Toàn cảnh Trung Quốc – Liên Xô mâu thuẫn trong chiến tranh Việt Nam

Cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ 20, tình hình quốc tế có hai diễn biến gây bất lợi và cản trở rất lớn đối với Việt Nam:

Một là, với tư duy “Một ngọn lửa nhỏ cũng dễ làm bùng cháy cả cánh đồng, một xung đột vũ trang nhỏ cũng dễ thành ngòi nổ chiến tranh hạt nhân”, xu hướng thi đua hòa bình, bác bỏ đấu tranh vũ trang, cầu an và đề cao nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang thắng thế trong phong trào cộng sản và công nhân thế giới, mà dấu mốc là Hội nghị 81 đảng cộng sản và công nhân, mùa Thu năm 1960 tại Moskva do Khrushchev, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô chủ trì.

Hai là, sự mâu thuẫn và rạn nứt quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu xuất hiện tại cuộc gặp mặt các Đảng cộng sản và công nhân ở Bucarest (Romani), đến Hội nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân ở Moskva thì công khai bộc lộ ra. Khrushchev thì chỉ trích ban lãnh đạo Trung Quốc là chủ nghĩa giáo điều; còn Trung Quốc thì kết tội ban lãnh đạo Liên Xô là chủ nghĩa xét lại hiện đại.

Sau Hội nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân ở Moskva, giữa hai bên ngày càng căng thẳng: Các quan hệ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật bị đình chỉ, quan hệ ngoại giao hạ xuống mức thấp nhất; dọc biên giới hai nước, các cuộc khiêu khích vũ trang liên tiếp xảy ra, cuối cùng dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới.

Hai bên tranh cãi nhau công khai trên trường quốc tế, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động lôi kéo các nước khác ngả về phía họ. Tình hình quốc tế nêu trên đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của các thành viên trong Ban lãnh đạo Việt Nam.

Từ sau 1954, trong nội bộ Việt Nam có hai khuynh hướng: Một khuynh hướng chủ chiến, kiên quyết giải phóng miền Nam. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Chí Thanh, Lê Duẩn và nhiều lãnh đạo khác.

Khuynh hướng kia là: “Mỹ nó mạnh quá, không thể đánh được, nếu đánh nó thì nguy cho cả miền Bắc, hãy làm theo tinh thần của Hội nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân ở Moskva – Thi đua hòa bình, tập trung xây dựng miền Bắc Việt Nam, xây dựng phe XHCN ngày càng mạnh lên, phe đế quốc ngày càng yếu đi, đến lúc sắp lụi tàn nó sẽ đầu hàng.”

Ban đầu, Liên Xô không đồng ý phát động đấu tranh vũ trang ở miền Nam, đề nghị Việt Nam quán triệt và thực hiện “thi đua hòa bình”. Còn Trung Quốc thì đề nghị “kiên trì mai phục”; về sau mới đồng ý tổ chức vũ trang ở quy mô cấp tiểu đội là phổ biến, cấp đại đội chỉ là cá biệt. Trung Quốc cho rằng Việt Nam chưa đủ sức đánh lớn vào Nam, nếu “dục tốc bất đạt” và cưỡng cầu đánh lớn thì kịch bản Triều Tiên có thể sẽ tái diễn, Mỹ sẽ nương theo đà chiến tranh mà kéo quân ra Bắc.

Trung Quốc đã bao tổn binh lực rất nhiều ở cuộc chiến Triều Tiên, họ không muốn đã kháng Mỹ viện Triều rồi về sau có thể lại phải “kháng Mỹ viện Việt”.

Theo chiến lược “kiên nhẫn mai phục”, “ẩn mình chờ thời cơ”, Trung Quốc, về viện trợ vũ khí, lúc này chỉ viện trợ cho miền Nam súng trường K44 để tự vệ, chống càn.

Như vậy, Liên Xô và Trung Quốc đã có hai quan điểm hòa và chiến khác nhau trong cách thức giải quyết vấn đề Mỹ xâm lược Việt Nam.

Liên Xô với quan điểm chủ hòa, đề nghị “cạnh tranh hòa bình, thi đua kinh tế”, “CNTB giãy chết”, “tất yếu sẽ xây dựng thành công CNXH, chủ nghĩa đế quốc thuộc về CNTB thì sẽ bất chiến tự nhiên thành”, cho rằng không cần dùng đến biện pháp chiến tranh.

Trung Quốc chủ trương khác với Liên Xô, có quan điểm chủ chiến nhưng “chưa thể đánh lớn” và đề nghị trường kỳ mai phục lâu dài, chờ đợi thời cơ chín mùi. Lúc này đường Trường Sơn của Việt Nam vẫn chưa được xây dựng. Vì vậy, nếu đánh ở trong Nam đồng nghĩa với việc quân đội Việt Nam sẽ vượt sông Bến Hải đánh thẳng vào Nam đúng theo kịch bản của chiến tranh Triều Tiên.

Mặc dù nhiều lần nhấn mạnh rằng ở miền Nam Việt Nam “chỉ có thể dùng phương châm thích hợp là trường kỳ mai phục, tích trữ lực lượng, liên hệ quần chúng, chờ đợi thời cơ”, nhưng khi trong một cuộc trao đổi ý kiến với lãnh đạo Việt Nam, thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Trương Văn Thiên phát biểu rằng ở miền Nam Việt Nam lúc này chỉ có thể tiến hành chiến tranh du kích, thì ngay sau đó, do bất đồng ngôn ngữ và sự phức tạp đa nghĩa của tiếng Trung, sợ Việt Nam hiểu thành “Việt Nam KHÔNG thể tiến hành chiến tranh chính quy”, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, theo chỉ thị của Bắc Kinh, đã thông báo với phía Việt Nam rằng đó không phải là ý kiến của Trung Quốc mà chỉ là ý kiến cá nhân, quan điểm của Trung Quốc là hiện nay CHƯA thể đánh lớn và bày tỏ thái độ ủng hộ Việt Nam giải phóng miền Nam khi thực tiễn cho phép.

Đồng thời Trung Quốc lặp lại các đề nghị: Miền Bắc có thể lãnh đạo chính trị và giúp miền Nam đề ra chính sách chiến tranh nhưng phải bồi dưỡng tinh thần tự lực cánh sinh, tự lực tự cường cho miền Nam. Khi chắc chắn, miền Bắc theo đó có thể giúp quân sự cho miền Nam.

Trung Quốc cho rằng hình thức chiến đấu thích hợp ở miền Nam trong thời gian chưa có đầy đủ cơ sở chắc chắn thì nên là đánh du kích, đánh trường kỳ, đánh nhỏ từng đơn vị trung đội, đại đội, theo kinh nghiệm chiến tranh giải phóng thời kỳ sơ khai trong nội chiến và kháng Nhật ở Trung Quốc.

Trong một cuộc hội đàm với phía Việt Nam tháng 8 năm 1961, khi đề cập đến vấn đề Lào, phía Trung Quốc nói:

“Cần tránh việc trực tiếp tham gia chiến tranh. Nếu Mỹ trực tiếp vào Lào thì miền bắc Việt Nam, Vân Nam, Quảng Tây sẽ xảy ra vấn đề gì? Cần tính đến việc phiêu lưu của Mỹ”.

Trong thời kỳ này, ở Trung Quốc diễn ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa, ban đầu nhằm mục đích tổ chức quần chúng đấu tranh toàn dân để “gạn đục khơi trong”, chống tư bản, phong kiến, tiêu cực, xa hoa, thối nát, lối sống cũ, những tiêu cực mà chế độ tham nhũng mục nát cũ để lại, gạn lọc và loại bỏ những hàng binh, những thành phần đầu hàng Cộng sản vì tình thế bắt buộc nhưng vẫn không phục, âm thầm chống đối, hoặc vẫn giữ những thói cũ tiêu cực như trước đó.

Cách Mạng Văn Hóa do Mao Trạch Đông đứng sau phát động, một phần lớn xuất phát từ sau cuộc “trăm hoa đua nở”, Đảng cộng sản Trung Quốc mở rộng tự do ngôn luận, kêu gọi nhân sĩ toàn quốc “có gì nói nấy”, theo cách “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” thời xưa.

Không ngờ có rất nhiều ý kiến trái chiều, chống đối, bất mãn, chống Cộng, cực đoan, tư tưởng cực hữu, bài Cộng và tư sản cực đoan còn tồn đọng từ thời Dân quốc nay được dịp phát triển đua tiếng.

Về sau, Cách Mạng Văn Hóa đã bị biến chất khỏi ý nghĩa ban đầu của nó, khi những nông dân ít học, những thôn dân từ nông thôn ra đô thị thể hiện bản thân và lợi dụng cơ hội, lạm dụng quyền lực và tận dụng triệt để những ngày được làm “hoàng đế” không ngai.

Họ ra sức tác oai tác quái và thực tế cuộc “Cách Mạng” đã bị hỗn loạn vượt khỏi tầm kiểm soát, đấu tố, đánh phá tràn lan lẫn nhau và phát triển thành một cuộc đấu tranh nội bộ cực đoan làm đảo lộn toàn bộ xã hội Trung Quốc.

Nhiều quan chức “phản động”, trong đó có không ít người trước đây đã đầu hàng hoặc trá hàng (?) đoàn quân chiến thắng, đã lợi dụng hiện tượng hỗn loạn này, yêu cầu xóa bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin ở Trung Quốc, phá vỡ Đảng cộng sản Trung Quốc và cơ cấu nhà nước. Có những người thì muốn khôi phục vị trí độc tôn lãnh đạo của một Chủ tịch Mao Trạch Đông già yếu và chủ nghĩa Mao Trạch Đông ở trong nước.

Các công trình biểu tượng liên quan đến phong kiến và tín ngưỡng đều bị Hồng Vệ Binh đập phá. Không ngày nào mà không có những cuộc đấu tố, đánh đập, bắt trói, bắt cóc, tra tấn. Nhiều người bị đấu oan, không chịu đựng được nhục nhã và uất ức nên đã tự sát.

Nhiều quý tộc cũ đôi khi chỉ nuôi thú cưng, trồng hoa ngoài vườn cũng bị coi là đối tượng có lối sống phong kiến, tư sản, bóc lột, và hiển nhiên đáng bị đấu tố.

Mỗi người, mỗi phe phái, mỗi gia tộc đều có những toan tính và mưu cơ khác nhau, biến Trung Quốc thành một “địa ngục trần gian” loạn lạc.

Những cuộc thanh trừng tàn bạo và đẫm máu ở trong nước, đàn áp những người khác nhóm, làm đảo lộn nhiều lần vai trò của nhiều người trong giới cầm quyền. Có những người hôm nay được coi là nhà lãnh đạo cách mạng chân chính, ngày mai trở thành kẻ thù, kẻ phản bội của cách mạng Trung Quốc; có người trong vòng mấy năm lần lượt bị kể tội, hất đổ, thậm chí ở tù và sau đó được phục hồi danh dự đến mấy lần.

Trong tình hình náo loạn đó, Trung Quốc càng sợ Mỹ, càng không muốn Việt Nam phiêu lưu quân sự ở miền Nam, lặp lại sai lầm của CHDCND Triều Tiên được Liên Xô hậu thuẫn, giúp đỡ, hứa hẹn.

Trung Quốc kêu gọi rút kinh nghiệm của Triều Tiên, lo sợ một viễn cảnh “Bắc tiến”, một kịch bản chiến tranh liên Triều tái hiện. Chính quyền Sài Gòn trong suốt thời gian này, nghĩ rằng Mỹ sẽ kéo quân ra Bắc như ở Triều Tiên, nên cũng hô hào, đe dọa “Bắc tiến”, “lấp sông Bến Hải”.

Thời gian này Trung Quốc muốn thành lập một Mặt trận nhân dân thế giới để đối trọng với Liên Xô và cho rằng một mặt trận thống nhất rộng rãi thay vì mặt trận thống nhất trong từng nước sẽ chống Mỹ được hiệu quả hơn:

“Cần phải thành lập Mặt trận thống nhất thế giới rộng rãi để chống đế quốc Mỹ và tay sai… Tất nhiên Mặt trận đó không thể bao gồm họ (một Liên Xô đã “phản bội”) được…” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 khóa 8 Ban chấp hành Đảng cộng sản Việt Nam Cộng Sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1956).

Mao Trạch Đông nói: “Nếu miền Nam Việt Nam không được bảo đảm thì cuối cùng sẽ đưa đến chỗ mất toàn bộ Việt Nam.”

Tóm lại, Trung Quốc đồng lòng với việc Việt Nam tiến hành chiến tranh du kích ở miền Nam, nhưng họ không tán thành việc Việt Nam tiến hành chiến tranh toàn lực, sử dụng quân đội từ miền Bắc để tấn công vào trong Nam, theo kịch bản Triều Tiên.

Sau nhiều nghiên cứu thẩm định khách quan, Việt Nam quyết định theo cách làm mà Trung Quốc đề xuất, tiến hành chiến tranh chống Mỹ trong Nam, nhưng đánh nhỏ chưa đánh lớn, và cho phép du kích và quân dân sử dụng vũ lực tự vệ chống càn.

Đồng thời, Việt Nam theo theo lời khuyên của Trung Quốc đúc kết kinh nghiệm của Bắc Triều Tiên, không sử dụng quân đội đánh vào Nam mà bắt đầu xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh, phát triển lực lượng tại chỗ trong Nam rồi từng bước tiếp viện theo thời gian từ Bắc vào Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh và những biện pháp khác để chuyển người và của vào Nam.

Sau khi Khrushchev bị lật đổ và sau những trận thắng đầu tiên và những chuyển biến tích cực của chiến trường miền Nam, Việt Nam đã thành công thuyết phục được Liên Xô đồng ý viện trợ Việt Nam để giúp miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ.

Trung Quốc cũng nhận thấy tình hình chuyển biến tốt cho kháng chiến miền Nam nên đã tăng cường viện trợ giúp Việt Nam chiến đấu với Mỹ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam.

Như vậy, thời gian này viện trợ của Liên Xô chủ yếu được dùng cho công cuộc bảo vệ miền Bắc, và viện trợ của Trung Quốc chủ yếu được dùng cho công cuộc giải phóng miền Nam.

Năm 1963, Trung Quốc đưa ra Cương lĩnh 25 điểm về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế và đề nghị triệu tập Hội nghị 11 Đảng cộng sản và công nhân quốc tế, thực tế là để nắm vai trò lãnh đạo phe XHCN, Liên Xô cáo buộc Trung Quốc muốn lập một “Quốc tế cộng sản” mới để đối trọng với họ.

Trong thời gian này, Đặng Tiểu Bình ngày càng trở nên đa nghi và đã bắt đầu nghi ngờ thành ý của Việt Nam, rằng Việt Nam chỉ muốn lợi dụng tiền bạc công sức và vũ khí Trung Quốc, đồng thời vẫn “đong đưa hai hàng” mà không chịu đứng hẳn về phía Trung Quốc để chống Liên Xô, với quan hệ Trung – Xô ngày càng căng thẳng.

Đặng cho rằng Trung Quốc ủng hộ giải phóng miền Nam, trong khi Liên Xô ủng hộ “thi đua hòa bình”, chủ hòa và thỏa hiệp với Mỹ, vì vậy không có lý do gì Việt Nam vẫn chưa chịu đứng hẳn về phía Trung Quốc.

Đặng hứa viện trợ 1 tỷ NDT và tăng cường viện trợ vũ khí hạng nặng, nếu Việt Nam khước từ mọi viện trợ của Liên Xô.

Phía Việt Nam khẳng định thái độ kiên quyết bảo vệ tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em, không tán thành việc họp Hội nghị 11 có tính chất chia rẽ hai nước Xô Trung, chia phe XHCN ra làm hai phái.

Sự đổ vỡ giữa Trung Quốc và Liên Xô manh nha từ sự khác biệt về những cách giải thích khác nhau và ứng dụng thực tế của chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện mỗi nước và sức ảnh hưởng địa chính trị tương ứng của họ trong cuộc chiến tranh Lạnh.

Từ cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, các cuộc tranh luận Trung-Xô về chủ nghĩa Marx chính thống đã trở thành những tranh chấp cụ thể về các chính sách của Liên Xô, đặc biệt về vấn đề phi Stalin hóa quốc gia và chung sống hòa bình với khối tư bản và chủ nghĩa đế quốc, mà Mao Trạch Đông coi là chủ nghĩa xét lại, là sự xét lại đối với chủ nghĩa Marx.

Trong bối cảnh ý thức hệ đó, Trung Quốc có lập trường chủ chiến đối với Mỹ, và công khai bác bỏ chính sách cùng sống chung hòa bình của Liên Xô.

Ngoài ra, Trung Quốc còn bất đồng với Liên Xô về tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, và Liên Xô cho rằng Mao Trạch Đông đã quá thờ ơ về khả năng chiến tranh nguyên tử với Mỹ.

Năm 1956, sau khi lật đổ Georgy Malenkov, Khrushchev đã công kích Stalin và chủ nghĩa Stalin trong bài phát biểu “Về sự sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó”, đồng thời bắt đầu quá trình phi Stalin hóa Liên Xô.

Mao Trạch Đông và giới lãnh đạo Trung Quốc ngày càng bất mãn khi CHND Trung Hoa và Liên Xô ngày càng khác biệt trong cách giải thích và ứng dụng lý thuyết của chủ nghĩa Lenin.

Đến năm 1961, những khác biệt về ý thức hệ khó chữa của họ đã khiến CHND Trung Hoa chính thức lên án Liên Xô sau thời Stalin là sản phẩm của “những kẻ phản bội, xét lại”.

CHND Trung Hoa cũng tuyên bố Liên Xô là “đế quốc dưới vỏ bọc xã hội chủ nghĩa”. Đối với các nước XHCN, sự chia rẽ Trung-Xô là một câu hỏi về việc ai sẽ lãnh đạo cuộc cách mạng cộng sản thế giới, và ai (Trung Quốc hoặc Liên Xô) mà các đảng Cộng sản trên thế giới sẽ tìm lời khuyên chính trị, viện trợ tài chính và quân sự.

Theo xu hướng đó, cả hai quốc gia đều cạnh tranh để giành quyền lãnh đạo phe XHCN trên thế giới thông qua các chính đảng CS và cánh tả của các quốc gia trong phạm vi ảnh hưởng của họ.

Sự chia rẽ Trung-Xô đã biến chiến tranh lạnh từ hai cực thành ba cực. Sự ganh đua đã tạo điều kiện cho Mao Trạch Đông hiện thực hóa mối quan hệ Trung-Mỹ với chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon năm 1972. Ở phương Tây, chính sách Ngoại giao Tam giác và chính sách liên kết được ưa chuộng và thay dần chính sách đối đầu.

Hơn nữa, hiện tượng Xô-Trung xung đột cũng làm mất đi khái niệm về một chủ nghĩa cộng sản nguyên nhất, phá vỡ quan niệm của phương Tây rằng các quốc gia cộng sản tập thể là một tác nhân thống nhất về địa chính trị sau cuộc chiến tranh Thế Giới thứ 2, đặc biệt là trong giai đoạn 1947-1950 khi Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

Tuy nhiên, Trung Quốc và Liên Xô tiếp tục hợp tác trợ giúp Việt Nam vào những năm 1970 cho đến khi miền Nam VN hoàn toàn được giải phóng, bất chấp sự cạnh tranh khắc nghiệt ở những nơi khác.

(Tổng hợp)

Tam giác Việt Nam – Trung Quốc – Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ

Liên Xô – Hoa Kỳ

Trong thời kỳ Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, Xô-Mỹ đối địch nhau, có quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh. Vấn đề Việt Nam luôn nổi bật lên trong quan hệ giữa hai nước. Mỹ rất coi trọng vai trò của Liên Xô bởi Liên Xô là một trong hai ngoại viện chủ yếu của Việt Nam, lại là Đồng Chủ tịch Hội nghị Genève năm 1954.

Trong thời kỳ Khrushchev “phi Stalin hóa” đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Liên Xô coi trọng hoà hoãn với Mỹ, thúc đẩy “thi đua hòa bình”, “đấu tranh hòa bình”, họ chỉ giúp Việt Nam chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ.

Với sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8/1964), Liên Xô chỉ có tuyên bố của Thông tấn xã TASS và thư riêng của lãnh đạo Liên Xô nhắc nhở Tổng thống Mỹ. Việc đó làm Việt Nam thất vọng.

Đầu năm 1965, Liên Xô có ban lãnh đạo mới. Mỹ bắt đầu leo thang chiến tranh. Liên Xô tăng cường giúp Việt Nam và tỏ thái độ mạnh dạn lên án Mỹ.

Mỹ đã sớm tính tới vai trò trung gian của Liên Xô. Tháng 5/1965, đại diện Mỹ sang Liên Xô sắp xếp cuộc gặp giữa người đứng đầu hai cơ quan đại diện Việt Nam – Hoa Kỳ ở Moskva.

Ngày 14-5, hội đàm ở Vienna (Áo), Ngoại trưởng Mỹ Rusk yêu cầu Ngoại trưởng Gromyko hoạt động cho một giải pháp ở Việt Nam.

Tiếp đó, ngày 27-7, Harriman, đặc phái viên của Johnson gặp Kosyghin. Sau cuộc gặp, Harriman nhận xét: Liên Xô muốn chấm dứt chiến tranh nhưng không muốn tỏ ra mềm yếu trước mắt Bắc Kinh.

Lấy Liên Xô làm trung gian không thành, Mỹ đẩy mạnh vận động trung gian qua các nước Tây Bắc Âu, châu Phi, thế giới thứ ba và cả Canada, Nhật Bản. Một số nước XHCN Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Rumani cũng đóng vai trò trung gian, có sự hỗ trợ kín đáo của Liên Xô.

Trung Quốc – Hoa Kỳ

Khác với quan hệ Xô – Mỹ, thời kỳ này quan hệ Mỹ – Trung đang là kẻ thù đối địch. Từ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Mỹ đã coi Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và chủ yếu.

Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam với chiến lược toàn cầu, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội, ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương và Đông Nam Á, xâm lược và biến miền Nam Việt Nam thành một căn cứ quân sự, thuộc địa kiểu mới, tiền đồn chống Cộng sản của Mỹ ở trong khu vực.

Trung Quốc dù đang nghèo đói vẫn viện trợ cho Việt Nam vì nghĩa vụ đối với đồng minh, và cũng vì an ninh của chính Trung Quốc. Trung Quốc coi miền Nam Việt Nam là “phòng tuyến 3” đối với an ninh quốc gia Trung Quốc. Rút kinh nghiệm từ Chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc muốn ngăn chặn sự bành trướng của Mỹ vào khu vực từ cách xa nửa vòng trái đất, họ coi Mỹ là mối đe dọa thường trực và không muốn Mỹ kéo đến cửa nhà và chĩa thẳng mũi dao vào họ.

Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là kiềm hãm, bao vây cô lập, tránh để Trung Quốc trực tiếp dính líu vào chiến tranh Mỹ – Việt. Mỹ tránh đánh vào những đơn vị cao xạ có công binh Trung Quốc sang giúp Việt Nam, tránh ném bom những khu vực gần biên giới Trung Quốc như tướng MacArthur đã làm ở Bắc Triều Tiên.

Tháng 3/1966, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra 10 điểm trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, trong đó toát lên tinh thần kiềm kẹp bao vây Trung Quốc nhưng sẵn sàng mở các cuộc đối thoại với Trung Quốc.

Trung Quốc cũng nhiều lần đánh tín hiệu cho Mỹ theo hướng tránh đụng độ trực tiếp.

Thái độ kiềm chế nhẫn nhịn của Trung Quốc trước Mỹ ít nhiều đưa tới bất lợi cho Việt Nam, nhưng cũng có căn nguyên của nó: Cách mạng Trung Quốc thành công, chưa kịp xây dựng thì quân đội phải vào Triều Tiên đánh Mỹ ở cả hai miền, tốn kém và tổn thất to lớn, hao binh tổn tướng, rồi lại viện trợ Việt Nam chống Pháp, phải dành dụm trả nợ cho Liên Xô. Sau đó Trung Quốc lại vướng Cách Mạng Văn Hóa. Đất nước nghèo đói sau nhiều sai lầm về chính sách kinh tế quốc nội.

Khác với người tiền nhiệm Johnson, Tổng thống Mỹ Nixon quan tâm đến vấn đề Trung Quốc nhiều hơn.

Từ năm 1967, Nixon đã phát biểu về Trung Quốc. Sau khi được Đảng Cộng hoà Mỹ đề cử, tháng 9/1968, Nixon có tuyên bố rõ ràng hơn: chúng ta (Mỹ) phải nắm mọi thời cơ để nói chuyện với Trung Quốc cũng như với Liên Xô.

Trung Quốc rất nhạy bén với các quan điểm của Nixon, vì vậy trong cuộc bầu cử năm 1968 ở Mỹ, khi Liên Xô ủng hộ Humphrey thì Trung Quốc tìm cách ủng hộ Nixon.

Trung Quốc “bàn ra” ngăn cản Việt Nam thoả thuận với Mỹ tại cuộc đàm phán Paris, một thoả thuận sẽ có lợi cho ứng cử viên Đảng Dân chủ.

Sau khi Nixon trúng cử, Trung Quốc không còn phản đối mà chuyển sang ủng hộ Việt Nam vừa đánh vừa đàm với Mỹ ở hội nghị Paris.

Trong hai năm 1969-1970, hai bên đều có những cử chỉ ngoại giao phá băng mở đường xích lại gần nhau. Đầu năm 1970, Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, Trung Quốc lên án và ủng hộ Sihanouk chống Mỹ.

Tuy nhiên, đến tháng 12-1970, qua phóng viên Edgar Snow, Mao Trạch Đông nhắn gửi: dù dưới danh nghĩa tổng thống hay nhà du lịch, Nixon cũng sẽ được đón tiếp nồng hậu nếu đến Bắc Kinh.

Do quan hệ Xô – Trung bấy giờ rất căng thẳng nên Trung Quốc cần hoà thuận với Mỹ để phá thế bị cả hai cực bao vây cô lập. Trung Quốc nắm thời cơ Mỹ sa lầy ở Việt Nam để giành lợi thế trong việc nói chuyện với Mỹ.

Mỹ muốn chia rẽ, chia tách hai nước cộng sản lớn, nâng cao vị thế quốc tế của Mỹ và vị thế của Nixon để đi vào bầu cử cuối năm 1972. Từ đầu 1971, các cuộc trao đổi thông qua Pakistan đã diễn ra dồn dập, đưa đến “cuộc ngoại giao bóng bàn” tháng 3, 1971, rồi Thủ tướng Chu Ân Lai chính thức phát lời mời đại diện Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc (4/1971).

Liên Xô – Trung Quốc

Đây là hai nước lớn, có nền văn hoá, văn minh lâu đời, có đường biên giới chung rất dài. Hai nước đều có tinh thần ái quốc mạnh mẽ. Lịch sử quan hệ hai nước có nhiều thăng trầm. Đầu thế kỷ XX, sau Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) và Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thành công, hai nước trở thành đồng minh tự nhiên cùng chung mục tiêu chống CNTB và thực dân đế quốc.

Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949 có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô. Liên Xô – Trung Quốc trở thành đồng minh chiến lược, có quan hệ hợp tác toàn diện trên cơ sở cùng ý thức hệ và cơ sở pháp lý là Hiệp ước đồng minh tương trợ (14-2-1950).

Tuy nhiên, quan hệ đoàn kết Xô – Trung chỉ kéo dài được một thập kỷ.

Trong nhiều năm, giới nghiên cứu đã thảo luận nhiều về nguyên nhân, diễn biến mâu thuẫn Xô – Trung. Có thể coi mâu thuẫn này phát sinh từ giữa những năm 50 và xuất hiện tại Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô (1956).

Tại Đại hội này, Khrushchev đã hạ bệ Stalin và thực hành chính sách “phi Stalin hóa”, còn Trung Quốc thì phản đối mạnh mẽ và cho rằng Stalin “7 đúng, 3 sai”.

Rồi tại Đại hội Đảng Romani (6/1960), Khrushchev và Bành Chân tiếp tục tranh cãi công khai về vấn đề này. Không bao lâu, mâu thuẫn ý thức hệ chuyển thành mâu thuẫn quốc gia. Liên Xô rút chuyên gia, đòi nợ, chấm dứt viện trợ, phản đối Trung Quốc nghiên cứu vũ khí hạt nhân.

Cuộc luận chiến lớn diễn ra công khai kéo dài. Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân (2/11/1960), do điều kiện lịch sử hạn chế, chưa tìm ra đúng các quy luật của CNXH, về cơ bản cũng không góp phần dàn xếp mâu thuẫn Xô – Trung được. Mâu thuẫn này phát triển toàn diện.

Một thời gian dài, mâu thuẫn Xô -Trung được diễn đạt là mâu thuẫn về ý thức hệ, về đường lối. Song báo chí phương Tây cho rằng điều này chỉ đúng một phần: nguyên nhân cơ bản là “mâu thuẫn về lợi ích quốc gia”, nước lớn bắt đầu với việc tranh chấp địa vị người lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới. Liên Xô muốn giữ Trung Quốc trong phạm vi khống chế của mình.

Trung Quốc muốn tách khỏi tầm ảnh hưởng của Liên Xô, có vai trò độc lập, bình đẳng và trở thành người lãnh đạo cách mạng thế giới. Từ đó đi đến xung đột giữa hai nước, cho đến xung đột biên giới.

Liên Xô, Trung Quốc cũng mâu thuẫn khá nhiều trong vấn đề Việt Nam. Vấn đề đã trở thành phức tạp và tế nhị. Cả hai nước đều là đồng minh chiến lược tin cậy của Việt Nam, đều ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam to lớn và đều mong muốn Việt Nam thắng Mỹ. Thậm chí, có nhiều khía cạnh hai nước liên hệ và phối hợp cùng nhau giúp Việt Nam, như việc Trung Quốc giúp vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô sang Việt Nam.

Mâu thuẫn giữa hai nước trong vấn đề Việt Nam bắt nguồn từ việc hai nước có những quan điểm lập trường và góc độ lợi ích khác nhau trong vấn đề giúp Việt Nam, ngoài ra còn những vấn đề về “phi Stalin hóa” và lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Liên Xô giúp Việt Nam vì vấn đề lợi ích chiến lược, kiềm chế làm suy yếu Mỹ, tạo điều kiện để Liên Xô cân bằng chiến lược với Mỹ. Liên Xô cũng muốn qua việc giúp Việt Nam để đề cao vị thế đứng đầu phong trào cách mạng thế giới của mình. Để củng cố hoà hoãn với Mỹ, Liên Xô mong muốn sớm có giải pháp hoà bình ở Việt Nam.

Trung Quốc giúp Việt Nam vì nghĩa vụ với đồng minh, cũng vì lợi ích chiến lược, kiềm chế Mỹ, bảo đảm an ninh của Trung Quốc ở phía Nam. Trung Quốc cũng muốn có uy tín lớn trong sự nghiệp giúp Việt Nam.

Mâu thuẫn giữa hai nước, hai Đảng Trung – Xô trở nên trầm trọng từ giữa thập niên 1950, dưới thời của “chủ nghĩa xét lại Khrushchev”, xoay quanh những bất đồng về vấn đề lý luận, đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế, đã dẫn đến sự phân liệt của phong trào cộng sản thành hai phái.

Từ khẩu chiến, mâu thuẫn giữa hai “ông anh” đã trở nên cao trào bằng những cuộc xung đột biên giới mà đỉnh điểm suýt trở thành cuộc chiến tranh quy mô năm 1969.

Khrushchev một mặt chỉ trích Trung Quốc thỏa hiệp với Mỹ, mặt khác cũng thỏa hiệp với Mỹ, thậm chí đã đến thăm Mỹ và đem vodka đổi lấy Pepsi từ 1959.

Ngày 21/12/1964, Mao Trạch Đông lên án mạnh mẽ chính sách “phi Stalin hóa” của Khrushchev và tiên đoán:

“Những hành vi tội phạm của Khrushov sẽ nảy sinh những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về lâu dài, Những hậu quả đó sẽ dẫn tới sự thay đổi và sau đó là sự đổ vỡ Liên Xô và Đảng Cộng sản”.

Mao Trạch Đông đã đoán đúng, sự “xét lại” và “phi Stalin hóa” của Khrushchev đã đưa đến những rạn nứt dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô về sau.

(Sưu tầm)

Ngoại giao Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ

Mặc dù già yếu, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh với kinh nghiệm lão luyện về chính trị, vẫn là người có tiếng nói nặng ký và có tính chất quyết định về các vấn đề ngoại giao, bao gồm vấn đề nhận viện trợ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của Việt Nam, và mặc dù không trực tiếp lãnh đạo, nhưng người ta vẫn tin tưởng và kính nể vào đức độ và năng lực chính trị của ông.

Tuy nhiên, vấn đề nhận viện trợ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan về chính trị và quân sự, do đó vấn đề này được Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam biểu quyết và quyết định.

Trong thời kỳ này, Lê Duẩn được xem là tổng công trình sư của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Các lãnh đạo miền Nam phụ trách về quân sự qua Trung Ương cục miền Nam. Các lãnh đạo miền Bắc kiêm nhiệm phụ trách về xây dựng kinh tế xã hội miền Bắc và đấu tranh giải phóng nước nhà ở miền Nam.

Mười năm chống chọi với Mỹ cũng là mười năm của ngoại giao Hồ Chí Minh, giữ tình đoàn kết Xô – Trung.

Việt Nam thành công nhờ có đường lối độc lập, tự chủ. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, Việt Nam tùy theo từng trường hợp cụ thể mà tùy nghi ứng biến.

Mùa xuân năm 1968, khi Liên Xô cùng các quốc gia có chữ ký trong hiệp ước Warsaw đưa quân vào giúp Tiệp Khắc dẹp yên cuộc nổi dậy cách mạng màu “Mùa Xuân Praha”, Việt Nam ra tuyên bố cấp cao bày tỏ sự ủng hộ.

Khi Liên Xô tuyên bố “nguyên tắc chủ quyền hạn chế”, Việt Nam không lên tiếng, kể cả bên trong.

Đầu năm 1972, Liên Xô và Trung Quốc đi vào hoà hoãn với Mỹ và đón tiếp Tổng thống nước này khi đó là Nixon, Việt Nam giữ độc lập tự chủ, khẳng định: “Các đồng chí không được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam”.

Nhờ vậy, Việt Nam đã hạn chế được các tiêu cực do hoà hoãn giữa các nước lớn. Tuy nhiên, thiếu sót được cho của Việt Nam là chậm phát hiện và đánh giá chính xác khả năng và giới hạn của quá trình hoà hoãn cũng như chưa xác định được các khả năng Việt Nam có thể khai thác để tham gia vào cuộc chơi quốc tế lớn này, để có thể phục vụ đấu tranh chống Mỹ tốt hơn.

Đối với Mỹ, nhiệm vụ của ngoại giao với Xô – Trung là kiềm chế, giữ chân hai nước, tác động để hai nước giảm thiểu việc giúp đỡ Việt Nam, châm ngòi ly gián, chia rẽ và lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước XHCN để làm suy yếu hậu phương quốc tế của Việt Nam và khi cần thì vận dụng vai trò của hai nước trong việc thực hiện các ý định của Mỹ.

Chiến lược của Liên Xô lúc này là hoà hoãn Đông-Tây, hoà giải với Mỹ. Tuy nhiên, Liên Xô đặt cao nhiệm vụ giúp Việt Nam đánh Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam phù hợp với chiến lược của Liên Xô, kiềm chế Mỹ, góp phần làm cho Mỹ suy yếu, tạo điều kiện để Liên Xô vươn lên cân bằng với Mỹ về chiến lược.

Trong thời kỳ Xô Trung xung đột, Liên Xô giúp Việt Nam vì lợi ích chiến lược đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với một đồng minh XHCN thân cận. Giúp Việt Nam, vị thế của Liên Xô trong phong trào cách mạng thế giới càng được nâng cao và cũng để ngăn chận Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại Việt Nam, đưa đến vai trò của Liên Xô trong phe XHCN bị hạ thấp.

Về lâu dài, Liên Xô xây dựng quan hệ gắn bó với Việt Nam, lấy Việt Nam làm bàn đạp phát triển quan hệ với Đông Nam Á.

Chiến tranh Việt Nam liên quan trực tiếp với Trung Quốc. Mỹ là kẻ thù của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai nước đã căng thẳng từ chiến tranh Triều Tiên khi quân đội hai bên giao chiến.

Mỹ xâm lược Việt Nam, đưa chiến tranh đến sát biên giới Trung Quốc, uy hiếp an ninh Trung Quốc từ phía Nam. Việt Nam là đồng minh thân thiết của Trung Quốc từ ngày cách mạng Trung Quốc thành công. Trung Quốc giúp Việt Nam vừa là nghĩa vụ đối với đồng minh vừa vì lợi ích chiến lược, kiềm chế ngăn chặn Mỹ, làm Mỹ suy yếu, bảo đảm an ninh của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng hy vọng, với vai trò quan trọng của mình, đến một lúc thích hợp, họ có thể phát huy vai trò nước lớn trong một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh nhằm có lợi nhất cho quốc gia.

Bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất (1961-1968) cũng chính là thời kỳ mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng sâu rộng.

Trong bối cảnh hai nước ra sức tập hợp lực lượng để củng cố vị trí của mình, Việt Nam trở thành một trong những tiêu điểm thể hiện đối sách của mỗi nước và liên quan đến lợi ích của các cường quốc đại diện cho quyền lực của thế giới. Trước những chuyển biến đó, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước sau như một là “Mọi thắng lợi của Đảng ta và của nhân dân ta không thể tách rời sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô, Trung Quốc!” và đặt ra nhiệm vụ làm giảm thiểu tối đa tác hại của sự tranh chấp giữa Liên Xô – Trung Quốc và tiềm năng lợi dụng của Mỹ, không ngừng củng cố, tăng cường quan hệ Việt – Xô – Trung. Ông đưa ra quan điểm chỉ đạo như sau:

  • Kiên trì tình đoàn kết hữu nghị với Liên Xô và Trung Quốc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Xô, Trung Quốc
  • Nỗ lực hóa giải, thu hẹp bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc, coi đó là cơ sở để củng cố quan hệ hữu nghị Việt – Xô – Trung
  • Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, ứng xử linh hoạt, có lý, có tình trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc.

Để giữ gìn quan hệ cân bằng, đoàn kết, hữu nghị với cả hai đồng minh Trung Quốc và Liên Xô, dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam đã chủ trương quyền biến nhanh nhạy, mềm dẻo với mọi biến chuyển của tình hình, đạt tới sự tế nhị và cân bằng.

Các chuyến thăm hỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đến Liên Xô và Trung Quốc khá liên tục và đồng đều. Tuân thủ phương châm “chưa hiểu thì chưa nên bày tỏ thái độ”, suốt thời kỳ mâu thuẫn Xô – Trung diễn ra gay gắt, trên các phương tiện chính thống, Việt Nam đã không bàn luận, không bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối cuộc đấu tranh nội bộ trong Đảng Cộng Sản Liên Xô (1956), hay đối với cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Trung Quốc, cũng như không tham gia các cuộc tranh luận công khai giữa hai bên, tránh những hiểu lầm không cần thiết.

Khi Trung Quốc thường xuyên nêu vấn đề chống chủ nghĩa xét lại và “tách khỏi Liên Xô”, còn Liên Xô thì liên tiếp gửi thư đề nghị Việt Nam phải thay đổi lập trường với Trung Quốc, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn mềm mỏng và kiên định giải thích: “Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và cho quần chúng nhân dân lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản, luôn luôn tăng cường đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và các nước anh em khác”.

Khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam trao đổi và thông báo về các vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam với lãnh đạo Liên Xô, thì cũng đồng thời thông báo, trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nhuần nhuyễn triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để kết hợp hài hoà giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa cương và nhu, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ động và sáng tạo, vô cùng linh hoạt trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, từ đó nhận biết, nắm bắt thời điểm để xử lý thành công quan hệ Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc, bảo vệ và thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chính nhờ thế, dù đứng giữa hai bên “đối thủ” của nhau như vậy, Việt Nam vẫn đón nhận được sự viện trợ, giúp đỡ của cả hai để phục vụ cho công cuộc giành độc lập của mình.

(Sưu tầm)

Cách Việt Nam ứng biến với mâu thuẫn Xô – Trung trong chiến tranh chống Mỹ

Trong chiến tranh chống Mỹ, Việt Nam đánh Mỹ, một nước mạnh về tiềm lực tổng thể, lại có nhiều công cụ chiến tranh và biện pháp ngoại giao để lôi kéo các nước về phía mình. Mỹ lại dùng nhiều biện pháp tác động đến các đồng minh của Việt Nam, đặc biệt là lợi dụng mâu thuẫn Xô-Trung để hạn chế hai nước ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, tận dụng vai trò hai nước để giúp Mỹ, tìm giải pháp có lợi cho họ.

Hai nước lớn XHCN đồng minh giúp Việt Nam chống Mỹ là lợi thế rất lớn cho Việt Nam. Nhưng Xô – Trung thì xung đột, Mỹ lại tìm cách đào sâu vào hố mâu thuẫn đó. Từ đó vấn đề Xô – Trung xung đột trở thành một vấn đề quan trọng được đặt ra cho ngoại giao Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều tâm sức để giải quyết bài toán hóc búa này với tinh thần giữ gìn đoàn kết giữa Việt Nam với Trung Quốc và Liên Xô, tranh thủ sự giúp đỡ của cả hai nước, đồng thời hạn chế các tiêu cực từ cuộc xung đột đó và làm thất bại ý đồ của Mỹ trong việc tác động phức tạp cho quan hệ giữa Việt Nam với hai đồng minh lớn.

Để làm được việc này, Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra các điểm tương đồng và điểm khác nhau trong quan hệ giữa mỗi nước với Việt Nam, xác định lợi ích và chính sách của mỗi nước trong chiến tranh Việt Nam, từ đó tìm ra mẫu số chung về lợi ích là nghĩa vụ quốc tế đối với một đồng minh XHCN, giúp Việt Nam đánh Mỹ, làm cho Mỹ suy yếu, bảo vệ các nước XHCN, bảo vệ hòa bình độc lập.

Trên tinh thần độc lập, tự chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy đại cuộc, đại nghĩa làm trọng, chân thành đoàn kết, tôn trọng lợi ích của bạn, đồng thời rất chú ý các quan điểm riêng biệt của nước này, nước kia để xử lý mềm dẻo, thoả đáng.

Thời kỳ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam ra sức góp phần vun đắp cho tinh thần đoàn kết Xô – Trung, đoàn kết XHCN. Tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân (11-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh gắng sức hòa giải Xô – Trung để có được tuyên bố chung.

Khi luận chiến trở nên quyết liệt, tháng 2-1963, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố đề nghị các Đảng chấm dứt công kích lẫn nhau trên báo chí truyền thông.

Sau đó, Việt Nam hướng vào đoàn kết với từng nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Phải làm sao trong Đảng và trong nhân dân giữ được lòng yêu mến và biết ơn các nước anh em. Đó là thiên kinh địa nghĩa”.

Với tinh thần đó, Việt Nam chủ trương duy trì quan hệ tin cậy với cả hai nước. Trên các vấn đề có ý nghĩa chiến lược, việc hội đàm trao đổi thường do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng trực tiếp làm việc với lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Liên Xô. Ngoài ra, hàng năm, từng thời kỳ, có những Uỷ viên Bộ Chính trị trực tiếp làm việc với hai nước bạn về các vấn đề ngoại giao, viện trợ.

Một chính sách lớn của Việt Nam là giữ cân bằng trong quan hệ với cả hai “ông anh” đồng minh, không đứng về bên này chống bên kia. Tránh mọi biểu hiện và động thái có thể gây hiểu lầm Việt Nam “nhất bên trọng, nhất bên khinh”.

Điện chúc mừng, điện cảm ơn, các phát biểu long trọng, đều được tính toán cẩn thận chi li sao cho cân bằng, không gây cảm giác “bên thân, bên sơ”. Việt Nam không tham gia các hoạt động của bên này mà bên kia không tán thành. Khi Trung Quốc muốn triệu tập “Hội nghị 11 Đảng gần Trung Quốc”, Việt Nam khước từ. Liên Xô “Họp 75 Đảng Cộng sản và công nhân”, Việt Nam cũng khước từ.

Việt Nam bày tỏ sự trân trọng và biết ơn sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, nhưng cái gì nhận, cái gì không nhận, nhận của ai, đều được cân nhắc chu đáo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận mấy trăm nghìn công binh và phòng không Trung Quốc giúp miền Bắc giữ vững không phận và xây dựng, sửa chữa nhà máy, công xưởng, bến tàu, vũ khí, các căn cứ, công trình quân sự và dân sự, nhưng không yêu cầu Liên Xô cử bộ đội phòng không và sĩ quan điều khiển tên lửa sang giúp khi Liên Xô đề nghị muốn gửi sang Việt Nam 2 lữ đoàn tên lửa phòng không và một trung đoàn MiG-21 để giúp VN bảo vệ khu vực Hà Nội trong cuộc chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

Việt Nam nhận chuyên gia kỹ thuật Liên Xô, Trung Quốc giúp đỡ ở miền Bắc, nhưng không để họ đưa người vào bên cạnh Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

(Sưu tầm)

Vai trò chính của Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam

Đầu năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập ở Hồng Kông (Trung Quốc), đánh dấu một bước ngoặt lớn trong phong trào giải phóng giai cấp và giải phóng thuộc địa ở Việt Nam.

Cuối năm 1930, theo đề nghị của Quốc Tế Cộng Sản (Liên Xô) nhằm chống chủ nghĩa dân tộc, Đảng Cộng Sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương với ý nghĩa là một Đảng Cộng sản chung cho cả ba nước Đông Dương là Việt Nam, Campuchia và Lào cùng chống thực dân Pháp xâm lược.

Kể từ khi Việt Nam tuyên bố độc lập năm 1945 và đứng lên kháng chiến chống Pháp năm 1946, tuy đã bước vào giai đoạn cầm cự, nhưng vẫn chưa có một nước nào trên thế giới thừa nhận nền độc lập của Việt Nam.

Với ý định này, Trung Quốc đề nghị với chính phủ Liên Xô và đề nghị để Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Liên Xô gặp Stalin để trình bày trực tiếp và đã thuyết phục thành công.

Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập hơn ba tháng, lãnh đạo Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ nói:

“Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã quyết định thừa nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sẽ bàn với Liên Xô cũng thừa nhận, để Việt Nam có một địa vị mạnh trên trường quốc tế. Hiện nay, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã được Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và Triều Tiên, Mông Cổ thừa nhận. Nước Anh cũng thừa nhận. Nước Pháp cũng đang chuẩn bị thừa nhận. Bây giờ chúng tôi thừa nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì chắc chắn Pháp sẽ hoãn lại việc thừa nhận chúng tôi, nhưng chúng tôi không sợ. Chúng tôi mạnh lên, Pháp sẽ phải thừa nhận. Bây giờ vấn đề chính là phải tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam mau tới thắng lợi.”

Ngày 18/1/1950, Trung Quốc chính thức tuyên bố công nhận và thiết lập ngoại giao với Việt Nam.

Sau đó, ngày 30/1/1950, Liên Xô cũng tuyên bố công nhận, và tiếp theo chính phủ các nước Đông Âu và Triều Tiên, Mông Cổ ở châu Á liên tiếp công nhận.

Việc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mở ra tiền lệ cho phe xã hội chủ nghĩa công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã giúp Việt Nam có một địa vị vững chắc trên trường quốc tế. Đó là một sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của Việt Nam.

Đi đôi với việc giúp đỡ Việt Nam khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc qua viện trợ và đưa vào các đoàn công nhân giúp Việt Nam xây dựng nhiều công xưởng, nhà máy, Trung Quốc còn tỏ thái độ ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam với nhiều phát ngôn cứng rắn.

Ở Trung Quốc, báo chí truyền thông thường xuyên đưa tin về tình hình chiến sự ở miền Nam Việt Nam, xuất bản nhiều sách và tranh ảnh, sáng tác nhiều tác phẩm văn nghệ như kịch múa “Lửa hận rừng dừa” nói về cuộc Đồng Khởi của “nhân dân Nam Việt anh hùng”, nhằm tranh thủ sự đồng cảm và ủng hộ của người dân Trung Quốc cho cuộc kháng chiến ở miền nam Việt Nam.

Trong cuộc chiến 12 ngày đêm chống B52 Mỹ vào năm 1964, số người xuống đường biểu tình, diễu hành ủng hộ Việt Nam lên đến hàng trăm triệu ở các tỉnh của Trung Quốc.

Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đích thân tham dự cuộc mít tinh của hơn một triệu người ở Bắc Kinh. Chu Ân Lai thường căn dặn những người phụ trách công tác viện trợ phải “luôn luôn nghĩ như nhân dân Việt Nam nghĩ, và làm gấp những việc nhân dân Việt Nam cần gầp”.

Những khẩu hiệu thường thấy ở nhiều đô thị và nông thôn Trung Quốc thời bấy giờ là: “Bớt ăn, bớt mặc, bớt dùng, ưu tiên chi viện Việt Nam”, “Bớt than khổ, bớt nói nhiều, làm nghĩa vụ quốc tế một cách thầm lặng”.

Tuy nhiên, một bước ngoặt quan trọng xảy ra vào năm 1969 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Hồ Chí Minh vẫn luôn là mối liên kết chính yếu giữa những người cộng sản Việt Nam và Trung Quốc cả về mặt văn hóa lẫn lịch sử. Ông vốn là một nhà cách mạng cùng thế hệ với Mao và Chu, có mối quan hệ cá nhân từ những ngày đầu của Đảng cộng sản Đông Dương và Đảng cộng sản Trung Quốc, và có quan hệ cá nhân thân thiết với Chu Ân Lai từ những ngày họ cùng hoạt động ở Paris, Pháp sau Chiến tranh Thế Giới lần thứ nhất.

Ông nói được nhiều thứ tiếng địa phương ở Trung Quốc, mức độ uy tín cùng quan hệ cá nhân của ông với các nhân vật lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã tạo nên sự ôn hòa và dễ chịu cho quan hệ Việt – Trung.

Sau khi ông qua đời, nhiều cơ quan báo chí đoán rằng khả năng người kế nhiệm là Lê Duẩn sẽ liên minh chặt chẽ hơn nữa với Liên Xô sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, sau lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiệp định viện trợ kinh tế và quân sự tài khóa năm 1970, vốn đang trì hoãn từ tháng tư, đã được Việt Nam và Trung Quốc ký kết với những điều kiện “hào phóng” đến không ngờ. Khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn lực giữa Trung Quốc và Liên Xô giảm đi sau cuộc trao đổi giữa Chu Ân Lai và Kosygin tại sân bay Bắc Kinh đã cho phép lãnh đạo Trung Quốc nhìn xa hơn các yêu cầu an ninh quốc gia trước mắt để hướng tới một nền an ninh lâu dài, và điều này đòi hỏi phải duy trì quan hệ chặt chẽ với Việt Nam.

Sau một loạt các cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước vào cuối tháng 10, báo chí chính thống của cả hai bên đều đăng những bài viết tích cực thể hiện sự nồng nhiệt về tình hữu nghị lâu đời giữa hai đất nước.

Vấn đề Việt Nam một lần nữa có tầm quan trọng trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, và vào cuối tháng 9 đích thân Mao Trạch Đông, trong một cuộc gặp với Phạm Văn Đồng, đã đề nghị thành lập các “Nhóm chỉ đạo hiệp trợ Việt Nam” ở Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Hồ Nam để hỗ trợ Việt Nam, khẳng định Trung Quốc là hậu phương lớn vững vàng của Việt Nam, nâng cao hiệu quả giúp đỡ của Trung Quốc cho Việt Nam.

Giữa tháng 3 và tháng 10, “tứ trụ nguyên soái” Trần Nghị, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn và Diệp Kiếm Anh đệ trình lên Bộ Chính trị Trung Quốc 4 báo cáo, với 3 kết luận chủ chốt.

Một trong những kết luận được công bố sau này là: do những mâu thuẫn giữa hai bên, chiến tranh rất có khả năng xảy ra giữa Hoa Kỳ và Liên Xô hơn là giữa một trong hai, hoặc cả hai nước đó với Trung Quốc. Họ cũng kết luận rằng Liên Xô là mối đe dọa lớn hơn đối với Trung Quốc.

Về phía Việt Nam, phân tích này có ý nghĩa lâu dài rất to lớn: trong khi Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cuộc đấu tranh của những người cộng sản Việt Nam đánh đuổi người Mỹ ra khỏi miền nam Việt Nam, phương thức mà người Mỹ rời khỏi giờ đây đối với Bắc Kinh ít quan trọng hơn rất nhiều. Trước đây Mao Trạch Đông tìm cách “hạ nhục” Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, và phản đối mạnh mẽ bất cứ chính sách nào không làm được điều đó, nhưng giờ thì kết luận tất yếu của đường lối mới được lựa chọn tại Bắc Kinh là việc “không hạ nhục” Mỹ có lẽ lại là lựa chọn tốt hơn.

Những tương đồng về ý thức hệ văn hóa, chính trị, lý luận, tư tưởng và tình cảm gần nhau lâu đời đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục giúp Việt Nam giành chiến thắng. Theo Garver, “Sino- Vietnamese Conflict”, chính Kissinger đã ghi nhận:

“Tình cảm lớn dành cho người anh em Bắc Việt đang chiến đấu đến từ phía Trung Quốc nhiều hơn là từ phía Liên Xô.

Sự lãnh đạo Trung Quốc của Mao, Chu và các cộng sự khác, là sự lãnh đạo của một thế hệ cách mạng, mà cuộc đấu tranh của chính họ gắn liền với cuộc đấu tranh của Việt Nam đã kéo dài suốt 50 năm qua.

Có lẽ quan trọng hơn, người Trung Quốc vẫn coi Việt Nam là một phần trong “hệ văn hóa” của Trung Quốc, và do vậy phải có trách nhiệm với người “anh em” và cuộc chiến tranh của họ. Những di sản lịch sử mà mối quan hệ giữa hai nước để lại là những vấn đề thực sự đã làm cho một nước Trung Quốc mới tăng cường giúp đỡ cho chiến thắng của Việt Nam, điều làm phát sinh bản chất mâu thuẫn trong chính sách của Trung Quốc.”

(Tổng hợp)

Mâu thuẫn Trung Quốc và Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam

Ở Liên Xô, sau khi phát động chính biến lật đổ Malenkov soán quyền lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô, Khrushchev đã dùng nhiều biện pháp áp lực để thúc ép các nước xã hội chủ nghĩa phải theo Liên Xô, tạo ra một sự bất mãn tiềm tàng và chống đối ngấm ngầm nhưng âm ỉ trong các nước XHCN, đặc biệt về vấn đề muốn khai trừ Trung Quốc ra khỏi phe xã hội chủ nghĩa.

Chiến dịch phi Stalin hóa ở Liên Xô làm Mao Trạch Đông bất an thực sự. Ông ta đã nêu vấn đề này trong các cuộc trao đổi với đại sứ Liên Xô – Pavel Iudin – ở Trung Quốc và bảy tỏ hy vọng rằng nhà ngoại giao sẽ báo cáo đến ban lãnh đạo Liên Xô quan điểm đã nhiều lần được thể hiện trên báo chí của ông ta.

Mao lo ngại rằng việc báng bổ Stalin sẽ đem đến những tác hại không thể sửa chữa, không chỉ trong các mối quan hệ Xô – Trung, mà cả phong trào cộng sản thế giới.

Ngày 30/10/1961, Đại hội lần thứ XXII quyết định đưa Stalin ra khỏi lăng và chôn cất tại nghĩa trang tưởng niệm ở chân tường điện Kremlin. Chỉ một ngày sau, vào đêm 31/10 sang ngày 1/11/1961 thi hài Stalin đã được bí mật đưa ra khỏi lăng. Chiến dịch được thực hiện trong màn đêm bao phủ, trong điều kiện cực kỳ bí mật bằng lực lượng 35 người. Người thân của Stalin không được thông báo. Ở Ban chấp hành TƯ Đảng cộng sản Liên Xô người ta lo ngại rằng sự kiện này có thể đào hố sâu chia rẽ xã hội và thậm chí dẫn đến mất trật tự xã hội.

Stalin không còn trong lăng. Sự kiện này không những gây ra sự phẫn nộ trong công dân Liên Xô, mà những người Trung Quốc cũng phản ứng vô cùng dữ dội. Khi trả lời bức thư ngỏ của BCHTƯ ĐCS Liên Xô, Mao Trạch Đông đã viết: “Khrushchev có thể sử dụng vị thế đặc quyền của mình để đưa thi hài Stalin ra khỏi lăng, nhưng ông ta không bao giờ có thể dùng vị thế đặc quyền của mình lấy đi khỏi ký ức của nhân dân Liên Xô và các dân tộc toàn thế giới hình ảnh vĩ đại của Stalin”.

Đầu năm 1960, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lenin, Trung Quốc mở màn phê phán toàn diện Liên Xô.

Tháng 9/1959, trước khi Khrushchev sang thăm Mỹ, lấy lý do Xô – Mỹ đang thảo luận ký Hiệp ước cấm thử vũ khí nguyên tử, Liên Xô quyết định hủy bỏ hợp đồng cung cấp mẫu bom nguyên tử và tư liệu kỹ thuật sản xuất bom nguyên tử cho Trung Quốc, làm Trung Quốc rất tức giận, sự đổ vỡ giữa hai bên không còn cứu vãn được nữa.

Sau chuyến thăm Mỹ, Khrushchev điều chỉnh chính sách, về đối ngoại đề xướng thi đua hoà bình; về đối nội đề xướng xây dựng đảng toàn dân và nhà nước toàn dân, làm mờ nhạt màu sắc giai cấp của Đảng.

Sau hội nghị Geneve năm 1954, miền Bắc Việt Nam được giải phóng, Đảng Lao Động Việt Nam trao đổi với Đảng Cộng Sản Liên Xô và Đảng Cộng Sản Trung Quốc về đường lối của Việt Nam, thì Liên Xô kiến nghị “cùng sống hòa bình, thi đua kinh tế, tiến lên CNXH bằng con đường nghị viện”, “tư bản đang giãy chết”, “bất chiến tự nhiên thành”.

Còn Trung Quốc thì giới thiệu kinh nghiệm công tác trong vùng địch chiếm thời kỳ nội chiến và kháng Nhật là “trường kỳ mai phục, liên hệ quần chúng, tích trữ lương thực, chờ đợi thời cơ”.

Việt Nam không tán thành ý kiến của Liên Xô, mà tán thành áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc trong vùng địch chiếm. Nhưng năm 1956, Mỹ – Diệm cự tuyệt Tổng tuyển cử, năm 1959 lại ra đạo luật 10/59 khủng bố trắng, thảm sát và đưa máy chém đi hành quyết khắp nơi, Đảng Lao động Việt Nam mới chủ trương miền Nam phải đấu tranh vũ trang để tự vệ, Trung Quốc nhận định chủ trương đó là hợp lý, và hứa sẵn sàng hỗ trợ về quân sự.

Biểu hiện cụ thể là năm 1962, Trung Quốc đã giúp riêng cho lực lượng du kích miền Nam 90 nghìn khẩu súng trường và súng máy để phát triển chiến tranh du kích, về sau cuộc đấu tranh của miền Nam càng phát triển thì số lượng viện trợ của Trung Quốc lại càng ngày càng nhiều hơn.

Nhiệm vụ của Việt Nam lúc này là vừa xây dựng miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam. Về xây dựng miền Bắc thì Trung Quốc và Liên Xô đều viện trợ, còn về đấu tranh giải phóng miền Nam thì khi miền Nam đấu tranh vũ trang chỉ có Trung Quốc viện trợ quân sự, còn Liên Xô dưới chế độ của Khrushchev vẫn chủ trương thi đua hòa bình nên không viện trợ cho miền Nam, đồng thời giáo dục tư tưởng đấu tranh hòa bình với Mỹ, bài xích Stalin và Trung Quốc cho du học sinh Việt Nam ở Liên Xô.

Tháng 10 năm 1964, Khrushchev bị Brezhnev soán vị theo cách mà chính Khrushchev đã làm với Malenkov, người học trò trung thành được Stalin chỉ định lên nắm chức Bí thư thứ nhất Đảng Cộng Sản Liên Xô kế tục ông ta.

Tháng 11 năm 1964, nhân dịp kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sang Liên Xô dự lễ kỷ niệm, muốn cải thiện quan hệ với Liên Xô.

Nhưng Liên Xô đã nói thẳng với Chu Ân Lai rằng, chủ trương của Liên Xô đối với Trung Quốc là chủ trương chung của Đảng Cộng Sản Liên Xô, không phải chủ trương riêng của Khrushchev.

Khi Khrushchev còn quyền bính, báo chí gọi đó là “chủ nghĩa Khrushchev”. Khi Khrushchev đã bị lật đổ nhưng chủ trương Khrushchev vẫn được tiếp tục đẩy mạnh, báo chí gọi đó là “chủ nghĩa Khrushchev không có Khrushchev”.

Theo hồi ức của Liuba, cháu gái của Brezhnev, người kế nhiệm Khrushchev, sinh thời Brezhnev từng nói với người em trai: “Chủ nghĩa cộng sản cái quái gì, đều là những lời nói trống rỗng lừa bịp dân chúng”.

Như vậy, sau thời Khrushchev, Liên Xô vẫn chủ trương công khai chống Trung Quốc. Biểu hiện cụ thể là quân đội Liên Xô đóng dọc vùng biên giới Xô – Trung trong thời Khrushchev chỉ có hơn 600 nghìn, mà trong thời Brezhnev được tăng viện lên hơn 1 triệu.

Một biểu hiện cụ thể khác là trong quan hệ giữa các nước XHCN, Brezhnev nêu ra nguyên tắc “chủ quyền có hạn chế”.

Vì vậy, việc Liên Xô viện trợ Việt Nam chống Mỹ là vừa có lợi cho Việt Nam, nhưng cũng bao hàm nhân tố cạnh tranh với Trung Quốc và lôi kéo Việt Nam theo Liên Xô chống Trung Quốc.

Khi những chuyến hàng viện trợ của Liên Xô và Đông Âu được Trung Quốc chuyên chở đến miền Bắc Việt Nam bị chững lại ở ga Bằng Tường, Trung Quốc, vì Việt Nam không có điều kiện bốc dỡ chuyên chở nhanh chóng, thì Liên Xô và Hoa Kỳ đều tuyên truyền ở miền Bắc Việt Nam rằng Trung Quốc cố ý “ngâm” không chịu chở hàng cho Việt Nam.

Để bác bỏ tin giả này, ngày 28/2/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cho Chính phủ Việt Nam truyền chỉ thị đến TTX Việt Nam công bố rằng Trung Quốc vẫn chuyên chở hàng viện trợ cho Việt Nam đúng kế hoạch, đồng thời phê phán báo chí phương Tây tuyên truyền tin giả với dụng ý thiếu lương thiện.

Một sự kiện nữa là trong những năm tháng chiến tranh, có một bộ phận người Việt Nam sang học ở Liên Xô và Đông Âu không muốn về nước chống Mỹ, mà xin tị nạn chính trị ở Liên Xô. Liên Xô đã giữ lại những người tị nạn chính trị này, không đưa họ về nước mặc dù Việt Nam đã kháng nghị và chính thức yêu cầu họ về nước.

Năm 1967, Việt Nam bắt giữ, kết tội và cầm tù nhiều người chủ trương thỏa hiệp với Hoa Kỳ, theo Liên Xô chống Trung Quốc ở Bắc Việt, với tội danh “Tổ chức chống Đảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”. Vụ án nổi tiếng này được biết với tên “Vụ án xét lại, chống Đảng”, được cho là có sự tác động rất lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Hồ Chí Minh vẫn luôn là mối liên kết chính yếu giữa những người cộng sản Việt Nam và Trung Quốc cả về mặt văn hóa lẫn lịch sử. Ông vốn là một nhà cách mạng cùng thế hệ với Mao – Chu, có mối quan hệ cá nhân từ những ngày đầu của Đảng cộng sản Đông Dương và Đảng cộng sản Trung Quốc, và có quan hệ cá nhân thân thiết với Chu Ân Lai từ những ngày họ cùng hoạt động ở Paris, Pháp sau Chiến tranh Thế Giới lần thứ nhất.

Ông nói được nhiều phương ngữ Trung Quốc và uy tín cùng với quan hệ cá nhân của ông với Trung Quốc chắc chắn có ảnh hưởng tạo nên sự ôn hòa cho quan hệ của Hà Nội với Bắc Kinh. Sau khi ông qua đời, nhiều cơ quan tình báo đoán rằng khả năng Lê Duẩn liên minh chặt chẽ hơn nữa với Liên Xô sẽ tăng lên.

Theo đó, sau lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiệp định viện trợ kinh tế và quân sự cho năm 1970, vốn bị trì hoãn từ tháng Tư, đã được Việt – Trung ký kết với những điều kiện mà Hà Nội cho là hào phóng đến bất ngờ. Khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện tức thì giữa Trung Quốc và Liên Xô giảm đi (sau cuộc gặp của Chu Ân Lai với Kosygin tại sân bay Bắc Kinh) đã cho phép lãnh đạo Trung Quốc nhìn xa hơn các yêu cầu an ninh quốc gia trước mắt để hướng tới một nền an ninh lâu dài, và điều này đòi hỏi phải duy trì quan hệ thân thiện với Việt Nam.

Thêm vào đó, khi không còn Hồ Chí Minh, Trung Quốc cần thể hiện cử chỉ để khẳng định lại sự hậu thuẫn của mình đối với các đồng chí Việt Nam. Việt Nam đã chào đón hiệp định này như là “một biểu hiện rực rỡ mới của tình hữu nghị và đoàn kết chiến đấu ngày càng được củng cố và phát triển giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc anh em”. (theo học giả người Mỹ gốc Hoa Ang Cheng Guan, Ending the Vietnam War, trang 30. Xem Qiang Zhai, China and the Vietnam Wars, trang 136.)

Những chuyến thăm tiếp theo của các quan chức cấp cao Việt Nam đã diễn ra. Ngay sau ngày ký kết hiệp định viện trợ, ông Phạm Văn Đồng đến Bắc Kinh để tham dự lễ kỷ niệm lần thứ hai mươi ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong thời gian đó ông đã tổ chức ba đợt hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc trước khi lên đường tham dự lễ kỷ niệm quốc khánh Đông Đức và ghé thăm Liên Xô vào ngày 3 tháng Mười.

Trong thời gian ông vắng mặt, Chu Ân Lai cũng đã tổ chức một loạt các buổi trao đổi với Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, và Chủ tịch Ban Cố vấn của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam, nhấn mạnh hơn nữa sự đoàn kết của Trung Quốc với cuộc đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam và mong muốn cải thiện quan hệ.

Sau một loạt các cuộc hội đàm khác nữa với Phạm Văn Đồng (khi ông ghé qua Bắc Kinh trên đường trở về Hà Nội) vào cuối tháng Mười, báo chí chính thức của cả hai bên đều đăng những bài xã luận tích cực nồng nhiệt về tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc.

Vấn đề Việt Nam một lần nữa có tầm quan trọng trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, và vào cuối tháng 9 đích thân Mao Trạch Đông, trong một cuộc gặp gỡ với Phạm Văn Đồng, đã đề nghị thành lập các Nhóm chỉ đạo giúp đỡ Việt Nam tại 4 tỉnh của Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Hồ Nam) để thực hiện chức năng “Căn cứ trợ giúp Việt Nam”, nhằm nâng cao hiệu quả việc giúp đỡ của Trung Quốc cho Việt Nam, các nhóm của 4 tỉnh này sẽ phải tổ chức hội đàm với các tỉnh đối tác phía Việt Nam là những nơi được nhận viện trợ.

Một hiệp định thương mại tiếp theo được ký kết tại Bắc Kinh vào cuối tháng Mười. Nhu cầu quốc phòng riêng của Trung Quốc đã hạn chế khả năng của họ viện trợ vũ khí cho Việt Nam, nhưng mong muốn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc chứng kiến những người cộng sản Việt Nam “hất cẳng” người Mỹ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì không thay đổi. (Foreign Ministry PRC, Zhou Enlai waijiao, trang 540–546; CCP Research, Zhou Enlai nianpu, tập 3, trang 324–330; Ang Cheng Guan, Ending the Vietnam War, trang 30–31; Li Danhui, ‘Zhong-su Chongtu’, trang 31; Shen Zhihua, ‘Zhong-mei hejie yu zhongguo dui yue waijiao’, trang 224.)

Trong bối cảnh của những sự kiện ấy, đã diễn ra một cuộc thảo luận nội bộ, mà biểu hiện rõ nhất là các báo cáo của “Tứ trụ Nguyên soái” (Trần Nghị, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn và Diệp Kiếm Anh), những người đã được Mao và Chu yêu cầu chú tâm đến và bàn thảo các vấn đề quốc tế quan trọng, rồi báo cáo lại về tình hình quốc tế.

Giữa tháng Ba và tháng Mười, tứ đại nguyên soái đệ trình 4 báo cáo, với 3 kết luận chủ chốt.

Kết luận thứ nhất là, do những mâu thuẫn giữa hai bên, chiến tranh rất có khả năng xảy ra giữa Hoa Kỳ và Liên Xô hơn là giữa một trong hai, hoặc cả hai nước đó với Trung Quốc.

Họ cũng kết luận rằng Liên Xô là mối đe dọa lớn hơn đối với Trung Quốc. Phân tích này mang lại những hàm ý quan trọng cho quan điểm của Mao về cuộc chiến tranh Việt Nam. Hiểu rõ rằng Eurosia (khu vực Á – Âu) là ưu tiên chiến lược chính cho cả Mỹ và Liên Xô, kết hợp với sự khẳng định rằng Liên Xô bây giờ là một “đế quốc đội lốt xã hội chủ nghĩa”, có nghĩa là cuộc đấu tranh ở Đông Dương không còn là tâm điểm của tất cả những mâu thuẫn trên thế giới.

Về phía Việt Nam, phân tích này có ý nghĩa lâu dài rất to lớn: trong khi Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cuộc đấu tranh của những người cộng sản Việt Nam đánh đuổi người Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, phương thức mà người Mỹ rời khỏi giờ đây đối với Bắc Kinh ít quan trọng hơn rất nhiều. Trước đây Mao Trạch Đông tìm cách “hạ bệ” Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, và phản đối mạnh mẽ bất cứ chính sách nào không làm được điều đó, nhưng giờ thì kết luận tất yếu của đường lối mới được lựa chọn tại Bắc Kinh là việc “không hạ bệ” Mỹ thực ra có lẽ lại được ưa chuộng hơn, chấp nhận việc Mỹ bị “nghẹn”, “hóc xương” và rời khỏi Việt Nam trong danh dự. (Zhang Baijia, ‘The Changing International Scene’.)

Những tương đồng về hệ văn hóa, hệ chính trị và tình cảm láng giềng lâu đời khiến lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục giúp Việt Nam giành chiến thắng. Theo Garver, “Sino- Vietnamese Conflict”, chính Kissinger đã ghi nhận một “tình cảm lớn dành cho người anh em Bắc Việt đang chiến đấu đến từ phía Trung Quốc nhiều hơn là từ phía Liên Xô.”

Sự lãnh đạo Trung Quốc của Mao, Chu và các cộng sự khác, là sự lãnh đạo của một thế hệ cách mạng, mà cuộc đấu tranh của chính họ gắn liền với cuộc đấu tranh của Việt Nam đã kéo dài suốt 50 năm qua.

Có lẽ quan trọng hơn, người Trung Quốc vẫn coi Việt Nam là một phần trong “hệ văn hóa” của Trung Quốc, và do vậy phải có trách nhiệm với người đồng chí, “huynh đệ” và cuộc kháng chiến của họ. Những di sản lịch sử mà mối quan hệ giữa hai nước để lại là những vấn đề thực sự đã làm cho một nước Trung Hoa mới tăng cường giúp đỡ cho chiến thắng của Việt Nam, điều làm phát sinh bản chất mâu thuẫn trong chính sách của Trung Quốc.

(Tổng hợp)

Thái độ của Việt Nam đối với “chủ nghĩa xét lại” trong thời kỳ Trung Quốc và Liên Xô mâu thuẫn

Stalin là một trong những lãnh tụ quyền lực nhất và cầm quyền lâu nhất trong lịch sử hiện đại, sau khi ông qua đời, Liên Xô bước vào thời kỳ đấu tranh bè phái và sử dụng những thỏa hiệp chính trị mà chiếm đoạt quyền hành lẫn nhau một cách thô bạo và bỏ qua nguyên tắc dân chủ tập trung đã được thiết lập từ thời Lenin.

Khrushchev lật đổ Malenkov và nắm chức Bí thư thứ nhất Đảng Cộng Sản Liên Xô, sau đó làm những việc nguy hại đến sự đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa và trong phong trào cộng sản quốc tế:

Tháng 2/1956, tại đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng Sản Liên Xô, trong bản báo cáo tổng kết trình đại hội, Khrushchev đã đưa ra chủ trương “thi đua hòa bình với đế quốc” làm đường lối chung cho các nước xã hội chủ nghĩa, chủ trương “tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường nghị viện” làm đường lối chung cho các Đảng cộng sản và công nhân ở các nước tư bản.

Và cũng trong đại hội này, Khrushchev đã đọc diễn văn đả phá vấn đề sùng bái cá nhân, mà thực chất là bôi nhọ Stalin theo cách “tốt che, xấu khoe”.

Mỹ đã lấy được nguyên văn biên bản diễn văn và đã lập tức cho công bố ngay lập tức để bôi nhọ Liên Xô.

Tháng 6/1957, Khrushchev gán tội cho những lãnh đạo được Stalin chỉ định kế thừa là “phản Đảng” để tiếm quyền trong đảng.

Năm 1959, Trung Quốc và Ấn Độ có sự tranh chấp về vấn đề biên giới, Khrushchev ép Trung Quốc phải nhượng bộ Ấn Độ, nhưng Trung Quốc từ chối với lý do đoạn biên giới tranh chấp đó là do thực dân Anh ở Ấn Độ tự vạch ra mà Trung Quốc chưa bao giờ công nhận.

Năm 1960, tại cuộc họp Đảng các nước xã hội chủ nghĩa ở Bucharest, thủ đô Romani, đại biểu Đảng Cộng Sản Trung Quốc là Bành Chân đã phê phán Khrushchev ngay trong cuộc họp.

Tháng 7/1960, Khrushchev trả đũa bằng cách tuyên bố rút toàn bộ chuyên gia Liên Xô đang công tác ở Trung Quốc, xóa bỏ hơn 600 bản hiệp định và hợp đồng ký với Trung Quốc, và tuyên truyền định hướng thành một phong trào rộng rãi chống Trung Quốc, bao gồm việc nhắm vào lưu học sinh Việt Nam.

Những sự kiện này đã công khai bộc lộ trước thế giới sự rạn nứt trong phong trào cộng sản quốc tế, đặc biệt là sự bất hòa giữa hai nước lớn xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc.

Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh lo lắng, liền tổ chức ngay một phái đoàn đại biểu và đích thân sang Liên Xô thuyết phục Khrushchev duy trì mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, nhưng không có kết quả vì Khrushchev vẫn cương quyết chống Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong thời gian này, mặc dù không đồng tình với Khrushchev, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chủ trương phải bảo vệ uy tín của Liên Xô, vẫn xem Liên Xô là “người anh cả” trong phong trào Cộng sản quốc tế, vẫn chủ trương phải “đoàn kết Liên Xô, đoàn kết Trung Quốc, đoàn kết phe xã hội chủ nghĩa”.

Các chủ trương đó đã thể hiện khá rõ trong các văn kiện của Đại hội III Đảng Lao Động Việt Nam họp từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960.

Sau đại hội Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam đi Moskva để dự lễ kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười.

Nhân dịp này, Khrushchev triệu tập một cuộc hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân để bàn về phong trào cộng sản quốc tế. Trong hội nghị, nhiều đại biểu đã phê bình cách làm của Khrushchev, nhưng rồi thỏa thuận thông qua một bản thông cáo chung có tính chất xây dựng. Bản thông cáo chung đó có đoạn viết: “Tất cả các Đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin đều độc lập, bình đẳng, đều xuất phát từ những điều kiện cụ thể của nước mình và dựa vào những nguyên lý của chủ nghĩa Marx-Lenin mà đề ra chính sách, đồng thời ủng hộ lẫn nhau”, nói lên điều mong muốn của các Đảng các nước trong phong trào Cộng sản quốc tế là độc lập tự chủ quyết định đường lối của riêng mình, không bị bắt buộc phải làm theo lệnh chỉ huy của một Đảng nào khác.

Tuy nhiên sau đó, Khrushchev vẫn tạo áp lực và ép một số đảng Đông Âu chống Trung Quốc, phong trào cộng sản quốc tế càng rạn nứt. Biểu hiện cụ thể là tại đại hội của các đảng, như Đảng Cộng sản Bulgari, Đảng công nhân xã hội Hunggari, Đảng Cộng Sản Tiệp Khắc, Đảng Xã hội thống nhất Đức, đều ít nhiều phê phán Trung Quốc. Đại biểu Đảng Cộng Sản Trung Quốc liền phản bác lại những lời phê phán đó ngay trước đại hội.

Thời gian này, từ những Đảng đã cầm quyền đến những đảng chưa nắm chính quyền trên thế giới thì đảng nào cũng có sự phân hóa: Nhóm “chính thống” thì theo Khrushchev chống Trung Quốc; nhóm “Marxist” và “Stalinist” thì chống lại chủ trương “phi Stalin hóa” của Khrushchev và ủng hộ Trung Quốc.

Các nhóm chống chủ trương của Khrushchev đều giương cao ngọn cờ chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, cho rằng trong khi toàn thế giới đang chống chủ nghĩa đế quốc, mà Khrushchev lại chủ trương đấu tranh hòa bình với đế quốc, chủ trương tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường nghị viện.

Về tình hình này, Đảng Lao Động Việt Nam tranh luận nội bộ rất nhiều, đến cuối năm 1963, thì trong Đảng mới cơ bản nhất trí là phải kiên trì nguyên tắc của chủ nghĩa Marx-Lenin, không thể chấp nhận kiểu thi đua hòa bình của Khrushchev trong khi Mỹ đang xâm lược miền nam Việt Nam.

Bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương họp hội nghị IX Trung Ương Đảng để thảo luận vấn đề chống chủ nghĩa xét lại hiện đại.

Trong hội nghị, sau khi nghe Trường Chinh đọc báo cáo, nhiều người tranh luận mạnh mẽ. Tố Hữu phê phán Khrushchev rất mạnh mẽ, nêu ra 10 tội trạng của ông ta.

Sau nhiều ngày thảo luận, hội nghị thông qua nghị quyết.

Để giữ hòa hiếu với Liên Xô, Đảng Lao Động Việt Nam quyết định rằng nghị quyết này là một văn kiện học tập nội bộ và không công bố công khai, nhưng tinh thần chủ yếu thì vẫn như bài xã luận “Tăng cường đoàn kết nhất trí, nâng cao ý chí chiến đấu đưa sự nghiệp của chúng ta tiến tới những thắng lợi mới” đăng trên báo Nhân Dân ngày 21/1/1964. Thông cáo có đoạn viết:

“Đảng Lao Động Việt Nam ra sức đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh là nguy cơ chủ yếu của phong trào Cộng sản quốc tế, đồng thời chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa biệt phái”.

“Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, Đảng ta đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên quyết bảo vệ những nguyên tắc của hai bản tuyên bố Mạc Tư Khoa năm 1957 và năm 1960”.

“Kiên quyết chống chủ nghĩa xét lại hiện đại không những là nghĩa vụ quốc tế của Đảng ta, mà còn là một yêu cầu cấp bách để bảo vệ sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, bảo vệ đường lối đúng đắn của Đại hội toàn quốc lần thứ ba của Đảng và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của nhân dân cả nước.”

“Về thực chất sai lầm của chủ nghĩa xét lại là xuyên tạc và vứt bỏ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và những nguyên tắc cách mạng của hai bản tuyên bố Mạc Tư Khoa năm 1957 và năm 1960, thi hành chính sách thỏa hiệp giai cấp, chính sách hợp tác vô nguyên tắc với chủ nghĩa đế quốc, xóa bỏ ranh giới giữa ta, bạn, địch, chia rẽ phe xã hội chủ nghĩa và phong trào Cộng sản quốc tế”.

Báo Nhân Dân ngày 29/1/1964 còn đăng lại tuyên bố của Đảng Cộng Sản Nam Dương (Indonesia), trong đó có đoạn viết: “Những người Marxist Leninist toàn thế giới đoàn kết lại, tiếp tục đập tan chủ nghĩa xét lại”.

Việc Đảng Lao Động Việt Nam ra được nghị quyết chống chủ nghĩa xét lại như thế là kết quả của một cuộc đấu tranh nội bộ kể từ năm 1960 khi Khrushchev đã ra mặt chống Trung Quốc.

Ngày 5/8/1964, Mỹ dàn dựng câu chuyện Vịnh Bắc Bộ, cho máy bay không kích thành phố Vinh (Nghệ An), cửa sông Gianh (Quảng Bình), thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh). Đối với sự kiện này, Trung Quốc và Liên Xô đều phản đối Mỹ nhưng với cường độ và tần suất khác xa nhau.

Ngày 6/8/1964, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố “Mỹ xâm lược Việt Nam cũng tức là xâm lược Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc sẽ không khoanh tay ngồi nhìn”.

Tiếp đó, ngày 9/8/1964, gần 100 nghìn người mít tinh ở Bắc Kinh, có Thủ tướng Chu Ân Lai và Tố Hữu tham gia. Cuộc mít tinh đó đã gửi đến Chủ tịch Hồ Chí Minh lá thư biểu thị lòng quyết tâm ủng hộ Việt Nam của nhân dân Trung Quốc.

Tiếp theo, ngày 10/8/1964, trên 1 triệu người dân Thượng Hải, 100 nghìn người dân Phúc Châu, nhiều người dân ở cả đảo Hải Nam và nhiều tỉnh thành khác đã biểu tình tỏ quyết tâm ủng hộ Việt Nam.

Về tình hình hoạt động của Trung Quốc, báo Nhân Dân đều tường thuật đầy đủ trong các số báo từ ngày 7 đến ngày 15/8/1964.

Khác với Trung Quốc, Chính phủ Liên Xô chỉ cho TTX Liên Xô tuyên bố phản đối.

Trước những thái độ “chiến” và “hòa” khá rõ ràng của Trung Quốc và Liên Xô, Việt Nam cơ bản cũng đã đồng tâm chống “xét lại” sau Nghị quyết Trung Ương 9 khóa 3.

(Tổng hợp)

Chiến tranh Việt Nam và đại chiến Tam giác sắt

Sau khi quân Giải phóng mở chiến dịch tiến công ở miền Đông Nam Bộ, đánh thắng trận Bình Giã, về cơ bản đã làm phá sản chiến lược chiến tranh giai đoạn này của Mỹ. Đến đây, kế hoạch Staley-Taylor đã không còn hiệu quả. Hoa Kỳ bắt đầu đề ra và thực hiện một số quyết định chiến lược mới.

Ngày 8 tháng 3 năm 1965, Thủy quân lục chiến Mỹ đổ quân xuống Đà Nẵng, kế hoạch Staley-Taylor chính thức chấm dứt. Chiến tranh Việt Nam bước sang giai đoạn mới, giai đoạn Mỹ kéo đại quân đến Việt Nam trực tiếp xâm lược với chiến thuật tác chiến Tìm và Diệt của Đại tướng tổng tư lệnh Westmoreland.

Đứng trước nguy cơ phá sản của chế độ thực dân mới và khả năng sụp đổ của chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở miền nam Việt Nam, người Mỹ sau đó đã liên tục tăng cường viện binh cho quân đội viễn chinh ở miền nam Việt Nam nhằm đốc thúc cuộc chiến tranh xâm lược, thay đổi chiến lược chiến tranh ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Trong năm 1965, các sư đoàn 1 Bộ binh (được biết nhiều với tên “Anh cả đỏ” – The Big Red One), sư đoàn 1 Kỵ binh Không vận, Lữ đoàn 1 thuộc sư đoàn 101 Kỵ binh Không vận, Lữ đoàn 3, sư đoàn 25 Bộ binh (được biết nhiều với tên “Tia chớp nhiệt đới” – Tropical Light), trung đoàn 11 Kỵ binh Thiết giáp v.v. lũ lượt kéo vào miền Nam Việt Nam. Trong đó, sư đoàn Anh cả đỏ và Tia chớp nhiệt đới là hai trong những sư đoàn chủ lực thiện chiến nhất thế giới.

Hạm đội 7, hạm đội mạnh nhất của Hải quân Hoa Kỳ, được mệnh danh “chúa tể đại dương”, tiến vào Biển Đông, xâm phạm vùng biển của Việt Nam, để trợ lực cho các lực lượng xâm lược trên bộ. 7 vạn lính Mỹ đóng ở Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, đảo Guam v.v., đều được sử dụng để hỗ trợ cho chiến trường Việt Nam.

Bị thất bại trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm, Mỹ đã chuyển sang cuộc chiến tranh cục bộ, kéo quân đội vào trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam và gây ra chiến tranh phá hoại rất ác liệt đối với miền Bắc.

Đại tướng William Westmoreland trong hồi ký A Soldier Reports (Tường trình của một quân nhân), do Doubleday xuất bản năm 1976, đã cho biết: “Tôi tin rằng nước Mỹ chưa bao giờ cho ra trận một lực lượng nào thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969”.

Hoa Kỳ còn áp lực được các quốc gia chư hầu (vassal states) khi đó như Hàn Quốc, Philippines, hay đồng minh như Australia, Thái Lan và New Zealand gửi quân đội đánh thuê cho Mỹ ở miền Nam Việt Nam, đổi chác các lợi ích chính trị, quân sự, kinh tế. Lực lượng viễn chinh Mỹ cũng phát triển nhanh, đến cuối năm 1965 đã lên đến hơn 20 vạn quân.

Theo hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers) do Daniel Ellsberg tung ra và Thời báo New York công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ về Chiến tranh Việt Nam, được Việt Nam Thông Tấn Xã ấn hành một phần bằng tiếng Việt vào năm 1971 (Mỹ chính thức giải mật vào tháng 6 năm 2011), và nhà báo Pháp Giuglaris Marcel, một nhà nghiên cứu chuyên sâu về Nhật Bản và vùng Viễn Đông, trong sách Việt Nam, le jour de l’escalade (Việt Nam, ngày đầu leo thang) do NRF xuất bản, thì Vecler, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân bảo đảm với Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara: “Không có lý do gì chúng ta lại không thể thắng nếu đó là quyết tâm của chúng ta”.

Những nhân vật diều hâu trong giới cầm quyền Mỹ đã tin tưởng tuyệt đối rằng: “Cùng lắm trong vòng 18 tháng (cuối 1966), Mỹ sẽ chiến thắng, lúc đó Việt Cộng và Hà Nội sẽ phải chịu thua, chấm dứt kháng chiến. Và, trên bình diện thế giới, chúng ta sẽ chứng minh được cho các dân tộc thấy rằng chiến tranh cách mạng không đem lại kết quả gì, cuộc nổi dậy nào cũng có thể bị tiêu diệt”.

Mỹ dù không muốn trực tiếp ra tay, nhưng trước tình thế bất lợi họ buộc phải xuất quân để ngăn chặn thế thua, từng bước phản công giành lại quyền chủ động và chuyển bại thành thắng. Việc đưa quân viễn chinh Mỹ vào chiến đấu trên quy mô lớn là không chỉ giới hạn ở việc cứu nguy sự sụp đổ của chế độ thực dân trá hình mà chính là để giành thắng lợi quyết định, nhanh chóng đảo lộn thế cờ. Theo đó, Mỹ đề ra kế hoạch 3 giai đoạn và dự định giành thắng lợi trong vòng hai năm rưỡi:

Giai đoạn 1: Chặn lại đà thất bại, triển khai nhanh lực lượng.

Giai đoạn 2: Phản công chiến lược, tấn công mạnh vào chủ lực quân Giải phóng, và cướp lại vùng nông thôn.

Giai đoạn 3: Hoàn toàn tiêu diệt chủ lực quân Giải phóng, phá hoại căn cứ và hậu cần, tiếp tục bình định miền Nam.

Trước ý đồ chiến lược mới của Mỹ, Bộ chính trị, Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích, đánh giá tình hình và thảo luận tìm đối sách, sau đó đưa ra nhận định, đại ý:

Hiện nay ngụy quân đã thất bại trên chiến trường, ngụy quyền rệu rã, chiến tranh đặc biệt đã thất bại, đế quốc Mỹ mất thế chủ động chiến lược, trong khi đó lực lượng ta đang nắm quyền chủ động chiến trường, xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, liên hoàn ở cả ba vùng chiến lược (nông thôn, đô thị, miền núi). Chiến tranh càng mở rộng và kéo dài, thì mâu thuẫn càng bộc lộ và bị khoét sâu mà Nhà Trắng và Lầu Năm Góc không thể nào khắc phục được. Tiêu biểu là:

– Mâu thuẫn trầm trọng về tư tưởng chiến lược giữa mục đích muốn giấu mặt áp đặt chủ nghĩa thực dân mới (nghĩa là đứng ngoài làm chủ, bản thân không trực tiếp quản lý, chỉ huy và tham chiến), nhưng lại buộc phải tiến hành chiến tranh bằng đại quân viễn chinh Mỹ theo kiểu chủ nghĩa thực dân cũ (vì ngụy quân không biết đánh, nếu không đem quân vào đánh thì sẽ thua). Như vậy đây là một thất sách về chính trị và làm cho dư luận thế giới thấy rõ như ban ngày là Mỹ đã kéo đại binh vào tấn công Việt Nam, trực tiếp điều hành và tiến hành chiến tranh.

– Mâu thuẫn giữa tiến hành chiến tranh xâm lược nhưng lại phải xây dựng cho được chính quyền và quân đội bản xứ để làm công cụ của Mỹ nhằm áp đặt chủ nghĩa thực dân mới. Trước đó, Mỹ chỉ lo mỗi việc là xây dựng, huấn luyện, trang bị, phát triển ngụy quân và ngụy quyền, và việc này đã rất khó khăn. Trong khi bây giờ chính phủ Washington phải thực hiện cả hai mục tiêu chiến lược này cùng một lúc, khó càng thêm khó.

– Mâu thuẫn khi buộc phải tiến hành chiến tranh để giữ vững và củng cố chế độ ngụy quyền và hệ thống thuộc địa kiểu mới. Trong khi đó thực tế chiến cuộc cho thấy Mỹ càng tiến hành chiến tranh thì ngụy quyền và ngụy quân càng dựa dẫm vào Mỹ hơn, không còn bao nhiêu động lực chiến đấu, và càng lục đục, chia rẽ khi tranh nhau sự ưu ái của Mỹ. Còn hệ thống thuộc địa kiểu mới thì càng suy yếu và ngày càng hiện rõ những dấu hiệu của một thuộc địa kiểu cũ (người Mỹ và lính Mỹ tràn ngập miền Nam, Mỹ nắm thực quyền về quản lý, chỉ huy, trực tiếp tiến hành chiến tranh). Những thực trạng đó đồng thời cũng kéo theo sự suy yếu của chính Mỹ.

Từ đó, phương châm đấu tranh của Việt Nam được đề ra là: Đẩy mạnh đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công chiến lược: Quân sự – chính trị – ngoại giao.

Ngày 20/7/1965, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi:

        “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu; dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”.

    Nói chuyện với cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Trung ương lần thứ 12, chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định và tiên đoán:

        “Bây giờ Mỹ có 20 vạn quân ở miền Nam, nó có thể đưa thêm vào hơn nữa đến 30, 40, 50 vạn quân. Ta vẫn thắng, nhất định ta thắng. Ta nói như thế không phải để tuyên truyền, mà căn bản là như thế.”

Tự tin vào ưu thế quân đông với trên 20 vạn quân thiện chiến, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, cơ động nhanh, Mỹ vừa mới vào miền Nam đã cho quân viễn chinh tiến hành ngay chiến thuật tác chiến Tìm và Diệt của Tổng tư lệnh Liên quân, đại tướng William Westmoreland, với cuộc hành quân “Ánh sao sáng” vào căn cứ cách mạng ở Vạn Tường – Quảng Ngãi.

Tiếp đó Mỹ mở liền hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 bằng nhiều cuộc hành quân vào “đất thánh Việt Cộng” như chiến khu Đ, chiến khu C (chiến khu Dương Minh Châu), và các chiến khu, địa điểm khác.

Nhưng nhờ chiến đấu dũng cảm, thông thạo địa hình quê nhà, và tài mưu trí sáng tạo, cũng như được sự phối hợp chiến đấu và tiếp viện ngày càng lớn từ miền Bắc, quân và dân miền Nam đã chiến đấu giành thắng lợi mở đầu ở Vạn Tường (ngày 18/8/1965). Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực quân Giải phóng lúc đó đang đóng ở Vạn Tường, cùng với du kích xã và quân dân địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của giặc Mỹ, diệt gần 1 ngàn lính, bắn cháy 22 xe tăng và xe thiết giáp, hạ 13 máy bay chiến đấu.

Hội nghị lần thứ 11 (3-1965), và Hội nghị lần thứ 12 (12-1965) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện tình hình do âm mưu và hành động chiến tranh mới của đế quốc Mỹ gây ra, đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng về chủ trương chiến lược, phương châm và biện pháp cách mạng trong giai đoạn mới, nêu cao quyết tâm động viên lực lượng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân: “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hoà bình, thống nhất nước nhà”.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương, Quân ủy Trung ương đã triển khai toàn diện các mặt công tác quân sự trên cả hai miền và đề ra 6 phương thức tác chiến cho các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam:

1)      Đẩy mạnh hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực tập trung trong những chiến dịch vừa và lớn, dưới hình thức tiến công hoặc chủ động phản công địch.

2)      Đẩy mạnh chiến tranh du kích đến trình độ cao.

3)      Đánh phá các căn cứ hậu cần, kho tàng, sân bay, hải cảng, cơ quan đầu não.

4)      Triệt phá các đường giao thông thuỷ bộ quan trọng, tạo thế bao vây, chia cắt địch.

5)      Đẩy mạnh hoạt động ở các đô thị.

6)       Tác chiến kết hợp với binh biến; triển khai công tác binh vận, ngụy vận trên quy mô chiến lược.

Từ ngày 2 đến ngày 6-5-1965, đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức tại một địa điểm trong vùng giải phóng miền Nam. Gần 150 chiến sĩ thi đua ưu tú thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, tự vệ và dân quân du kích từ Bến Hải đến Cà Mau về dự đại hội. Tại đại hội này, ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đã quyết định tuyên dương 23 Anh hùng quân giải phóng, trong đó có 2 phụ nữ (Tạ Thị Kiều và Nguyễn Thị út), 4 là dân tộc ít người.

Tháng 3-1965, những tiểu đoàn quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng, Chu Lai đã bị các lực lượng dân quân du kích xung quanh căn cứ Mỹ đánh phá quấy rối và tiêu hao.

Ngày 27-5-1965, 1 đại đội bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam đã tập kích 1 đại đội lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại Núi Thành, tiêu diệt và làm bị thương 140 lính, thu toàn bộ vũ khí.

Trận Núi Thành khẳng định ý chí quyết tâm đánh Mỹ của quân và dân miền Nam, làm nức lòng nhân dân cả nước.

Ngày 18-8-1965, quân giải phóng khu V lại thắng lớn ở Vạn Tường (Bắc Quảng Ngãi). Một trung đoàn chủ lực cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích đã đánh bại cuộc tiến công của một lực lượng lớn quân Mỹ gồm 4 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ, 1 tiểu đoàn xe tăng và xe bọc thép, 2 tiểu đoàn pháo 105 mi li mét, 6 tầu đổ bộ và 5 pháo hạm cùng hàng trăm máy bay chiến đấu. Đây là trận ra quân rầm rộ, hiệp đồng binh chủng đầu tiên của Mỹ trên một khu vực do họ lựa chọn.

Suốt một ngày chiến đấu quyết liệt, lực lượng vũ trang giải phóng đã đánh bại các đợt tiến công của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 lính Mỹ, bắn cháy, bắn hỏng nhiều máy bay, xe tăng và xe thiết giáp.

Trận Vạn Tường mở đầu cao trào diệt quân xâm lược Mỹ. Thắng lợi của trận Vạn Tường chứng tỏ quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng thắng Mỹ về quân sự trong chiến tranh cục bộ, mặc dù họ chiếm ưu thế về số lượng, về hỏa lực và sức cơ động; nó mở đường cho các đơn vị chủ lực quân giải phóng tiếp tục phát triển thế tiến công tập trung đánh những trận tiêu diệt từng đơn vị quân cơ động Mỹ.

Sau các chiến thắng Núi Thành và Vạn Tường, trên chiến trường miền Nam dấy lên phong trào “tìm Mỹ mà đánh”,“lùng ngụy mà diệt”; những “vành đai diệt Mỹ” xuất hiện ở Hoà Vang, Chu Lai (Quảng Nam), Củ Chi (Sài Gòn) v.v. Hàng vạn dũng sĩ diệt Mỹ đã lập nên nhiều chiến công.

Tại Plâyme (Tây Nguyên), sau khi tiêu diệt chiến đoàn 3 thiết giáp ngụy, quân giải phóng buộc Sư đoàn kỵ binh không vận 1 Mỹ phải tham chiến. Bằng cách đánh táo bạo, mưu trí và dũng cảm, từ ngày 14 đến ngày 18-11-1965, lực lượng vũ trang Tây Nguyên loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 1.700 lính Mỹ, 1.274 lính ngụy, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn kỵ binh không vận Mỹ, diệt gọn 1 chiến đoàn xe cơ giới, 1 tiểu đoàn bộ binh ngụy, phá 89 xe quân sự, 59 máy bay các loại (chủ yếu là máy bay lên thẳng). Sư đoàn kỵ binh bay “niềm hy vọng lớn nhất của lục quân Mỹ”, với chiến thuật “nhảy cóc”,“ứng viện giải vây” lần đầu tiên bị đánh bại trên chiến trường rừng núi Việt Nam.

Khả năng thắng Mỹ về quân sự trong chiến tranh cục bộ trở thành hiện thực ngay trong Đông-Xuân 1965-1966, bằng chiến thắng oanh liệt của quân và dân miền Nam đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của Mỹ – ngụy.

Trong cuộc phản công này, quân đội Mỹ đã mở rộng 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc hành quân then chốt đánh vào miền Đông Nam Bộ, và đồng bằng khu V, Củ Chi, Bến Cát, Nam Phú Yên, Quảng Ngãi và Bình Định, nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Quân và dân miền Nam chặn đánh quyết liệt trên mọi hướng. Những trận thắng lớn ở Nhà Đỏ Bông Trang (Thủ Dầu Một), ở Củ Chi (Sài Gòn), ở Bắc Sông Bé (Biên Hoà), thắng lợi của chiến dịch Bình Long, chiến thắng Cần Đâm, Cần Lệ (Thủ Dầu Một), ở Bà Rịa, những trận thắng địch ở Tây Nguyên, Bồng Sơn (Bắc Bình Định), ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), ở Phú Yên v.v. cùng với những trận diệt Mỹ ngay tại các căn cứ của địch và phong trào đấu tranh chính trị quyết liệt ở nông thôn, đô thị, phong trào chống phá “bình định”, đã làm cho Mỹ-ngụy tổn thất lớn, buộc phải kết thúc sớm cuộc phản công. Quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 104.000 quân địch.

Năm 1966, Bộ tư lệnh Lực lượng Dã chiến 2 của Mỹ huy động 19 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 1, lữ đoàn 173 nhảy dù, 2 lữ đoàn của sư đoàn 4 và sư đoàn 25, và 1 chiến đoàn đặc nhiệm trực thuộc quân đoàn 3 ngụy, mở chiến dịch Attleboro đánh vào khu vực Tam Giác Sắt mà họ thường gọi là một trong những “đất thánh Việt Cộng” hoặc “đất thánh cộng sản”, với trọng điểm là chiến khu Dương Minh Châu (chiến khu C), một trong những đầu não của cách mạng miền Nam.

Tam Giác Sắt là một khu vực rộng 310 km² nằm giữa sông Sài Gòn và đường 13, khoảng 40 km phía bắc trung tâm Sài Gòn, bao gồm địa đạo Củ Chi và hệ thống mật khu vòng đai kiên cố như Hố Bò, Bời Lời, Long Nguyên v.v. Về lực lượng Việt Nam tham chiến chống Mỹ trong chiến dịch này, theo các nguồn của Mỹ là bao gồm các trung đoàn 101, 271, 272 và 273.

Quân đội Mỹ-ngụy trong chiến dịch này đặt dưới quyền chỉ huy của hai tướng Guy S. Meloy, Jr. và William E. DePuy, là hai tướng dày dặn kinh nghiệm chiến trường trong Thế chiến II. Mục tiêu chính của cuộc hành quân là diệt bộ phận đầu não quân sự và chính trị của Trung ương cục miền Nam.

Sau hơn hai tháng giằng co, giao chiến ác liệt, lực lượng Việt Nam bị tổn thất khá nặng và bị đẩy lùi ra khỏi trận địa. Sau trận này, lực lượng Việt Nam đã rút lui về bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia.

Mặc dù bị tổn thất, bị đẩy lui và thua về chiến thuật, nhưng ban chỉ huy đầu não của Mặt Trận đã kịp thời rút về bên kia biên giới Campuchia, tránh được tổn thất. Như vậy Mỹ đã không đạt được mục tiêu đề ra, do đó, trong chiến dịch này họ chỉ giành thắng lợi chiến thuật nhưng không giành được thắng lợi chiến lược.

Một trong những mục tiêu chính khác của Mỹ trong chiến dịch này là tìm cách kéo được quân Giải phóng ra đánh một trận lớn để gây tổn thương nguyên khí thật nặng, nhưng ý đồ đó của họ đã bị phía Việt Nam nhận ra nên đã tận dụng sự thông thạo địa hình, tác chiến linh hoạt theo chiến tranh du kích, tránh đánh lớn, khiến cho ý đồ đó không thành.

Mùa khô 1966-1967, Hoa Kỳ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 với một lực lượng lớn gồm 20 sư đoàn và 10 lữ đoàn chủ lực, khoảng 4.000 máy bay, 2.500 xe tăng, thiết giáp, hàng chục vạn tấn bom đạn, hàng vạn tấn vũ khí hóa học, 2.540 khẩu pháo, 500 tàu xuồng chiến đấu.

Nếu tính cả các lực lượng ngụy, Thái Lan, Philippines, Guam, Nhật tham gia cuộc Chiến tranh Việt Nam thì số quân tham chiến trong cuộc phản công lần này lên tới 1 triệu 20 vạn, trong đó có 60 vạn quân Mỹ.

Hoa Kỳ tập trung đánh vào miền Đông Nam Bộ, trọng điểm là Tây Ninh, nhằm mục tiêu “tìm diệt” cơ quan lãnh đạo, chỉ huy Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Miền, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và các đơn vị chủ lực Quân giải phóng. Họ mở 895 cuộc hành quân vào khu vực Tam giác sắt, trong đó có 3 cuộc hành quân then chốt: cuộc hành quân Attleboro với 3 vạn quân Mỹ đánh vào chiến khu C, cuộc hành quân Cedar Falls với 3 lữ đoàn Mỹ đánh vào Bến Súc – Củ Chi – Bến Cát, và cuộc hành quân lớn nhất Junction City, đánh vào khu vực đường 22 sát biên giới Việt Nam – Campuchia và khu vực Dầu Tiếng, Minh Thạnh, Bến Củi, có tất cả 7 lữ đoàn Mỹ và 2 chiến đoàn ngụy với quân số 4,5 vạn quân tham gia, sử dụng nhiều vũ khí và trang bị mới.

Trong cuộc phản công mùa khô này, quân và dân miền Nam đã mở hàng loạt trận phản công, đánh bại các cuộc hành quân của Mỹ-ngụy. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã cùng toàn dân bám sát địch, đánh tiêu hao và tiêu diệt địch trên khắp các chiến trường.

Những trận đánh giặc ngay trên địa bàn hành quân của họ, ở trong vùng phía sau địch, ở hậu cứ và cơ quan đầu não của họ, những hoạt động mạnh ở các vùng đồng bằng, ở Tây Nguyên, ở đường 9 – Trị Thiên đã kéo địch ra mọi hướng, đánh bại 3 cuộc hành quân lớn và nhiều cuộc hành quân khác, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 175.000 quân Mỹ, quân ngụy và chư hầu, 28 tiểu đoàn Mỹ, 21 tiểu đoàn và các đơn vị tương đương của ngụy và chư hầu bị đánh bại, khoảng 1.800 máy bay chiến đấu và 1.786 xe quân sự bị bắn cháy, bắn hỏng, khoảng 100 tàu chiến bị bắn cháy, bắn chìm.

Kết quả trong 2 mùa khô (1965-1966 và 1966-1967), quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến khoảng 15 vạn quân Mỹ và 14 vạn quân ngụy và chư hầu, làm thất bại một bước quan trọng cuộc chiến tranh cục bộ của Hoa Kỳ, làm cho thế trận của địch nao núng, tinh thần quân địch sút kém, hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn.

Năm 1967, trong chiến dịch hành quân Cedar Falls, người Mỹ kéo gần 3 vạn quân tiếp tục đánh vào khu vực Tam Giác Sắt. Lần này quân Giải phóng đổi chiến lược, phân tán rút vào rừng và ẩn thân trong hệ thống địa đạo. Trong chiến dịch này, “lính chuột cống” (Tunnel Rat) được sử dụng lần đầu tiên để xâm nhập hầm trú ẩn và hệ thống công sự ngầm của quân Giải phóng.

Sau gần 1 tháng giằng co, mặc dù đã phá hủy nhiều đoạn công sự của Việt Nam, nhưng mục tiêu Hoa Kỳ đặt ra về cơ bản đã không đạt được. Trong khi đó, việc bảo vệ an toàn phần lớn căn cứ có thể coi là một thắng lợi chiến lược của quân kháng chiến Việt Nam.

Nhờ vào hệ thống địa đạo có quy mô rộng lớn và tổ chức tinh vi, lực lượng kháng chiến Việt Nam không cần mất nhiều công sức để bày binh bố trận hay tổ chức những trận đánh lớn đầy phiêu lưu mạo hiểm mà phía Mỹ vẫn phải rút quân, vì không rút quân thì cũng chết dần mòn trong sự bất lực.

Trước chiến dịch này còn có một cuộc hành quân khác của quân đội Mỹ nhằm vào vùng Củ Chi cũng với các mục tiêu quân sự tương tự và đã chịu thất bại theo cách tương tự, đó là chiến dịch Crimp năm 1966.

Nhìn chung, qua nhiều chiến dịch và trận đánh, hai phía đối địch đều có thắng có bại và trong nhiều trận cả hai bên đều tổn thất nặng nề. Nhưng về cơ bản Việt Nam đã giành chiến thắng quan trọng trước hai cuộc tấn công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ. Quân Việt đã chặn đứng và đánh lui hàng loạt cuộc hành quân bình định, Tìm và Diệt của Mỹ vào những khu vực họ gọi là “đất thánh Việt Cộng” (những vùng giải phóng ở Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Củ Chi).

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara trước đây đã từng ủng hộ chính sách của tổng thống Lyndon B. Johnson đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì nay cũng tỏ ra chán nản và nghi ngờ kết quả của chính sách leo thang của Mỹ ở Việt Nam. Tình hình miền Nam lúc đó như McNamara đánh giá là: “Các chính sách và chương trình của Mỹ ở Đông Dương đã phát triển theo một hướng mà chúng ta đã không lường trước được…. và sự thiệt hại về người, chính trị, xã hội và kinh tế là không thể tưởng tượng được. Chúng ta đã thất bại”.

Trung tuần tháng 8-1967, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã họp đại hội bất thường, thông qua Cương lĩnh chính trị nhằm mở rộng khối đoàn kết dân tộc và tăng tốc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tiếp đó, trung tuần tháng 9-1967, đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ 2 đã họp để tổng kết phong trào đánh Mỹ, diệt ngụy trong 2 năm qua, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục chỉ đạo và đẩy mạnh phong trào kháng chiến. đại hội đã tuyên dương 47 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. Tháng 12-1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp, ra Nghị quyết về tổng công kích và tổng khởi nghĩa. Nghị quyết của Bộ Chính trị sau đó được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào tháng 1-1968 thông qua và trở thành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân (1968) nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ.

(Tổng hợp)

Hồ sơ Lầu Năm Góc: Mỹ tiến hành chiến tranh Việt Nam nằm trong chiến lược toàn cầu chống Trung Quốc

Daniel Ellsberg ra tòa vì tiết lộ hồ sơ Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam cho New York Times, sau đó được tha bổng dưới áp lực dư luận trong nước và quốc tế.

Daniel Ellsberg là ai?

Daniel Ellsberg là tiến sĩ Kinh tế Đại học Harvard, tốt nghiệp năm 1962. Sau khi tốt nghiệp, ông đến Việt Nam công tác trong nhóm tư vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

Năm 1967, Ellsberg trở về Mỹ và được phân công làm việc trong nhóm sĩ quan, chuyên viên Lầu Năm Góc chuyên nghiên cứu, phân tích chiến lược tối mật về hoạch định chính sách đối với Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara.

Năm 1971, ông đã gây chấn động nước Mỹ khi lấy cắp thông tin mật của Lầu Năm Góc bằng cách sao chụp 7 nghìn trang hồ sơ Lầu Năm Góc về kế hoạch leo thang chiến tranh Việt Nam, sau đó ông đào thoát và trao cho nhà báo danh tiếng của New York Times là Neil Sheehan. Vụ đánh cắp thông tin và trốn thoát đầy kịch tính này đã tạo ra một scandal lớn và một làn sóng phản đối chiến tranh mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ.

Mặc dù tập hồ sơ đã được New York Times nhanh chóng cho phát hành, tuy nhiên sau đó nó nhanh chóng bị tịch thu theo luật bảo mật thông tin quốc gia.

Năm 2002, ông hoàn thành quyển hồi ký Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers (Những bí mật về chiến tranh Việt Nam – Hồi ức về Việt Nam và hồ sơ Lầu Năm Góc), từng là best-seller năm ấy. Ngay từ khi phát hành, cuốn hồi ký của Ellsberg đã gây xôn xao dư luận. Cuốn sách kể lại cuộc hành trình đi tìm sự thật của chính tác giả và những âm mưu của tổng thống Nixon cùng Lầu Năm Góc đối với cuộc chiến tại Việt Nam. Trong tác phẩm, Ellsberg đã mô tả lại quá trình nhận thức của ông ta về Chiến tranh Việt Nam như sau: “Thoạt đầu tôi nghĩ đó chỉ là một vấn đề, tiếp đến là một sự bế tắc, nhưng rồi sau đó là một thảm họa về đạo đức và chính trị và cuối cùng trở thành một tội ác”.

Tháng 3/2006, Ellsberg trở lại thăm Việt Nam và được trao kỷ niệm chương “Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc”, tôn vinh những cống hiến của ông dành cho Việt Nam.

Tháng 6/2011, các tài liệu hình thành nên Hồ sơ Lầu Năm Góc đã từng bị thu hồi năm 1971 đã được giải mật, phát hành công khai, và được cho rằng đã công bố “toàn bộ”.

Hồ sơ Lầu Năm Góc nói gì?

Hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers) có tên chính thức là Báo cáo của Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về Lực lượng đặc biệt ở Việt Nam (Report of the Office of the Secretary of Defense Vietnam Task Force), là một bộ hồ sơ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về vai trò chính trị và quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1945 đến 1967.

Hồ sơ này đã chấm dứt những tranh cãi từ trước năm 1975 đến nay về vấn đề: Ai đã dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm và cũng chính ai đã bóp chết nó.

Tuy nhiên, về nguyên nhân Mỹ đã gây ra và tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam thì có sự thiếu nhất quán. Trong số hồ sơ mà Tiến sĩ Ellsberg đánh cắp được thì có những mâu thuẫn ở nguyên nhân Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam, những hồ sơ những năm 1950 thì cho thấy giới chức Mỹ cho rằng nguyên nhân chủ yếu cho việc gây chiến tranh ở Việt Nam là để “kìm hãm và chế ngự Trung Quốc”, bởi ngay thời đó mà họ đã có tính toán chiến lược rằng Trung Quốc sẽ phát triển lớn mạnh và đe dọa vị thế của họ.

Mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ Johnson tuyên bố rằng mục đích của Chiến tranh Việt Nam là để đảm bảo một “Nam Việt Nam độc lập, không cộng sản”, một bản ghi chú tháng 1 năm 1965 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng John McNaughton nêu rõ rằng cuộc chiến tranh Việt Nam “không phải để giúp đỡ bạn bè, mà là để kìm hãm Trung Quốc”.

Vào ngày 3 tháng 11 năm 1965, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara đã gửi một bản ghi chú cho Tổng thống Johnson, trong đó ông giải thích “các quyết định chính sách quan trọng đối với đường lối hành động của chúng tôi ở Việt Nam”. Bản ghi chú bắt đầu bằng việc tiết lộ lý do đằng sau vụ ném bom miền Bắc Việt Nam vào tháng 2 năm 1965:

"Quyết định ném bom miền Bắc Việt Nam vào tháng 2 và việc phê duyệt giai đoạn I vào tháng 7 chỉ có ý nghĩa nếu chúng ủng hộ chính sách lâu dài của Hoa Kỳ nhằm kìm hãm Trung Quốc."

McNamara buộc tội Trung Quốc nuôi dưỡng khát vọng “đế quốc” giống như của Đức Quốc xã và phát xít Nhật. Theo McNamara, Trung Quốc đang âm mưu “tổ chức toàn bộ châu Á” chống lại Hoa Kỳ:

"Trung Quốc - như Đức vào năm 1917, như Đức ở phương Tây và Nhật Bản ở phương Đông vào cuối những năm 30 và giống như Liên Xô vào năm 1947 - hiện ra như một cường quốc đe dọa làm suy giảm tầm quan trọng và vị trí của chúng ta trên trường quốc tế, và, mặc dù từ xa nhưng hết sức nguy hiểm, tổ chức toàn bộ châu Á chống lại chúng ta!"

Tuy nhiên, khi đến các hồ sơ những năm 1960 về sau này thì họ lại cho thấy “70%” nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam là do người Mỹ muốn giữ thể diện nước lớn và không muốn trở thành bên thua cuộc. Yếu tố “chống Trung Quốc” lúc này chỉ còn lại “20%”. Như vậy, ngay cả các hồ sơ Lầu Năm Góc đã có những ngôn luận và ghi chép không nhất quán về nguyên nhân Mỹ xâm lược Việt Nam.

Tuy vậy, có lẽ cũng nên nhìn nhận một thực tế là Trung Quốc luôn đứng ở vị trí trung tâm và có vai trò lớn trong các toan tính của các nước khi xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Có thể thấy qua việc phương Tây đã gắn tên Trung Quốc vào Biển Đông (South China Sea) và bán đảo Đông Dương (Indo-China).

Gần đây có phát hiện mới cho rằng Pháp xâm lược Đông Dương là trong một toan tính sau khi xâm lược Đông Dương thì tiếp theo sẽ xâm lược Trung Quốc, cụ thể là đánh chiếm tỉnh Vân Nam từ phía Việt Nam, hợp tác với thực dân Anh đang gây chiến tranh xâm lược ở Trung Quốc với cuộc chiến tranh Nha Phiến.

Ngoài ra, có thể thấy chính quyền Diệm đã nỗ lực bài trừ người Hoa và chống Trung Hoa một cách khá bất thường, vượt ngoài phạm vi của một người Kito thù ghét ác cảm người Tàu do khác biệt về tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa dân tộc, nhất là trên cương vị của một chính khách, một người đứng đầu chính quyền.

Năm 1956, chính quyền Diệm đã buộc tất cả Hoa kiều phải nhập “quốc tịch”, nếu không sẽ bị trục xuất và đưa ra Đạo luật 53 cấm Hoa kiều tham gia 11 nghề liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá, dầu lửa, thu mua sắt vụn v.v. được ban hành vào tháng 9/1956.

Đạo luật này đã làm xáo trộn kinh tế chứ không có tác dụng gì nhiều, vì cả xã hội miền Nam sống nhờ tiền viện trợ và không có năng lực lao động sản xuất hay kinh doanh, do đó, nếu người Việt không làm thì người Hoa sẽ làm. Chính quyền lấy cớ là để tăng cường năng lực cạnh tranh, nhưng khi cả một xã hội, guồng máy chính trị và quân sự đều lệ thuộc toàn diện, chịu sự nuôi nấng của kẻ khác, thì thị trường kinh tế xã hội chắc chắn sẽ không có bất kỳ một sự cạnh tranh nào thật sự cả.

Một bộ phận người dân do thiếu hiểu biết, họ không hiểu rằng cả một nền kinh tế và cả xã hội sống nhờ vào viện trợ Mỹ, sống bám vào sự đùm bọc của mẫu quốc, sống ký sinh vào ngân sách ở Washington và tiền thuế công dân Mỹ, nên họ mãi ảo tưởng mình là “Hòn ngọc Viễn Đông” mà không biết lao động, không biết làm gì để xây dựng phát triển có ích cho xã hội, đến khi không còn ông Mỹ ở đó nữa, khi phải tự lực cánh sinh thì không biết làm gì. Nhiều người theo đó lộ ra hết sự thiểu năng và vô dụng, điều đó đã được phơi bày sau ngày giải phóng khi nhiều người thất nghiệp không làm gì, chỉ sống lây lất qua ngày, trông chờ tiền người thân ở Pháp – Mỹ gửi về.

Điều thú vị là nhiều chính khách thân thiện với Việt Nam ở Hoa Kỳ, từng tham gia tích cực phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam, do nghe nhiều truyền thông một chiều nên họ cũng cho rằng phải chống, phải kìm hãm, kiềm chế, phải ngăn chặn đà phát triển của “kẻ thù” Trung Quốc, nhưng họ cho rằng dù vậy thì cũng không nên xâm lược Việt Nam để hoàn thành mục tiêu đó. Ông George McGovern là một trong những nhân vật như vậy.

George S. McGovern, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân Chủ năm 1972, là một trong những người phê phán chủ chốt ở Quốc hội về cuộc chiến tranh Việt Nam. Quan điểm dưới đây được trích từ lời tuyên bố của MrGovern trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 4/2/1970, ủng hộ nghị quyết kêu gọi rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Trong bản tuyên bố, MrGovern phê phán chính sách “Việt Nam hóa” chiến tranh của Tổng thống Nixon, theo đó “màu da” lính người Mỹ sẽ được dần dần thay thế bằng “màu da” lính người Việt:

“Tôi thấy thật là ghê tởm về mặt chính trị và đạo lý khi tạo ra một nhóm tướng tá người Việt ở Sài Gòn chỉ biết sống dựa dẫm, rồi lại còn cho họ công nghệ quân sự giết người đề chống lại nhân dân của chính họ.

Việt Nam hóa về cơ bản là một nỗ lực làm cho yên lòng nhân dân Mỹ trong khi chính phủ của chúng ta lại phát động một cuộc chiến tranh không cần thiết và tàn ác bằng cách ủy quyền.

Một chính sách đối ngoại khôn ngoan của Mỹ là phải ngừng việc ra sức ra lệnh phải có kết quả của một cuộc đấu tranh chủ yếu ở địa phương, lôi cuốn nhiều nhóm người Việt Nam tham gia. Nếu chúng ta lo lắng đến “mối đe dọa” tương lai đối với Đông Nam Á từ Trung Quốc, chúng ta hãy có nhận thức chung đề nhận ra rằng một chế độ độc lập hùng mạnh dẫu cho có được tổ chức bởi Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Hà Nội cũng sẽ cung cấp một rào cản đáng tin cậy chống lại “chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc” hơn là chế độ bù nhìn yếu đuối mà chúng ta duy trì để nắm quyền với cái giá 40.000 sinh mạng người Mỹ và hàng trăm ngàn sinh mạng người Việt Nam.”

Hồ sơ tiết lộ vai trò của Mỹ đối với chính quyền Ngô Đình Diệm

Trong Hồ sơ mật Lầu Năm Góc có hai hồ sơ đáng chú ý là câu: “Chúng ta phải thừa nhận rằng Nam Việt Nam, không giống như bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á, thực chất là một sáng tạo (creation) của Mỹ”.

Hồ sơ ghi rõ ngày 23 tháng 8 năm 1963, Trung tá CIA người Mỹ gốc Pháp Lucien Conein (từng hoạt động trong cuộc chiến tranh Đông Dương) gặp Dương Văn Minh và các tướng tá Sài Gòn chỉ đạo việc bắt giết gia đình nhà Ngô.

Trong một phần của Hồ sơ Lầu Năm Góc có tiêu đề “Các cam kết và chương trình của Kennedy”, ghi nhận cam kết của Hoa Kỳ về việc tạo ra một “nhà nước” Nam Việt Nam. Theo ghi nhận của những báo cáo này:

"Chúng ta phải lưu ý rằng Nam Việt Nam (không giống như bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á), về cơ bản là sự sáng tạo ra của Hoa Kỳ."

Trong một tiểu mục có tiêu đề “Cam kết đặc biệt của Hoa Kỳ đối với Việt Nam”, các bài báo đã nhấn mạnh một lần nữa vai trò của Hoa Kỳ:

"Nếu không có viện trợ của Hoa Kỳ, thì trong những năm sau đó chính quyền Diệm và Nam Việt Nam hầu như chắc chắn không thể nào tồn tại."

Ngoài ra, còn có những thông tin được tiết lộ từ hồ sơ cho biết từ đâu chính giới Mỹ đi tới quyết định “Diệm phải đi!” (“Diem must go!”):

“Sự bất mãn với chế độ Diệm đã trở thành cấp bách trong tháng 8 năm 1963. Nhà nước (Hoa Kỳ) ngày 8/21/1963 đã ghi nhận rõ vấn đề này là nghiêm trọng. Chính phủ của Diệm đã xông vào ngôi chùa Phật giáo vào ngày hôm đó. Các vấn đề chưa được giải quyết giữa chính phủ và các nhà sư Phật giáo đã tiếp tục kể từ mùa xuân năm 1963, khi một số tu sĩ, trong đó có Quảng Đức, tự thiêu. Bà Nhu, em dâu của tổng thống, đã nói một cách khinh miệt rằng các nhà sư là “thịt nướng của Phật giáo” và hứa cung cấp thêm xăng. Các hành động đàn áp trong tháng 8 đã cho thấy rằng ‘Diệm phải đi’.”

“Tổng thống Kennedy đã nhận được một cuộc họp báo về ngày 27 tháng 8 năm 1963. William Colby, một trong các chuyên gia CIA về Việt Nam, trong một cuộc báo cáo liên quan của 2 vị tướng Nam Việt Nam ngày hôm trước. Họ đã báo cáo: ‘Tình hình cho một cuộc đảo chính là thuận lợi và dự báo nó sẽ kéo dài một tuần.’”

“Hai ngày sau đó, tổng thống (John F. Kennedy) đã gởi một tin nhắn đến Henry Cabot Lodge, Jr, đại sứ Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Tin nhắn đã cho thấy rõ ràng rằng John F. Kennedy phê duyệt kế hoạch của các tướng Nam Việt Nam nhưng bảo lưu quyền, với thẩm quyền của một Tổng tư lệnh, để thay đổi quyết định vào phút cuối cùng.”

Theo bản báo cáo 1034 từ Sài Gòn gửi đến Washington vào ngày 19/9/1963, nằm trong các hồ sơ Lầu Năm Góc được giải mật và lưu trữ trong cơ quan NARA của chính phủ Hoa Kỳ, thì:

“Một báo cáo của CIA, chuẩn bị cho tổng thống (Hoa Kỳ) vào ngày 19/9/1963, chỉ ra rằng quân đội và tình báo người Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã chia rẽ quan điểm về vấn đề có nên đảo chính hay không.”

Trang thứ hai của bản ghi còn cho biết: “Nhóm CIA ủng hộ cuộc đảo chính quan tâm nhất đến việc đưa lên một chính phủ mà họ có thể điều khiển, điều đó hợp lý hóa những khoản tiền khổng lồ mà họ đã bỏ ra.”


Như vậy, Hồ sơ Lầu Năm Góc đã trả lời rất rõ ràng những câu hỏi: chính quyền Diệm nói riêng và chính quyền Sài Gòn nói chung là gì? Ai tạo ra nó? Ai bóp chết nó?

Còn câu hỏi tại sao Mỹ muốn xâm lược miền Nam Việt Nam? Mỹ muốn chiếm giữ và kiểm soát nơi này để làm gì? Thì chưa có những lời giải nhất quán theo hồ sơ này. Yếu tố chống Trung Quốc tất nhiên là có, nhưng đó có phải là yếu tố xuyên suốt và nhất quán theo thời gian trong suốt cả cuộc chiến tranh này hay không thì đến nay vẫn chưa có lời giải rõ ràng và đầy đủ.

Theo Pentagon Papers (Hồ sơ Lầu Năm Góc), Phan Tuấn, History Channel, Tạp chí Phương Đông (Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông), Khoa Việt Nam học (Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn ĐHQG TPHCM)

Vì sao Việt Nam và quốc tế không sử dụng danh từ “Việt Nam Cộng hòa”?

vietnam war

Đã 46 năm trôi qua, ở Việt Nam ngày nay đã không còn khói lửa chiến tranh, nhưng đối với rất nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những người đã từng được hòa mình vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, trong tâm khảm họ vẫn đầy ắp những hoài niệm cũ về một thời kỳ tiếng hát át tiếng bom.

Cách đây 46 năm, người Việt Nam đã hoàn thành một trong những chiến thắng khó tin nhất trong lịch sử Việt Nam và thế giới, khiến cho dư âm của “Chiến tranh Việt Nam” và tên tuổi “Hồ Chí Minh”, “Võ Nguyên Giáp” vang vọng khắp năm châu từ đó đến nay.

Vào những ngày cuối tháng tư năm 1975, chính phủ của Tổng thống Gerald Ford đã thất bại trong những nỗ lực cuối cùng để thuyết phục lưỡng viện Quốc Hội. Ngay sau đó, những người Mỹ cuối cùng đã phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Mỗi dịp tháng tư về thì Cổng thông tin tư liệu về Chiến tranh Việt Nam và nhiều nơi đều có những bài viết về cuộc chiến tranh được xem là “châu chấu đá xe”, “David chống Goliath” này. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về một câu hỏi có lẽ còn chưa được quan tâm đúng mức: Tại sao phần lớn ngành sử học Việt Nam và quốc tế đều không đồng thuận với danh xưng “Việt Nam Cộng hòa”?

“Việt Nam Cộng hòa” trước năm 1975 là một quốc hiệu/tên nước tự xưng, danh từ này bị lãng quên một thời gian dài cho đến khi xuất hiện trên internet, khi các trang web tiếng Việt ở Mỹ phủ sóng internet những năm 2000. Người Việt ở Mỹ, đặc biệt là các tổ chức hoạt động chính trị, vốn dồi dào điều kiện kỹ thuật và vật chất khi đó, đã nhanh chóng giành lấy khoảng trống internet và thiết lập luật chơi trên các diễn đàn và phòng chat.

Từ đó, nhiều diễn đàn trong nước vì muốn được đông người và có sự tranh cãi sôi nổi để câu khách, đã mời mọc nhiều người Việt ở Mỹ, người Mỹ gốc Việt vào diễn đàn tham gia sinh hoạt. Họ bắt đầu sử dụng danh từ “Việt Nam Cộng hòa” thay thế cho “chính quyền Sài Gòn” hay “chính quyền ngụy”, thậm chí, để lấy lòng những người ở Mỹ, công dân Mỹ gốc Việt, một số diễn đàn còn đặt ra luật cấm sử dụng cụm từ “ngụy quân, ngụy quyền”.

Kể từ đó, danh từ “Việt Nam Cộng hòa”, với sự tiếp tay của Wikipedia tiếng Việt, một cộng đồng có nhiều điều tiếng trong cộng đồng Wikipedia quốc tế, đã trở nên khá phổ biến trên internet và mạng xã hội.

Tuy nhiên, khác với mạng xã hội tiếng Việt, mạng xã hội tiếng Anh cho đến nay vẫn không sử dụng danh từ “Republic of Vietnam” (“Việt Nam Cộng hòa”) để thay thế cho “South Vietnam” (“Nam Việt Nam”) hay “Saigon government” (“chính quyền Sài Gòn”), cộng đồng mạng tiếng Anh vẫn trung thành với cách gọi truyền thống.

Việc tài liệu chính thống Việt Nam từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ngày nay đều nhất quán không sử dụng tên gọi “Việt Nam Cộng hòa” là điều mà ai cũng có thể liệu trước, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được một danh từ “Việt Nam Cộng hòa” nào trong Hồ Chí Minh toàn tập hay các tài liệu tuyên huấn, giáo khoa, có tính chất chuyên môn, hàn lâm trong ngành khoa học lịch sử ở Việt Nam.

Tuy nhiên, điều ít người để ý hơn nữa ngay cả sách báo, truyền thông chủ lưu của quốc tế, chủ yếu là tiếng Anh, cũng không sử dụng tên gọi “Republic of Vietnam” (tiếng Việt: “Việt Nam Cộng hòa”, tên chính thức để quan hệ quốc tế của chính quyền Sài Gòn).

Tại sao lại như vậy? Phải chăng đó là sự “kiêng kỵ” hay “né tránh” vì vấn đề đạo đức, vấn đề quan điểm – lập trường, hay phải chăng vì đó là một danh xưng nhạy cảm về chính trị? Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, có 2 nguyên nhân chính như sau:

Bản chất thực tế của chính quyền Sài Gòn

“Việt Nam Cộng hòa” là tên nước của một quốc gia, nhưng nó lại không phản ánh thực tế bản chất của một quốc gia đúng nghĩa, hay hội tụ đầy đủ các điều kiện của một quốc gia độc lập.

Đây là một chính quyền tồn tại ngắn ngủi từ năm 1955 đến 1975, là một phiên bản chắp vá của chính quyền Bảo Đại với tên nước “Quốc gia Việt Nam”, được thực dân Pháp dựng lên năm 1949, và được chính phủ Mỹ tái lập, dựng lại vào năm 1955 qua một cuộc “trưng cầu dân ý” giả hiệu, một cuộc tranh cử gian lận.

Trong 20 năm tồn tại, nó chưa bao giờ có khả năng tự thân tồn tại, tự nuôi nổi thân mình.

Trong hồi ký “Khi đồng minh tháo chạy”, ông Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của chính quyền Sài Gòn, đã giải thích tường tận hơn: “Trên 75% ngân sách quốc phòng (gồm việc trả lương cho quân đội) là từ viện trợ Mỹ. Toàn bộ quân trang, quân dụng, từ khẩu súng, viên đạn, lít xăng tới xe tăng, đại bác, máy bay, cái gì cũng có nhãn hiệu MDAP của Mỹ. Về mặt kinh tế, khi chiến tranh leo thang, sản xuất trong nước không phát triển, lại còn tụt hậu, cung ứng cho nhu cầu của người dân phải dựa vào đô-la của Mỹ để nhập cảng. Những sản phẩm cho nhu cầu từ ăn, ở, mặc tới vận chuyển, một tỷ lệ rất quan trọng được đáp ứng từ viện trợ Mỹ. Đó là chưa nói tới các nhu cầu khác như y tế, giáo dục, giải trí. Như vậy, về vật chất, sự lệ thuộc Mỹ hầu như là toàn diện. Tình trạng này lại còn dẫn tới sự lệ thuộc về tinh thần và tâm lý. Nếu Mỹ còn giúp, thì các nhà lãnh đạo và dân, quân miền Nam còn chịu đựng, chiến đấu. Nếu có dấu hiệu họ bắt đầu bỏ, thì tinh thần bắt đầu sa sút. Tới lúc bỏ thật là sụp đổ.”

Tháng 4, 1975, sau khi chính phủ Mỹ thất bại trong việc thuyết phục Quốc Hội duy trì cuộc chiến, người Mỹ cuối cùng cũng “bỏ thật”, và ngay sau đó là một trong những chiến dịch quân sự thần tốc nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, và một trong những sự sụp đổ chế độ nhanh nhất trong lịch sử chính trị thế giới, và một sự tháo chạy hỗn loạn, vô trật tự, vô nguyên tắc, vô tổ chức, và vô kỷ luật nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Những chiếc mũ sắt, súng trường, quần áo lính được vứt bừa bãi ngoài đường phố cùng với những cảnh tượng mà đến nay trong dân chúng vẫn có những câu nói hoặc từ ngữ, cụm từ được dùng để mô tả và chế giễu.

Ông Nguyễn Tiến Hưng trong hồi ký “Từ tòa Bạch Ốc đến dinh Độc Lập” đã công bố nhiều thông tin cho thấy chính quyền Sài Gòn hoàn toàn không có năng lực tự sinh tồn, sự sinh tồn của họ hoàn toàn lệ thuộc vào sự nuôi dưỡng (cả viện trợ kinh tế và viện trợ quân sự) của Hoa Kỳ. Cụ thể hơn, trong bản báo cáo để xin tiền sau khi người Mỹ giảm viện trợ quân sự (không có giảm viện trợ kinh tế) xuống 700 triệu USD, ông Nguyễn Văn Thiệu báo cáo cụ thể:

“Nếu mức viện trợ quân sự là 1,4 tỷ USD thì có thể giữ được các vùng đông dân cư tại bốn vùng chiến thuật.

Nếu mức viện trợ quân sự xuống 1,1 tỷ USD thì có thể không giữ được Quân khu I.

Nếu mức Viện trợ quân sự còn 900 triệu USD thì khó giữ được Quân khu I, Quân khu II.

Nếu viện trợ quân sự chỉ còn 750 triệu USD thì chỉ có thể phòng thủ một vài khu vực.

Nếu viện trợ quân sự chỉ còn 600 triệu USD thì chỉ còn có thể giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long.”

Xin lưu ý đây vẫn là những số tiền đáng kể theo thời giá năm 1975.

Như vậy, theo phép suy luận thông thường, có thể thấy được là kẻ bỏ tiền ra nuôi chính là người chủ, là người có quyền ở miền Nam Việt Nam, mà không phải là kẻ được nuôi. Theo đó, Mỹ là người quyết định, người phán xử, người chi tiền, người làm chủ ở miền Nam Việt Nam, mà không phải là chính quyền Sài Gòn, người cộng sự, phục vụ Mỹ.

Về quân sự cũng vậy, nếu không được thực dân Pháp thành lập năm 1948, nếu không được quân đội Mỹ trang bị và huấn luyện, trả lương, thì quân đội Sài Gòn cũng không thể tồn tại.

Một khi đã hiểu rõ được vấn đề cơ bản và chính yếu đó, thì người ta sẽ hiểu rõ được cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc kháng chiến nhằm đánh đuổi ngoại xâm, trục xuất ách thống trị ngoại thuộc ở miền Nam Việt Nam, làm thất bại sự chiếm đóng và kiểm soát miền Nam của Mỹ, giành lấy quyền độc lập thực tế sau khi đã giành được độc lập về pháp lý với Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc năm 1945.

Như vậy, chính quyền Sài Gòn là một thực thể chính trị bù nhìn, một chính quyền bù nhìn lệ thuộc Mỹ, hay nói trực tiếp hơn, là một ngụy quyền tay sai của Mỹ. Cụm từ quen thuộc thường được nghe khi nói về đối tượng mà Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân Giải Phóng tiến hành chiến tranh chống lại là “đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai“.

Một khi lũ tay sai đó lại được gọi bằng cái tên nước tự xưng đó, một cách tỏ ra ưu ái và hàm ý tôn trọng, thì mặc nhiên nó trở thành một chuyện không hợp tình hợp lý và thiếu nhất quán, đưa đến sự thiếu tin tưởng và lòng tin bị rạn nứt, “người xưa nói sai”, không còn tin vào người xưa nữa, rồi từng bước đi theo những con đường đối kháng với nền chính trị hiện hành. Do đó, yếu tố chính trị cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc không sử dụng danh từ “Việt Nam Cộng hòa”.

Sử dụng danh từ “Việt Nam Cộng hòa” thông thường sẽ đưa tới việc quảng bá một hình ảnh không chính xác về chính quyền Sài Gòn, và điều đó thường sẽ dẫn tới việc hiểu không chính xác về cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Nhìn chung, với bản chất bù nhìn lệ thuộc và là công cụ được quân xâm lược sử dụng, chính quyền Sài Gòn đã không được Việt Nam và quốc tế gọi bằng danh xưng “Việt Nam Cộng hòa” (“Republic of Vietnam”). Và đó là một trong hai nguyên nhân chủ yếu.

vietnam war
Người dân Mỹ châm biếm “con rối Sài Gòn” trong một cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam.

Bản chất phi pháp của chính quyền Sài Gòn

Trên khía cạnh pháp lý quốc gia ở Việt Nam, quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã thiết lập tính chính danh của mình và xác lập chủ quyền trên cả nước qua những sự kiện chính trị sau:

Trong thời Pháp thuộc, lực lượng cộng sản Việt Nam đã tiên phong lãnh đạo người dân chống Pháp – Nhật trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), phong trào dân chủ Đông Dương (1936-1939), khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), khởi nghĩa Bắc Sơn (1940), phong trào kháng Nhật cứu nước (1945), khởi nghĩa Ba Tơ (1945).

Sau thành công của Cách mạng tháng tám trên cả nước, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tuyên bố độc lập với Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trước quốc dân đồng bào, thành lập nhà nước, bầu cử Quốc Hội, hoàn thành Hiến Pháp, ban bố luật pháp, thiết lập chính phủ trung ương, xác lập chủ quyền từ năm 1945.

Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2. Từ đó, Quốc hội đã hoạt động liên tục một cách hợp hiến, hợp pháp cho đến ngày nay.

Nhiều văn bản pháp lý và văn kiện có tính pháp lý năm 1946 đã xác lập chủ quyền của Việt Nam dân chủ cộng hòa trên toàn quốc: Sắc lệnh 229/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh quy định các cơ quan quân sự trên tất cả mọi miền Việt Nam đều trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 11/1946), Tuyên cáo 12 khu hành chính của VNDCCH trên cả nước cũng vào tháng 11/1946. Sau này, trong cuộc chiến chống Mỹ, Hiến Pháp 1959 cũng đã kế thừa nội dung của Hiến Pháp 1946 và khẳng định lại những nguyên tắc trên.

Tất cả những hành động chính trị đó của Chính phủ và Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bao gồm chiến công lãnh đạo toàn dân toàn quốc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi vào năm 1954 sau chiến dịch Điện Biên Phủ nổi tiếng thế giới, đã hoàn toàn xác lập chủ quyền với tư cách là một Nhà nước độc lập và thống nhất từ Bắc chí Nam theo luật pháp Việt Nam (1946) và thông lệ, tập quán quốc tế.

Trên khía cạnh pháp lý quốc tế, sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, việc làm đầu tiên của Trung Quốc là công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập và thiết lập quan hệ ngoại giao với tư cách quốc gia. Sau đó, Trung Quốc đã vận động Liên Xô công nhận Việt Nam. Đây là một đột phá, một bước ngoặt lịch sử có tính thời đại về quan hệ Việt – Trung, Việt – Nga và quan hệ quốc tế.

Sau hàng nghìn năm quan hệ quốc tế chủ yếu với Trung Quốc và các nước lân cận, cũng như giao thương với các nước ở xa, thì đó là lần đầu tiên có một nước ngoài công nhận Việt Nam là một nước độc lập và thiết lập quan hệ ngoại giao với tư cách quốc gia, mở ra những cơ hội mới và nối cầu cho những mối quan hệ khác trên trường quốc tế.

Xin lưu ý rằng nếu đặt trường hợp không có Trung Quốc, Liên Xô hoặc một nước nào công nhận và thiết lập quan hệ với Việt Nam, thì sự tuyên bố độc lập và những hành động xác định, thực thi và thiết lập chủ quyền của Việt Nam từ năm 1945 trở đi vẫn tương thích với tập quán quốc tế và luật pháp quốc tế, và vẫn có giá trị trên trường quốc tế.

Về chính trị, nếu sử dụng tên nước “Việt Nam Cộng hòa”, thì có thể được hiểu rằng đó là sự công nhận – dù gián tiếp hay trực tiếp – tư cách quốc gia của chính quyền Sài Gòn. Một khi đã công nhận nó là một nước thì đồng nghĩa với việc viết lại câu chuyện trước năm 1975, câu chuyện về một nhà nước này xâm lược và thôn tính một nhà nước kia, và như thế thì mặc nhiên quốc gia CHXHCN Việt Nam, tên mới của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, là một quốc gia không hợp pháp, không chính danh, có được vị trí lãnh đạo và quản lý đất nước ngày nay là nhờ đi xâm lược, cướp nước.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, có hai hiệp định quốc tế quy định việc giải quyết chiến tranh và các vấn đề chính trị trên lãnh thổ Việt Nam, đó là hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954, hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973. Và không có hiệp định nào công nhận chính quyền Sài Gòn là một nhà nước (quốc gia).

Chính quyền Sài Gòn trong thời điểm diễn ra hội nghị Genève vẫn còn chưa được thành lập, trong khi tiền thân của nó, chính quyền Bảo Đại thì không có chữ ký trong hiệp định Genève. Và nội dung của hiệp định này cũng không ghi chép về chính quyền Bảo Đại hay chính quyền Sài Gòn. Nội dung hiệp định cũng không có danh từ “Quốc gia Việt Nam” hay “Việt Nam Cộng hòa”.

Việc Mỹ và chính quyền Sài Gòn từ chối tổng tuyển cử theo hiệp định Genève mà tự ý tiến hành cuộc tranh cử gian lận có tính chất “luật rừng” năm 1955 là một hành động tự tiện và không hợp pháp, vì nó không dựa trên hiệp định Genève, một hiệp định quốc tế có giá trị pháp lý quốc tế, nhằm giải quyết các vấn đề chính trị ở Đông Dương theo luật pháp quốc tế.

Do đó, nếu đặt giả định là không có vai trò chủ đạo của Mỹ, thì sự ly khai của chính quyền Sài Gòn năm 1955 vẫn là bất hợp pháp, cả luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Trong hội nghị Paris, Việt Nam vì muốn nhượng bộ để cho lính Mỹ rút về, nên đã công nhận chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là một thành phần chính trị có đủ tư cách tham gia quá trình thành lập chính phủ 3 thành phần ở miền Nam Việt Nam, theo nội dung quy định trong hiệp định Paris.

Việc cho phép thành phần chính trị bù nhìn đó tham gia thành lập chính phủ 3 thành phần dự kiến thành lập sau khi Mỹ rút quân về hoàn toàn khác với việc công nhận nó đã là một chính phủ rồi, và hoàn toàn không bất kỳ một nội dung nào trong hai hiệp định này công nhận chính quyền Sài Gòn với tư cách là một chính phủ hay quốc gia (nhà nước).

Việc cho phép thành phần chính trị Nguyễn Văn Thiệu tham gia vào quá trình thành lập chính phủ 3 thành phần nói trên đã tương đối đặt ngang chính quyền Sài Gòn trở thành một lực lượng đối lập với Chính phủ cách mạng lâm thời của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng MNVN và lực lượng thứ ba, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, mà không phải là đối lập với Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, Mỹ là chủ thể chính, là đối tượng chiến tranh đối lập với Việt Nam dân chủ cộng hòa, còn chính quyền Sài Gòn là vai phụ nằm trong hàng ngũ Mỹ, là công cụ phục vụ Mỹ ở phía bên kia chiến tuyến do Mỹ lãnh đạo, điều hành cuộc chiến.

Không ít người đã quan niệm không chính xác, không thực tế rằng chính quyền Sài Gòn có phần nào đó tương xứng và đối lập với Việt Nam DCCH, sau đó họ mới bán nước và mời, rước quân Mỹ vào nhà.

Trên thực tế, Mỹ là người chủ có quyền ở miền Nam Việt Nam, họ làm chủ miền Nam Việt Nam và do đó họ đưa quân vào như thể đưa quân vào một vùng đất đai lãnh thổ của mình. Họ muốn đến thì đến, muốn đi thì đi, không cần ai rước vào hay mời vào.

Và do đó, ở miền Nam VN, họ cũng không cần ký bất kỳ văn kiện pháp lý nào về việc thiết lập căn cứ quân sự, đóng quân ở nước sở tại, như Hiệp định phòng thủ chung, Thỏa thuận hợp tác quốc phòng (EDCA – Enhanced defense cooperation agreement), hay Thỏa thuận về trạng thái đóng quân (SOFA – Status of forces agreement), hay hiệp nghị cho thuê lãnh thổ, như họ đã ký với Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, và các nước khác nơi họ đóng quân và có căn cứ quân sự, theo tập quán quốc tế.

Nếu đặt trường hợp không có cuộc chiến tranh với Pháp, Mỹ, thì chính quyền Sài Gòn vẫn là một ngụy quyền ly khai bất hợp pháp, một tổ chức, lực lượng phiến quân nổi loạn, chống lại một Nhà nước hợp pháp và chính phủ trung ương, mà ngày nay thường được các nước đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Và cũng do hai hiệp nghị quốc tế nói trên, hầu hết quốc tế, bao gồm cả chính phủ Mỹ, đều không sử dụng quốc hiệu tự xưng “Việt Nam Cộng hòa” (“Republic of Vietnam”), mà họ sử dụng danh từ “Nam Việt Nam” (“South Vietnam”), với tư cách là một vùng miền chưa có trạng thái chính trị rõ ràng, ổn định, mà không phải tư cách quốc gia.

Ngoài ra, còn một danh từ khác cũng thường thấy trên sách vở tài liệu tiếng Anh về Chiến tranh Việt Nam là “Saigon government” (“chính quyền Sài Gòn”). Và còn một cụm từ ít phổ biến hơn, thường thấy trên truyền thông cấp tiến của cánh tả, là “Saigon puppet government” (“ngụy quyền Sài Gòn”).

Kết luận

Qua việc tìm hiểu sâu rộng hơn về đề tài này, chúng ta càng hiểu rõ hơn vì sao danh từ “Việt Nam Cộng hòa” không được sử dụng một cách chính thức, và qua đó sự thật ngày càng rõ ràng là trước năm 1975 thì miền Nam Việt Nam do nằm dưới sự cai trị và quyền kiểm soát của Mỹ, chính quyền tay sai nằm dưới quyền điều động và nuôi dưỡng của Mỹ, nên quân và dân cả nước Việt Nam, miền Nam cũng như miền Bắc, mới ủng hộ người Cộng Sản kháng chiến để giải phóng dân tộc và giải phóng quê hương nhà.

Đó không phải là một cuộc nội chiến tương tàn rồi sau đó một bên đối lập mới bán nước và đón rước quân đội ngoại bang vào can thiệp chuyện trong nhà.

Đó càng không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược và cưỡng chiếm miền Nam từ miền Bắc như những người chống Cộng cực hữu hay dạy con cháu của họ.

(Sưu tầm tổng hợp từ nhiều nguồn)