“Bắc tiến” trong Chiến tranh Việt Nam, khả năng thực tế hay ảo tưởng vô tri?

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, có một vài người trong chính quyền Sài Gòn và báo chí Sài Gòn đã hô hào “Bắc tiến”, “lấp sông Bến Hải”, vậy khả năng này có thực tế hay không? Đó là những ảo tưởng thật sự, những sự “nói phét”, “nói khoác” hay vì mục đích tuyên truyền để lên dây cót tinh thần cho toàn quân?

Hiện những nỗ lực nghiên cứu ngày nay chưa có những bằng chứng rõ ràng về bản chất đằng sau những tuyên bố kỳ quái này hay mức độ thật thà của nó, nhưng trước hết phải khẳng định rằng khả năng Bắc tiến là không hề thực tế.

Trong chiến tranh Việt Nam, ngay cả Sài Gòn, trụ sở đầu não, đại bản doanh của Mỹ-ngụy mà vẫn không hề an toàn, vừa cựa quậy một chút là đụng ngay đất thép Củ Chi và đặc khu Rừng Sác, đi xa ra chút nữa thì vấp ngay thế trận Tam Giác Sắt.

Thực tiễn chiến cuộc ở miền Nam VN đã cho thấy Mỹ-ngụy hoàn toàn bị bao vây bởi thiên la địa võng của chiến tranh nhân dân, đi đâu cũng bị quấy rối, bắn tỉa, phục kích, đột nhập, đánh úp.

Ban ngày hành quân thì lọt vào ổ phục kích. Lính tráng đang ăn sáng, ăn trưa thì bị ném lựu đạn vào. Ban đêm đang ngủ thì bị đột kích.

Quân đội Mỹ ăn không ngon, ngủ không yên. Đánh không được mà lui cũng không xong. Do đó, phần đông binh lính Mỹ bị suy sụp đấu chí và khủng hoảng tâm lý trầm trọng. Họ phải dùng ma túy để “phê thuốc” thoát khỏi thực tại. Sĩ quan bắn chết lính, lính bắn chết sĩ quan rồi đào ngũ.

Tại Sài Gòn thì Tòa đại sứ Mỹ, dinh “tổng thống” ngụy, phi trường, đài phát thanh, chỗ nào cũng có thể ăn đòn bất cứ lúc nào không ai biết trước.

Nông thôn thì làng xã nào cũng có lực lượng du kích. Nội thành thì khu xóm nào cũng có lực lượng biệt động. Ngoại thành thì khu vực nào cũng có lực lượng đặc công. Thế trận chiến tranh nhân dân siết cổ không cho giặc kịp thở, cách đánh của chiến tranh du kích không cho giặc ăn ngon ngủ yên.

Thực tiễn chiến cuộc đó đã hình thành một hiện tượng mà người Mỹ gọi là “mảnh da beo” với các đốm trắng, đốm đen. Một màu là vùng giải phóng, màu kia là vùng tạm chiếm.

Chỉ cần canh thấy một vùng tạm chiếm nào bị yếu thì quân Việt Nam từ vùng giải phóng lập tức đánh xuống.

Mỹ-ngụy đang không yên ở Sài Gòn và các đô thị trong vùng tạm chiếm thì làm sao đánh thắng nổi ở nông thôn trong vùng giải phóng? Và nếu chưa đánh chiếm được vùng giải phóng ở miền Nam thì làm sao tập trung binh lực đánh chiếm được miền Bắc?

Nếu chưa đánh dẹp xong vùng tạm chiếm, chưa bình định nổi cả Sài Gòn, chưa tập trung nổi trọng binh (vì bị quấy rối không ngừng) để đánh vùng giải phóng ở miền Nam thì cách nào để có thể đánh miền Bắc?

Ngay trong vùng tạm chiếm thì hầu như ngày nào họ cũng bị đánh bầm dập không yên, không trận lớn thì trận nhỏ. Hậu phương lung lay dễ vỡ thì làm sao có thể đem đại quân ra tiền tuyến?

Cho nên, chỉ cần xét đến thuần túy phương diện quân sự và căn cứ trên thực tế chiến cuộc thì sẽ thấy rằng Mỹ không đủ sức sử dụng bộ binh tấn công miền Bắc, chưa cần nói đến vấn đề chính trị.

Họ không thể phát động chiến tranh ra miền Bắc, mà chỉ có thể thực hiện chiến tranh phá hoại bằng cách rải bom.

Không quân Mỹ mạnh, máy bay Mỹ nhanh, có sức sát thương, công phá vượt trội bộ binh, không bị hạn chế bởi địa hình địa lý, rừng núi sông suối chằng chịt, mà ra Bắc dội bom còn phải thường xuyên ôm đầu máu chạy về thì bộ binh của bọn họ sẽ làm gì được ở ngoài đó?

Mỹ lúc bấy giờ gần như không biết gì về miền Bắc. Bao nhiêu biệt kích nhảy dù xuống miền Bắc đều bị VN bắt giữ hết không sót 1 người. Sau đó VN dùng chính những người này để đưa thông tin giả đánh lừa giặc.

Giặc không biết ta phòng thủ chỗ nào, hệ thống phòng ngự ra sao, chỗ nào nhiều quân, nơi nào ít quân, tức là họ đã bị bịt mắt, vậy thì dựa vào cái gì, căn cứ trên cái gì để lên kế hoạch hành quân, tác chiến? Không có kế hoạch tác chiến thì làm sao đánh? Đánh cái gì và đánh vào đâu? Chẳng lẽ nhắm mắt chạy bừa qua vĩ tuyến 17 để ăn đạn, ăn pháo kích?

Hà Nội có vùng giải phóng ở miền Nam và đầy cơ sở cách mạng trong vùng tạm chiếm ở miền Nam, có nơi bí mật, có nơi công khai, do đó có thể phát động kháng chiến ở miền Nam. Trong khi đó, Mỹ không có một cơ sở nào ở miền Bắc để có thể phát động chiến tranh ở miền Bắc, hay thậm chí, hỗ trợ cho quân Mỹ khi ra Bắc.

Mỹ gặp khó khăn trong việc tập trung lực lượng, làm các cánh quân đang chiếm đất bị mỏng đi, làm các căn cứ quân sự, các trại tập trung thiếu quân bảo vệ, và còn bị quấy rối, phục kích, công kích không ngừng.

Với tình cảnh đó thì dù có tài như các danh tướng trong lịch sử Mỹ như Robert E. Lee, Douglas MacArthur thì cũng không tài nào tập trung lực lượng đủ mạnh để vượt cầu Hiền Lương đánh sang vĩ tuyến 17, hay như ngụy quyền khoác lác “lấp sông Bến Hải”.

Đó là lục quân, còn dùng không quân hay hải quân đổ bộ thì càng không khả thi. Việt Nam tuy lúc đó chưa có lực lượng hải quân mạnh, nhưng trên bờ thì phòng thủ rất chặt, hỏa lực khá tốt, các dân quân – du kích rất cảnh giác. Các tàu chiến Mỹ mà đổ quân xuống được để xâm lược miền Bắc thì càng bất khả thi.

Còn về không quân, không quân Hoa Kỳ có lẽ mạnh nhất thế giới, nhưng phòng không Việt Nam cũng là một trong những lực lượng thiện chiến nhất thế giới, với hỏa lực dày đặc.

Năm 1972, với quyết tâm ép cho kỳ được Việt Nam phải chấp nhận điều khoản rút một bộ phận chiến binh về Bắc trong hiệp định Paris về Việt Nam, Mỹ đã quyết tâm tập trung các đơn vị không quân tinh nhuệ hàng đầu thế giới, các máy bay chiến đấu tối tân và hiện đại nhất, trong đó có pháo đài bay “không thể bắn trúng” B52, loại oanh tạc cơ hiện đại và tối tân nhất thế giới thời đó, quyết rải thảm thủ đô của Việt Nam, ném bom vào nhà dân, nhà thương, trường học, các khu vực dân sự, quyết “biến miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”.

Các phi công không quân Hoa Kỳ chỉ cần bay thật cao và dội bom xuống mục tiêu, vậy mà Mỹ vẫn thua đau. Trước đó không quân Mỹ cũng đã thực hiện hàng chục ngàn phi vụ tấn công miền Bắc và thủ đô Hà Nội, nằm trong chiến lược chiến tranh phá hoại của Mỹ, nhưng đều bị thua.

Nhiều biệt kích ngụy thực hiện các phi vụ bí mật, lén lút nhảy dù xuống miền Bắc để nằm vùng đều bị bắt giữ nhanh gọn.

Dội bom không được, lén nhảy dù cũng không xong. Vậy thì làm cách nào nhảy dù đổ bộ công khai xuống để chiếm đóng Bắc Việt? Nếu lính Mỹ nhảy dù xuống thì chắc chắn họ sẽ trở thành tấm bia thịt cho quân dân già trẻ lớn bé Việt Nam, từ nữ binh cho tới bạch đầu quân, tha hồ rèn luyện nhắm bắn.

Đó là nói về Mỹ, còn ngụy thì dĩ nhiên là càng hoang đường hơn, với cùng những nguyên nhân đã nêu trên. Cho thấy rằng những khoác lác về “Bắc tiến” chỉ là những khoa trương và ảo tưởng không hề thực tế.

(Theo Blog Thiếu Long Texas)

Bức điện của BTTN Lê Duẩn gửi Trung ương cục miền Nam năm 1975

Đây là bức điện của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn gửi cho Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy miền Nam vào ngày 1/4/1975, truyền đạt nội dung Nghị quyết Bộ Chính trị họp ngày 31/3/1975.

Gửi: Anh Bảy Cường (LTS: Phạm Hùng), anh Sáu (LTS: Lê Đức Thọ), anh Tuấn (LTS: Văn Tiến Dũng),

Bộ Chính trị đã họp ngày 31/3/1975 nghe Quân ủy Trung ương báo cáo tình hình phát triển của cuộc tổng tiến công của ta trong ba tuần qua, đặc biệt trong thời gian gần đây.

Bộ Chính trị nhận định:

1. Tiếp theo thắng lợi lớn của ta ở khu IX và giải phóng tỉnh Phước Long ở miền Đông Nam Bộ, cuộc tổng tiến công chiến lược của ta trên thực tế đã bắt đầu với việc đánh chiếm Tây Nguyên và trong một thời gian rất ngắn đã giành được những thắng lợi cực kỳ to lớn.

Chúng ta đã tiêu diệt và làm tan rã trên 35% sinh lực địch, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hai quân đoàn địch, tiêu diệt khoảng 40% các binh chủng kỹ thuật hiện đại, thu và phá hơn 40% cơ sở vật chất hậu cần, giải phóng 12 tỉnh, đưa tổng số dân vùng giải phóng lên gần 8 triệu.

Đặc biệt trong trận Đà Nẵng, đã thực hiện được kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng do có những nhân tố mới là: nhân dân căm phẫn địch cao độ chỉ chờ cơ hội là vùng dậy, đại bộ phận sĩ quan và binh lính địch mất hẳn tinh thần chiến đấu. QUÂN VÀ DÂN MẶT TRẬN QUẢNG – ĐÀ đã lập được một chiến công xuất sắc: chỉ trong 30 giờ từ khi nổ súng, với lực lượng ít hơn địch, đã kịp thời, táo bạo, tiến công và nổi dậy đánh chiếm căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của quân ngụy ở miền Nam.

Qua những chiến thắng nói trên, các lực lượng vũ trang ta đã lớn mạnh vượt bậc: bộ đội thương vong ít, tinh thần và trình độ chiến đấu được nâng lên rõ rệt; vũ khí, đạn dược tiêu hao không đáng kể, ta lại thu được một khối lượng rất lớn vũ khí, đạn dược của địch. Quân chủ lực, trong một thời gian ngắn, đã tăng lên gấp bội, có sức cơ động khắp các chiến trường.

Trong tình hình đó, Bộ Chính trị nhận định: về chiến lược, về lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo, địch đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong. Mỹ tỏ ra hoàn toàn bất lực, dù có tăng viện cũng không thể cứu vãn được tình thế của ngụy. Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt mà thời cơ để mở tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn – Gia Định đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu.

2. Cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Do vậy, Bộ Chính trị quyết định: Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”. Phải tiến công ngay lúc địch hoang mang, suy sụp. Tập trung lực lượng lớn hơn nữa và những mục tiêu chủ yếu trên từng hướng, trong từng lúc.

Phát huy sức mạnh của ba đòn chiến lược, kết hợp tiến công và nổi dậy, từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra. Trên từng hướng và trong từng trận, phải tập trung lực lượng áp đảo, tiêu diệt gọn, làm tan rã nhanh quân địch, tận dụng thời cơ và thuận lợi mới mà dồn dập tiến công, phát triển thắng lợi.

Trước mắt – như trước đã định, nay cần làm nhanh hơn – gấp rút tăng thêm lực lượng ở hướng tây Sài Gòn, thực hiện chia cắt và bao vây chiến lược, triệt hẳn đường số 4 và áp sát Sài Gòn.

Đồng thời nhanh chóng tập trung lực lượng ở hướng đông và đông – nam, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng, thực hiện bao vây, cô lập hoàn toàn Sài Gòn từ phía Long Khánh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tổ chức sẵn sàng những đơn vị chủ lực được trang bị binh khí, kỹ thuật thật mạnh, để lúc thời cơ xuất hiện thì tức khắc đánh chiếm những mục tiêu quan trọng nhất ở trung tâm thành phố Sài Gòn.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, cần thúc đẩy các lực lượng quân sự, chính trị của ra hành động mạnh bạo, khẩn trương, phát triển tiến công và nổi dậy, tiêu diệt chi khu, quận lỵ, phá banh từng mảng lớn hệ thống kìm kẹp của địch, nhanh chóng mở rộng vùng giải phóng ở các khu vực trọng điểm.

3. Muốn thực hiện phương hướng chiến lược nói trên cho kịp thời gian, thì ngay bây giờ, cần vạch kế hoạch hành động táo bạo với lực lượng sẵn có tại chiến trường miền Đông. Quân ủy Trung ương đã quyết định nhanh chóng chuyển Quân đoàn 3 cùng các binh khí, kỹ thuật từ Tây Nguyên xuống, đồng thời ra lệnh đưa quân đoàn dự bị vào. Nhưng để tranh thủ thời gian, không nên chờ đợi lực lượng tăng cường đến thật đầy đủ, cũng cần tránh điều động quân không hợp lý, làm ảnh hưởng đến kế hoạch tiến hành chiến dịch.

4. Trong khi Trung ương Cục và Quân ủy Miền vẫn làm nhiệm vụ như hiện nay, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy mặt trận Sài Gòn để tập trung, thống nhất cao độ sự lãnh đạo và chỉ đạo đối với chiến trường trọng điểm này. Khi anh Sáu, anh Tuấn vào đến nơi thì các anh trao đổi ý kiến để thực hiện ngay.

5. Ngoài này, Bộ Chính trị sẽ tập trung lực lượng chỉ đạo và đã có những chỉ thị cần thiết cho toàn quân, cho các chiến trường và các ngành, các cấp để bảo đảm trận quyết chiến lịch sử này giành thắng lợi.

Tôi gửi đến các anh lời chào quyết thắng.

BA.

Chiến tranh điện tử phức tạp nhất trên chiến trường Việt Nam

Sự xuất hiện trong lực lượng vũ trang và hạm đội các trang thiết bị điện tử (trang thiết bị thông tin liên lác, các đài radar, các thiết bị dẫn đường, định vị, trang thiết bị điều khiển hỏa lực và các phương tiện tác chiến khác…), các hoạt động và khả năng của trinh sát, tình báo điện tử trong mọi lĩnh vực cũng như các hoạt động đánh lừa, gây nhiễu loạn hoặc chế áp ngày càng được tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu.

Các hành động công kích hay phòng ngự trong lĩnh vực điện tử có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả tác chiến trên chiến trường. Ngày này, trong lĩnh vực tác chiến không gian ảo ngày càng hoàn thiện hơn các phương pháp và trang thiết bị, khí tài nhằm tăng cường hay bảo vệ các hoạt đông tác chiến của các lực lượng trinh sát điện tử và chế áp điện tử đối phương.

Trong lĩnh vực radar – điện tử, thông tin và truyền thông hàng ngày (thời bình và thời chiến) đang diễn cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt, cuộc đấu tranh trong không gian điện tử được gọi là “chiến tranh điện tử” các hoạt động nhằm dành quyền thống trị trong không gian electron được gọi là “tác chiến điện tử”.

Các cường quốc quân sự thế giới phát triển mạnh các phương pháp và các phương tiện, khí tài trang bị trinh sát điện tử và chế áp điện tử nhằm mục đích tấn công chiếm đoạt thông tin và gây tổn thất nặng nề cho các phương tiện, vũ khí, khí tài của đối phương, bao gồm các phương tiện điện tử. Các lực lượng đối kháng cũng sử dụng các phương tiện, vũ khí và trang thiết bị khác nhau nhằm chống lại các hoạt động công kích điện tử của đối phương.

Cuộc đấu tranh này được mang thuật ngữ “Chiến tranh điện tử”. Như vậy, chiến tranh điện tử là “ tập hợp các hoạt động tác chiến nhằm giảm thiểu tối đa hiệu quả sử dụng không gian điện từ để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của đối phương đồng thời đảm bảo hoạt động hiệu quả các trang thiết bị, khí tài điện tử của phía bên mình” trích điều lệ tác chiến của quân đội Mỹ.

Theo quan điểm của Bộ tổng tham mưu  liên quân Mỹ, các hoạt động tác chiến được thực hiện trong “chiến tranh điện tử” là:

– Trinh sát điện tử, nắm bắt thông tin, phát hiện mục tiêu và chỉ thị dẫn đường các lực lượng hoặc hỏa lực tiêu diệt mục tiêu.

–  Làm đứt đoạn và làm rối loạn các hoạt động điều hành lực lượng chiến đấu và vũ khí trang bị đối phương;

– Giảm hiệu quả trinh sát của địch và hiệu quả sử dụng vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh;

– Duy trì và đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của các trang thiết bị, khí tài điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực.

Như vậy: “Tác chiến điện tử” được hiểu là tập hợp tất cả những hành động theo mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, vị trí và thời gian cùng với các lực lượng tham gia chiến đấu phát hiện được hệ thống và các phương tiện, khí tài điều hành các đơn vị chiến đấu và các phương tiện tác chiến của đối phương, thực hiện các đòn tiến công tiêu diệt các tranh thiết bị, khí tài điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực, chiếm đoạt thông tin và chế áp thông tin đối phương, gây nhiễu loạn và mất khả năng hoạt động của hệ thống điều hành binh lực và điều khiển hỏa lực.

Cùng lúc bảo vệ các trang thiết bị, khí tài của hệ thống điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực quân ta, ngăn chặn mọi khả năng trinh sát điện tử, dẫn đường hỏa lực và chỉ thị mục tiêu của đối phương.

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tác chiến điện tử (TCĐT):

1- Tình báo, trinh sát, cảnh báo sớm phát hiện mục tiêu đối phương, thu thập thông tin, chỉ thị dẫn đường lực lượng hoặc vũ khí, phương tiện chiến đấu tiêu diệt mục tiêu.

2- Chế áp điện tử – đánh lừa, gây nhiễu , phá hủy hoặc làm nhiễu loạn, đứt đoạn hệ thống điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực đối phương.

Các cuộc chiến tranh hiện đại từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II, cùng với những diễn biến căng thẳng của chiến tranh Lạnh mà trong cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng, cả hai phía đã tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử – thông tin với cường độ rất cao, huy động hầu hết những thành tựu khoa học công nghệ đương thời vào cuộc chiến hiện đại nay.

Những tổn thất cho cả hai bên hầu như không được tuyên bố, nhưng kết quả cuối cùng hầu như toàn thế giới đều đã rõ ràng. Cũng trong thời gian này, đã có nhiều cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh khu vực xảy ra trên toàn thế giới, mà trong đó, chiến tranh điện tử đóng vai trò trọng yếu trong mọi hoạt động của chiến trường.

Cuộc chiến tranh điện tử phức tạp nhất, đa dạng nhất và cũng là cuộc đối đầu không cân sức nhất giữa lực lượng tham chiến hiện đại nhất thế giới và lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ nhất. Chiến tranh Việt Nam.

Tác chiến điện tử của Mỹ trên đường Trường Sơn và chiến trường miền Nam

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc đối đầu tàn khốc giữa ý chí của một dân tộc chống ngoại xâm – thống nhất đất nước và một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới.

Để phá hoại phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu diệt lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ, đồng thời ngăn chặn con đường vận chuyển vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, binh lực và cơ sở vật chất từ miền Bắc vào Miền Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện trinh sát điện tử hiện đại chưa từng có với những quy mô sử dụng cũng chưa từng có trong lịch sử chiến tranh, trang thiết bị khí tài điện tử được triển khai trên mọi phương tiện tác chiến, bao gồm từ không quân, không quân hải quân, bộ binh đến những người lính cuối cùng, trên tất cả các không gian tác chiến, từ trên không, trên mặt đất và trên mặt nước.

Trinh sát điện tử trong chiến tranh ở Việt Nam đã phát triển lên đến đỉnh cao nhất của khoa học công nghệ cả về tốc độ nghiên cứu cũng như tốc độ ứng dụng.

Những hoạt động trinh sát điện tử diễn ra rộng rãi cả trên hai miền Nam Bắc Việt Nam, một trong những chiến trường dữ dội nhất và cũng tàn bạo nhất là trên tuyến đường Trường Sơn “đường mòn Hồ Chí Minh” anh hùng.

Tác chiến điện tử trên đường mòn “Hồ Chí Minh” chiến dịch Igloo Whate

Giai đoạn những năm 1960-x đến 1970-x, những cuộc tấn công liên tiếp của Quân giải phóng đã đập tan huyền thoại sức mạnh quân sự Mỹ, lực lượng vũ trang miền Nam càng ngày càng lớn mạnh. Để ngăn chặn những đoàn quân và những chuyến hàng vận tải vào Nam dọc tuyến Trường Sơn, người Mỹ đã triển khai một chiến dịch tác chiến điện tử rộng khắp trên toàn bộ tuyến đường Trường Sơn.

Bước đầu tiên, để phát hiện được những đoàn xe và các đơn vị hành quân vào Nam, không quân hải quân Mỹ sử dụng các sensors thu âm, được dùng trong các phao thủy âm chống ngầm. Những chiếc sensor thu âm “Akvabuy” có chiều dài 91 cm đường kính 12 cm và nặng  12 kg. Các cảm biến âm thanh này được ném xuống từ máy bay bằng dù ngụy trang xuống các cánh rừng nhiệt đới.

Dù sẽ treo lơ lửng các khí tài thu âm này trên cây, thu âm thanh tiếng động và truyền về trung tâm xử lý thông tin của Hải quân Mỹ, bình điện ắc quy cho phép nuôi khí tài trong 30 – 45 ngày. Nhưng do dù bay thường không định hướng nên các thiết bị này rơi tản mát, hiệu quả trinh sát rất thấp.

Chương trình trinh sát điện tử được phát triển tiếp theo với phương án sử dụng rộng rãi các sensor được đặt mật danh là  Igloo White nhưng nổi tiếng với tên gọi thông thường là Hàng rào điện tử McNamara, sensor được nâng cấp và cải tiến là thiết bị tổ hợp đo địa chấn, từ trường và tiếng động “ADSID” (Air Delivered Seismic Intrusion Detector) – Cây nhiệt đới, có khối lượng 11 kg được ném xuống bằng dù định hướng.

Các Cây nhiệt đới (ADSID) này cắm sâu xuống đất, xòe các ăn ten thu tín hiệu được sơn mầu ngụy trang. Thế hệ thứ 3 của “ADSID” là các cây nhiệt đới thu cả âm thanh, địa chấn và từ trường có khối lượng đến 17 kg. Micro được tự động bật lên khi có từ trường hoặc địa chấn tương đương xe ô tô chạy, từ đó đã tăng được thời gian bình điện ắc quy lên đến 90 ngày liên tục truyền tín hiệu.

Chương trình ” Igloo White “hoặc “Hàng rào điện tử McNamara”  ban đầu được nghiên cứu triển khai dọc khu phi quân sự đến tận biên giới Việt Nam – Lào một hệ thống hàng rào điện tử dày đặc bao gồm tất cả các loại radars, cảm biết điện từ, âm thanh và nhiệt độ kết hợp với hàng rào dây thép gai, các trận địa mìn và các cụm hỏa điểm dày đặc. Hàng rào điện tử dưới sự chi viện mạnh mẽ của các căn cứ và lực lượng quân đội Mỹ và Sài Gòn được cơ giới hóa và trực thặng vận cấp độ cao.

Dự án hàng tỷ dollar này được hy vọng có thể chặn đứng sự chi viện của miền Bắc XHCN cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Miền Nam Việt Nam.

 Hệ thống các sensors trinh sát, bãi mìn và hàng rào dây thép gại trong “Hàng rào điện tử McNamara”.
Hệ thống các sensors trinh sát, bãi mìn và hàng rào dây thép gại trong “Hàng rào điện tử McNamara”.

Chương trình này bắt đầu từ năm 1966 khi tình hình cách mạng Miền Nam phát triển mạnh, với chi phí lên tới 2 tỷ dollars đã nhanh chóng bị hủy bỏ do sự vô dụng trong việc ngăn chặn các lực lượng chi viện Miền Bắc vào miền Nam. Người Mỹ đã phát hiện ra những tuyến đường vận chuyển của binh đoàn 559 thông qua Lào và Căm Phu chia.

Điều này gây sốc nặng nề cho Bộ tham mưu liên quân Mỹ khi họ nhận được những bức ảnh chụp và nghe được âm thanh cơ giới từ những đoạn đường dưới tán cây rừng.  Buộc người Mỹ phải có kế hoạch khẩn cấp đối phó.

   Sơ đồ hệ thống chống vận tải cơ giới và hành quân chi viện Miền Nam
Sơ đồ hệ thống chống vận tải cơ giới và hành quân chi viện Miền Nam

Sự phát triển và mở rộng con đường Trường Sơn với mật độ xe cơ giới và binh lực lớn đe dọa một sự thảm bại đến gần. Quân đội Mỹ phải tiến hành tiếp theo chiến dịch tác chiến điện tử quy mô dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, chiến dịch đánh phá tuyến đường giao thông anh hùng có tên là Operation Commando Hunt do lực lượng Hải quân hạm đội 7 của Mỹ kết hợp với tập đoàn không quân Hải quân số 77 tiến hành từ 11/11/1968 đến 29/03/1972 và một gian đoạn tiếp theo cho đến khi Mỹ quyết định rút quân khỏi Việt Nam, trong chiến dịch này đã sử dụng rộng rãi các thiết bị trinh sát điện tử như ADSID với nhiều chủng loại khác nhau như:

 Air Delivered Seismic Intrusion Detector (ADSID) Thiết bị thám sát địa chấn thả từ trên không
Air Delivered Seismic Intrusion Detector (ADSID) Thiết bị thám sát địa chấn thả từ trên không
 ACOUBOUY; Acoustic Seismic Intrusion Detector (ACOUSID)Thiết bị thám sát âm thanh
ACOUBOUY; Acoustic Seismic Intrusion Detector (ACOUSID)Thiết bị thám sát âm thanh
Fighter Air-Delivered Seismic Intrusion Detector (FADSID)Thiết bị thám sát âm thanh thả bằng máy bay phản lực
Fighter Air-Delivered Seismic Intrusion Detector (FADSID)Thiết bị thám sát âm thanh thả bằng máy bay phản lực
 Helicopter-emplaced Seismic Intrusion Detector (HELOSID). Thiết bị dò tìm âm thanh của trực thăng
Helicopter-emplaced Seismic Intrusion Detector (HELOSID). Thiết bị dò tìm âm thanh của trực thăng
 Hand-emplaced Seismic Intrusion Detector (HANDSID) Thiết bị dò tìm âm thanh, địa chấn của thám báo
Hand-emplaced Seismic Intrusion Detector (HANDSID) Thiết bị dò tìm âm thanh, địa chấn của thám báo
 Hai loại Cây nhiệt đới ADSID II and ACOUSID III
Hai loại Cây nhiệt đới ADSID II and ACOUSID III
 Vùng tác chiến điện tử và không kích đường Trường Sơn bằng không quân.
Vùng tác chiến điện tử và không kích đường Trường Sơn bằng không quân.

Thời gian đầu tiên, những cảm biến kiểu Cây Nhiệt đới này được thả xuống các khu vực đường vận tải bằng máy bay hải quân OP -2 Neptune, do cấu trúc nặng nề và tốc độ bay chậm, hay bị lực lượng phòng không mặt đất của bộ đội Trường Sơn bắn rơi, các cảm biến này được rải bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như máy bay phản lực, máy bay trực thăng, một số các loại cảm biến khác còn do lực lượng thám báo Mỹ  (SOG).

Số lượng các cảm biến điện từ trường và âm thanh tính chỉ riêng năm 1969 là 5000 chiếc, đến năm 1972, số lượng lên đến 40000 chiếc được rải xuống.

 Sơ đồ tác chiến điện tử khu vực Khe Sanh – A shau, A Lưới. Các điểm chấm là tuyến rải các sensors
Sơ đồ tác chiến điện tử khu vực Khe Sanh – A shau, A Lưới. Các điểm chấm là tuyến rải các sensors
   Máy bay tác chiến điện tử EC -121R
Máy bay tác chiến điện tử EC -121R
 Hệ thống radar thu tín hiệu chuyển tải về trung tâm tác chiến điện tử ICS ở Thái Lan
Hệ thống radar thu tín hiệu chuyển tải về trung tâm tác chiến điện tử ICS ở Thái Lan
 Trung tâm tác chiến điện tử chống thâm nhập ICS ở Thái Lan
Trung tâm tác chiến điện tử chống thâm nhập ICS ở Thái Lan

Các sensors được rải xuống các tuyến đường vận tải Trường Sơn cũng chỉ là một phần công việc. Sau khi các sensors được rải và kích hoạt, thông tin từ các sensors được truyền tải qua các máy bay tác chiến điện tử của hãng Lockheed EC-121R và hãng Beach “Deboneyrs” cho máy bay EU-121 “Paiva Eagle” về các trung tâm chỉ huy, trong đó có trung tâm tác chiến điện tử Mỹ đặt tại Trung tâm Giám sát Thâm nhập (Infiltration Surveillance Center – ICS) ở Thái Lan, sử dụng máy tính IBM 360 – 65.

Từ những thông tin thu thập được, người Mỹ xác định những tuyến đường vận tải, kho tàng và khu vực tập trung xe máy kỹ thuật, từ đó ra quyết định công kích đường không.

Do độ sai lệch trong xác định vị trí các cảm biến rất lớn (khoảng vài trăm mét), không quân Mỹ thường tiến hành các đợt không kích ồ ạt với số lượng bom đạn không hạn chế, trong mỗi mùa khô vận tải, mỗi ngày địch sử dụng từ gần 200 đên 400 lần không khích bằng máy bay phản lực, 10 – 12 các chuyến bay tuần thám và tấn công các đoàn xe vận tải AC-130, khoảng từ 20 đến 30 lần không kích bằng máy bay ném bom chiến lược B-52. Tác chiến thường xuyên trên đường mòn Hồ Chí Minh là hơn 500 máy bay chiến đấu các loại.

 AC 130 Gunship trên chiến trường Việt Nam
AC 130 Gunship trên chiến trường Việt Nam

Để tăng cường khả năng ngăn chặn các đoàn vận tải trên các tuyến đường Trường Sơn, quân đội Mỹ sử dụng các máy bay vận tải như  АС-119, АС-47,  АС-130  trang bị một hệ thống tác chiến điện tử rất hiện đại, hoạt động hiệu quả trong môi trường thiếu ánh sáng và nhiễu loạn bởi các vụ nổ.

Đó là các hệ thống TV quang học điện tử nhạy sáng hoạt động trong điều kiện ánh sáng mờ, hệ thống radar và video quan sát hồng ngoại FLIR vùng bán cầu phía trước của máy bay, hệ thống “Black Crow” (quạ đen) phát hiện sự đột biến của từ trường (khi động cơ khởi động và nổ máy, có hiện tượng đánh lửa ở bugi), trong 3 hệ thống này, thông thường hệ thống radar hồng ngoại làm việc hiệu quả nhất, nhưng để xác định chính xác tọa độ cũng như số lượng đoàn xe cơ động, hoặc đoàn quân đang hành quân đêm, cần phải có sự phối hợp của các 3 hệ thống.

Trên các máy bay đều được trang bị các loại vũ khí hạng nặng, từ súng máy Vulcan 20 mm đến pháo 40 mm, 105 mm và rockets.

 Những cung đường vận tải và xe ô tô vận tải do máy bay trinh sát Mỹ chụp ảnh
Những cung đường vận tải và xe ô tô vận tải do máy bay trinh sát Mỹ chụp ảnh
Các tuyến tác chiến điện tử của chiến dịch Command Hunt.
Các tuyến tác chiến điện tử của chiến dịch Command Hunt.

 

Trịnh Thái Bằng (Trích nguồn: Báo cáo dự án Checo thuộc chương trình Igloo White (Project Checo Reports – 01.11.1971) Thiếu tướng Ernet C.Hardin – USAF. Đại tá Mike Deleon. USAF.)

Nguồn: Báo Đất Việt

Mỹ dùng ‘vũ khí thời tiết’ trong Chiến tranh Việt Nam

Quân đội Mỹ từng sử dụng những kỹ thuật thay đổi thời tiết trong Chiến tranh Việt Nam, chẳng hạn như rải tinh thể bạc iodide để tăng thời gian của mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa từ miền bắc vào miền nam trở nên khó khăn hơn.

Khả năng tạo ra những trận siêu bão của con người giờ không chỉ là những điều tồn tại trong phim khoa học viễn tưởng.

Natural News vừa tiết lộ một bí mật về việc Mỹ đang âm thầm phát triển một chương trình vũ khí mang tên HAARP (High Frequency Active Auroral Research Program, tạm dịch là “Chương trình nghiên cứu hoạt động cực quang cao tần”). Về lý thuyết, đây là chương trình tạo ra một liên kết radio trên một khoảng cách rất xa nhờ vào tầng điện ly của bầu khí quyển để kết nối các hoạt động của Hải quân Mỹ trên toàn thế giới.

Trạm an-ten phát tần số cao tần của chương trình HAARP của Mỹ nhằm tác động vào sự thay đổi của tầng điện ly từ đó kiểm soát việc thay đổi thời tiết.

Diễn biến thời tiết ở trên mặt đất phụ thuộc rất lớn vào những thay đổi ở tầng điện ly. Nếu con người hiểu sự biến đổi của tầng điện ly thì chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát việc thay đổi thời tiết ở trên mặt đất. Chương trình HAARP sử dụng các máy phát tần số cao truyền tín hiệu vào tầng điện ly để nghiên cứu những thay đổi do nó tạo ra.

Một báo cáo của Duma quốc gia Nga cho biết: “Mỹ đang có kế hoạch thực hiện các thí nghiệm với quy mô lớn hơn với chương trình HAARP nhằm tạo ra một thứ vũ khí thời tiết có khả năng phá vỡ các hoạt động liên lạc bằng sóng vô tuyến đối với các thiết bị trên tàu vũ  trụ, vệ tinh, tên lửa, gây ảnh hưởng đến mạng lưới điện trên mặt đất cũng như các đường ống dẫn dầu và khí đốt”.

Các nhà khoa học còn cho rằng, chương trình HAARP có khả năng tạo ra những kiểu thời tiết bất thường như các trận siêu bão, hạn hán, lũ lụt, tuyết rơi làm phá hủy hệ thống sinh thái và nông nghiệp của đối phương, gây bất ổn và làm kiệt quệ nền kinh tế của đối phương, khiến họ phải phụ thuộc vào viện trợ hay nhập khẩu lương thực từ Mỹ và các nước phương Tây khác.

TheWeatherSpace  cho rằng, Không quân Mỹ đã từng tạo ra một trận lốc xoáy ở bang Oklahoma trong khuôn khổ chương trình HAARP của họ. Ảnh minh họa.

Tới nay Mỹ đã triển khai chương trình HAARP trên thực tế. Theo Global Research, Mỹ đã bí mật lắp đặt 132 máy phát tần số cao tần ở bang Alaska để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tầng điện ly. The Weather Space từng tiết lộ, Không quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm kỹ thuật tạo lốc xoáy ở bang Oklahoma. Tuy nhiên, Không quân Mỹ đã phủ nhận tin này.

Mặc dù chương trình HAARP vẫn còn là một ẩn số nhưng quân đội Mỹ từng sử dụng những dạng vũ khí thời tiết trong chiến tranh tại Việt Nam.

Từ ngày 20/3/1967-5/7/1972, Không quân Mỹ đã tiến hành chiến dịch Popeye nhằm làm trầm trọng hơn mùa mưa tại Lào, đặc biệt là các khu vực đường mòn Hồ Chí Minh, gây khó khăn cho các hoạt động tiếp tế hàng hóa.

Trong chương trình này, Không quân Mỹ đã sử dụng các máy bay rải tinh thể bạc iodide nhằm tăng cường sự tích tụ của các đám mây nhằm gây mưa trên mặt đất. Chiến dịch Popeye đã khiến mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh kéo dài thêm từ 30 đến 45 ngày. Lượng mưa tăng thêm khoảng 30% so với thông thường.

Việc mùa mưa kéo dài khiến các tuyến đường trở nên lầy lội, các khe suối luôn đầy lũ dữ khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa từ miền bắc vào miền nam trở nên khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn và tốn kém hơn. Chiến dịch Popeye làm thay đổi thời tiết trên đường mòn Hồ Chí Minh đã đạt được những thành công nhất định.

Trong chiến dịch bao vây Khe Sanh năm 1968 , Không quân Mỹ cũng sử dụng một dạng vũ khí thời tiết khác là sử dụng muối để làm tan sương mù trên mặt đất từ đó tạo thuận lợi hơn cho các hoạt động chi viện hỏa lực đường không của họ.

Việc nghiên cứu và can thiệp, góp phần thay đổi thời tiết sẽ có tác dụng nhất định trong việc chống lại biến đổi khí hậu do sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, nó cũng kéo theo nguy cơ vô cùng lớn khi trở thành một thứ vũ khí.

Một khi đã kiểm soát được việc thay đổi thời tiết, con người có thể sử dụng nó cho những mục đích bất chính. Khi đó, vũ khí thời tiết sẽ là thảm họa đối với nhân loại nếu không được ràng buộc bởi luật pháp quốc tế.

Quốc Việt

Theo TTT

Nếu thay tướng trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ có thể thắng được không?

Trân trọng giới thiệu với quý độc giả bài viết của blogger Thiếu Long Texas.

Cách đây mấy ngày mình đã viết entry Những chữ ‘nếu’ trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Entry này xin được bàn luận và nói thêm về vụ Robert E. Lee, Douglas MacArthur, là hai tướng tài giỏi trong lịch sử nước Mỹ, và nói thêm một cái “nếu” nữa ít nghe nói hơn: Nếu Mỹ thay Westmoreland, Abrams bằng các tướng khác thì có làm thay đổi kết quả Chiến tranh Việt Nam hay không?

Hồi đó lúc mình còn học ở Texas trong Câu lạc bộ cờ vua của trường có mấy thằng Mỹ cũng học môn American History (Lịch sử Hoa Kỳ), khi tán dóc thì họ cũng hay bàn về các đề tài chiến tranh, nhất là Thế chiến II và Chiến tranh Việt Nam.

Có mấy thằng bạn cho rằng Mỹ thua là vì các tướng dỏm. Westmoreland là đại tướng 4 sao tệ nhất, overate nhất (tức là không tài giỏi như thương hiệu, chức tước, uy tín ảo), còn Creighton Abrams chỉ là tầm thường không có gì đặc sắc. Nếu Robert E. Lee (danh tướng của phe Liên minh Miền Nam Hoa Kỳ trong Nội chiến Hoa Kỳ [American Civil War], hay còn gọi là Chiến tranh Giữa các Tiểu bang [War Between the States]) và Douglas MacArthur (danh tướng của Mỹ trong Thế chiến 2 và Chiến tranh Triều Tiên) mà cầm quân, làm tổng chỉ huy thay vì Westmoreland và Abrams thì Hoa Kỳ đã chiến thắng, quét sạch được Việt Cộng, đánh dẹp chiếm được các vùng tạm chiếm và miền Nam VN sẽ trở thành một Alaska, Hawaii mới của Mỹ.

Lúc đó mình chưa đủ trình tiếng Anh để tranh luận với tụi Mỹ về chuyện này. Vả lại thật ra vấn đề tướng Mỹ này mình cũng chưa bao giờ suy nghĩ tới, không có chuẩn bị lý lẽ hay kiến thức gì để thảo luận với bọn họ về chuyện này. Nên mình chỉ nói chung chung là lịch sử thì không thể nói “if”, “if” tào lao chi sự. Mình nói chừng nào có cỗ máy thời gian (time machine) hay thuốc trường sinh bất lão cho tướng Lee và tướng MacArthur thì hãy nói đến chuyện “nếu” thế này, “nếu” thế kia. Lee đã qua đời từ lâu, còn MacArthur đã từ lâu không còn được trọng dụng, không cầm quân chỉ huy nổi, về hưu, rồi già yếu bệnh tật và qua đời.

Nhưng về sau đọc này đọc kia đâu đó, tìm hiểu thêm đó đây, thì càng thấy lập luận của họ đã sai lại càng sai. Westmoreland và Abrams xuất thân từ gia đình quân ngũ thâm niên và là những tướng lĩnh rất có khả năng, rất chuyên nghiệp. Họ lập nhiều công lao trong Thế chiến 2. Nhờ các quân công, chiến tích và năng lực đó mà họ có chức vị cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ. Trong quân đội Hoa Kỳ không phải dễ dàng mà lên làm được tướng 4 sao.

Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã quyết thắng cho bằng được với những cố gắng chiến tranh cao nhất, với những chiến lược, chiến thuật, công cụ, phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại và tàn ác nhất. Do đó thật là vô lý nếu cho rằng Mỹ chọn những nhân tuyển không xứng đáng để làm tư lệnh tổng chỉ huy, điều hành chiến tranh Việt Nam.

Dù có chơi trò chơi “nếu” với tụi Mỹ đó thì VN vẫn có thể chấp cả Robert E. Lee Douglas MacArthur. Nếu hai danh tướng đó có cùng nhau chỉ huy, điều hành cuộc chiến thì kết quả cuộc chiến cũng sẽ không có gì thay đổi, cùng lắm sẽ đánh lâu hơn một chút, thế thì lính Mỹ cũng sẽ chết nhiều hơn một chút.

Bởi vì sao, các sở trường của Lee và MacArthur đều không có chỗ dùng, không có chỗ phát huy ở Việt Nam. Sở trường của Lee là phòng thủ, và còn giỏi chiêu “dương đông kích tây”, “tấn công” vây đánh điểm A để cứu điểm B, mà binh pháp Trung Hoa gọi là “vây Ngụy cứu Triệu”.

Sở trường của MacArthur là sử dụng kỳ binh, tức là dùng một lực lượng đặc biệt để tấn công bất ngờ trong một thời gian ngắn vào một “yếu huyệt” trọng yếu của đối phương, nhất là những mục tiêu mà ít người ngờ tới. Hành quân táo bạo, mạo hiểm, take risk, để giành thắng lợi chiến lược hoặc thắng lợi quyết định.

Ưu điểm của những tướng như MacArthur là nếu thắng thì sẽ thắng rất lớn. Nhưng do tính cách chơi liều của họ mà họ cũng thường sẽ phạm phải những sai lầm chiến lược. Khác với những “văn tướng”, “trí tướng” đặt sự từ tốn thận trọng bảo tồn thực lực lên trên hết như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những vị tướng hiếm hoi không mắc phải 1 lỗi chiến lược nào trong lịch sử quân sự thế giới.

Ở Điện Biên Phủ là lỗi chiến thuật nhưng Đại tướng đã kịp thời khắc phục nhanh khi thấy thực tế chiến trường không giống như các thảo luận ở Bộ Chính Trị. Còn Mậu Thân, thắng lợi lần 1 rất to lớn, còn việc hao binh tốn tướng trong lần 2 và 3 là không thuộc trách nhiệm của Đại tướng, vì ông không tán thành việc đánh tiếp lần 2 và 3, làm yếu đi nông thôn và vùng giải phóng.

Sau này nghiên cứu lại thì các chuyên gia quân sự Việt Nam và nước ngoài cũng công nhận là nếu chỉ đánh lần 1 rồi rút êm thì là 1 đại thắng, nhưng do ham đánh thêm cả lần 2 và 3 nên bị hao binh tổn tướng rất nặng nề, yếu tố bất ngờ không còn.

Sai lầm chiến thuật đó của ông Lê Duẩn và các lực lượng miền Nam (phái ủng hộ đánh tiếp lần 2 và 3, không theo ý kiến chỉ đạo ban đầu của Đại tướng và Bộ Chính Trị) càng cho thấy thiên tư quân sự, nhãn quan, tầm nhìn quân sự độc đáo của Đại tướng, ở miền Bắc xa xôi mà vẫn có cái nhìn thấu đáo, tường tận, minh mẫn, chính xác hơn các lực lượng tại chỗ. Đó là một trong những người hiếm hoi có thể “ngồi trong màn trướng quyết việc thắng bại ngoài ngàn dặm”.

Sở dĩ Đại tướng Võ Nguyên Giáp không bị sai lầm chiến lược nào trong suốt cuộc đời nam chinh bắc chiến và sự nghiệp quân sự oanh liệt của ông, một phần là vì trước khi đi vào quân sự chuyên nghiệp thì ông là một giáo viên dạy sử, là một nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiệp.

Khi đã ở trong lĩnh vực sử học chuyên nghiệp thì không thể chỉ có nắm vững đại cương chung chung mà còn phải thấu hiểu, nắm vững các kiến thức chi tiết cụ thể, trong đó có phần lịch sử quân sự (quân sử), lịch sử chiến tranh (chiến sử).

Với trách nhiệm là một nhà nghiên cứu và thầy dạy sử chuyên nghiệp, cộng với sở thích và tính hiếu kỳ chung của thanh niên về đề tài quân sự, cộng với ý chí sôi sục nhiệt huyết cứu quốc khi đất nước đang bị thực dân cai trị, muốn khởi nghĩa đánh giặc cứu nước thì tất phải biết ít nhiều việc binh, nghiệp võ, cho nên người thanh niên Võ Nguyên Giáp đã tìm hiểu chuyên sâu về lịch sử, đặc biệt là quân sử, binh pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là 2 tên tuổi nổi tiếng nhất trong lịch sử cận đại/hiện đại Việt Nam. “Thời thế tạo anh hùng”, tình thế loạn lạc dưới ách ngoại xâm trong thời Pháp thuộc đã tạo ra 2 người anh hùng dân tộc. Và “anh hùng tạo thời thế”, 2 người anh hùng này đã lãnh đạo quân dân cả nước làm nên những chiến công khó tin, làm xoay chuyển thời cuộc không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Khi nhắc đến tài năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì người ta nghĩ ngay đến tài chính trị, thuật dùng người. Khi nhắc đến tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì người ta nghĩ ngay đến tài thao lược, thuật dụng binh. Có lẽ do nhìn thấy thiên tư, năng khiếu bẩm sinh và kiến thức quân sự dồi dào đó mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong người tuổi trẻ anh hùng Võ Nguyên Giáp lên làm Đại tướng và tổng tư lệnh quân đội quốc gia.

Cho nên báo chí Mỹ nói Đại tướng không được đào tạo thì cũng không đúng. Tuy Đại tướng không được đào tạo bài bản chính quy trường lớp, nhưng chính lịch sử đánh giặc ngàn năm của cha ông đã đào tạo nên người danh tướng Võ Nguyên Giáp, một thiên tài quân sự. Nhiều tướng lĩnh xuất thân Học viện Quân sự West Point danh giá đã bị thua đau trước người danh tướng tự học này.

Trở lại với MacArthur, tài dùng kỳ binh của ông này có thể thấy được với chiến công lừng danh đánh úp Nhân Xuyên và chuyển bại thành thắng, lật ngược thế cờ Chiến tranh Triều Tiên, chặn đứng đà chiến thắng trông thấy của quân đội Kim Nhật Thành và còn thắng ngược.

Tuy nhiên sau đó, khi MacArthur phải đụng độ với danh tướng Trung Quốc Bành Đức Hoài, một tướng mưu lược nhưng vẫn thua xa Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thì MacArthur đã không thắng nổi và bị cầm chân. Bởi vì Bành Đức Hoài cũng thạo kỳ binh do từng thần tượng và nghiên cứu thiên tài quân sự Hàn Tín từ nhỏ, và còn học được đức tính trầm ổn, dùng binh cực kỳ thận trọng, biết sắp đặt tính kế các đường lùi, các nước cờ dự bị.

“Biết người biết ta, trăm trận không thua”, Bành Đức Hoài quá hiểu tính cách liều lĩnh của “đại mạo hiểm gia” MacArthur và rút kinh nghiệm “vết xe đổ” Kim Nhật Thành bị thua trước đó, nên đã đánh theo chiến lược mềm dẻo dằng dai và rất thận trọng, từ tốn, “dĩ nhu chế cương”, lấy nhiều vây ít. Và kết quả là MacArthur đã không làm gì được, ông này lại có khuyết điểm nữa là nôn nóng, nóng tính, kém kiên nhẫn, chỉ giỏi dùng kỳ binh và tốc chiến tốc thắng (thể hiện qua chiến công thần tốc đánh 1 lèo tới biên giới Trung Quốc, đuổi quân Bắc Triều Tiên sang biên giới TQ). Khi đụng phải “Thái Cực Quyền” của Bành Đức Hoài thì thuật kỳ binh và chiến lược tốc chiến của MacArthur lập tức trở nên như những quả đấm thôi sơn vào không khí và không còn chỗ sử dụng. Cho nên, ông ta ngày càng nóng tính, tuyên bố dọa sẽ dùng bom nguyên tử biến Trung Quốc đại lục và bán đảo Triều Tiên thành tro than, làm cho Nhà Trắng và Lầu Năm Góc mất mặt.

Ông này còn cãi nhau tay đôi với tổng thống trên phone. Đã không biết kiềm chế, làm xấu quốc thể Hoa Kỳ, ngu chính trị, kết quả chiến cuộc lại không khả quan, nên MacArthur bị triệu về và thay thế. Sau khi “thay tướng giữa trận” thì Mỹ – Liên Hiệp Quốc đã nhanh chóng chiếm lại được Bình Nhưỡng từ tay Trung Quốc, diễn biến chiến cuộc thuận lợi hơn cho Mỹ và đồng minh.

Như vậy cho thấy Lee và MacArthur tuy có tài giỏi nhưng cũng chẳng phải là thần thánh ba đầu sáu tay gì mà nói rằng nếu cầm quân ở VN thì sẽ thắng được VN. Sở trường phòng ngự dẻo dai chắc chắn kín kẽ như tường đồng vách sắt và kỹ thuật “tấn công để phòng ngự” của Lee và sở trường kỳ binh và tốc chiến tốc thắng của MacArthur không có chỗ dùng, không có chỗ phát huy trên chiến trường Việt Nam.

Các sở trường của 2 danh tướng này chỉ có thể dùng để chống trường binh, trường trận, các cuộc hành quân đường dài quy mô lớn của đại binh. Còn VN thì dùng đoản binh, đánh nhanh rút gọn, đánh rồi chạy, đánh rồi chạy, liên tục quấy rối giặc không ngừng. Khiến giặc phải điên đầu, khủng hoảng tinh thần, ăn không ngon ngủ không yên. Ban ngày đang ăn cũng sợ bị đánh, ban đêm nằm trằn trọc không ngủ được vì sợ bị đánh bất ngờ. Họ không biết sẽ bị đánh lúc nào.

Điều này làm cho họ bị rối loạn thần kinh, trầm cảm nghiêm trọng, chưa cần đánh nhiều mà họ đã tự diệt và suy sụp đến chết, chết dần chết mòn. Lính Mỹ chưa kịp bị quân Giải phóng bắn chết thì đã bắn nhau chết trước, sĩ quan bắn chết những người lính muốn bỏ trốn, lính bắn chết sĩ quan rồi đào ngũ. Họ coi VC như là một đội âm binh thần chết không biết lúc nào sẽ đi đến đòi mạng họ. Với tình hình như vậy thì làm sao chiến đấu gì nổi, tinh thần nào mà chiến đấu, cầm súng đã thấy nặng trĩu cầm không muốn nổi. Từ tướng đến quân chỉ thèm khát được giải thoát khỏi cái vũng lầy chiến tranh kinh khủng này và về nước càng sớm càng tốt. Và tình hình này càng như thế thì phong trào phản chiến chống Chiến tranh Việt Nam lại càng bùng cháy lan rộng dữ dội khắp nơi.

Tuy bị tổn thương nặng nề trước sự đánh phá của quân đội Mỹ, Việt Nam vẫn giáng trả vào quân xâm lược những thiệt hại, thương vong tột cùng, gieo rắc vào đầu họ những hội chứng, ám ảnh không thể nào quên, trở thành những vết thương không bao giờ lành. Số lượng quân nhân Mỹ bị mắc bệnh tâm thần trong và sau thời gian chiến đấu ở Việt Nam là nhiều nhất trong tất cả các cuộc chiến mà quân đội nước này tham gia trong lịch sử.

Lần đầu tiên, vào năm 1988, chính phủ Mỹ buộc phải thừa nhận có khoảng 15% trong số lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam trở về bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Cựu binh Jim Doyle và David Curry chỉ là 2 trong số gần 60 vạn quân Mỹ bị chính phủ họ đẩy vào vũng lầy Việt Nam. Jim Doyle đã bị đẩy tới chiến trường Việt Nam khi mới 18 tuổi, mặc dù may mắn sống sót trở về, nhưng đến giờ người cựu binh này vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh: “Chiến tranh là địa ngục. Nó tác động ghê gớm đến con người như một vết thương không thể hàn gắn.”“Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, chiến tranh không chỉ lấy cắp thời thanh niên của tôi mà còn đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời tôi”. Các nhà xã hội học Mỹ cũng xác nhận: Kể từ sau năm 1975 đến nay, năm nào cũng có những cựu binh Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam bị tinh thần bất ổn, trầm cảm rồi tự sát.

Điều trớ trêu là Mỹ “đầu tư” rất nhiều cho chiến tranh tâm lý ở Việt Nam, nhưng tâm lý của lính Mỹ mới là bị hại nhiều nhất. VN thì không tốn kém nhiều cho khoản này, chỉ cần có những hành động quấy rối quân sự không ngừng nghỉ và bà “Hannah Hà Nội” Trịnh Thị Ngọ nói cả ngày trên radio là cũng đủ cho tinh thần chiến đấu của binh lính Mỹ tiêu tùng. Nếu các cuộc quấy rối quân sự làm cho lính Mỹ lo sợ bất an, thì những cuộc nói chuyện trầm ấm của bà Ngọ đã cảm hóa, vận động được không ít lính Mỹ và khiến họ phải nhớ nhà.

Trong quân sử châu Á cũng có tiền lệ như vậy. Trong Chiến tranh Hán – Sở (Trung Quốc), “tiếng sáo Trương Lương” đã làm cho tàn binh của Hạng Vũ phải tan rã. Trong Chiến tranh Việt Nam, ý chí của binh lính Mỹ phải tan rã trước giọng nói ma lực của “Hannah Hanoi”.

Chiến tranh nhân dân Việt Nam và cách đánh du kích ở VN là những loại hình chiến tranh rất đặc biệt và thiên biến vạn hóa khó lường. Không có một cá nhân danh tướng xâm lược nào thắng được một dân tộc đoàn kết quyết chiến đánh giặc, cho dù đại nhân vật đó tài giỏi đến đâu.

Nguồn: blog Thiếu Long