Chiến tranh Việt Nam hay kháng chiến chống Mỹ? Vì sao có hai tên gọi khác nhau?

Đây là câu hỏi không chỉ có trong các diễn đàn và mạng xã hội trên internet. Trước đây, khi tôi còn sinh hoạt trong Vietnam War Club và Hội cựu sinh viên Trường đại học Texas A&M, thì chúng tôi cũng nhận được những câu hỏi như vậy từ các sinh viên bản xứ cũng như du học sinh các nước. Không ít bạn trẻ người Mỹ gốc Việt cũng có câu hỏi này, tại sao Mỹ thì gọi là “Vietnam War”, còn bên Việt Nam thì lại gọi là “Anti-American Resistance War”?

Thật ra, câu trả lời đơn giản hơn bạn nghĩ.

Trong các cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành, như chiến tranh Việt Nam (Vietnam War), chiến tranh Iraq (Iraq War), chiến tranh Afghanistan (Afghanistan War), hoặc là có liên quan nhiều đến Hoa Kỳ, như Chiến tranh Thế giới (World War), chiến tranh Đông Dương (Indochina War) v.v., thì đều được gọi tên theo ngôi thứ nhất của Mỹ, theo mô-típ quân đội Mỹ tiến hành chiến tranh ở đâu thì lấy địa danh ở đó gọi tên cuộc chiến.

Theo đó, khi nói chiến tranh Việt Nam, thì người đọc có thể hiểu được là địa điểm cuộc chiến tranh Việt Nam.

Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất trên thế giới kể từ sau Chiến tranh Thế giới 2, và dưới tầm ảnh hưởng bao quát của truyền thông chủ lưu Mỹ, phần lớn quốc tế cũng chịu ảnh hưởng từ cách gọi tên các cuộc chiến tranh của Mỹ theo ngôi thứ nhất của họ.

Ngôi thứ nhất tiếng Anh là “First-Person Point of View” (góc độ nhìn thứ nhất).

Như vậy, nếu hiểu được Vietnam War (tiếng Việt: Chiến tranh Việt Nam) là cách gọi xuất phát từ góc độ nhìn thứ nhất từ phía Mỹ, thì suy ra sẽ dễ hiểu được vì sao người Việt Nam lại gọi là kháng chiến chống Mỹ, theo ngôi thứ nhất, góc nhìn thứ nhất từ phía Việt Nam.

Mỹ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam thì họ gọi đó là “chiến tranh Việt Nam”.

Việt Nam tiến hành chiến tranh phản kháng chống Mỹ thì gọi đó là “kháng chiến chống Mỹ”.

Vậy tại sao còn có cách gọi “kháng chiến chống Mỹ cứu nước”?

Kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cách gọi nghe thuận tai và có tính chất văn học nghệ thuật, hoặc ở trong những ngữ cảnh mà cần phải nhấn mạnh, làm rõ động cơ, động lực của cuộc kháng chiến chống Mỹ, bởi vì trong thời điểm chiến tranh có nhiều tuyên truyền chính trị cho rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa chống Mỹ là chống cho Liên Xô, cho Trung Quốc, chống vì những lý do khác nhau. Do đó, cách gọi “kháng chiến chống Mỹ cứu nước” thường được sử dụng trong những ngữ cảnh mà người viết thấy cần thiết phải nhấn mạnh, làm rõ vấn đề kháng chiến chống Mỹ là để cứu nước.

Như vậy, cách gọi kháng chiến chống Mỹ cứu nước đơn giản là một cách gọi tên có tính chất nghệ thuật hoặc là chính trị, nhằm phục vụ cho mục đích nghệ thuật hoặc chính trị.

Nguyễn Nhu

(cộng tác viên)

19 thoughts on “Chiến tranh Việt Nam hay kháng chiến chống Mỹ? Vì sao có hai tên gọi khác nhau?

  1. Những kẻ bảo là phải công nhận ba que, viết lại lịch sử Chiến Tranh Việt Nam để đòi lại, giành lại Hoàng sa, Trường sa là những kẻ thiếu hiểu biết và có những ảo tưởng không lành mạnh về chủ đề này, hay nói rõ hơn là những ảo tưởng bệnh hoạn.

    Thứ nhất là ảo tưởng về khoa học. Họ cho rằng bản chất 1 cuộc chiến tranh hay bản chất 1 chế độ chính trị không phải do khách quan, do thực tế, thực tiễn diễn biến cuộc chiến quyết định, mà do 1 con người hay 1 nhóm người nào đó công nhận, nói lên là có thể quyết định được.

    Thứ hai là ảo tưởng về lịch sử, họ không hiểu về Kháng Chiến Chống Mỹ cứu nước và chính quyền ngụy SG. Thật ra họ hiểu sai về cuộc chiến hoặc biết nhưng vẫn xuyên tạc. Ẩn ý của họ là đòi chế độ ở VN phải trả lại, trả về “sự thật lịch sử” theo tâm bệnh của họ, giống như tổ chức phong trào “Trả lại tên Sài Gòn”. Trường hợp này là trường hợp điển hình của 1 nhóm học sinh cá biệt, 1 nhóm thần kinh chính trị trong xã hội nhưng lại mắc chứng hoang tưởng, vĩ cuồng, delusional, ảo tưởng rằng chỉ mình họ là đúng còn tất cả mọi người khác xung quanh là sai hết.

    Thứ ba là ảo tưởng về chính trị, họ cho rằng Hoàng sa, Trường sa nói đòi là đòi. Trong khi thực tế nhiều khi phải trải qua mấy cuộc Chiến Tranh Thế Giới nữa thì có khi vấn đề này mới trở thành tương đối hiện thực. Còn bây giờ nó chỉ là chuyện viễn vông xa vời, khoa học giả tưởng, viễn tưởng. Nhưng họ nói như dễ lắm, trả là trả, nói như nó là 1 chuyện gì đó thực tế, khả thi, dễ làm. Họ tưởng rằng chỉ vài ba cái lý lẽ ba xu là có thể thắng kiện, thắng đảo, thắng cuộc chiến.

    Thứ tư là ảo tưởng về pháp lý, họ nghĩ rằng đó là lý lẽ tốt nhất, ok nhất, hiệu nghiệm nhất để chứng tỏ Hoàng sa và Trường sa là của Việt Nam. Nhưng họ quên rằng trong luật pháp quốc tế liên quan đến chủ quyền lãnh thổ thì không có khái niệm “nước Việt Nam” chung chung, cũng không có khái niệm “dân tộc Việt Nam”, mà chỉ có khái niệm CÁC NHÀ NƯỚC.

    Ví dụ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và CHXHCN Việt Nam được tính là 1 quốc gia (nhà nước), và nếu chính quyền SG được nhận bậy nhận vơ là 1 quốc gia theo ý họ là phải công nhận đó thì tất nhiên nó là 1 quốc gia khác chứ làm sao bảo 2 kẻ thù là 1 quốc gia được? Nếu chính quyền SG là 1 quốc gia thì đó là 2 quốc gia khác nhau, và đó là trường hợp 1 quốc gia này đi xâm lăng và cưỡng chiếm, nuốt trửng 1 quốc gia còn lại.

    Như vậy thì theo đó tất nhiên nhà nước CHXHCN Việt Nam là 1 nhà nước bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế và câu chuyện tranh giành chủ quyền lãnh thổ cho CHXHCN Việt Nam hoàn toàn không thể bắt đầu được, gọi là non-starter.

    Trung Quốc, Phi Luật Tân, Mã Lai á và các phe đang “đầu tư” và đóng quân ở Biển đông họ rõ ràng có thể nói là tôi lấy Hoàng sa và 1 phần Trường sa từ tay VNCH, 1 quốc gia khác chứ không phải lấy từ CHXHCN Việt nam, vậy thì việc gì tôi phải trả lại cho CHXHCNVN, 1 quốc gia khác? Nếu muốn bọn tôi trả lại đảo thì dựng lại VNCH rồi bọn tôi sẽ trả lại cho VNCH, theo lẽ lấy của ai thì trả lại cho người đó! Trả lại cho chính chủ!

    Vì vậy “công nhận VNCH” là 2 tay thành kính dâng lên hải đảo chứ không đòi được hải đảo!

  2. Lều Báo ở VN dùng từ không đúng luôn, các SGK và sách vở chính thống dùng từ 1 đằng thì lều báo 1 nẻo. Chính thống gọi là Kháng chiến chống Mỹ rất rõ ràng thì trên Wiki bảo là chính thống gọi là “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” (thật ra chỉ trong thơ văn, văn chương, tiểu thuyết là nhiều), nhiều người cứ thế Wiki bảo gì tin đó. Trong khi chính Wiki trong trang disclaimer đã nói “Wiki là sự đóng góp của nhiều thành viên, không phải là nguồn tham khảo hàn lâm, chuyên môn, tin cậy. Chúng tôi từ chối mọi trách nhiệm …..”. Ai cũng biết tính chất lai tạp, thượng vàng hạ cám của nó. Họ không đọc lại chính thống xem chính thống nói gì, gọi gì, mà họ đọc Wiki bảo chính thống là như thế rồi họ tin theo thế.

    Tên gọi trên sử liệu chính thống là rất rõ ràng và đơn giản dễ hiểu. Đánh Pháp thì gọi là kháng chiến chống Pháp vậy thì đánh Mỹ gọi là gì? Đơn giản quá mà! Tại sao phải căn cứ vào wiki?

    Nhiều người không hiểu lịch sử, không biết Quang Trung với Nguyễn Huệ là 1, tưởng Hoàng Diệu là nữ tướng v.v., nhiều vụ dở khóc dở cười. Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ thì càng bị chính trị phản động xuyên tạc, tuyên truyền chống Cộng xuyên tạc. 1 trong những lí do lịch sử bị đảo lộn nữa là bọn Lều Báo họ không dám dùng từ kháng chiến chống Mỹ vì họ “kiêng” sợ “phạm húy” nên tránh né chữ “Mỹ”, “ngụy”, thế là họ dùng các từ ngữ, thuật ngữ khác để thay vào, gọi là chiến tranh VN theo ngôi thứ nhất VN, gọi là “VNCH”, nhiều kẻ còn bịa ra cái tên “chiến tranh giải phóng miền Nam”, bịa tên, tự đặt tên cho cuộc chiến luôn. Không dám dùng từ “Mỹ”. Để ý thấy họ gọi là Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng Tổng thống thì là “Tổng thống Trump” thân thương, thấy sang bắt quàng làm họ luôn, nhận vơ làm TT của mình họ luôn !

    • Đúng vậy wiki như cái nồi lẩu thập cẩm thông tin loạn xạ, ngay cả bản “Từ chối trách nhiệm” của nó thì nó cũng nói rõ là nó vô trách nhiệm và “đừng tin tôi” rồi.

  3. Ngay trên Wikipedia English cũng thừa nhận là CIA có tham gia hoạt động, biên khảo trong các trang Wikipedia. Mà CIA có trong Wikipedia tiếng Anh thì Việt Tân sẽ có trong Wikipedia Tiếng Việt.
    Không ai ăn không ngồi rồi thừa hơi nhiều thời gian cả ngày ở Wikipedia cả, đều là có phân công chính trị, trong đó tất yếu có những phân công chính trị phản động, đối lập, đối nghịch, chống Cộng, các tổ chức, đảng phái chính trị.

  4. Các thành viên Việt tân hoạt động trong Wikipedia tiếng Việt gồm những người cuồng tín, cực đoan, quá khích về tín niệm về chính trị, chiến tranh, lịch sử. Không phải tất cả đều ở Mỹ, có cả những thành viên hoạt động ở Châu Á, các nước gần VN.

    Thường họ giả vờ đóng góp cho 1 mục vui vui vô thưởng vô phạt nào đó, sau khi xây dựng được 1 profile “đóng góp” rồi thì chuyển sang các mục, các trang nhạy cảm chính trị, lịch sử, chiến tranh.

    Đặc điểm chung của các thành viên Việt Tân thường là họ từng đi lính trong quân đội SG hoặc có cha mẹ như vậy nên họ rất tự ti mặc cảm nhạy cảm cao trong nỗ lực bảo vệ “uy tín”, “thanh danh” của chế độ SG.

    Đặc điểm nữa là trong họ có những người Công giáo nên hay tham gia xây dưng phát triển các trang liên quan đến tốn giáo này.

    Trong họ có những hay quan tâm đến các đề tài liên quan đến Trung Quốc và các nước nói tiếng Hoa.

    Và dễ thấy nhất là họ thường dùng nick ảo, nick giả, proxy IP, IP động để vượt qua các rào cản an ninh Wiki thiết lập, vượt qua các block, chặn, ban, khóa của lực lượng admin Wiki để tiếp tục phá hoại, hoạt động, tuyên truyền trên Wiki.

    Các thay đổi IP và tạo / xử dụng nhiều nick fake của họ là rất thành thạo, chuyên nghiệp, chứng tỏ đã được Việt Tân hoặc các tổ chức chính trị phản động khác đào tạo.

    Mục đích của những kẻ như thế ngoài việc lĩnh lương có tiền ra thì không gì khác nữa ngoài mục đích chống Cộng, phản động, chống chế độ, chống Cộng Sản, bài bác và kích động lòng thù ghét CS, tuyên truyền quảng bá cho chính quyền và quân đội SG cũ, và các đảng phái chính trị chống phá mới, xuyên tạc lịch sử kháng chiến chống Mỹ, từng bước dẫn đến sự lật đổ chế độ, tạo ra những mầm mống, yếu tố có thể phát triển thành sự lật đổ chế độ, lật đổ Cộng Sản mai sau.

    Nói như báo QĐND là họ đang đào tường khoét vách và hoạt động “rút gạch chân tường” 1 cách bài bản ngay trên Wikipedia.

  5. Kháng chiến chống Mĩ : Tên gọi cuộc chiến chung chung cho cuộc chiến tranh phản kháng chống lại Đế quốc Mĩ

    Kháng chiến chống Mĩ cứu nước : tên gọi theo văn phong nghệ thuật chủ yếu cho các giọng đọc trên truyền hình, radio hoặc sách nói, sách audio. Đơn giản vì nó ‘nghe hay’, chứ nếu gọi kháng chiến chống Pháp cứu nước thì nghe ngang phè nghe rất kì.

    Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (có dấu phẩy) : Danh từ để nhấn mạnh làm rõ mục tiêu đích tới của cuộc kháng chiến chống Mĩ để cứu nước, mục tiêu cứu nước, lí tưởng cứu nước của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

  6. Đại bộ phận Hoa Kỳ và QT gọi là chiến tranh VN nhưng người khách quan và dân chuyên nghiên cứu chiến tranh hàn lâm học thuật của Hoa kỳ không gọi là chiến tranh VN, VN War, mà họ gọi là cuộc Chiến tranh của Mỹ ở VN, American War in Vietnam. Có thể thấy rất nhiều sách Mỹ và tiếng anh trên quốc tế xử dụng danh từ này.

Bình luận về bài viết này