hòa giải và Tìm sự thật, một hội đoàn phi chính phủ và hoạt động độc lập của những người yêu nước ở Hàn Quốc đã nhận được các báo cáo của hơn 7.800 vụ tàn sát dân sự trong 150 địa điểm khắp bán đảo do quân đội Mỹ gây ra. Và những nơi các vụ tàn sát dân sự tập thể xảy ra trước, trong, và sau cuộc chiến. Trong nhiều trường hợp khác, quân đội Hàn Quốc cũng đã cho phá hủy một số cây cầu có đông nghẹt các thường dân đang bỏ chạy, giết chết tất cả người trên cầu.

Trên đường thua chạy, Lý Thừa Vãn đã tiến hành bắt lính, sung quân cấp tốc và bắt buộc tất cả người dân chung quanh nhập ngũ ngay để bổ sung. Có lúc quân đội Mỹ được lệnh xem bất cứ lương dân Triều Tiên nào hiện diện gần mặt trận là thù địch, và được lệnh “vô hiệu hóa” (hạ sát) họ ngay lập tức.

Việc này đưa đến nhiều vụ thảm sát bừa bãi hàng ngàn dân thường Nam Triều Tiên bởi quân đội Hoa Kỳ, tại nhiều nơi, quân đội Mỹ – Hàn đem việc bắn giết thôn dân làm trò tiêu khiển, mà đỉnh cao là cuộc thảm sát No Gun Ri (Lão Cân Lý) trong đó nhiều người không có khả năng tự vệ – đa số là phụ nữ, trẻ con và người già – nhiều người phụ nữ và bé gái đã bị quân đội Hoa Kỳ hãm hiếp tập thể và sau đó giết chết. Nhiều thôn khác cũng thường xuyên bị không quân Hoa Kỳ rải bom lên nóc nhà. Năm 2007 và 2008, Hoa Kỳ, do sức ép từ báo chí truyền thông và nhiều tổ chức nhân đạo tìm hiểu sự thật ở Hàn Quốc, đã thừa nhận là có chính sách “ngăn chặn” thường dân tại nhiều nơi ở mặt trận ở nhiều thời điểm khác nhau.

Bắc Triều Tiên bị tàn phá nặng nề vì bom Mỹ, chỉ vài căn nhà còn đứng vững. Hơn 3,5 triệu người Triều Tiên bị chết trong cuộc tiến công của Mỹ, và một danh sách dài các tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ đã được ghi nhận bao gồm cả việc sử dụng vũ khí sinh học, vũ khí hủy diệt hàng loạt và những cuộc tàn sát cư dân. Theo chuyên gia Michel Chossudovsky thuộc cơ quan Global Research, gần 30% dân số Bắc Triều Tiên đã chết dưới những đợt dội bom của Mỹ trong thập niên 1950.

Ngoài ra chính phủ các bên cũng tố cáo, cáo buộc, quy kết lẫn nhau về nhiều tội ác chiến tranh khác, tuy nhiên không có những bằng chứng rõ ràng. Hoa Kỳ cho rằng đã có một vụ thảm sát tại đồi 303, khi 41 tù binh của họ đã quân Kim Nhật Thành bắt giữ và xả súng máy thảm sát trong tư thế vẫn bị trói tay sau lưng trong trận Vành đai Phú Sơn.

Một bộ phận người dân Hán Thành vốn là ủng hộ viên, cảm tình viên, thiên cộng, hoặc chống Lý Thừa Vãn đã chạy theo quân đội Triều Tiên (vốn đang trên đường thua chạy) về Bắc, điều bất ngờ ngoài dự tính này đã làm cho cuộc rút lui đang có kỷ luật trở thành vô trật tự và ì ạch, chậm chạp vì phải lo cho dân. Tuy nhiên, Hàn Quốc và Hoa Kỳ lại gọi đây là sự cưỡng bức di cư, và xem đó là một trong những “tội ác chiến tranh” của Đảng lao động Triều Tiên.

Nhà thổ phục vụ lính Mỹ

Trong những năm 1950, kể từ khi Mỹ đóng quân ở Nam Triều Tiên đồng thời Bắc tiến xâm lược Bắc Triều Tiên, chính phủ thân Mỹ ở Nam Triều Tiên xem quân đội Mỹ như một cơ hội thu lợi về kinh tế mặc dù món lợi này được trả giá bằng hàng chục ngàn phụ nữ.

Khi quân đội Mỹ tới Nam Triều Tiên cũng là lúc các tấm biển chỉ đường mọc lên, chỉ dẫn tới các thị trấn Nam Triều Tiên hay còn gọi là các địa điểm “nghỉ ngơi và giải trí” (R&R).

Những nơi này nằm gần các trại lính lớn ở Hàn Quốc phục vụ cho “nhu cầu tiêu dùng” của binh lính Mỹ. ’’Nhu cầu tiêu dùng’’ này chính là tình dục của lính Mỹ.

Những thị trấn đồi trụy này không phải do tư nhân xây dựng để “làm ăn”, kiếm lợi, mà do chính các chế độ cầm quyền ở Hàn Quốc đã thiết lập để vừa phục vụ lính Mỹ vừa sinh lợi cho nền kinh tế.

Chính phủ Lý Thừa Vãn phát đăng ký cho tất cả gái điếm quân đội và thẻ đăng ký giúp họ ra vào những điểm R&R này. Giấy thông hành duy nhất mà một nam giới cần là một bộ quân phục Mỹ.

Cuối thập niên 1950, chính phủ Mỹ và chính phủ Hàn Quốc ký với nhau 2 hiệp nghị bất bình đẳng. Một là Hiệp ước phòng thủ chung, hiệp định này chính danh hóa sự có mặt của thực binh Mỹ ở Nam Triều Tiên, chính thức cho phép quân đội Mỹ đóng ở đây. Hiệp nghị cũng quy định các địa điểm R&R (phục vụ tình dục) sẽ được “cống nạp” cho lính Mỹ.

Năm 1988, lính Mỹ vẫn còn sử dụng các thị trấn Hàn Quốc này. Ngoài ra, các con số thống kế cho thấy có hơn 18.000 gái mại dâm Hàn phục vụ gần 5 vạn lính Mỹ đóng tại Hàn Quốc. Một số chuyên gia nói rằng ở đâu có lính Mỹ, ở đó sẽ có các nhà thổ do các chính phủ bản xứ tài trợ và ủng hộ.

Hai là hiệp nghị Status of Forces Agreement, theo thỏa thuận này, tòa án Hàn Quốc không có quyền xử binh lính Mỹ đang đóng quân và làm nhiệm vụ quân sự trên lãnh thổ Hàn Quốc, chỉ có tòa án binh Mỹ mới có quyền xử binh lính Mỹ.

Bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến tranh quy mô đầu tiên trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và đã gây thiệt hại nặng nề cho cả bán đảo Triều Tiên và các lực lượng Liên Hiệp Quốc.

Mặc dù Hàn Quốc trì trệ về kinh tế trong những thập niên sau chiến tranh, nhưng nhờ Mỹ tích cực đổ tiền vào viện trợ, đầu tư, giúp đỡ, Hàn Quốc sau đó đã được Mỹ và phương Tây giúp vực dậy nền kinh tế và hỗ trợ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Ngược lại, họ phải ký với Mỹ một số hiệp định bất bình đẳng kể trên, chấp nhận thân phận chư hầu.

Kinh tế Triều Tiên thì cũng đã hồi phục và phát triển nhanh chóng sau chiến tranh và cho đến khoảng năm 1975 đã vượt qua nền kinh tế của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nền kinh tế của Triều Tiên tăng trưởng chậm dần.

Ngày nay, do đòn cấm vận của Mỹ và phương Tây, chính sách đóng cửa, tự cô lập với thế giới bên ngoài, tự cung tự cấp, tự lực cánh sinh, bế quan tỏa cảng và nhiều sai lầm về chính sách, về thực hành, về công tác lãnh đạo, về mô hình thể chế, cơ chế chính trị, các thiết chế xã hội, cộng với thiên tai bão lụt, hạn hán mất mùa, nên nền kinh tế Triều Tiên đã sa sút, lương thực thiếu thốn, và hàng năm phải nhận viện trợ từ Trung Quốc, Nga, Việt Nam, và cả viện trợ gạo, lương khô từ các tổ chức thiện nguyện, nhân đạo Hàn Quốc thông qua cơ quan Food and Agriculture Organization (FAO) của Liên Hiệp Quốc để cứu đói trong khi nền kinh tế Hàn Quốc đã phát triển ưu việt.

Sau chiến tranh, Kim Nhật Thành bắt tay vào việc tái thiết đất nước vốn đã bị bom Mỹ và vũ khí sinh học Mỹ tàn phá nặng nề. Ông thực hiện kế hoạch “kinh tế quốc gia 5 năm”, tạo nên một nền kinh tế tập trung bao cấp với những “kế hoạch 5 năm”, với tất cả ngành công nghiệp đều là công hữu và tất cả nền công nghiệp được quốc hữu hóa. Quốc gia hình thành dựa trên nguyên lý chủ nghĩa quân bình và nền kinh tế dựa trên nhu cầu của công nhân và trí thức. Kinh tế tập trung vào công nghiệp nặng và sản xuất vũ khí. Về cơ bản, Bắc Triều Tiên đã mô phỏng mô hình Stalin ở Liên Xô. Cả hai bên Bắc – Nam đều duy trì một lực lượng vũ trang đông đảo để bảo vệ đường ngừng bắn năm 1953.

Chủ tịch Kim Nhật Thành và đại soái Bành Đức Hoài gặp lại năm 1955 khi Kim thăm Trung Quốc.

Giữa thập niên 1960, chủ tịch Kim Nhật Thành đã có những nỗ lực xâm nhập Nam Triều Tiên để chống Hàn Quốc. Những nỗ lực đó lên đến cực điểm khi Kim Nhật Thành cho các lực lượng sát thủ đặc biệt tấn công Nhà Xanh và ám sát tổng thống độc tài Phác Chính Hy, nhưng nhiệm vụ thất bại, không giết được Phác Chính Hy mà còn ngộ sát vợ ông ta.

Quân đội Triều Tiên có thái độ ngày càng quyết liệt đối với Hàn Quốc và quân đội Hoa Kỳ đồn trú ở gần giới tuyến quân sự, lôi kéo quân đội Mỹ vào những cuộc đấu súng quyết liệt dọc theo vùng phi quân sự. Vụ bắt giữ thủy thủ của tàu do thám USS Pueblo là một phần của nỗ lực này.

Theo sách “Phật giáo Đại Hàn, trước những thử thách lịch sử” của tác giả Trần Quang Thuận, do Tu viện Quảng Đức xuất bản năm 2004 ở Hoa Kỳ, chương 10, thì từ năm 1953 sau hiệp định đình chiến cho đến năm 1969, thì Bắc Triều Tiên đã gây ra 6.814 biến cố tại Nam Triều Tiên. Từ năm 1970 đến 1977, 32.775 vụ. Từ 1970 đến 1977, 32.775 vụ. Bình Nhưỡng cho đào hầm xuyên qua ranh giới Bắc – Nam để đột nhập vào Nam. Ba đường hầm đã được khám phá vào năm 1974, 1975 và 1978. Hải quân Triều Tiên từ năm 1975 đến 1980 liên tục áp giải tàu đánh cá Hàn Quốc, nhiều cán binh Triều Tiên được đặc phái đến Hàn Quốc nằm vùng vào năm 1982, đa số đều bị lực lượng cảnh sát, mật thám của Hàn Quốc bắt giữ.

Tuy nhiên, thời gian về sau Triều Tiên đã gặp phải những khó khăn ngày càng tăng về kinh tế sau nhiều thập kỷ phát triển thành công. Trong thời kỳ Trung – Xô xung đột, do chống chủ nghĩa xét lại của Khrushchev và cho rằng ông ta đã phản lại đại nguyên soái Stalin, cộng với ơn cứu viện trong cuộc chiến tranh kháng Mỹ viện Triều, nên Triều Tiên đã đứng hẳn về phía Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng trong chính sách Đại Nhảy Vọt và nhiều sai lầm khác về chính sách, mô hình, nên không giúp được nhiều cho Triều Tiên. Sự bao vây cấm vận kinh tế và quân sự của các nước phe Mỹ, chính sách tự cô lập, bế quan tỏa cảng, sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết trong thời kỳ 1989-1991. Tất cả hiện tượng đó đã đẩy Triều Tiên vào thế cô lập, cộng với những thiên tai bão lũ gây thêm vô vàn khó khăn kinh tế cho nước này.

Một Triều Tiên trước đây có tốc độ công nghiệp hóa nhanh hơn, tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh thấp hơn, chất lượng sống cao hơn Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ, đến những năm 1990 đã gặp vô số khó khăn xuất phát từ sự thiếu thốn đối tác thương mại sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ cấm vận, các trận bão lụt kéo dài. Người dân Triều Tiên gọi thời kỳ này là “Cuộc hành quân gian khổ”.

Dân chúng Triều Tiên thường xuyên lặp đi lặp lại rằng Triều Tiên sẽ được thống nhất trước sinh nhật lần thứ 70 của lãnh tụ Kim Nhật Thành năm 1982, và đã có những nỗi lo sợ từ Hàn Quốc rằng Kim Nhật Thành sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực lần thứ hai. Tuy nhiên, sự chênh lệch về kinh tế và thực lực quân sự giữa Bắc và Nam – nơi vẫn hiện diện gần 5 vạn quân đội Mỹ – vào thời kỳ đó khiến cho việc thống nhất bán đảo không thể diễn ra.

Tượng Bành Đức Hoài ở thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, nhìn về sông Áp Lục. Tượng được coi là một biểu tượng của tình hữu nghị Trung – Triều. Triều Tiên xem ông là “đại ân công”, tượng được người Triều Tiên xây và tặng cho thành phố Đan Đông.

Tổng hợp theo Thiếu Long Texas

Nếu thay tướng trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ có thể thắng được không?

Trân trọng giới thiệu với quý độc giả bài viết của blogger Thiếu Long Texas.

Cách đây mấy ngày mình đã viết entry Những chữ ‘nếu’ trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Entry này xin được bàn luận và nói thêm về vụ Robert E. Lee, Douglas MacArthur, là hai tướng tài giỏi trong lịch sử nước Mỹ, và nói thêm một cái “nếu” nữa ít nghe nói hơn: Nếu Mỹ thay Westmoreland, Abrams bằng các tướng khác thì có làm thay đổi kết quả Chiến tranh Việt Nam hay không?

Hồi đó lúc mình còn học ở Texas trong Câu lạc bộ cờ vua của trường có mấy thằng Mỹ cũng học môn American History (Lịch sử Hoa Kỳ), khi tán dóc thì họ cũng hay bàn về các đề tài chiến tranh, nhất là Thế chiến II và Chiến tranh Việt Nam.

Có mấy thằng bạn cho rằng Mỹ thua là vì các tướng dỏm. Westmoreland là đại tướng 4 sao tệ nhất, overate nhất (tức là không tài giỏi như thương hiệu, chức tước, uy tín ảo), còn Creighton Abrams chỉ là tầm thường không có gì đặc sắc. Nếu Robert E. Lee (danh tướng của phe Liên minh Miền Nam Hoa Kỳ trong Nội chiến Hoa Kỳ [American Civil War], hay còn gọi là Chiến tranh Giữa các Tiểu bang [War Between the States]) và Douglas MacArthur (danh tướng của Mỹ trong Thế chiến 2 và Chiến tranh Triều Tiên) mà cầm quân, làm tổng chỉ huy thay vì Westmoreland và Abrams thì Hoa Kỳ đã chiến thắng, quét sạch được Việt Cộng, đánh dẹp chiếm được các vùng tạm chiếm và miền Nam VN sẽ trở thành một Alaska, Hawaii mới của Mỹ.

Lúc đó mình chưa đủ trình tiếng Anh để tranh luận với tụi Mỹ về chuyện này. Vả lại thật ra vấn đề tướng Mỹ này mình cũng chưa bao giờ suy nghĩ tới, không có chuẩn bị lý lẽ hay kiến thức gì để thảo luận với bọn họ về chuyện này. Nên mình chỉ nói chung chung là lịch sử thì không thể nói “if”, “if” tào lao chi sự. Mình nói chừng nào có cỗ máy thời gian (time machine) hay thuốc trường sinh bất lão cho tướng Lee và tướng MacArthur thì hãy nói đến chuyện “nếu” thế này, “nếu” thế kia. Lee đã qua đời từ lâu, còn MacArthur đã từ lâu không còn được trọng dụng, không cầm quân chỉ huy nổi, về hưu, rồi già yếu bệnh tật và qua đời.

Nhưng về sau đọc này đọc kia đâu đó, tìm hiểu thêm đó đây, thì càng thấy lập luận của họ đã sai lại càng sai. Westmoreland và Abrams xuất thân từ gia đình quân ngũ thâm niên và là những tướng lĩnh rất có khả năng, rất chuyên nghiệp. Họ lập nhiều công lao trong Thế chiến 2. Nhờ các quân công, chiến tích và năng lực đó mà họ có chức vị cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ. Trong quân đội Hoa Kỳ không phải dễ dàng mà lên làm được tướng 4 sao.

Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã quyết thắng cho bằng được với những cố gắng chiến tranh cao nhất, với những chiến lược, chiến thuật, công cụ, phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại và tàn ác nhất. Do đó thật là vô lý nếu cho rằng Mỹ chọn những nhân tuyển không xứng đáng để làm tư lệnh tổng chỉ huy, điều hành chiến tranh Việt Nam.

Dù có chơi trò chơi “nếu” với tụi Mỹ đó thì VN vẫn có thể chấp cả Robert E. Lee Douglas MacArthur. Nếu hai danh tướng đó có cùng nhau chỉ huy, điều hành cuộc chiến thì kết quả cuộc chiến cũng sẽ không có gì thay đổi, cùng lắm sẽ đánh lâu hơn một chút, thế thì lính Mỹ cũng sẽ chết nhiều hơn một chút.

Bởi vì sao, các sở trường của Lee và MacArthur đều không có chỗ dùng, không có chỗ phát huy ở Việt Nam. Sở trường của Lee là phòng thủ, và còn giỏi chiêu “dương đông kích tây”, “tấn công” vây đánh điểm A để cứu điểm B, mà binh pháp Trung Hoa gọi là “vây Ngụy cứu Triệu”.

Sở trường của MacArthur là sử dụng kỳ binh, tức là dùng một lực lượng đặc biệt để tấn công bất ngờ trong một thời gian ngắn vào một “yếu huyệt” trọng yếu của đối phương, nhất là những mục tiêu mà ít người ngờ tới. Hành quân táo bạo, mạo hiểm, take risk, để giành thắng lợi chiến lược hoặc thắng lợi quyết định.

Ưu điểm của những tướng như MacArthur là nếu thắng thì sẽ thắng rất lớn. Nhưng do tính cách chơi liều của họ mà họ cũng thường sẽ phạm phải những sai lầm chiến lược. Khác với những “văn tướng”, “trí tướng” đặt sự từ tốn thận trọng bảo tồn thực lực lên trên hết như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những vị tướng hiếm hoi không mắc phải 1 lỗi chiến lược nào trong lịch sử quân sự thế giới.

Ở Điện Biên Phủ là lỗi chiến thuật nhưng Đại tướng đã kịp thời khắc phục nhanh khi thấy thực tế chiến trường không giống như các thảo luận ở Bộ Chính Trị. Còn Mậu Thân, thắng lợi lần 1 rất to lớn, còn việc hao binh tốn tướng trong lần 2 và 3 là không thuộc trách nhiệm của Đại tướng, vì ông không tán thành việc đánh tiếp lần 2 và 3, làm yếu đi nông thôn và vùng giải phóng.

Sau này nghiên cứu lại thì các chuyên gia quân sự Việt Nam và nước ngoài cũng công nhận là nếu chỉ đánh lần 1 rồi rút êm thì là 1 đại thắng, nhưng do ham đánh thêm cả lần 2 và 3 nên bị hao binh tổn tướng rất nặng nề, yếu tố bất ngờ không còn.

Sai lầm chiến thuật đó của ông Lê Duẩn và các lực lượng miền Nam (phái ủng hộ đánh tiếp lần 2 và 3, không theo ý kiến chỉ đạo ban đầu của Đại tướng và Bộ Chính Trị) càng cho thấy thiên tư quân sự, nhãn quan, tầm nhìn quân sự độc đáo của Đại tướng, ở miền Bắc xa xôi mà vẫn có cái nhìn thấu đáo, tường tận, minh mẫn, chính xác hơn các lực lượng tại chỗ. Đó là một trong những người hiếm hoi có thể “ngồi trong màn trướng quyết việc thắng bại ngoài ngàn dặm”.

Sở dĩ Đại tướng Võ Nguyên Giáp không bị sai lầm chiến lược nào trong suốt cuộc đời nam chinh bắc chiến và sự nghiệp quân sự oanh liệt của ông, một phần là vì trước khi đi vào quân sự chuyên nghiệp thì ông là một giáo viên dạy sử, là một nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiệp.

Khi đã ở trong lĩnh vực sử học chuyên nghiệp thì không thể chỉ có nắm vững đại cương chung chung mà còn phải thấu hiểu, nắm vững các kiến thức chi tiết cụ thể, trong đó có phần lịch sử quân sự (quân sử), lịch sử chiến tranh (chiến sử).

Với trách nhiệm là một nhà nghiên cứu và thầy dạy sử chuyên nghiệp, cộng với sở thích và tính hiếu kỳ chung của thanh niên về đề tài quân sự, cộng với ý chí sôi sục nhiệt huyết cứu quốc khi đất nước đang bị thực dân cai trị, muốn khởi nghĩa đánh giặc cứu nước thì tất phải biết ít nhiều việc binh, nghiệp võ, cho nên người thanh niên Võ Nguyên Giáp đã tìm hiểu chuyên sâu về lịch sử, đặc biệt là quân sử, binh pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là 2 tên tuổi nổi tiếng nhất trong lịch sử cận đại/hiện đại Việt Nam. “Thời thế tạo anh hùng”, tình thế loạn lạc dưới ách ngoại xâm trong thời Pháp thuộc đã tạo ra 2 người anh hùng dân tộc. Và “anh hùng tạo thời thế”, 2 người anh hùng này đã lãnh đạo quân dân cả nước làm nên những chiến công khó tin, làm xoay chuyển thời cuộc không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Khi nhắc đến tài năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì người ta nghĩ ngay đến tài chính trị, thuật dùng người. Khi nhắc đến tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì người ta nghĩ ngay đến tài thao lược, thuật dụng binh. Có lẽ do nhìn thấy thiên tư, năng khiếu bẩm sinh và kiến thức quân sự dồi dào đó mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong người tuổi trẻ anh hùng Võ Nguyên Giáp lên làm Đại tướng và tổng tư lệnh quân đội quốc gia.

Cho nên báo chí Mỹ nói Đại tướng không được đào tạo thì cũng không đúng. Tuy Đại tướng không được đào tạo bài bản chính quy trường lớp, nhưng chính lịch sử đánh giặc ngàn năm của cha ông đã đào tạo nên người danh tướng Võ Nguyên Giáp, một thiên tài quân sự. Nhiều tướng lĩnh xuất thân Học viện Quân sự West Point danh giá đã bị thua đau trước người danh tướng tự học này.

Trở lại với MacArthur, tài dùng kỳ binh của ông này có thể thấy được với chiến công lừng danh đánh úp Nhân Xuyên và chuyển bại thành thắng, lật ngược thế cờ Chiến tranh Triều Tiên, chặn đứng đà chiến thắng trông thấy của quân đội Kim Nhật Thành và còn thắng ngược.

Tuy nhiên sau đó, khi MacArthur phải đụng độ với danh tướng Trung Quốc Bành Đức Hoài, một tướng mưu lược nhưng vẫn thua xa Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thì MacArthur đã không thắng nổi và bị cầm chân. Bởi vì Bành Đức Hoài cũng thạo kỳ binh do từng thần tượng và nghiên cứu thiên tài quân sự Hàn Tín từ nhỏ, và còn học được đức tính trầm ổn, dùng binh cực kỳ thận trọng, biết sắp đặt tính kế các đường lùi, các nước cờ dự bị.

“Biết người biết ta, trăm trận không thua”, Bành Đức Hoài quá hiểu tính cách liều lĩnh của “đại mạo hiểm gia” MacArthur và rút kinh nghiệm “vết xe đổ” Kim Nhật Thành bị thua trước đó, nên đã đánh theo chiến lược mềm dẻo dằng dai và rất thận trọng, từ tốn, “dĩ nhu chế cương”, lấy nhiều vây ít. Và kết quả là MacArthur đã không làm gì được, ông này lại có khuyết điểm nữa là nôn nóng, nóng tính, kém kiên nhẫn, chỉ giỏi dùng kỳ binh và tốc chiến tốc thắng (thể hiện qua chiến công thần tốc đánh 1 lèo tới biên giới Trung Quốc, đuổi quân Bắc Triều Tiên sang biên giới TQ). Khi đụng phải “Thái Cực Quyền” của Bành Đức Hoài thì thuật kỳ binh và chiến lược tốc chiến của MacArthur lập tức trở nên như những quả đấm thôi sơn vào không khí và không còn chỗ sử dụng. Cho nên, ông ta ngày càng nóng tính, tuyên bố dọa sẽ dùng bom nguyên tử biến Trung Quốc đại lục và bán đảo Triều Tiên thành tro than, làm cho Nhà Trắng và Lầu Năm Góc mất mặt.

Ông này còn cãi nhau tay đôi với tổng thống trên phone. Đã không biết kiềm chế, làm xấu quốc thể Hoa Kỳ, ngu chính trị, kết quả chiến cuộc lại không khả quan, nên MacArthur bị triệu về và thay thế. Sau khi “thay tướng giữa trận” thì Mỹ – Liên Hiệp Quốc đã nhanh chóng chiếm lại được Bình Nhưỡng từ tay Trung Quốc, diễn biến chiến cuộc thuận lợi hơn cho Mỹ và đồng minh.

Như vậy cho thấy Lee và MacArthur tuy có tài giỏi nhưng cũng chẳng phải là thần thánh ba đầu sáu tay gì mà nói rằng nếu cầm quân ở VN thì sẽ thắng được VN. Sở trường phòng ngự dẻo dai chắc chắn kín kẽ như tường đồng vách sắt và kỹ thuật “tấn công để phòng ngự” của Lee và sở trường kỳ binh và tốc chiến tốc thắng của MacArthur không có chỗ dùng, không có chỗ phát huy trên chiến trường Việt Nam.

Các sở trường của 2 danh tướng này chỉ có thể dùng để chống trường binh, trường trận, các cuộc hành quân đường dài quy mô lớn của đại binh. Còn VN thì dùng đoản binh, đánh nhanh rút gọn, đánh rồi chạy, đánh rồi chạy, liên tục quấy rối giặc không ngừng. Khiến giặc phải điên đầu, khủng hoảng tinh thần, ăn không ngon ngủ không yên. Ban ngày đang ăn cũng sợ bị đánh, ban đêm nằm trằn trọc không ngủ được vì sợ bị đánh bất ngờ. Họ không biết sẽ bị đánh lúc nào.

Điều này làm cho họ bị rối loạn thần kinh, trầm cảm nghiêm trọng, chưa cần đánh nhiều mà họ đã tự diệt và suy sụp đến chết, chết dần chết mòn. Lính Mỹ chưa kịp bị quân Giải phóng bắn chết thì đã bắn nhau chết trước, sĩ quan bắn chết những người lính muốn bỏ trốn, lính bắn chết sĩ quan rồi đào ngũ. Họ coi VC như là một đội âm binh thần chết không biết lúc nào sẽ đi đến đòi mạng họ. Với tình hình như vậy thì làm sao chiến đấu gì nổi, tinh thần nào mà chiến đấu, cầm súng đã thấy nặng trĩu cầm không muốn nổi. Từ tướng đến quân chỉ thèm khát được giải thoát khỏi cái vũng lầy chiến tranh kinh khủng này và về nước càng sớm càng tốt. Và tình hình này càng như thế thì phong trào phản chiến chống Chiến tranh Việt Nam lại càng bùng cháy lan rộng dữ dội khắp nơi.

Tuy bị tổn thương nặng nề trước sự đánh phá của quân đội Mỹ, Việt Nam vẫn giáng trả vào quân xâm lược những thiệt hại, thương vong tột cùng, gieo rắc vào đầu họ những hội chứng, ám ảnh không thể nào quên, trở thành những vết thương không bao giờ lành. Số lượng quân nhân Mỹ bị mắc bệnh tâm thần trong và sau thời gian chiến đấu ở Việt Nam là nhiều nhất trong tất cả các cuộc chiến mà quân đội nước này tham gia trong lịch sử.

Lần đầu tiên, vào năm 1988, chính phủ Mỹ buộc phải thừa nhận có khoảng 15% trong số lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam trở về bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Cựu binh Jim Doyle và David Curry chỉ là 2 trong số gần 60 vạn quân Mỹ bị chính phủ họ đẩy vào vũng lầy Việt Nam. Jim Doyle đã bị đẩy tới chiến trường Việt Nam khi mới 18 tuổi, mặc dù may mắn sống sót trở về, nhưng đến giờ người cựu binh này vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh: “Chiến tranh là địa ngục. Nó tác động ghê gớm đến con người như một vết thương không thể hàn gắn.”“Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, chiến tranh không chỉ lấy cắp thời thanh niên của tôi mà còn đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời tôi”. Các nhà xã hội học Mỹ cũng xác nhận: Kể từ sau năm 1975 đến nay, năm nào cũng có những cựu binh Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam bị tinh thần bất ổn, trầm cảm rồi tự sát.

Điều trớ trêu là Mỹ “đầu tư” rất nhiều cho chiến tranh tâm lý ở Việt Nam, nhưng tâm lý của lính Mỹ mới là bị hại nhiều nhất. VN thì không tốn kém nhiều cho khoản này, chỉ cần có những hành động quấy rối quân sự không ngừng nghỉ và bà “Hannah Hà Nội” Trịnh Thị Ngọ nói cả ngày trên radio là cũng đủ cho tinh thần chiến đấu của binh lính Mỹ tiêu tùng. Nếu các cuộc quấy rối quân sự làm cho lính Mỹ lo sợ bất an, thì những cuộc nói chuyện trầm ấm của bà Ngọ đã cảm hóa, vận động được không ít lính Mỹ và khiến họ phải nhớ nhà.

Trong quân sử châu Á cũng có tiền lệ như vậy. Trong Chiến tranh Hán – Sở (Trung Quốc), “tiếng sáo Trương Lương” đã làm cho tàn binh của Hạng Vũ phải tan rã. Trong Chiến tranh Việt Nam, ý chí của binh lính Mỹ phải tan rã trước giọng nói ma lực của “Hannah Hanoi”.

Chiến tranh nhân dân Việt Nam và cách đánh du kích ở VN là những loại hình chiến tranh rất đặc biệt và thiên biến vạn hóa khó lường. Không có một cá nhân danh tướng xâm lược nào thắng được một dân tộc đoàn kết quyết chiến đánh giặc, cho dù đại nhân vật đó tài giỏi đến đâu.

Nguồn: blog Thiếu Long

Những cuộc chiến dưới tay 5 đời tổng thống Mỹ gần đây nhất

Vào thời điểm “cuộc tấn công của Mỹ vào Syria chỉ còn tính bằng giờ”, hãng Associate Press đã khái quát về những cuộc xâm lược của Mỹ từ vài thập kỷ qua.

Trong vòng 30 năm, trải qua 5 đời tổng thống, nước Mỹ đã phát động hàng loạt cuộc tấn công quân sự vào các nước khác. Dưới đây là những nét khái quát về các cuộc tấn công này và mức độ ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

– Beirut (Năm 1982-83): Binh sỹ Mỹ triển khai ở Lebanon trong thành phần lực lượng gìn giữ hòa bình 3 quốc gia. Cùng với Pháp, Tổng thống Reagan hạ lệnh mở các cuộc không kích có giới hạn để trả đũa cho vụ đánh bom vào các trại lính làm 299 lính Mỹ và Pháp thiệt mạng.

– Grenada (1983): Cuộc xâm lược của khoảng 7.000 quân Mỹ cùng 300 lính trong Tổ chức các nước Châu Mỹ (OAS) sau khi nổ ra cuộc đảo chính tại quốc đảo vùng Caribe. Cuộc tấn công này bị Anh và Liên hợp quốc lên án nhưng nhận được sự ủng hộ của 6 quốc đảo vùng Caribe, nhóm cho rằng hành động này là chính đáng theo hiến chương OAS.

– Libya (1986): Các trận không kích nhằm trừng phạt chế độ của nhà lãnh đạo Moammar sau vụ nổ tại một sàn disco ở Berlin (Đức) làm 79 người Mỹ bị thương và 2 người thiệt mạng. Nước Anh ủng hộ các vụ tấn công này nhưng Đại Hội đồng Liên hợp quốc lại lên án.

George H.W.Bush

– Panama (1989): Cuộc xâm lược của hơn 26.000 lính Mỹ xảy ra sau khi nhà độc tài Manuel Noriega tuyên chiến với các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với chính phủ Panama bị cáo buộc buôn lậu ma túy. Một lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng sau khi ông Noriega tuyên chiến, nhưng từ trước khi cuộc xâm lược bắt đầu.

– Iraq (1991): Cuộc xâm lược Iraq với sự tham gia của 33 nước khác đã hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra nghị quyết buộc Tổng thống Iraq khi đó là Saddam Hussein phải rút quân khỏi Kuwait.

– Somalia (1992): Người Mỹ triển khai quân sang quốc gia châu Phi này với chiêu bài gìn giữ hòa bình và viện trợ nhân đạo theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Bill Clinton

– Iraq (1993): Những cơn mưa tên lửa hành trình đã trút xuống thủ đô Baghdad, đánh trúng các trụ sở tình báo Iraq, để trả đũa một âm mưu ám sát Tổng thống George H.W. Bush

– Somalia (1993): Các đơn vị lĩnh Mỹ được triển khai đồng loạt cùng 35 nước khác để thực hiện sứ mệnh an ninh và ổn định theo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

– Haiti (1994): Mỹ triển khai nhiều quân tham gia sứ mệnh gìn giữ hào bình và ổn định quốc đảo này theo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

– Bosnia (1994-96): Trong vòng 18 tháng, Mỹ và các đồng minh NATO đồng loạt mở nhiều đợt oanh kích mà cao điểm là các trận ném bom, pháo kích và bắn tên lửa hành trình nhằm vào lực lượng người Serbia tại Bosnia. Hành động này được thực hiện theo đề nghị của Tổng thư ký Liên hợp quốc Boutrous Boutrous-Ghali và áp đặt các vùng cấm bay theo ít nhất là 3 nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Binh sĩ nhiều nước được triển khai suốt một năm tại đây trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình của NATO.

– Iraq (1996): Nhiều đợt tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào các mục tiêu ở miền Nam Iraq để trả đũa cho các vụ tấn công máy bay chiến đấu Mỹ đang thực hiện vùng cấm bay để bảo vệ các sắc tộc thiểu số ở Iraq. Vùng cấm bay được áp đặt theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

– Sudan, Afghanistan (1998): Các trại huấn luyện khủng bố tại Sudan và Afghanistan bị tấn công bằng tên lửa hành trình để trả đũa vụ đánh bom Đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania làm hơn 220 người thiệt mạng, trong đó có 12 công dân Mỹ.

– Iraq (1998): Một loạt các mục tiêu ở Baghdad đã bị nã tên lửa hành trình để trừng phạt chế độ Saddam Hussein không tuân thủ các cuộc thanh sát vũ khí hóa học của Liên hợp quốc theo các yêu cầu trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

– Kosovo: (1999): Các mục tiêu quân sự của Nam Tư cũ bị không kích và trúng tên lửa hành trình trong suốt 3 tháng tấn công. Ngoài ra, nhiều trạm điện, cầu cống và cơ sở hạ tầng khác của Nam Tư cũng bị phá hủy trong chiến dịch này của NATO.

George W. Bush

– Afghanistan (2001): Cuộc xâm lược diễn ra trong khuôn khổ chiến dịch quân sự của NATO sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Đã có khoảng 100.000 quân từ 48 nước tiến vào Afghanistan trong thành phần lực lượng Hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) do Mỹ cầm đầu. Trong số này, có 60.000 lính Mỹ. Vào cuối năm 2013, các binh sĩ NATO trong thành phần ISAF sẽ giảm còn một nửa và toàn bộ các lính chiến đấu nước ngoài sẽ rời khỏi mảnh đất Afghanistan vào cuối năm sau.

– Iraq (2003): Cuộc xâm lược diễn ra với chiêu bài “nguyện vọng của liên minh” 48 nước nhằm lật đổ chế độ Saddam Hussein. Khoảng 160.000 binh sỹ Mỹ đã có mặt tại Iraq vào lúc cao điểm của cuộc chiến và toàn bộ các lực lượng này đã rút đi vào tháng 12/2011 theo một thỏa thuận an ninh giữa chính phủ Iraq và Mỹ.

Barack Obama

– Libya (2011): Mỹ đã bắn hàng loạt tên lửa hành trình và chỉ huy một chiến dịch quân sự quốc tế ban đầu để thực hiện một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đó kêu gọi một lệnh ngừng bắn trong cuộc nội chiến tại Libya và thiết lập một vùng cấm bay.

– Osama bin Laden (2011): Dù không hẳn là một cuộc tấn công xâm lược từ nước ngoài thì vụ đột kích tiêu diệt thủ lĩnh Al-Qaeda lại được coi là một trong những thành công của giới quân đội và tình báo chóp bu Mỹ. Tất cả đều được thực hiện mà không có sự cho phép của Pakistan, quốc gia mà Bin Laden đã ẩn nấp.

Ngoài ra, cũng nên lưu ý về hàng trăm vụ tấn công đẫm máu bằng máy bay không người lái được Mỹ thực hiện nhằm vào các mục tiêu là những thủ lĩnh Al-Qaeda trong các nhiệm kỳ của Tổng thống Obama và Tổng thống George W. Bush. Đa số các vụ tấn công này diễn ra tại Pakistan, Afghanistan và Yemen. Nó luôn gây tranh cãi về việc liệu chính phủ của những quốc gia này có cho phép Mỹ thực hiện các vụ tấn công.

Theo Vietnam+

Ký ức của kiến trúc sư xây địa đạo dài hàng trăm km dưới mưa bom bão đạn

Những bí mật chưa từng kể về thế trận địa đạo “tam giác sắt” ở miền Nam Việt Nam: Ký ức của kiến trúc sư xây địa đạo dài hàng trăm km dưới mưa bom bão đạn

Suốt chiều dài cuộc chiến tranh chống Mỹ, địa đạo Tam giác sắt (Bến Cát, Bình Dương) nổi lên như một cứ điểm bất khả chiến bại.

Hàng trăm trận càn, hàng triệu tấn vũ khí địch đã dội xuống nhưng vẫn không phá hủy được địa đạo này. Lần lại dấu tích xưa, chúng tôi được biết đến nhiều câu chuyện chưa từng kể về địa đạo trong những tháng năm bom đạn.

Chúng tôi có dịp theo chân người xã đội trưởng du kích lừng lẫy một thời thăm lại địa đạo và nghe kể những câu chuyện huyền thoại về mảnh đất Bến Cát trong những năm khói lửa. Ông là Nguyễn Văn Trích (tên khác là Bảy Trích, SN 1940, xã An Tây, huyện Bến Cát, Bình Dương), từng là lãnh đạo chỉ huy du kích và nhân dân địa phương trực tiếp chiến đấu, đồng thời là kiến trúc sư trưởng khai sinh công trình địa đạo Tam giác sắt.

Cho tới bây giờ, cái tên Tam giác sắt vẫn mang trong mình nhiều bí ẩn với nhiều người. Việc xác định chính xác ba đỉnh của tam giác lịch sử ấy ngay cả những người trong cuộc cũng có những kiến giải khác nhau. Có người cho rằng Tam giác sắt là vùng Tây Nam Bến Cát, cũng có thể bao gồm phần đất Tây Nam Bến Cát – Dầu Tiếng – Long Nguyên. Rộng hơn nữa, có ý kến cho rằng nó kéo dài từ Long Nguyên (Bến Cát) – Trảng Bàng (Tây Ninh) và huyện Củ Chi (TP.HCM). Qua những lần bách bộ tìm hiểu, đồng thời tham vấn ý kiến những bậc cao niên thì chúng tôi tạm xác định địa đạo Tam giác sắt nằm ở ba xã vùng tây nam Bến Cát gồm: An Điền, An Tây, Phú An ngày nay, trong đó xã An Tây được xem đỉnh tam giác quan trọng nhất. Chính nơi đây vào thời chiến hàng ngàn quân dân du kích đã đào những nhát cuốc đầu tiên, bắt đầu cho một hệ thống đường ngầm với quy mô lên tới 100km. Bên trong đường hầm ấy có hệ thống trú ẩn, phòng ngự, chiến đấu tinh vi mà theo một số nhà nghiên cứu sử đánh giá là vào loại bậc nhất trên thế giới. Địa đạo được chuẩn hóa bằng những thiết bị quân sự tối ưu nhất, đến nỗi quân Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn chưa một lần lọt vào được địa đạo này.

Trở lại quá khứ, trong những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, đế quốc Mỹ đã vạch ra kế hoạch “Chiến tranh đặc biệt” với âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Chúng xây dựng chính quyền, quan đội tay sai, chỉ cung cấp trang thiết bị, huyến luyện và can thiệp dưới vai trò là những cố vấn. Vùng Tây Nam Bến Cát là địa bàn chiến lược của phía cách mạng lại chịu nhiều đợt càn quét khốc liệt của kẻ thù. Trong một cuộc họp kín mà ông Bảy Trích được tham dự, huyện ủy Bến Cát đã ra quyết định bằng mọi giá phải giữ vững được địa bàn trọng yếu này. Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện khi có một địa đạo bí mật để bảo vệ cơ quan đầu não và thực hiện lối đánh du kích. Sau khi nghiên cứu kỹ thì lãnh đạo ra quyết định xây dựng một hệ thống hầm ngầm còn gọi là địa đạo, ông Bảy Trích được giao nhiệm vụ chỉ huy nhân dân tiến hành xây dựng càng sớm càng tốt theo yêu cầu bức bách của cách mạng.

Nhớ về những ngày oanh liệt ấy, đôi mắt ông Bảy Lại sáng lên đầy tự hào: “Thời bấy giờ mô hình chiến đấu trong lòng đất còn là một điều vô cùng xa lạ với mọi người. Tại Bến Cát vào năm 1948 địa đạo đã được sử dụng nhưng đó chỉ là một mô hình đường hầm còn rất thô sơ, vì vậy cũng như mọi người, tôi rất mơ hồ về cách thức xây dựng. Những ngày đầu, để tránh sự phát hiện của kẻ địch, cứ đêm xuống, tôi lại phải bí mật vượt sông Sài Gòn tới căn cứ cách mạng ở Củ Chi để nghe các cán bộ hướng dẫn cách xây dựng địa đạo. Những người dạy tôi xây địa đạo đều là các cán bộ Đảng nòng cốt tại Nam Bộ, tất cả đều dùng bí danh nên ngay cả khi đối mặt, nói chuyện trực tiếp thì cũng không biết được tên họ là gì, quê quán ở đâu”.

Sau khi được thống nhất cách thức xây dựng thì Ban chỉ huy cơ sở được thành lập gồm chỉ huy trưởng Bảy Trích, hai phụ cấp là ông Sáu Tấn và Bảy Bằng tất cả đều là người sống địa phương. Bản kế hoạch chi tiết, với những phân công hợp lý được thông qua trước toàn thể du kích, nhân dân, tất cả cùng đồng lòng hy sinh vì địa đạo. Ông Bảy hào hứng nhớ lại: “Chưa bao giờ tôi thấy không khí lao động khẩn trương, nghiêm túc và tự giác như thế, vì ai cũng tin vào Đảng vào cách mạng sẽ thành công trong tương lai. Vùng đất Tây Nam Bến Cát trở thành một công trường “ngầm” khổng lồ, hoạt động không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm. Tất cả người dân từ các cụ già, em nhỏ, phụ nữ… đều tự nguyện góp sức cho địa đạo”.

Với lực lượng được huy động lên đến hơn hai ngàn nhân công, ông Bảy Trích trực tiếp chỉ huy với sự phân công lao động rất khoa học. Thanh niên trực tiếp đào hố, phụ nữ đổ đất, trẻ em thì lôi ki (dụng cụ kéo đất), người già không thể trực tiếp lao động thì ở nhà đan ki. Lòng người được cổ vũ, tổ lao động nào cũng hăng say, thi đua lẫn nhau khiến hiệu quả công việc tăng lên gấp nhiều lần. Ông Bảy Trích nhớ lại: “Ngày ấy làm gì có tiền mà tặng thưởng, chỉ có cờ thi đua cắm ngay trên phần đất của tổ để lấy tinh thần thôi. Nhưng người dân hồ hởi lắm, họ xem đó là phần thưởng quý giá nhất. Đi làm vất vả thế họ còn phải tự túc lương thực, họa may có bữa được khuyến khích bằng mấy củ khoai mì, khoai lang vào buổi sáng”. Trong đêm tối không ánh đèn, quân, dân vẫn âm thầm đào và vận chuyển hàng vạn mét khối đất đem đi phi tang ngay trước “mũi” quân thù. Tại các gia đình ở khu vực vành đai, nhà nào cũng đào hầm, hào nối liền vào địa đạo, tạo thế liên hoàn để vừa bám trụ sản xuất vừa đánh giặc giữ làng.

Chỉ với những lưỡi cuốc, ki tre và những con người đói ăn, thiếu áo, trong vòng hai năm họ đã tạo nên công trình đồ sộ dài gần 100km với hàng trăm con đường hầm ngang dọc trong lòng đất, nối liền các xã với nhau một cách kỳ diệu. Địa đạo cao 1,2m, rộng 0,8m sâu dưới mặt đất cỡ chừng 4m, có những đoạn được cấu trúc từ 2 đến 3 tầng dùng cho chiến đấu, trú ẩn, cứu chữa thương binh, dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm. Dọc theo đường hầm đều có lỗ thông hơi được ngụy trang kín đáo. Chung quanh cửa hầm lên xuống được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái, có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng lựu chống máy bay trực thăng đổ chụp nhằm ngăn chặn địch tới gần. Trong suốt 20 năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ, ba xã vùng Tây Nam Tam giác sắt đã phát huy tác dụng của một địa đạo chiến. Khi đi vào hoạt động địa đạo là lô cốt “bất khả chiến bại” của quân, dân ba xã Tây Nam Bến Cát. Nơi đây cũng bẻ gãy nhiều cuộc hành quân, chôn vùi hàng ngàn tên giặc, bắn cháy và phá hủy hàng trăm xe tăng và xe bọc thép của Mỹ-Ngụy.

Trong giọng kể trầm hùng của người cựu chiến binh già khiến chúng tôi, những thế hệ đi sau chưa từng biết đến chiến tranh dưng dưng cảm xúc. Ông Bảy bảo, để xây dựng và bảo vệ địa đạo, quân dân Bến Cát đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu. Vì vậy, khi chiến tranh đã lùi xa, địa đạo Tam giác sắt vẫn uy nghi như một bức thành đồng, nơi lưu dấu chiến công oai hùng những năm khói lửa.

Địa đạo đầu tiên ở Nam Bộ?

Theo những cứ liệu lịch sử, thì “Tam giác sắt” chính là công trình địa đạo đầu tiên tại Việt Nam. Được khởi công năm 1961, tới năm 1963 về cơ bản được hoàn thành. So với các căn cứ khác như Vịnh mốc (1965), Vĩnh Linh (1966), Nhơn Trạch (1963), khe Trái- Thừa Thiên Huế (1967)… địa đạo nổi tiếng Củ Chi cũng bắt đầu xây dựng năm 1961, nhưng điều đặc biệt theo “kiến trúc sư” Bảy Trích thì nó lại được xây dựng lại theo mô hình địa đạo “Tam giác sắt”.

Kỳ 2: Những cuộc chiến oai hùng bên trong địa đạo thép

Theo Hùng Hóa – Công Thông (Giadinh.net)

Miền Nam Việt Nam qua 5 đời tổng thống Hoa Kỳ

Sau Hiệp định Genève năm 1954, cùng với nguồn viện trợ Mỹ, tư bản nước ngoài cũng đầu tư vào Sài Gòn và vùng phụ cận, lên đến 1,2 tỉ USD trong hai năm 1958 – 1959. Nhiều cơ sở công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ được xây dựng khá hiện đại, như Xí nghiệp Dược phẩm Roussel, Vina-Spécia, Hoechst, các xí nghiệp pin-accu, bóng đèn…

Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển nhanh. Nhờ vậy, từ 1954 đến 1960, kinh tế miền Nam khá ổn định, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 5%, giá cả ít biến động. Sản lượng gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn hàng năm đạt trên 300.000 tấn. Chất lượng hàng tiêu dùng khá đa dạng và phong phú.

Tuy nhiên, sau năm 1960, kinh tế miền Nam, chủ yếu là Sài Gòn bị sa sút. Xuất khẩu gạo giảm dần và từ năm 1964 trở đi phải nhập khẩu gạo hằng năm trên 500.000 tấn. Đặc biệt từ khi Mỹ và đồng minh của Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam Việt Nam, tình hình kinh tế, xã hội Sài Gòn càng thêm xáo trộn. Đồng tiền Sài Gòn năm 1965 bị sụt giá, từ 60 đồng/USD xuống còn 118 đồng/USD. Từ đó cho đến năm 1970 Sài Gòn và cả miền Nam sống chủ yếu bằng viện trợ Mỹ. Theo số liệu cũ, trong vòng 10 năm, từ 1960 đến 1970, số viện trợ kinh tế cho cả miền Nam lên đến trên 4 tỷ USD, chủ yếu là lương thực, hàng tiêu dùng, xăng dầu, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất… Số viện trợ quân sự lên đến 8 tỷ USD. Đó là chưa kể số chi phí đổ vào để nuôi đội quân thường trực lên đến 500.000 người của Mỹ và đồng minh của Mỹ. Lạm phát ngày càng gia tăng, buộc chính quyền Sài Gòn năm 1966 phải phá giá đồng bạc.

Nông nghiệp bị đình đốn, chỉ có các ngành dịch vụ phục vụ chiến tranh và quân đội Mỹ là phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong thời kỳ này nổi lên một bộ phận tư sản mại bản làm giàu bất chính nhờ hiệp kinh doanh hàng viện trợ, thầu dịch vụ cho chiến tranh, buôn lậu… Nhiều sĩ quan cao cấp, các chính khách trong chính quyền Sài Gòn… làm giàu nhanh chóng và trở thành tư sản mại bản chỉ trong vòng vài năm.

Thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, từ 1971, song song với chiến dịch bình định, lấn chiếm nông thôn, Mỹ và chính quyền Sài Gòn vạch ra các kế hoạch kinh tế lâu dài, với quy mô lớn, trong đó có kế hoạch phát triển kinh tế thời hậu chiến mới được hình thành tại vùng phụ cận Biên Hòa. Đây là nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp của cả miền Nam Việt Nam, được đầu tư trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại của phe tư bản chủ nghĩa vào thời bấy giờ. Chỉ trong hai năm 1971 – 1972, số vốn đầu tư cho khu công nghiệp Biên Hòa và Sài Gòn đã gấp hơn mười lần tổng số vốn đầu tư 10 năm trước đó. Đa số các xí nghiệp tại khu công nghiệp Biên Hòa đều có trụ sở chính đặt tại thành phố Sài Gòn.

Trước khi được giải phóng vào năm 1975, Sài Gòn – Gia Định có khoảng trên 30.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có hàng trăm xí nghiệp cỡ lớn tập trung trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm và công nghiệp nhẹ, với số lượng công nhân hàng ngàn người như Vimytex, có 3.200 công nhân, Vinatexco có trên 3.200 công nhân, Sicovina trên 2.000 công nhân… Nhiều xí nghiệp có dây chuyền thiết bị hiện đại, công xuất lớn như xí nghiệp lớn chưa kịp khánh thành thì Sài Gòn đã được giải phóng như sữa Nestlé, Dầu Nhà Bè… Nhiều ngành có năng lực sản xuất lớn như dệt: 240 triệu mét vải/năm, bia, nước ngọt: 250 triệu lít/năm, thuốc lá: 500 bao/năm, sữa: 170 triệu hộp/năm, xà bông và bột giặt: 88.000 tấn/năm, hóa chất cơ bản, xút các loại: trên 50.000 tấn năm.

Cảng Sài Gòn được mở rộng, có khả năng bốc dỡ 7 triệu tấn/năm, với các khâu được cơ giới hóa khá cao. Sân bay Tân Sơn Nhất có khả năng tiếp nhận những loại máy bay hạng nặng, năm cao nhất trước giải phóng có khả năng tiếp nhận hàng năm trên 130 ngàn chuyến bay lên xuống, trên một triệu hành khách. Hệ thống cầu đường được mở rộng, xây dựng theo phương pháp hiện đại, tiêu biểu là xa lộ Sài Gòn, chạy dài từ thành phố Sài Gòn đến Biên Hòa.

Trong giai đoạn này, ngành xây dựng phát triển khá nhanh, một phần nhờ vào nguồn viện trợ Mỹ, phần khác, nhờ nguồn hậu cần to lớn mà quân đội Mỹ chuyển sang. Nhiều công trình kiến trúc và nhà cao tầng đua nhau mọc lên. Hầu hết các công trình xây dựng quan trọng, cầu đường lớn đều do hãng thầu RMK Mỹ đảm trách. Đây là hãng thầu lúc đó thuộc vào loại lớn nhất thế giới. Song song với đà phát triển đó, một đội ngũ công nhân có kỹ thuật, tay nghề giỏi, trí thức khoa học kỹ thuật… cũng tăng nhanh. Năm 1975, Sài Gòn có trên 200.000 lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có hơn 13.000 trí thức khoa học, kỹ thuật, hơn 20.000 cán bộ kỹ thuật sơ, trung cấp.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Sài Gòn lúc bấy giờ bị lệ thuộc nặng về vật tư, nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện… của nước ngoài. Các ngành dệt, nhuộm, hóa chất, thuốc lá, giấy sữa hộp… hàng năm điều phải bỏ ra hàng chục triệu USD để nhập hóa chất, sợi bông, thuốc lá sợi, lúa mạch, bột sữa… để sản xuất. Các ngành công nghiệp cũng phát triển không đồng đều. Hầu hết là công nghiệp nhẹ. Ngành cơ khí chế tạo còn non yếu so với sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp nặng chỉ chiếm khoảng dưới 10% giá trị tổng sản lượng công nghiệp.

CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM

Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam kéo dài tháng 7/1954 đến tháng 5/1975 qua 5 đời tổng thống Mỹ (Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon, Ford) điều hành 4 kế hoạch chiến lược thực dân mới và chiến tranh xâm lược của Mỹ. (“Chiến tranh đơn phương”, “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, Chiến tranh “Việt Nam hóa”). Chúng đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam tới 676 tỉ đôla (so với 341 tỉ trong Chiến tranh thế giới thứ hai và 54 tỉ trong chiến tranh Triều Tiên), và nếu tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới 920 tỉ. Chúng huy động lúc cao nhất là 55 vạn quân viễn chinh, lôi kéo 5 nước ở châu Á – Thái Bình Dương tham chiến với số quân lúc cao nhất là hơn 7 vạn người vào cuộc chiến, trực tiếp chiến đấu và làm nòng cốt cho hơn một triệu quân tay sai ở miền Nam. Chúng đã giội xuống hai miền đất nước ta hơn 7,8 triệu tấn bom đạn, một khối lượng bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà chung đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó.

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ

Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” của nhân dân ta ở miền Nam đã đẩy chính quyền Sài Gòn vào thời kỳ khủng hoảng triền miên. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Eisenhower được thực thi ở miền Nam đã bị phá sản.

Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang cuồn cuộn dâng lên, làm sụp đổ từng mảng lớn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

Trước tình hình trên, G. Kennedy lên làm Tổng thống Mỹ đã phải điều chỉnh lại chủ nghĩa Eisenhower. Kennedy đề ra chiến lược “phản ứng linh hoạt” thay cho chiến lược “trả đũa ồ ạt” với ba loại chiến tranh: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh tổng lực. Hai kiểu chiến tranh trên được coi là “chiến tranh hạn chế”. Mục đích của “Chiến tranh đặc biệt” (còn gọi là “chiến tranh thứ ba”, “chiến tranh chống du kích”, “chiến tranh lật đổ”) là chống lại phong trào giải phóng dân tộc.

Công cụ để tiến hành chiến tranh là lực lượng quân sự người bản xứ do Mỹ trang bị và chỉ huy; tiền bạc, vũ khi trang trị của Mỹ là công cụ chủ yếu của chiến tranh đặc biệt. Chúng coi đó là hình thức linh hoạt, kịp thời để đối phó có hiệu quả đối với phong trào giải phóng dân tộc. Cùng ngày nhận chức Tổng thống Mỹ, 20-1-1961 Kennơđi chính thức công bố học thuyết mới và chọn Việt Nam làm nơi thí điểm “chiến tranh đặc biệt”. Kennedy đã chấp nhận viện trợ cứu nguy chế độ Diệm và đưa 19.000 quân chiến đấu, dưới tên gọi “cố vấn quân sự”, sang Việt Nam.

Ngày 8-5-1961, chính sách đối với Việt Nam đã được chính thức phê chuẩn và mang tên NSAM-52 với nội dung chủ yếu: Tăng cường và mở rộng quyền điều hành tác chiến, chỉ huy yểm hộ của phái đoàn cố vấn quân sự MAAG; đưa lực lượng đặc biệt của Mỹ vào miền Nam Việt Nam, giúp Diệm xây dựng lực lượng đặc biệt, chốt chặt biên giới, chống miền Bắc thâm nhập; tăng cường mở rộng, cải tiến trang bị và huấn luyện quân đội, coi đó là công cụ chủ yếu để chống chiến tranh du kích; khẩn trương bình định, lập “ấp chiến lược” hòng dồn hơn 10 triệu người dân miền Nam vào các trại tập trung trá hình để thực hiện “Tát nước bắt cá”, cô lập để tiêu diệt cách mạng miền Nam; ra sức củng cố chính quyền các cấp và đẩy mạnh các hoạt động chiến tranh phá hoại chống lại miền Bắc.

Ngày 11-5-1961, Mỹ đưa 400 tên lính đầu tiên thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ vào miền Nam, nâng tổng số quân Mỹ ở miền Nam từ 1077 cố vấn quân sự (1960) lên 10640 (1962) – gồm 2360 cố vấn và 8280 tên thuộc các đơn vị kỹ thuật. Tháng 4-1961, Mỹ tiến hành cải tổ hệ thống tổ chức chiến trường: bỏ các quân khu, lập ba vùng chiến thuật, do các quân đoàn chủ lực đảm nhiệm với đủ các thành phần quân địa phương, binh chủng yểm trợ, chỉ huy; dưới là các tiểu khu (tỉnh) và các chi khu quân sự (huyện hoặc quận).

“Cố vấn Mỹ” có mặt ở các cấp đến tận các tiểu khu, các trung tâm huấn luyện, các cơ quan tác chiến, các cấp tiểu đoàn, các biệt khu – chi khu chủ yếu. Chúng tăng cường trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều máy bay, xe bọc thép, vũ khí hiện đại và đưa dần lực lượng không quân, hậu cần yểm trợ Mỹ vào miền Nam. Diệm đã cử người học hỏi kinh nghiệm chống du kích, dần dân lập “ấp chiến lược” ở Malaixia, Philippin về để đàn áp cách mạng. Mỹ cho mời Thompson – chuyên gia quân sự chống du kích của Anh tại Malaixia, sang làm cố vấn “bình định”.

Năm 1961, quân của Diệm tăng lên 17 vạn người, 5 vạn bảo an dân vệ và 85 đại đội đặc biệt. Đồng thời, Mỹ – ngụy tăng cường bắt lính, tăng thời hạn quân dịch từ 12 đến 18 tháng. Được Mỹ hỗ trợ, quân đội Sài Gòn đã mở 2 vạn cuộc càn quét quy mô (từ tiểu đoàn đến trung đoàn), đánh phá ác liệt phục vụ cho việc gom dân lập ấp chiến lược. Chúng còn dự định tăng quân của Diệm lên 27 vạn người.

Tháng 5-1961, Mỹ quyết định tăng gấp hai lần viện trợ quân sự cho Diệm. Ngày 14-11-1961, Kennedy chuẩn y kế hoạch Staley và những kiến nghị của Taylor (trừ 2 điểm là đưa lực lượng đặc nhiệm Mỹ vào miền Nam và ném bom miền Bắc). Sau một năm thăm dò thử nghiệm, kế hoạch này được hoàn chỉnh dần. Ngày 8-2-1962, Mỹ thiết lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam (gọi tắt là MACV, thay cho phái đoàn MAAG).

Bộ tư lệnh lực lượng đặc biệt Mỹ cũng được thành lập. Lực lượng không quân, hậu cần cũng dần dần được đưa vào miền Nam. Đầu năm 1962, kế hoạch Staley – Taylor được tiến hành toàn diện. Cuối năm 1962, lực lượng chiến đấu Mỹ đã lên tới 11300 tên, lực lượng quân của Diệm cũng tăng lên 354000 người. Tháng 7-1961, đợt thí điểm lập ấp chiến lược được triển khai ở Vĩnh Long (Nam Bộ) và Quảng Ngãi (Trung Bộ). Đến tháng 8-1961, chúng triển khai kế hoạch này trên toàn miền Nam. Kế hoạch này được chúng gọi là “quốc sách”, dự định dồn 10 triệu người dân vào 16000 ấp chiến lược, trong tổng số 17000 ấp trên toàn miền Nam. Ở những vùng chúng nắm được quyền kiểm soát, chúng dùng sức mạnh của bộ máy quân sự và chính trị để cưỡng bức, càn quét dồn dân lập “ấp chiến lược”.

Trong những vùng chúng không kiểm soát được, chúng dùng quân đội đánh phá bao vây, cô lập, càn quét, buộc dân phải chạy vào vùng chúng kiểm soát. Chúng còn tiến hành các cuộc hành quân càn quét dài ngày đánh vào vùng Bến Cát, Tây Ninh, vùng giải phóng Bình Định, Phú Yên, các căn cứ U Minh, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, chiến khu Đ. Chúng dùng xe rải bom đạn chà xát nhiều lần, đánh vào từng khu vực, chia thành từng lô để khống chế, biến những “ấp chiến lược” thành điểm tựa phòng thủ chống cộng. Đối với Campuchia, Mỹ xúi giục và vũ trang cho bọn phản động tiến hành các hoạt động phá rối (kể cả ám sát nhà vua), bạo loạn nhằm thực hiện âm mưu cướp chính quần, lật đổ chính phủ hòa bình trung lập, gạt bỏ ảnh hưởng của Pháp. Ở Lào, Mỹ đưa lực lượng lính thủy đánh bộ vào Thái Lan, sẵn sàng tham chiến ở Lào và thúc ép chính quyền Sài Gòn đưa quân vào Đông Nam Lào để ngăn chặn đường tiếp tế của ta từ Bắc vào Nam. Từ giữa năm 1961, quân đội phái hữu Lào từ 3 vạn tăng lên 5 vạn với 11600 cố vấn Mỹ, chúng thúc đẩy bọn phản động lấn chiếm vùng giải phóng Lào. Trên thực tế từ năm 1961, cùng với việc thực hiện “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, Mỹ còn tiến hành “chiến tranh đặc biệt” cả ở Lào.

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ

Đầu 1965, cuộc “chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ tiến hành chống lại nhân dân ta ở miền Nam đã phát triển đến đỉnh cao và đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

“Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, một trong ba hình thức chiến tranh (đặc biệt, cục bộ, tổng lực) được đề ra phù hợp với chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt”. “Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965, được tiến hành bằng lực lượng của quân viễn chinh Mỹ, quân của một số nước thân Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và quân của chính quyền Sài Gòn, trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị.

Lính Mỹ có mặt ở miền Nam vào cuối năm 1964 là 26.000 người, đến cuối năm 1965 lên tới 180.000 người và 20.000 lính của các nước thân Mỹ. Đó là chưa kể 70.000 lính hải quân và không quân trên các căn cứ của Mỹ ở Guam, Philippin, Thái Lan và Hạm đội 7 luôn sẵn sàng tham chiến ở miền Nam.

Sau khi đã đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa phòng không “Hốc” vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, Mỹ cho hai tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 9 lính thủy đánh bộ từ Okinawa vào Đà Nẵng, mở đầu việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam.

Ngày 26-6-1965, Westmoreland được Chính phủ Mỹ cho phép đưa quân Mỹ ra trận “khi nào thấy cần thiết”.

Ngày 17-7-1965, khi Johnson thông báo quyết định đưa 44 tiểu đoàn Mỹ vào miền Nam Việt Nam và chấp nhận chiến lược “tìm diệt” của Westmoreland, một quyết định đã “vượt quan ngưỡng cửa bước vào cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á”, thì cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới – giai đoạn “chiến tranh cục bộ”.

Tiến hành “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mỹ nhằm thực hiện âm mưu:

– Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo được chủ lực ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh cách mạng tàn lụi dần.

– Mở rộng và củng cố hậu phương của chúng, lập đội quân “bình định” kết hợp hoạt động càn quét với các hoạt động chính trị và xã hội lừa bịp; tung tiền, đổ của nhiều hơn nữa, cố thực hiện cho kỳ được “mặt trận thứ hai” nhằm “tranh thủ trái tim của nhân dân”, thực chất là giành lại dân (trước hết là nông dân ở vùng được giải phóng), bắt họ trở lại ách kìm kẹp tàn bạo của Mỹ – ngụy.

– Ỷ vào ưu thế quân sự với đội quân đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, cơ động nhanh, Mỹ vừa mới vào miền Nam đã cho quân viễn chinh mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” tiến công đơn vị quân giải phóng ở Vạn Tường – Quảng Ngãi (8-1965). Tiếp đó, Mỹ mở liền hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân vào “đất thánh Việt cộng”.

Chiến lược “Việt Nam hóa” của Mỹ

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân, là đòn bất ngờ góp phần quyết định chiều hướng của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, làm chấn động dư luận nước Mỹ và thế giới.

Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam, đòi rút hết quân đội về nước của nhân dân dấy lên khắp nước Mỹ. Hạ nghị viện Mỹ cũng ra quyết định đòi rút tất cả quân đội Mỹ ở Việt Nam về nước trong thời hạn ngắn nhất.

Lợi dụng tâm lí chống chiến tranh, mong muốn sớm chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và đổi mới tình hình chính trị – xã hội nước Mỹ, Nixon tung ra lời hứa chấm dứt chiến tranh trong vòng 6 tháng và sẽ có những thay đổi trong chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mỹ, để mong trúng cử tổng thống trong kỳ bầu cử cuối năm 1968.

Sau khi trúng cử tổng thống, chính thức bước vào Nhà Trắng (đầu năm 1969), Nixon đã cho ra đời học thuyết mang tên mình – “Học thuyết Nixon” và tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh Việt Nam.

“Học thuyết Nixon” với chiến lược quân sự tương ứng “Ngăn đe thực tế” được thay thế cho chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Kennedy đã bị phá sản. Đề ra học thuyết mới, chiến lược toàn cầu mới, tập đoàn Nixon mưu toan khôi phục lại sức mạnh của Mỹ, cố bám lấy những lợi ích đế quốc chủ nghĩa trên thế giới.

“Học thuyết Nixon” được thực hiện thí điểm ở Việt Nam và Đông Dương, là nơi Mỹ đã từng dùng làm điểm khởi đầu thực hiện chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” (1961 – 1968) và cũng đã trở thành điểm kết thúc chiến lược đó. Học thuyết này được vận dụng cụ thể trong những chiến lược chiến tranh ở từng nước. Ở Việt Nam, đó là chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh.

Chiến lược này được đề ra trên cơ sở điều chỉnh chủ trương “phi Mỹ hóa” chiến tranh của Johnson. Chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của Nixon giống chủ trương “phi Mỹ hóa” chiến tranh của Johnson ở chỗ: rút dần quân Mỹ ra khỏi Đông Dương, tránh những tổn thất lớn hơn đối với quân viễn chinh Mỹ, trong lúc vẫn bám giữ miền Nam Việt Nam.

“Việt Nam hóa” chiến tranh hay “phi Mỹ hóa” chiến tranh, như tên gọi của nó, về cơ bản, đó là những trận chiến giữa những người Việt với nhau. Âm mưu cơ bản của Mỹ vẫn là “dùng người Việt đánh người Việt”, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” với bom đạn, đôla Mỹ, do Mỹ chỉ huy và vì lợi ích Mỹ.

Mỹ rút quân không chỉ ở lời tuyên bố như của Johnson (3-1968) mà cả trên thực tế, bắt đầu từ sau trận đòn Tết Mậu Thân (1968). Nhưng không phải vì thế mà cho rằng cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương đã “tàn lụi” dần. Trái lại, cuộc chiến tranh của Mỹ dưới thời Nixon càng được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương. Có điều khác với Johnson, là Nixon đã tận dụng triệt để xương máu của người bản xứ vào những mục tiêu chiến lược ở Việt Nam và Đông Dương. Với “Việt Nam hóa” chiến tranh, xương máu của người Mỹ có giảm, nhưng vai trò lãnh đạo của Mỹ ngày càng quan trọng, những điều kiện vật chất của Mỹ để thực hiện chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” ngày càng lớn.

Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu của Việt Nam hóa chiến tranh, quân Mỹ vẫn còn giữ vai trò quan trọng, cùng với quân đội Sài Gòn là hai lực lượng chiến lược: quân Mỹ là chỗ dựa của quân đội Sài Gòn và của “Việt Nam hóa” chiến tranh còn quân đội Sài Gòn là công cụ chủ yếu để thực hiện “Việt Nam hóa” chiến tranh.

Để đạt được mục tiêu chiến lược của “Việt Nam hóa” chiến tranh, Níchxơn đưa ra thực hiện cùng lúc ba loại chiến tranh là “chiến tranh giành dân”, “chiến tranh hủy diệt”, “chiến tranh bóp nghẹt”, trên cơ sở huy động sức mạnh tối đa về quân sự của nước Mỹ, kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao xảo quyệt.

Khi triển khai chương trình “Việt Nam hóa” chiến tranh, một yêu cầu trọng tâm được các nhà chiến lược Mỹ nêu lên là bằng mọi cách “bình định”, cho được vùng nông thôn rộng lớn miền Nam, thực hiện cái gọi là “chiến tranh giành dân”.

Chính sách “bình định” trong tất cả các thời kỳ của cuộc chiến tranh được nâng lên thành “quốc sách”. Tuy nhiên, dưới thời Kennedy và nhất là thời Johnson, vẫn lấy việc tiêu diệt các lực lượng cách mạng làm mục tiêu đầu tiên. Đến thời Nixon, “quốc sách bình định” được nâng lên thành lý luận và dùng làm cơ sở cho chiến lược “Việt Nam hóa”.

Để thực hiện cái gọi là “quốc sách bình định”, chính quyền Nixon đã giúp chính quyền Sài Gòn thiết lập một hệ thống chính trị và vũ trang ở cơ sở cho hoàn chỉnh, được huấn luyện theo kiểu thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, tạo cho chính quyền Sài Gòn một cơ sở xã hội kiểu chủ nghĩa thực dân mới. Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã thực thi chương trình “cải cách tiền địa”, ban hành “Luật người cày có ruộng” (26-3-1970) nhằm xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến, chuyển địa chủ sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, “giúp nông dân có ruộng đất để cày cấy”(!); phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa, tạo lập chủ nghĩa tư bản ở nông thôn, xóa bỏ ảnh hưởng sâu rộng của cách mạng đối với nông dân, tăng cường bóc lột nông dân, xây dựng cơ sở kinh tế, chính trị và xã hội mới của chế độ thực dân mới kiểu Mỹ.

Đi đôi với việc thực hiện chính sách “bình định”, Mỹ còn giúp chính quyền Sài Gòn xây dựng lực lượng quân chủ lực với hơn 1 triệu người, được huấn luyện đầy đủ, trang bị hiện đại để có thể “tự đứng vững”, “tự gánh vác chiến tranh” khi quân Mỹ rút hết về nước.

Quân đội Sài Gòn được tăng cường và hiện đại hóa để rồi biến thành “công cụ” của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa”. Đội quân này được sử dụng vào các cuộc hành quân càn quét chống phá cách mạng, xóa bỏ các căn cứ của quân giải phóng, hòng đẩy chủ lực quân giải phóng ra xa, cắt đứt con đường tiếp tế từ hậu phương lớn miền Bắc. Quân đội Sài Gòn cùng với quân Mỹ, còn bị đẩy vào các cuộc hành quân xâm nhập Lào và Campuchia.

Đi đôi với việc sử dụng sức mạnh tối đa của nước Mỹ vào những cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Việt Nam, Nixon còn dùng nhiều biện pháp chính trị và ngoại giao nhằm đạt những mục tiêu của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mục tiêu của chiến lược toàn cầu phản cách mạng.

Lên nắm quyền, Nixon liền cho triển khai chiến dịch “ngoại giao toàn cầu”, đóng vai trò “sứ giải hòa bình” đi thương lượng với nhiều nước (trước hết là với các nước lớn) với mưu đồ lôi kéo họ, nhất là các nước đồng minh, vào hùa với Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, thực hiện cái gọi là “cùng chia sẻ trách nhiệm”; chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa với phong trào giải phóng dân tộc; chia rẽ ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung; cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương với các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn gần xa trên thế giới.

Theo Nhân Dân

Báo Nga: Trung bình mỗi năm Mỹ gây ra 1 cuộc chiến tranh

Thất bại lớn nhất trong lịch sử Mỹ là ở Việt Nam, nơi 60.000 người Mỹ đã chết và hơn 30.000 người bị thương. Sau chiến tranh, hàng chục ngàn cựu chiến binh tự tử.

Tờ Pravda (Nga) đã cáo buộc rằng Mỹ gây chiến trên khắp thế giới chỉ vì lợi ích kinh tế và rằng lãnh đạo Mỹ tất cả các thời kì đều là tội phạm chiến tranh. Nội dung bài báo như sau:

“Nước Mỹ, điển hình về trật tự xã hội và công cộng cho các quốc gia phương Tây, có một lịch sử độc đáo. Trong suốt lịch sử 237 năm tồn tại của mình, Mỹ luôn trong tình trạng chiến tranh, hoặc chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới, hoặc tìm kiếm “nạn nhân”. Từ năm 1798 – 2012, Washington đã sử dụng vũ lực ở nước ngoài khoảng 240 lần, tức là trung bình, chưa đến 1 năm, Mỹ lại gây chiến ở đâu đó 1 lần.

Kết quả của sự phát triển hung hăng về quân sự này rất ấn tượng. Theo nhiều ước tính, 5% dân số thế giới, những người có may mắn là công dân Mỹ, đã tiêu thụ từ 25 – 30% tài nguyên của hành tinh này.

Trước khi hoàn thành việc thành lập chính phủ và các tổ chức công cộng, Mỹ đã bắt đầu tiến hành các cuộc chiến tranh và xung đột, hết lần này đến lần khác, kiểm soát các thuộc địa ở Bắc Mỹ của Pháp, chiến tranh Tripoli đầu tiên hay Barbary tại Địa Trung Hải với Algeria, Tunisia, Tripolitania (Libya hiện nay).

Cuộc chiến này có thể được gọi là cuộc chiến đầu tiên của chính sách “cây gậy lớn” mà theo đó Washington, bất chấp luật pháp quốc tế, tiến hành để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình. Cuộc chiến Barbary không mang lại kết cục tốt đẹp cho Mỹ. Họ buộc phải chuộc 300 lính Mỹ mà không đạt được mục đích: sử dụng tuyến đường thương mại ở Địa Trung Hải.

Lính Mỹ tham chiến tại Afghanistan

Lính Mỹ tham chiến tại Afghanistan

Suốt thế kỉ 19, Mỹ đã chiến tranh với Anh, Mexico, Nhật Bản, Nicaragua, Hawaii, Philippines – đó là chưa kể tới hàng chục các hoạt động quân sự tại khu vực. Kết quả là, Mỹ đã thu phục được các vùng đất mà nay là các bang California, New Mexico, Arizona, Nevada, Utah. Chế độ bảo hộ từng được thiết lập ở Hawaii, chính phủ quân sự Mỹ cũng xuất hiện ở Cuba và một chế độ thực dân được thiết lập tại Philippines.

Trong thế kỉ 20, các hoạt động hung hăng của Mỹ ngày càng lan rộng. Hầu như toàn bộ Trung Mỹ và phần lớn châu Mỹ Latinh bị đặt dưới sự kiểm soát của Mỹ. Mỹ và Nga cũng xảy ra chiến sự, và Mỹ đã điều quân tới Archagelsk và Vladivostok. Giờ đây, không chỉ ở Trung Mỹ và Địa Trung Hải, mà khắp thế giới đều có bộ máy quân sự Mỹ.

Lính Mỹ đã từng chiến đấu ở Trung Quốc (1925 và 1958), Triều Tiên (1950), Lebanon (1958). Thất bại lớn nhất trong lịch sử Mỹ là ở Việt Nam, nơi 60.000 người Mỹ đã chết và hơn 30.000 người bị thương. Sau chiến tranh, khoảng hàng chục ngàn cựu chiến binh tự tử. Song song với đó, Mỹ đã tiến hành các hoạt động vũ trang ở châu Mỹ Latinh – Panama, Brazil (lật đổ Tổng thống Joao Goulart năm 1964), Cuba, Bolivia, cộng hoà Dominica và Chile – và châu Phi cũng không nằm ngoài danh sách này. Năm 1960, Mỹ đã tổ chức một cuộc đảo chính mà sau đó, Thủ tướng Patrice Lumumba bị giết, nhà độc tài Mobutu lên nắm quyền.

Những thành tựu mới đây của chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn còn hiển hiện – từ vụ đánh bom Nam Tư tới vụ xâm lược Iraq, chiến tranh ở Afghanistan và sự thất bại của Libya. Syria đã tránh được việc trở thành đối tượng tiếp theo của hoạt động xuất khẩu nền dân chủ kiểu Mỹ, song tình hình có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Không thể liệt kê được tất cả số liệu về cuộc chiến và các cuộc xâm lược vũ trang mà Mỹ tiến hành. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các nhà lãnh đạo Mỹ ở tất cả các thời kì đều bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh lớn trong lịch sử hiện đại và đương đại.

Nếu áp dụng các tiêu chuẩn của Toà án Nurnberg (nơi xét xử tội phạm chiến tranh Đức quốc xã) cho chính sách đối ngoại Mỹ, thì họ (những nhà lãnh đạo Mỹ) đều có tội. Đương nhiên, Mỹ gây chiến tranh với gần như với cả thế giới không phải bởi vì đặc trưng tâm lý của các đời Tổng thống và chính trị gia của mình.

Mỹ có được những lợi ích kinh tế lớn và rõ ràng nhưng lại phân bố nó một cách không đồng đều, những tầng lớp thấp cổ bé họng bị buộc phải phục vụ trong quân đội Mỹ gần như không nhận được bất cứ thứ gì. Công thức cho sự thịnh vượng về kinh tế và dân chủ kiểu mẫu ở Mỹ rất đơn giản: tấn công và cướp bóc.”

Theo: Pravda / Trí Thức Trẻ / Soha

Tết Mậu Thân – Trận quyết chiến chiến lược lịch sử – Đại tướng Võ Nguyên Giáp

TẾT MẬU THÂN – TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC LỊCH SỬ (1)

Cách đây 30 năm, đúng vào lúc giao thừa Tết Mậu Thân, hưởng ứng hiệu lệnh của Bộ Thống soái tối cao đứng đầu là Bác Hồ kính yêu, toàn quân và toàn dân ta ở miền Nam đã mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy mà lúc bấy giờ đề ra là tổng công kích – tổng khởi nghĩa, đồng loạt đánh vào hầu hết các thành phố lớn, đặc biệt là Sài Gòn và Huế, các thị xã, thị trấn, chi khu, quận lỵ, vào các sân bay và căn cứ hậu cần của Mỹ, trên toàn chiến trường miền Nam Việt Nam.

Cuộc tiến công táo bạo và bất ngờ đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực cấp cao của Mỹ – ngụy, đánh chiếm những mục tiêu hiểm yếu như Đài Phát thanh, Tòa Đại sứ Mỹ, đánh vào Bộ Tổng Tham mưu, Tổng Nha cảnh sát ngụy ở Sài Gòn, đánh vào nội thành và làm chủ trong một thời gian dài cố đô Huế, phá hủy một khối lượng quan trọng các phương tiện chiến tranh và cơ sở hậu cần hiện đại nhất của Mỹ – ngụy.

Bất ngờ về thời gian: lúc giao thừa.

Bất ngờ về mục tiêu: các đô thị và các căn cứ quan trọng.

Bất ngờ về quy mô: không phải đánh vào vài chục điểm nhỏ như phán đoán của tình báo địch, mà đánh đồng loạt, trên khắp chiến trường miền Nam.

Cuộc Tổng tiến công đã diễn ra trong tình hình địch đã leo thang đến đỉnh cao: trên 50 vạn quân đội viễn chinh Mỹ và chư hầu, cùng với đội quân được hiện đại hóa của ngụy, tất cả là 1 triệu 20 vạn quân; và trong khi tướng Oétmôlen đang chuẩn bị đợt tấn công thứ ba sau những trận tiến công thất bại của quân đội Mỹ trong hai mùa khô qua, trước mắt thì đang khẩn trương cứu nguy cho căn cứ Khe Sanh, ở đó 2/5 lực lượng chiến đấu Mỹ đã bị ta vây hãm và tiến đánh trong một cuộc nghi binh tài giỏi nhằm đánh lạc hướng quân địch.

Như nhận định của một nhà lịch sử quân sự Mỹ, cuộc tấn công đã gây cho Mỹ một cú “choáng đột ngột”, đã làm đảo lộn thế bố trí, phá vỡ kế hoạch tác chiến dự định của Mỹ. Nó đã làm rung chuyển không những toàn bộ chiến trường miền Nam mà còn làm rung chuyển Lầu Năm Góc và cả nước Mỹ. Cuộc tổng tấn công đã đưa cảnh tượng chiến tranh vào mỗi gia đình Mỹ, vào Quốc hội Mỹ. Trong phút chốc, nhân dân Mỹ bừng tỉnh, thấy nước Mỹ đang lao vào một cuộc chiến tranh đẫm máu, đang lún sâu vào đường hầm không có lối thoát; cao trào chống chiến tranh ở Mỹ lan rộng và lên cao chưa từng có. Té ra những câu chuyện “chiến thắng ở Việt Nam” mà Lầu Năm Góc thường tung ra đều là những điều dối trá. Cả thế giới theo dõi, khâm phục ý chí giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, phong trào ủng hộ nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của Mỹ phát triển mạnh.

Thắng lợi quan trọng nhất của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân là đã làm lay chuyển ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Tổng thống Giônxơn phải xuống thang chiến tranh, chịu ngồi lại đàm phán với ta ở Pari, thay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Giônxơn thôi không ra ứng cử tổng thống nhiệm kỳ hai.

Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu thân về cơ bản đã đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, mở ra khả năng cho ta thực hiện chiến lược “đánh cho Mỹ cút”, để tiến tới “đánh cho ngụy nhào”, giành lại độc lập thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc Việt Nam.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân có được những kỳ tích ấy là do cả nột quá trình đấu tranh của đồng bào và chiến sĩ trên cả hai miền Nam – Bắc, do ta đã có một kế hoạch chuẩn bị gian khổ, kiên trì và mưu trí trên chiến trường miền Nam trong nhiều tháng, có nơi hàng năm như ở Sài Gòn, Huế… Do vậy khi nổ súng tấn công thì các lực lượng tinh nhuệ của ta đã ém sẵn ở các vị trí hiểm yếu của địch, ở hầu khắp các vùng nội thành.

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân thật là to lớn. Song, trong khi đánh giá cao thắng lợi, tại cuộc hội thảo khoa học này, chúng ta không thể không nói đến một số khuyết điểm, mà sau này Trung ương Đảng ta cũng đã nêu rõ. Do nhận thức và đánh giá chưa thật sát đúng tình hình, nên lúc đầu ta đã đề ra chủ trương tổng khởi nghĩa ngay trong lúc chiến tranh đang diễn quyết liệt, địch còn khá mạnh là không thực tế; cuộc tổng không khởi nghĩa đã không diễn ra. Ta đã kéo dài cuộc tổng tiến công vào các đô thị trong khi yếu tố bất ngờ không còn, địch đã củng cố. Ta đã chậm chuyển hướng về nông thôn rộng lớn, ở đó một thời gian quân địch hầu như bị tan vỡ từng mảng, trước những cuộc nổi dậy của nhân dân. Khuyết điểm, sai lầm ấy đã gây cho ta những tổn thất và khó khăn về sau.

Tổ quốc mãi mãi ghi nhớ tấm gương nghĩa liệt của biết bao anh hùng liệt sĩ, của bộ đội biệt động và đặc công, bộ đội chủ lực, địa phương và du kích, của các cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng, của đồng bào yêu nước đã có công lớn tham gia chiến đấu và nổi dậy, hưởng ứng và ủng hộ cuộc tổng tiến công để cho chúng ta giành được thắng lợi to lớn nói trên.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đánh dấu một bước phát triển mới trong học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Lần đầu tiên, ta đã tổ chức và phát động một cuộc tấn công đồng loạt trên khắp chiến trường rộng lớn và các sào huyệt của địch mà vẫn giữ được bất ngờ đến giờ nổ súng.

Bài học lớn là: biết dựa vào dân, biết kết hợp chủ nghĩa anh hùng cách mạng vô song của nhân dân Việt Nam với trí tuệ sáng tạo Việt Nam, từ Bộ thống soái tối cao cho đến đông đảo quần chúng, thì sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trở nên một sức mạnh vô tận, có thể làm nên những chiến công hiển hách, những kỳ tích phi thường, tưởng chừng như không thể làm được.

Diễn biến cuộc Tổng tiến công còn cho thấy: trong chiến tranh, thực tiễn địch ta biến chuyển mau lẹ, biết địch biết ta không những lúc đầu mà phải bám sát tình hình trong cả quá trình chuyển biến. Xuất phát từ thực tiễn luôn luôn vận động, với tinh thần tích cực, chỉ động và cơ động, linh hoạt, tìm ra quy luật, kịp thời điều chỉnh chủ trương cho sát đúng, luôn hành động đúng quy luật thì nhất định tránh được khuyết điểm, giành được thắng lợi to lớn hơn, trọn vẹn hơn.

Ngày nay, trong quá tình xây dựng, những bài học kinh nghiệm của trận quyết chiến chiến lược Mậu Thân vẫn còn có giá trị lớn.

Chúng ta hãy đem tinh thần cách mạng tiến công của Tết Mậu Thân vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Hãy luôn phát huy ý chí và quyết tâm cao, phối hợp với trí tuệ sáng tạo tuyệt vời của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu mới chống nghèo nàn và lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân lao động, cho toàn dân.

Hãy luôn xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, dựa vào dân, tin tưởng ở dân, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, kịp thời đề ra những bước đi, những quyết sách phù hợp với quy luật của con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam ta nhất định vượt qua mọi thử thách, tranh thủ mọi vận hội, tiến lên giành thắng lợi ngày càng to lớn, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, đáp ứng lòng mong ước của Bác Hồ kính yêu.

(1) Tham luận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội thảo Khoa học “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968” do Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12-3-1998. Bài đăng trên Tạp chí Xưa & Nay, số 49, háng 3 năm 1998, tr. 7-8.

Nguồn: Tạp chí Xưa & Nay / Quân sử Việt Nam

Sử gia Derek Frisby: Tướng Giáp không nổi trội hơn các tướng khác, vì ông cao hơn hẳn

Theo nhà nghiên cứu lịch sử quân sự người Mỹ Derek Frisby, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không nổi trội hơn các tướng lĩnh khác trong lịch sử, bởi vì ông cao hơn hẳn họ.

Ngày 7/10, hãng truyền thông Đức Deutsche Welle (DW) vừa có bài phỏng vấn sử gia người Mỹ Derek Frisby về tài năng quân sự lỗi lạc và những di sản nổi bật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại cho cách mạng Việt Nam.

DW: Điều gì khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp nổi bật hơn so với các tướng lĩnh khác trong lịch sử ?

Derek Frisby: Tướng Giáp là kiến trúc sư của quân đội Việt Nam. Ông là bậc thầy về khả năng huy động hậu cần và phát động chiến tranh cách mạng với mức độ linh hoạt và thích ứng mà trước đó hoặc cho đến ngày nay rất ít ai có thể sánh kịp.

Tướng Giáp không những đã huy động được nguồn lực vật chất ở một xã hội với nền công nghiệp gần như bằng không để lập nên một cỗ máy quân sự đủ khả năng thách thức các siêu cường mà còn vận động được ý chí chính trị của người dân nước mình tiếp viện cho quân đội đó. Ông không nổi trội hơn các tướng lĩnh khác trong lịch sử, ông cao hơn hẳn họ.

DW: Đâu là thiên tài chiến lược quân sự của ông?

Derek Frisby: Tướng Giáp là bậc thầy của những điều ngoài sức tưởng tượng. Quan niệm của phương Tây cho rằng sức mạnh hỏa lực sẽ quyết định chiến thắng đã được ông khai thác triệt để. Chính sự quá tự tin và ngạo mạn này đã khiến họ sụp đổ. Nói về thiên tài của tướng Giáp, không có minh chứng nào vĩ đại hơn Điện Biên Phủ. Ông đã chứng tỏ sự linh hoạt và lòng quyết tâm của mình qua việc dùng sức người vận chuyển pháo binh và súng phòng không vào được địa hình gần như bất khả tiếp cận. Làm được những gì kẻ thù của ông cho là bất khả thi nếu không có phương tiện hiện đại đã khiến quân đội Pháp chết đứng ở một vị trí không còn cách nào xoay chuyển.

DW: Võ Nguyên Giáp đã đánh bại các cường quốc phương Tây như Pháp và Mỹ như thế nào?

Derek Frisby: William Westmoreland, chỉ huy các chiến dịch quân sự Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã cho rằng tướng Giáp đã hy sinh tính mạng binh lính cho những trận chiến không thể chiến thắng. Tuy nhiên, nhìn vào đánh giá sai lầm này cũng đủ hiểu tại sao phương Tây không thẳng nổi ông.

Tướng Giáp hiểu được rằng trường kỳ kháng chiến sẽ khiến nhiều người phải hy sinh nhưng điều đó không phải lúc nào cũng biến thành chiến thắng hay chiến bại trong chiến tranh. Cần phải thấy rằng, cuối cùng tướng Giáp đã chiến thắng trong cuộc chiến và chừng nào quân đội còn để tiếp tục kháng chiến thì lý tưởng Việt Nam vẫn sống mãi trong trái tim của những người sẽ ủng hộ họ. Đó là bản chất của “chiến tranh cách mạng”.

DW: Võ Nguyên Giáp đã có ảnh hưởng gì đối với lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á?

Derek Frisby: Thành công của tướng Giáp đã khiến các cường quốc phương Tây phải đề cao cảnh giác khi can thiệp vào những cuộc xung đột tương tự ở một số nơi khác tại châu Á. Điều này cũng cho phép khu vực phát triển với tương đối ít can thiệp trong vài thập kỷ qua. Việt Nam ngày nay cũng đã phát triển kinh tế và ngày càng có nhiều khách du lịch đến khám phá vẻ đẹp tự nhiên của mình.

DW: Mọi người sẽ tưởng nhớ về tướng Giáp như thế nào?

Derek Frisby: Đối với phương Tây, dù muốn hay không thì di sản của tướng Giáp vẫn là điều mà họ tiếp tục phải ngưỡng mộ. Dù Mỹ đã có kinh nghiệm thành công trong “chiến tranh cách mạng” cuối thế kỷ 18 thì nước này vẫn tiếp tục bị giày vò bởi cách họ đã thua trong chiến tranh Việt Nam. Mỹ đã phải học lại những bài học Việt Nam cho các cuộc xung đột mà họ can dự suốt những thập kỷ qua.

Với Việt Nam, tôi tin rằng nhân dân Việt Nam sẽ coi ông như một phần của câu chuyện lịch sử trong sự nghiệp phát triển đất nước thời hiện đại và tôn vinh ông vào hàng ngũ những lãnh đạo vĩ đại nhất của Việt Nam mọi thời đại.

Derek W. Frisby là phó giáo sư chuyên nghiên cứu về lịch sử quân sự tại Đại học Middle Tennessee, Mỹ. Ông cũng từng là giảng viên lịch sử quân sự tại Học viện Quốc phòng West Point.

Theo Trung Phạm (Trí Thức Trẻ)

Nhìn lại cuộc chiến trong lòng nước Mỹ

Người dân Việt Nam vẫn còn nhớ hình ảnh người Mỹ Norman Morrison đã tự thiêu ngay trước Lầu Năm Góc ở thủ đô Washington để phản đối Chiến tranh Việt Nam qua bài thơ “Emily, con ơi” của nhà thơ Tố Hữu. Đó là ngày 2-11-1965, 8 tháng sau khi quân đội viễn chinh Mỹ bắt đầu đặt chân vào Đà Nẵng của Việt Nam. Hành động này đã làm bùng lên phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam đã âm ỉ từ lâu ngay trong lòng nước Mỹ. Cùng với phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam trên toàn thế giới, phong trào phản chiến trong lòng nước Mỹ đã góp phần chấm dứt sự can thiệp của quân đội Mỹ vào Việt Nam.


Trước Lầu Năm góc thường xuyên diễn ra các cuộc biểu tình phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam, và nhiều lúc họ bị đàn áp và bắt bớ.

Theo hồi tưởng của vợ của Norman Morrison, bà Anne Morrison Welsh, vào buổi sáng hôm đó, Morrison bế con gái thứ ba của mình, bé Emily, 1 tuổi, đi đến trước Lầu Năm góc. Sau đó, ông đặt Emily xuống, gửi cho một người trong đám đông xung quanh, đổ dầu lên người và châm lửa.

Trong cuốn hồi ký của mình, McNamara viết: “Cái chết của Morrison không chỉ là bi kịch cho gia đình anh ta mà còn cả cho tôi và nước Mỹ. Đó là một tiếng kêu gào chống lại những giết chóc đang hủy hoại cuộc đời của những người Mỹ và người Việt”.

Phong trào phản chiến bắt đầu từ đầu thập niên 1960, nhưng không gây ấn tượng nhiều. Cho đến khi Morrison tự thiêu vào năm 1965, thì dường như cả thế giới mới biết đến.

Ngày 15-11-1969, bốn năm sau đó, một cuộc tuần hành 250 ngàn người nổ ra ở đại lộ số 5 trung tâm New York, chỉ cách Quảng trường Thời đại (Times Square) vài dãy phố. Cùng lúc là hàng loạt các cuộc xuống đường ở nhiều thành phố lớn tại cả bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ.

Cuộc biểu tình này vượt tầm kiểm soát của chính quyền Mỹ. Các quan chức Mỹ hỏi nhau: chuyện gì đang xảy ra và tại sao? Trước đó, người Mỹ chỉ nghe về cuộc chiến tranh Việt Nam qua loa tuyên truyền của chính quyền Mỹ. Nhưng cho đến cuộc tấn công mùa xuân 1968, báo chí Mỹ, đặc biệt là truyền hình Mỹ đã truyền tải hình ảnh cuộc chiến Việt Nam đến tận từng gia đình người Mỹ. Người Mỹ nhìn thấy tận mắt binh lính họ châm lửa đốt nhà dân thường, bắn chết người vô tội, những em bé bị bom na pan bốc cháy, tòa đại sứ Mỹ bị tấn công, binh lính Mỹ kéo lê xác đồng đội…

Họ tự hỏi: Tại sao lại như thế và lính Mỹ đang hy sinh vì cái gì, người Mỹ mang “dân chủ” đến Việt Nam như thế sao? Và người dân Mỹ khẳng định Mỹ không thể thắng trong chiến tranh Việt Nam. Phong trào phản chiến lan nhanh không chỉ trong dân chúng mà cả trong quân đội Mỹ. Theo trang web của Phong trào chống chiến tranh Việt Nam, đã có hàng trăm sĩ quan Mỹ bị bắn vì phản đối chiến tranh, nhà tù Mỹ bị đốt và hàng ngàn lính Mỹ từ chối tham gia chiến đấu.


Hình ảnh phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp tục đi theo các cuộc biểu tình chống chiến tranh ngày nay.

Phong trào phản chiến bước sang một bước ngoặt mới khi cuộc biểu tình của sinh viên Đại học Kent State (bang Ohio) ngày 4-5-1970 đã bị Vệ binh quốc gia Mỹ đàn áp. Kết quả là 4 sinh viên bị bắn chết và 9 người khác bị thương.

Việc này gây sốc toàn nước Mỹ. Hàng trăm thành phố nổi dậy, có thể nói cả một thế hệ thanh niên và trung niên, đặc biệt cộng đồng người gốc Phi và người gốc Mỹ Latinh, đã tham gia phong trào phản chiến. Đó thật sự là cuộc chiến ngay trong lòng nước Mỹ.

Tổng cộng có hơn 200 tổ chức chống chiến tranh xâm lược ở trên khắp các bang ở Mỹ, 16 triệu trong số 27 triệu thanh niên Mỹ đến tuổi quân dịch đã chống lệnh quân dịch, 2 triệu người Mỹ “gây thiệt hại bất hợp pháp” vì chống chiến tranh xâm lược Việt Nam, 75.000 người Mỹ bỏ ra nước ngoài vì không chịu nhập ngũ và đấu tranh chống chiến tranh xâm lược, trong đó có cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton.

Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam được xem là hình mẫu của phương cách tập hợp quần chúng ở các nước phương Tây. Phong trào chống toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây đã từng rút kinh nghiệm từ phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam.

Có thể nói, báo chí đã đóng vai trò rất quan trọng trong phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam. Cũng từ vai trò của báo chí Mỹ trong phong trào này, Chính phủ Mỹ đã ý thức được rằng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa giới truyền thông. Và từ đó, trong các cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cuộc chiến Nam Tư, Afghanistan rồi Iraq mới đây, thông tin về cuộc chiến của báo chí Mỹ bị kiểm soát chặt chẽ.

Cựu Tổng thống Mỹ Nixon đã thú nhận: “Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, giới cầm quyền Mỹ không phải chỉ thua trên chiến trường mà còn thua ngay trên nước Mỹ, ở các hành lang của quốc hội, trong phòng ăn các công ty, trong các phòng giám đốc của các tổ chức nghiên cứu, chủ bút của các tờ báo và của hệ thống vô tuyến truyền hình, trong các hội trường ở Gorge Town, các phòng khách của “những người đẹp” ở New York và trong các lớp học của các trường đại học lớn. Đó là những tầng lớp đã đưa lại sức mạnh, bảo đảm thắng lợi cho Mỹ trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, nhưng đã làm cho Mỹ thất bại một trong những cuộc chiến đấu trọng yếu nhất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba, đó là Việt Nam…”.

QUỲNH NHƯ tổng hợp

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã được thế giới ủng hộ mạnh mẽ bằng nhiều hình thức hết sức phong phú. Trong đó, có:

* Hơn 10 Ủy ban quốc tế đoàn kết với Việt Nam của các tổ chức dân chủ, tôn giáo và tổ chức xã hội trên toàn thế giới.

* Hơn 200 tổ chức, ủy ban, phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam ở hầu hết các nước trên thế giới.

* Hơn 30 hội nghị quốc tế về Việt Nam và nhiều hội nghị quốc tế khác đã dành thời gian thảo luận bàn biện pháp để ủng hộ Việt Nam.

* Một Ủy ban quốc tế và hơn 20 ủy ban quốc gia điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương đã được thành lập. Họ đã cử nhiều đoàn sang Việt Nam điều tra tội ác chiến tranh xâm lược và mở nhiều tòa án quốc tế xét xử những tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, nhóm họp nhiều lần ở Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp…

* Hàng trăm nước có mít tinh, biểu tình, bãi công chống Mỹ xâm lược Việt Nam.

* Hơn 50 nước có phong trào quyên góp ủng hộ Việt Nam.

* 16 nước có phong trào hiến máu ủng hộ Việt Nam.

* 48 người ở bốn nước tự thiêu (trong đó có 16 công dân Mỹ) để phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.

* 83 cơ quan đại diện Mỹ ở các nước bị người dân đập phá, cờ Mỹ bị nhân dân ở 73 nước đốt để phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.

Theo Sài Gòn Giải Phóng