Hồ sơ Lầu Năm Góc: Mỹ tiến hành chiến tranh Việt Nam nằm trong chiến lược toàn cầu chống Trung Quốc

Daniel Ellsberg ra tòa vì tiết lộ hồ sơ Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam cho New York Times, sau đó được tha bổng dưới áp lực dư luận trong nước và quốc tế.

Daniel Ellsberg là ai?

Daniel Ellsberg là tiến sĩ Kinh tế Đại học Harvard, tốt nghiệp năm 1962. Sau khi tốt nghiệp, ông đến Việt Nam công tác trong nhóm tư vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

Năm 1967, Ellsberg trở về Mỹ và được phân công làm việc trong nhóm sĩ quan, chuyên viên Lầu Năm Góc chuyên nghiên cứu, phân tích chiến lược tối mật về hoạch định chính sách đối với Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara.

Năm 1971, ông đã gây chấn động nước Mỹ khi lấy cắp thông tin mật của Lầu Năm Góc bằng cách sao chụp 7 nghìn trang hồ sơ Lầu Năm Góc về kế hoạch leo thang chiến tranh Việt Nam, sau đó ông đào thoát và trao cho nhà báo danh tiếng của New York Times là Neil Sheehan. Vụ đánh cắp thông tin và trốn thoát đầy kịch tính này đã tạo ra một scandal lớn và một làn sóng phản đối chiến tranh mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ.

Mặc dù tập hồ sơ đã được New York Times nhanh chóng cho phát hành, tuy nhiên sau đó nó nhanh chóng bị tịch thu theo luật bảo mật thông tin quốc gia.

Năm 2002, ông hoàn thành quyển hồi ký Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers (Những bí mật về chiến tranh Việt Nam – Hồi ức về Việt Nam và hồ sơ Lầu Năm Góc), từng là best-seller năm ấy. Ngay từ khi phát hành, cuốn hồi ký của Ellsberg đã gây xôn xao dư luận. Cuốn sách kể lại cuộc hành trình đi tìm sự thật của chính tác giả và những âm mưu của tổng thống Nixon cùng Lầu Năm Góc đối với cuộc chiến tại Việt Nam. Trong tác phẩm, Ellsberg đã mô tả lại quá trình nhận thức của ông ta về Chiến tranh Việt Nam như sau: “Thoạt đầu tôi nghĩ đó chỉ là một vấn đề, tiếp đến là một sự bế tắc, nhưng rồi sau đó là một thảm họa về đạo đức và chính trị và cuối cùng trở thành một tội ác”.

Tháng 3/2006, Ellsberg trở lại thăm Việt Nam và được trao kỷ niệm chương “Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc”, tôn vinh những cống hiến của ông dành cho Việt Nam.

Tháng 6/2011, các tài liệu hình thành nên Hồ sơ Lầu Năm Góc đã từng bị thu hồi năm 1971 đã được giải mật, phát hành công khai, và được cho rằng đã công bố “toàn bộ”.

Hồ sơ Lầu Năm Góc nói gì?

Hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers) có tên chính thức là Báo cáo của Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về Lực lượng đặc biệt ở Việt Nam (Report of the Office of the Secretary of Defense Vietnam Task Force), là một bộ hồ sơ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về vai trò chính trị và quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1945 đến 1967.

Hồ sơ này đã chấm dứt những tranh cãi từ trước năm 1975 đến nay về vấn đề: Ai đã dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm và cũng chính ai đã bóp chết nó.

Tuy nhiên, về nguyên nhân Mỹ đã gây ra và tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam thì có sự thiếu nhất quán. Trong số hồ sơ mà Tiến sĩ Ellsberg đánh cắp được thì có những mâu thuẫn ở nguyên nhân Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam, những hồ sơ những năm 1950 thì cho thấy giới chức Mỹ cho rằng nguyên nhân chủ yếu cho việc gây chiến tranh ở Việt Nam là để “kìm hãm và chế ngự Trung Quốc”, bởi ngay thời đó mà họ đã có tính toán chiến lược rằng Trung Quốc sẽ phát triển lớn mạnh và đe dọa vị thế của họ.

Mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ Johnson tuyên bố rằng mục đích của Chiến tranh Việt Nam là để đảm bảo một “Nam Việt Nam độc lập, không cộng sản”, một bản ghi chú tháng 1 năm 1965 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng John McNaughton nêu rõ rằng cuộc chiến tranh Việt Nam “không phải để giúp đỡ bạn bè, mà là để kìm hãm Trung Quốc”.

Vào ngày 3 tháng 11 năm 1965, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara đã gửi một bản ghi chú cho Tổng thống Johnson, trong đó ông giải thích “các quyết định chính sách quan trọng đối với đường lối hành động của chúng tôi ở Việt Nam”. Bản ghi chú bắt đầu bằng việc tiết lộ lý do đằng sau vụ ném bom miền Bắc Việt Nam vào tháng 2 năm 1965:

"Quyết định ném bom miền Bắc Việt Nam vào tháng 2 và việc phê duyệt giai đoạn I vào tháng 7 chỉ có ý nghĩa nếu chúng ủng hộ chính sách lâu dài của Hoa Kỳ nhằm kìm hãm Trung Quốc."

McNamara buộc tội Trung Quốc nuôi dưỡng khát vọng “đế quốc” giống như của Đức Quốc xã và phát xít Nhật. Theo McNamara, Trung Quốc đang âm mưu “tổ chức toàn bộ châu Á” chống lại Hoa Kỳ:

"Trung Quốc - như Đức vào năm 1917, như Đức ở phương Tây và Nhật Bản ở phương Đông vào cuối những năm 30 và giống như Liên Xô vào năm 1947 - hiện ra như một cường quốc đe dọa làm suy giảm tầm quan trọng và vị trí của chúng ta trên trường quốc tế, và, mặc dù từ xa nhưng hết sức nguy hiểm, tổ chức toàn bộ châu Á chống lại chúng ta!"

Tuy nhiên, khi đến các hồ sơ những năm 1960 về sau này thì họ lại cho thấy “70%” nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam là do người Mỹ muốn giữ thể diện nước lớn và không muốn trở thành bên thua cuộc. Yếu tố “chống Trung Quốc” lúc này chỉ còn lại “20%”. Như vậy, ngay cả các hồ sơ Lầu Năm Góc đã có những ngôn luận và ghi chép không nhất quán về nguyên nhân Mỹ xâm lược Việt Nam.

Tuy vậy, có lẽ cũng nên nhìn nhận một thực tế là Trung Quốc luôn đứng ở vị trí trung tâm và có vai trò lớn trong các toan tính của các nước khi xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Có thể thấy qua việc phương Tây đã gắn tên Trung Quốc vào Biển Đông (South China Sea) và bán đảo Đông Dương (Indo-China).

Gần đây có phát hiện mới cho rằng Pháp xâm lược Đông Dương là trong một toan tính sau khi xâm lược Đông Dương thì tiếp theo sẽ xâm lược Trung Quốc, cụ thể là đánh chiếm tỉnh Vân Nam từ phía Việt Nam, hợp tác với thực dân Anh đang gây chiến tranh xâm lược ở Trung Quốc với cuộc chiến tranh Nha Phiến.

Ngoài ra, có thể thấy chính quyền Diệm đã nỗ lực bài trừ người Hoa và chống Trung Hoa một cách khá bất thường, vượt ngoài phạm vi của một người Kito thù ghét ác cảm người Tàu do khác biệt về tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa dân tộc, nhất là trên cương vị của một chính khách, một người đứng đầu chính quyền.

Năm 1956, chính quyền Diệm đã buộc tất cả Hoa kiều phải nhập “quốc tịch”, nếu không sẽ bị trục xuất và đưa ra Đạo luật 53 cấm Hoa kiều tham gia 11 nghề liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá, dầu lửa, thu mua sắt vụn v.v. được ban hành vào tháng 9/1956.

Đạo luật này đã làm xáo trộn kinh tế chứ không có tác dụng gì nhiều, vì cả xã hội miền Nam sống nhờ tiền viện trợ và không có năng lực lao động sản xuất hay kinh doanh, do đó, nếu người Việt không làm thì người Hoa sẽ làm. Chính quyền lấy cớ là để tăng cường năng lực cạnh tranh, nhưng khi cả một xã hội, guồng máy chính trị và quân sự đều lệ thuộc toàn diện, chịu sự nuôi nấng của kẻ khác, thì thị trường kinh tế xã hội chắc chắn sẽ không có bất kỳ một sự cạnh tranh nào thật sự cả.

Một bộ phận người dân do thiếu hiểu biết, họ không hiểu rằng cả một nền kinh tế và cả xã hội sống nhờ vào viện trợ Mỹ, sống bám vào sự đùm bọc của mẫu quốc, sống ký sinh vào ngân sách ở Washington và tiền thuế công dân Mỹ, nên họ mãi ảo tưởng mình là “Hòn ngọc Viễn Đông” mà không biết lao động, không biết làm gì để xây dựng phát triển có ích cho xã hội, đến khi không còn ông Mỹ ở đó nữa, khi phải tự lực cánh sinh thì không biết làm gì. Nhiều người theo đó lộ ra hết sự thiểu năng và vô dụng, điều đó đã được phơi bày sau ngày giải phóng khi nhiều người thất nghiệp không làm gì, chỉ sống lây lất qua ngày, trông chờ tiền người thân ở Pháp – Mỹ gửi về.

Điều thú vị là nhiều chính khách thân thiện với Việt Nam ở Hoa Kỳ, từng tham gia tích cực phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam, do nghe nhiều truyền thông một chiều nên họ cũng cho rằng phải chống, phải kìm hãm, kiềm chế, phải ngăn chặn đà phát triển của “kẻ thù” Trung Quốc, nhưng họ cho rằng dù vậy thì cũng không nên xâm lược Việt Nam để hoàn thành mục tiêu đó. Ông George McGovern là một trong những nhân vật như vậy.

George S. McGovern, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân Chủ năm 1972, là một trong những người phê phán chủ chốt ở Quốc hội về cuộc chiến tranh Việt Nam. Quan điểm dưới đây được trích từ lời tuyên bố của MrGovern trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 4/2/1970, ủng hộ nghị quyết kêu gọi rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Trong bản tuyên bố, MrGovern phê phán chính sách “Việt Nam hóa” chiến tranh của Tổng thống Nixon, theo đó “màu da” lính người Mỹ sẽ được dần dần thay thế bằng “màu da” lính người Việt:

“Tôi thấy thật là ghê tởm về mặt chính trị và đạo lý khi tạo ra một nhóm tướng tá người Việt ở Sài Gòn chỉ biết sống dựa dẫm, rồi lại còn cho họ công nghệ quân sự giết người đề chống lại nhân dân của chính họ.

Việt Nam hóa về cơ bản là một nỗ lực làm cho yên lòng nhân dân Mỹ trong khi chính phủ của chúng ta lại phát động một cuộc chiến tranh không cần thiết và tàn ác bằng cách ủy quyền.

Một chính sách đối ngoại khôn ngoan của Mỹ là phải ngừng việc ra sức ra lệnh phải có kết quả của một cuộc đấu tranh chủ yếu ở địa phương, lôi cuốn nhiều nhóm người Việt Nam tham gia. Nếu chúng ta lo lắng đến “mối đe dọa” tương lai đối với Đông Nam Á từ Trung Quốc, chúng ta hãy có nhận thức chung đề nhận ra rằng một chế độ độc lập hùng mạnh dẫu cho có được tổ chức bởi Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Hà Nội cũng sẽ cung cấp một rào cản đáng tin cậy chống lại “chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc” hơn là chế độ bù nhìn yếu đuối mà chúng ta duy trì để nắm quyền với cái giá 40.000 sinh mạng người Mỹ và hàng trăm ngàn sinh mạng người Việt Nam.”

Hồ sơ tiết lộ vai trò của Mỹ đối với chính quyền Ngô Đình Diệm

Trong Hồ sơ mật Lầu Năm Góc có hai hồ sơ đáng chú ý là câu: “Chúng ta phải thừa nhận rằng Nam Việt Nam, không giống như bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á, thực chất là một sáng tạo (creation) của Mỹ”.

Hồ sơ ghi rõ ngày 23 tháng 8 năm 1963, Trung tá CIA người Mỹ gốc Pháp Lucien Conein (từng hoạt động trong cuộc chiến tranh Đông Dương) gặp Dương Văn Minh và các tướng tá Sài Gòn chỉ đạo việc bắt giết gia đình nhà Ngô.

Trong một phần của Hồ sơ Lầu Năm Góc có tiêu đề “Các cam kết và chương trình của Kennedy”, ghi nhận cam kết của Hoa Kỳ về việc tạo ra một “nhà nước” Nam Việt Nam. Theo ghi nhận của những báo cáo này:

"Chúng ta phải lưu ý rằng Nam Việt Nam (không giống như bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á), về cơ bản là sự sáng tạo ra của Hoa Kỳ."

Trong một tiểu mục có tiêu đề “Cam kết đặc biệt của Hoa Kỳ đối với Việt Nam”, các bài báo đã nhấn mạnh một lần nữa vai trò của Hoa Kỳ:

"Nếu không có viện trợ của Hoa Kỳ, thì trong những năm sau đó chính quyền Diệm và Nam Việt Nam hầu như chắc chắn không thể nào tồn tại."

Ngoài ra, còn có những thông tin được tiết lộ từ hồ sơ cho biết từ đâu chính giới Mỹ đi tới quyết định “Diệm phải đi!” (“Diem must go!”):

“Sự bất mãn với chế độ Diệm đã trở thành cấp bách trong tháng 8 năm 1963. Nhà nước (Hoa Kỳ) ngày 8/21/1963 đã ghi nhận rõ vấn đề này là nghiêm trọng. Chính phủ của Diệm đã xông vào ngôi chùa Phật giáo vào ngày hôm đó. Các vấn đề chưa được giải quyết giữa chính phủ và các nhà sư Phật giáo đã tiếp tục kể từ mùa xuân năm 1963, khi một số tu sĩ, trong đó có Quảng Đức, tự thiêu. Bà Nhu, em dâu của tổng thống, đã nói một cách khinh miệt rằng các nhà sư là “thịt nướng của Phật giáo” và hứa cung cấp thêm xăng. Các hành động đàn áp trong tháng 8 đã cho thấy rằng ‘Diệm phải đi’.”

“Tổng thống Kennedy đã nhận được một cuộc họp báo về ngày 27 tháng 8 năm 1963. William Colby, một trong các chuyên gia CIA về Việt Nam, trong một cuộc báo cáo liên quan của 2 vị tướng Nam Việt Nam ngày hôm trước. Họ đã báo cáo: ‘Tình hình cho một cuộc đảo chính là thuận lợi và dự báo nó sẽ kéo dài một tuần.’”

“Hai ngày sau đó, tổng thống (John F. Kennedy) đã gởi một tin nhắn đến Henry Cabot Lodge, Jr, đại sứ Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Tin nhắn đã cho thấy rõ ràng rằng John F. Kennedy phê duyệt kế hoạch của các tướng Nam Việt Nam nhưng bảo lưu quyền, với thẩm quyền của một Tổng tư lệnh, để thay đổi quyết định vào phút cuối cùng.”

Theo bản báo cáo 1034 từ Sài Gòn gửi đến Washington vào ngày 19/9/1963, nằm trong các hồ sơ Lầu Năm Góc được giải mật và lưu trữ trong cơ quan NARA của chính phủ Hoa Kỳ, thì:

“Một báo cáo của CIA, chuẩn bị cho tổng thống (Hoa Kỳ) vào ngày 19/9/1963, chỉ ra rằng quân đội và tình báo người Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã chia rẽ quan điểm về vấn đề có nên đảo chính hay không.”

Trang thứ hai của bản ghi còn cho biết: “Nhóm CIA ủng hộ cuộc đảo chính quan tâm nhất đến việc đưa lên một chính phủ mà họ có thể điều khiển, điều đó hợp lý hóa những khoản tiền khổng lồ mà họ đã bỏ ra.”


Như vậy, Hồ sơ Lầu Năm Góc đã trả lời rất rõ ràng những câu hỏi: chính quyền Diệm nói riêng và chính quyền Sài Gòn nói chung là gì? Ai tạo ra nó? Ai bóp chết nó?

Còn câu hỏi tại sao Mỹ muốn xâm lược miền Nam Việt Nam? Mỹ muốn chiếm giữ và kiểm soát nơi này để làm gì? Thì chưa có những lời giải nhất quán theo hồ sơ này. Yếu tố chống Trung Quốc tất nhiên là có, nhưng đó có phải là yếu tố xuyên suốt và nhất quán theo thời gian trong suốt cả cuộc chiến tranh này hay không thì đến nay vẫn chưa có lời giải rõ ràng và đầy đủ.

Theo Pentagon Papers (Hồ sơ Lầu Năm Góc), Phan Tuấn, History Channel, Tạp chí Phương Đông (Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông), Khoa Việt Nam học (Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn ĐHQG TPHCM)

Lời hiệu triệu của Chủ tịch Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát năm 1969

Sau khi ra mắt thành phần Chính phủ, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam (11/6/1969) kết thúc bằng lời hiệu triệu của Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát.

Chien tranh Viet Nam

Đại Hội Đại Biểu Quốc Dân Miền Nam Việt Nam (1969)

Trong mười lăm năm qua, với một chế độ tay sai cực kỳ tàn bạo, đế quốc Mỹ đã không ngừng phá hoại Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam, theo đuổi can thiệp và xâm lược nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt lâu dài nước Việt Nam.

Đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn từ năm 1965 đế quốc Mỹ đã dùng trên nửa triệu quân viễn chinh Mỹ, quân một số nước thuộc phe Mỹ cùng với trên nửa triệu quân ngụy trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại để chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gây tội ác không kể xiết đối với nhân dân cả nước Việt Nam. Chúng còn đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt ở Lào, tăng cường xâm phạm lãnh thổ, đe dọa độc lập và trung lập của Vương quốc Campuchia.

Không cam tâm làm nô lệ, nhân dân miền Nam Việt Nam đã đoàn kết triệu người như một, chiến đấu anh hùng ngoan cường đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhất là từ khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, giương cao ngọn cờ đoàn kết toàn dân cứu nước, cứu nhà.

Từ đầu Xuân Mậu Thân, quân và dân miền Nam Việt Nam liên tục tiến công và nổi dậy đồng loạt, giành thắng lợi to lớn chưa từng có, làm thay đổi cục diện chiến tranh, đẩy Mỹ – ngụy lún sâu vào thế bị động khốn quẫn, thất bại không cứu vãn được. Mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mỹ cứu nước được mở rộng và tăng cường với sự ra đời của Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam và các tổ chức yêu nước khác.

Quân và dân miền Bắc anh hùng vừa chiến đấu, vừa sản xuất đánh đại cuộc chiến tranh phá hoại cực kỳ man rợ của đế quốc Mỹ, hết lòng hết sức cổ vũ và giúp đỡ sự nghiệp Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Việc Mỹ bắt buộc phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom, bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền, đó cũng là thắng lợi to lớn của các nước Xã hội chủ nghĩa, của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình của nhân dân toàn thế giới trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ.

Nhưng đế quốc Mỹ vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược miền Nam Việt Nam. Chính quyền Nixon, với ảo tưởng giành thế mạnh, vẫn đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, tiếp tục gây tội ác man rợ đối với nhân dân miền Nam Việt Nam, đồng thời liên tiếp xâm phạm chủ quyền và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tại Hội nghị Paris về Việt Nam, đại biểu Mỹ vẫn lẫn tránh vấn đề cơ bản là Mỹ phải chấm dứt xâm lược, rút hết và không điều kiện quân Mỹ và quân nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Đối với giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một sáng kiến quan trọng thể hiện ý chí sắt đá của nhân dân cả nước ta được dư luận trên thế giới, kể cả dư luận tiến bộ Mỹ nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ, chính quyền Nixon đã không có thái độ đáp ứng nghiêm chỉnh. Trong cái gọi là “chương trình hòa bình 8 điểm”, chính quyền đó vẫn tiếp tục đòi hai bên cùng rút quân và với một yếu tố trì hoãn việc rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam, cố duy trì ngụy quyền Thiệu – Kỳ – Hương mà nhân dân miền Nam Việt Nam đang đòi đánh đổ, lẩn tránh việc lập một Chính phủ Liên hiệp lâm thời ở miền Nam Việt Nam, ra sức củng cố ngụy quyền, tăng cường ngụy quân hòng bám lấy miền Nam Việt Nam.

Tuy buộc phải ngồi vào bàn Hội nghị Paris về Việt Nam, ngụy quyền Thiệu – Kỳ – Hương ngoan cố đòi rút quân theo phương thức Manila, điên cuồng chống lại việc thành lập Chính phủ Liên hiệp, đàn áp trắng trợn các lực lượng, các nhân sĩ tiến bộ tán thành hòa bình, độc lập, trung lập, đàn áp trắng trợn các tôn giáo và tất cả mọi người mong muốn một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề miền Nam Việt Nam.

Chúng đã phơi trần âm mưu bám lấy chế độ thực dân trá hình của Mỹ, vì quyền lợi ích kỷ của chúng. Đế quốc Mỹ càng ngoan cố thì càng thất bại nhục nhã và nhất định thất bại hoàn toàn. Nhân dân miền Nam Việt Nam đang ở thế thắng, thế chủ động tiến công. Lực lượng chính trị, quân sự của nhân dân miền Nam Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vượt bậc.

Nhân dân ta đang đứng trước một thời kỳ đấu tranh quyết liệt, phức tạp nhưng nhất định thắng lợi có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đứng trước yêu cầu mới của tình hình, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã cùng với các chính đảng, đoàn thể, Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam, Đảng Dân chủ miền Nam Việt Nam, Đảng Xã hội cấp tiến miền Nam Việt Nam, Liên hiệp Công đoàn Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Những người viết báo yêu nước và dân chủ, Hội Nhà giáo yêu nước, các dân tộc như Phong trào tự trị các dân tộc Tây Nguyên, đại diện dân tộc Khmer ở miền Nam Việt Nam, đại diện các tôn giáo, Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo và các nhân sĩ yêu nước triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để bàn bạc và quyết định những vấn đề trọng đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong thời kỳ mới.

Việc triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân có đông đủ đại biểu các lực lượng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam là một bước phát triển mới của Mặt trận đoàn kết dân tộc, là biểu hiện tập trung ý chí của toàn dân quyết đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng. Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam quyết định nhiệm vụ lịch sử của cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ trước mắt là: tăng cường đoàn kết toàn dân, mọi lực lượng tán thành độc lập hòa bình, trung lập, kiên trì đẩy mạnh chính nghĩa cứu nước, đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai phản động, hoàn thành Giải phóng miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện cơ bản để xây dựng miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn vinh, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam nhất trí cho rằng giải pháp toàn bộ 10 điểm về vấn đề miền Nam Việt Nam do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đề ra là cơ sở đúng đắn, hợp tình, hợp lý để chấm dứt chiến tranh xâm lược của Mỹ, giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam, góp phần lập lại hòa bình ở Việt Nam. Để đảm đương trách nhiệm lịch sử lãnh đạo toàn quân, toàn dân, thực hiện những mục tiêu cấp bách của cách mạng, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam quyết định thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân, có nhiệm vụ lãnh đạo các ngành, các cấp, động viên toàn dân đẩy mạnh kháng chiến Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong quá trình phát triển của cuộc kháng chiến, Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ được mở rộng để đại diện các lực lượng yêu nước tham gia.

Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ hiệp thương cùng các lực lượng chính trị, đại diện rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân và các khuynh hướng chính trị ở miền Nam Việt Nam, tán thành hòa bình, độc lập, trung lập để lập một Chính phủ Liên hiệp lâm thời trên nguyên tắc bình đẳng dân chủ và tôn trọng lẫn nhau.

Hội đồng Cố vấn gồm đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo dân tộc, các lực lượng chính trị và nhân sĩ, trí thức đấu tranh cho hòa bình, độc lập, trung lập ở miền Nam Việt Nam. Hội đồng có nhiệm vụ căn cứ các quyết định của Đại hội và nguyện vọng của nhân dân góp ý kiến với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong việc đề ra các chính sách đối nội, đối ngoại của miền Nam Việt Nam.

Quyết định của Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam về việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời và Hội đồng Cố vấn là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của tình hình, đáp ứng nguyện vọng sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho các lực lượng yêu nước tham gia chính quyền, mở rộng và nêu cao quyền làm chủ của nhân dân, hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng đã được xây dựng trên phần lớn đất đai miền Nam Việt Nam.

Phát huy cao độ những thắng lợi to lớn và toàn diện đã giành được tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Đây là một thắng lợi to lớn biểu hiện quyền tự quyết thực sự của nhân dân miền Nam Việt Nam, do đó một lần nữa vạch trần cái gọi là hợp pháp, hợp hiến của ngụy quyền Thiệu – Kỳ – Hương, làm cho chúng bị cô lập hơn nữa và mau chóng đi đến sụp đổ hoàn toàn.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh và chính thức ghi nhận lời tuyên bố trịnh trọng của “Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” chuyển giao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời chức năng nhà nước đối nội cũng như đối ngoại, kể cả tư cách đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam mà từ trước đến nay Mặt trận đã đảm đương một cách vẻ vang.

Đại hội vô cùng biết ơn sự cống hiến lớn lao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cho sự nghiệp chính nghĩa cứu nước của toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam.

Đại hội bày tỏ lòng tin tưởng sâu sắc rằng: Với tư cách là người lãnh đạo và tổ chức cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có cương lĩnh chính trị đúng đắn, có kinh nghiệm đấu tranh phong phú, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mãi mãi làm theo ngọn cờ đại nghĩa, tập hợp toàn dân làm hậu thuẫn cho Chính phủ Cách mạng lâm thời tiếp tục đấu tranh cho miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, phồn vinh, tiến tới hòa bình, thống nhất nước nhà.

Đại hội đại biểu quốc dân nhiệt liệt hoan nghênh Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã tập hợp rộng rãi các lực lượng dân chủ yêu nước, yêu hòa bình ở các thành thị miền Nam, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam tin chắc rằng: Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam sẽ tiếp tục có những cống hiến to lớn hơn nữa trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời, hoàn thành sứ mạng vẻ vang của mình.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh và khen ngợi những thành tích to lớn và tiến bộ vượt bậc, những gương hy sinh dũng cảm tuyệt vời của toàn thể quân dân miền Nam Việt Nam, đặc biệt là của các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cao trào Tổng tiến công và nổi dậy khắp nông thôn và thành thị. Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam biết ơn sâu sắc sự chăm sóc ân cần của Hồ Chủ tịch, sự giúp đỡ vô cùng to lớn của đồng bào miền Bắc ruột thịt.

Đại hội rất lấy làm vinh dự thay mặt cho 14 triệu đồng bào miền Nam Việt Nam anh hùng nói lên ý chí sắt thép, quyết làm tròn nghĩa vụ cao cả của tiền tuyến lớn đối với hậu phương lớn, luôn luôn xứng đáng là Thành đồng của Tổ quốc.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam kêu gọi toàn quân, toàn dân hãy ra sức thực hiện các quyết định của Đại hội, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng, các chính đảng cách mạng, các tôn giáo, các dân tộc, các đoàn thể công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, học sinh, sinh viên giải phóng, các tổ chức công thương yêu nước, kiều bào ở nước ngoài và tất cả mọi cá nhân yêu nước trong guồng máy ngụy quyền, ngụy quân, tất cả hãy tăng cường đoàn kết xung quanh Chính phủ Cách mạng lâm thời, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời làm tròn sứ mệnh lịch sử.

Toàn thể các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng hãy phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng, phát huy truyền thống vì nước, vì dân, dũng cảm kiên cường, quyết chiến, quyết thắng của mình.

Hãy đánh thật mạnh cho quân Mỹ phải rút hết ra khỏi miền Nam Việt Nam thương yêu của chúng ta, đánh cho ngụy quyền sụp đổ, ngụy quân tan rã. Các cán bộ Quân, Dân, Chánh, các cấp hãy hết lòng tận tụy phục vụ nhân dân, phát huy truyền thống gương mẫu trong chiến đấu và công tác, không ngừng củng cố và mở rộng đội ngũ cách mạng, tăng cường gấp bội sức mạnh đoàn kết kháng chiến của toàn dân.

Đồng bào nông thôn kiên cường hãy phát huy hơn nữa khí thế đồng khởi, quét sạch ngụy quyền ở khắp xóm làng, đập tan kế hoạch bình định gom dân, bắt lính của địch, củng cố và mở rộng thế làm chủ khắp nơi. Hãy phát triển cao trào đoàn kết giết giặc giữ làng, phục vụ tiền tuyến và cải thiện đời sống. Hãy xây dựng mỗi xóm làng thành một trận địa giết giặc, đồng thời là một gương mẫu tốt đẹp của cuộc sống mới, cuộc sống của người dân có quyền làm chủ thật sự.

Đồng bào thành thị quật khởi vì đời sống thiết thân, vì hòa bình dân chủ và chủ quyền dân tộc, hãy mở rộng hơn nữa mặt trận đấu tranh, tăng cường đội ngũ cách mạng, đẩy mạnh phong trào diệt ác, phá kềm, giành quyền làm chủ ở khóm, phường.

Hãy phất cao ngọn cờ cứu nước, chống độc tài phát xít, chống khủng bố, bắt lính, đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ, lật đổ ngụy quyền tay sai phản động Thiệu – Kỳ – Hương, đòi lập Nội các hòa bình để đi đến một giải pháp chính trị cho vấn đề miền Nam Việt Nam.

Đồng bào các tôn giáo hãy vì sự nghiệp cứu nước, cứu đạo cùng với toàn dân đoàn kết chống xâm lăng, chống áp bức tôn giáo, đòi thực hiện tự do tín ngưỡng, phát huy vai trò của mọi tôn giáo trong cao trào toàn dân đánh Mỹ lật ngụy.

Đồng bào các dân tộc hãy vì tự do, bình đẳng, cùng với toàn dân đoàn kết chống xâm lăng, bảo vệ nương rẫy, chống chia rẽ dân tộc, đòi thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, phát huy vai trò của mọi dân tộc trong cao trào chống Mỹ cứu nước. Các tổ chức và cá nhân yêu nước, không phân biệt khuynh hướng chính trị và các giới hãy hợp tác với Chính phủ Cách mạng lâm thời vì hòa bình, độc lập và trung lập của miền Nam Việt Nam.

Sĩ quan, binh sĩ, cảnh sát và nhân viên ngụy quyền hãy mau mau tách khỏi số phận nhục nhã của bọn xâm lược Mỹ và bọn bán nước Thiệu – Kỳ – Hương, hãy tích cực tham gia phong trào đấu tranh đòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh và cải thiện đời sống. Hãy tìm mọi cách giúp đỡ đồng bào, giúp đỡ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

Với tư cách cá nhân hay tập thể, hãy quay súng bắn vào quân xâm lược và bọn tay sai ngoan cố, bước lên con đường cùng nhân dân chống Mỹ cứu nước, cứu nhà, xây dựng đời sống yên lành trong độc lập, tự do thật sự.

Kiều bào ở nước ngoài hàng ngày hướng về Tổ quốc quang vinh hãy cùng với các lực lượng tiến bộ của các nước, vận động phong trào nhân dân thế giới ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, vạch mặt bọn Thiệu – Kỳ – Hương bán nước, nêu cao chính nghĩa và sức mạnh tất thắng của nhân dân Việt Nam.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam biết ơn sâu sắc sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước yêu chuộng hòa bình, các tổ chức dân chủ tiến bộ trên thế giới và nhân dân tiến bộ Mỹ đã ủng hộ nhân dân Việt Nam chống cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

Đại hội kêu gọi các Chính phủ và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới hãy ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam, ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, người đại diện chân chính, hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam chân thành cảm ơn sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân tiến bộ và mọi khuynh hướng ở Mỹ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam và kêu gọi bè bạn Mỹ hãy tiếp tục và kiên quyết đòi chính quyền Nixon phải chấm dứt cuộc chiến tranh hao người tốn của ở Việt Nam, rút hết quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam vì lợi ích của nhân dân Mỹ và lợi ích của hòa bình thế giới.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam trịnh trọng tuyên bố: “Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, nói chuyện nghiêm chỉnh với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam trên cơ sở giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam, góp phần lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đó là lối thoát danh dự cho Mỹ, rút khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nhân dân miền Nam Việt Nam rất tha thiết với hòa bình, nhưng phải là hòa bình trong độc lập, tự do. Nhân dân miền Nam Việt Nam đề cao cảnh giác, quyết kiên trì chiến đấu cho đến khi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

Sự nghiệp chính nghĩa chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam nhất định toàn thắng.

Huỳnh Tấn Phát

Nguồn: Hiệu triệu của Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam do ông Huỳnh Tấn Phát đọc, bản kiểm thính tin Đài phát thanh Giải phóng ngày 11/6/1969. CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC, TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II

Bức thư Bác Hồ gửi Tổng thống Mỹ trước khi qua đời

Ít ai biết rằng, 8 ngày trước khi ra đi mãi mãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn viết thư gửi Tổng thống Mỹ Richard Nixon về việc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút khỏi Việt Nam.

Năm 2019, tại không gian mà Bác Hồ từng sống những năm tháng cuối đời tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế”. Đây là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019).

Ban Tổ chức giới thiệu hơn 100 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn kỹ lưỡng từ nhiều nguồn, nhiều quốc gia, trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó giúp công chúng hiểu rõ hơn những tư tưởng và cống hiến của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp hòa bình, tình hữu nghị và phát triển vì tiến bộ của Việt Nam và thế giới.

Đáng chú ý, tại triển lãm đã công bố hình ảnh bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời Tổng thống Richard Nixon ngày 25/8/1969 về việc Hoa Kỳ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

Nội dung thư Bác viết:

“Nhân dân Việt Nam chúng tôi yêu chuộng hòa bình, một nền hòa bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự. Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình. Giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là cơ sở hợp tình hợp lý để giải quyết vấn đề Việt Nam. Giải pháp đó đã được nhân dân trên thế giới đồng tình ủng hộ.

Trong thư, Ngài bày tỏ lòng mong muốn hành động cho một nền hòa bình công bằng. Muốn vậy Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và của dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài.

Đó là cách đúng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam phù hợp với quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam, với lợi ích của nước Mỹ và nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế giới. Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự”.

Đây là một tư liệu khiến nhiều người xúc động bởi tình cảm, tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, với dân tộc.

Nói về hoàn cảnh ra đời bức thư trên, một hướng dẫn viên của Khu di tích Phủ Chủ tịch cho biết: Năm 1969, khi Hoa Kỳ ngày càng sa lầy và chịu tổn thất nặng nề cũng như sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và cả trong chính nước Mỹ, Tổng thống Richard Nixon đã phải gửi bức thư tới Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 15/7/1969 thể hiện mong muốn đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Hơn 1 tháng sau, tuy sức khỏe suy yếu nhiều, Bác vẫn dành những hơi thở cuối cùng cho dân cho nước, cho nền độc lập của dân tộc khi gửi lá thư phúc đáp tới Tổng thống Hoa Kỳ.

“Bức thư của Bác với lời lẽ đanh thép, thể hiện rõ ý chí giành độc lập đến cùng của nhân dân Việt Nam trước Hoa Kỳ” – lời hướng dẫn viên nói trên.

Nguyễn Dương (Dân Trí)

“Thay ngựa giữa dòng” trong Chiến tranh Việt Nam: Vì đâu người Mỹ đi đến quyết định “Diem must go!”?

vietnam war

Trong một chế độ thực dân trá hình (thời Chiến tranh Việt Nam gọi là “thực dân mới” và “thuộc địa kiểu mới”), kẻ xâm lược không trực tiếp quản lý và tham chiến khi chưa thật sự cần thiết, thay vào đó họ thiết lập, nuôi dưỡng, huấn luyện, trả lương, cung cấp trang bị, và chỉ đạo cho các tay sai trực tiếp tham chiến và quản lý, còn người chủ kiểm soát từ bên ngoài, giám sát và đánh giá xem tay sai làm việc hiệu quả đến đâu.

Chính quyền tay sai có vai trò như một CEO, tổng giám đốc. Những “giám đốc” cộng sự người bản địa này thay thế vai trò của những viên quan toàn quyền trong chế độ thực dân công khai (thực dân cũ và thuộc địa kiểu cũ).

Đối với gia đình họ Ngô thì họ chịu áp lực “một cổ, hai tròng”, vừa phải làm hài lòng Mỹ, vừa phải làm hài lòng Vatican. Mỹ là quyền lực đã đưa họ lên đỉnh cao danh vọng và đang nuôi dưỡng họ, nhưng Vatican mới là nơi họ gửi gắm đức tin và tâm tư tình cảm.

Từ đó đưa đến thực trạng “ăn bơ sữa Mỹ, thờ ma Vatican“, nhà họ Ngô dốc lòng đánh phá cách mạng cho Mỹ và đàn áp Phật giáo cho Vatican, mưu đưa Kito giáo lên hàng “quốc giáo”.

Ông chủ Mỹ ngày càng chán nản và hết kiên nhẫn với những cách làm kém ý thức chính trị, cuồng tín, những hành động lộ liễu gây tai tiếng, đàn áp tôn giáo, tấn công Phật giáo và phân biệt đối xử với các tín hữu Cao Đài, Hòa Hảo, chủ yếu để bảo vệ lợi ích tôn giáo và lợi ích gia tộc.

Người Mỹ dần không còn kiên nhẫn với Diệm. Hồ sơ Lầu Năm Góc viết: “Vô luận nó đã đóng góp như thế nào vào nền an ninh nội bộ của chính Nam Việt Nam, chiến dịch tố Cộng đã làm kinh hoàng những người nông dân Việt Nam và làm cho dân chúng thêm thù ghét chế độ”.

Phóng viên Thời báo New York Neil Sheehan, trong sách “Sự lưa dối hào nhoáng” do NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh chuyển ngữ và xuất bản năm 1990, đã cho biết như sau: “Mặc dù có những niềm hy vọng của Mỹ và cố gắng viện trợ như vậy, cuộc nổi loạn ở nông thôn đã bắt đầu nổ ra lại vào năm 1957 và đặc biệt là năm 1958. Tình báo quốc gia Mỹ đoán trước: Sự bất mãn và phẫn nộ đối với chính quyền Sài Gòn có lẽ tiếp tục tăng lên và nếu những chiều hướng bất lợi này không bị ngăn chặn thì hầu như chắc chắn sẽ dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ Diệm.”

Theo Hồ sơ Lầu Năm Góc mà nhân viên Bộ quốc phòng Mỹ Daniel Ellsberg giao lại cho nhà báo Neil Sheehan (New York Times), bản đánh giá tình hình của sứ quán Mỹ tháng 1 năm 1960 đã nhận xét như sau: “Chúng ta có thể tóm tắt tình hình như thế này: Chính phủ đối xử với dân chúng với thái độ nghi ngờ và dọa nạt, và đã được đền đáp bằng một sự thờ ơ và lòng căm thù”. Trong một đoạn khác Hồ sơ Lầu Năm Góc lại ghi: “Ngô Đình Diệm cũng không kiểm soát được dân chúng ở thành phố hoặc giới trí thức.”.

Lợi ích tôn giáo và lợi ích gia tộc của gia đình họ Ngô phải nằm dưới lợi ích chiến lược của Mỹ. Một khi lợi ích tôn giáo và gia tộc đã “vượt rào”, vượt “làn ranh đỏ” gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích chiến lược của Mỹ, đến mục tiêu chính trị của Mỹ, đến mục đích xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, thì họ sẽ phải ra tay giải quyết, thay thế những quân cờ vô dụng, sắp xếp lại một ván cờ khác.

Chính nguyền Ngô Đình Diệm đã bất lực trong nhiệm vụ chống phá và ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc được Mỹ giao cho. Ông ta quản lý theo phong cách cực đoan và bổ nhiệm người nhà nắm các chức vụ quan trọng, do đó gây mất lòng những tay sai khác của Mỹ, họ liên tục dèm pha Diệm với người Mỹ.

Ngoài tai tiếng “gia đình trị”, chính quyền nhà Ngô còn có tiếng “Kito trị”, phân biệt đối xử, đàn áp các giáo phái, tôn giáo khác, đặc biệt là Phật giáo, vốn chiếm đa số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Khi chư tăng Phật tử và giới Phật giáo đấu tranh đòi tự do bình đẳng tín ngưỡng thì chính quyền Diệm và quân đội Sài Gòn mạnh tay đàn áp, bắt bớ, bỏ tù, gây ra biến cố Phật giáo năm 1963 mà giới tăng ni Phật tử gọi là một pháp nạn. Những vụ xả súng Phật Đản Huế, tấn công hóa học, rải chất độc hóa học lên đầu các nhà sư ở Huế, cuộc tấn công vào chùa Xá Lợi v.v. đã thúc đẩy Bồ tát Thích Quảng Đức và nhiều tăng ni Phật tử khác tự thiêu để phản đối các cuộc đàn áp của ngụy quyền.

Hòa thượng Thích Quảng Đức cùng 6 người khác là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu, Đại đức Thích Thanh Tuệ, Đại đức Thích Thiện Mỹ, Đại đức Thích Nguyên Hương, sư cô Thích Nữ Diệu Quang và phật tử Đặng Thị Ngọc Tuyền đều đã tự thiêu để phản đối ngụy quyền.

Sau nhiều cuộc tự thiêu đó, ngụy quyền Ngô Đình Diệm bối rối vu khống “nhiếp ảnh gia Browne đã hối lộ các nhà sư Phật giáo để giết một nhà sư đồng nghiệp”. Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu) nói thêm những câu vô cảm đổ dầu vào lửa mà báo chí quốc tế đã ghi nhận:

“Tất cả những việc mà Phật giáo đóng góp cho đất nước từ trước đến nay không có gì ngoài việc thiêu sống một nhà sư….”

“Ông Thích Quảng Đức bị chích thuốc và bị cưỡng bức thiêu sống.”

“Tôi sẽ vỗ tay khi thấy thêm một cuộc trình diễn thịt nướng, một người không thể chịu trách nhiệm cho sự khùng điên của những người khác.”

“Cứ để họ bị đốt đi và chúng tôi sẽ vỗ tay.”

Về sau Trần Lệ Xuân đã tìm cách nói chữa, khỏa lấp các phát biểu này. Nhưng ngày 15 tháng 8 một nhà sư khác tự thiêu ở Huế, ba ngày sau đó sư cô Diệu Quang tự thiêu ở Khánh Hòa. Sau bi kịch đó, Trần Lệ Xuân lại nói: “Nếu Phật giáo muốn có một vụ nướng thịt khác thì tôi rất vui lòng cung cấp xăng.”

Thời điểm đó nhân dân Á – Phi cùng nhau xuống đường liên tục biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam với các biểu ngữ lớn: “Một tăng sĩ Phật giáo hy sinh thân mạng để chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ-Diệm.”

Ngoài ra, vụ thảm sát đầu độc giết hại hàng ngàn tù chính trị ở nhà tù Phú Lợi, tuy không liên quan đến vấn đề đàn áp tôn giáo, nhưng cũng gây chấn động và kích nộ dư luận thêm hơn. Chính quyền Diệm bị chống ở Việt Nam và khắp thế giới, họ bị chống bởi cả những tay sai khác của Mỹ trong nỗ lực “tranh sủng”, tranh giành lòng “sủng ái” của chủ Mỹ.

Trước tình hình đặc biệt cấp bách đó, Mỹ đành quyết định “thay ngựa giữa dòng” để vãn hồi ổn định chính trị ở Sài Gòn và vùng tạm chiếm miền Nam Việt Nam. Và cũng là để bảo vệ “uy tín”, hình ảnh, “thương hiệu”, danh dự nước lớn của họ.

Hồ sơ Lầu Năm Góc (The Pentagon Papers – Tên gốc là United States – Vietnam Relations, 1945-1967: A Study Prepared by the Department of Defense, tạm dịch: Quan hệ Mỹ – Việt, 1945-1967: Một nghiên cứu được chuẩn bị bởi Bộ quốc phòng), do chuyên viên phân tích quân sự của Bộ quốc phòng Mỹ và Lầu Năm Góc, sĩ quan Daniel Ellsberg giao cho nhà báo Thời báo New York Neil Sheehan có những đoạn như sau:

“Sự bất mãn với chế độ Diệm đã trở thành cấp bách trong tháng 8 năm 1963. Nhà nước (Hoa Kỳ) ngày 8/21/1963 đã ghi nhận rõ vấn đề này là nghiêm trọng. Chính phủ của Diệm đã xông vào ngôi chùa Phật giáo vào ngày hôm đó. Các vấn đề chưa được giải quyết giữa chính phủ và các nhà sư Phật giáo đã tiếp tục kể từ mùa xuân năm 1963, khi một số tu sĩ, trong đó có Quảng Đức, tự thiêu. Bà Nhu, em dâu của tổng thống, đã nói một cách khinh miệt rằng các nhà sư là “thịt nướng của Phật giáo” và hứa cung cấp thêm xăng. Các hành động đàn áp trong tháng 8 đã cho thấy rằng ‘Diệm phải đi’.”

“Tổng thống Kennedy đã nhận được một cuộc họp báo về ngày 27 tháng 8 năm 1963. William Colby, một trong các chuyên gia CIA về Việt Nam, trong một cuộc báo cáo liên quan của 2 vị tướng Nam Việt Nam ngày hôm trước. Họ đã báo cáo: ‘Tình hình cho một cuộc đảo chính là thuận lợi và dự báo nó sẽ kéo dài một tuần.’”

“Hai ngày sau đó, tổng thống (John F. Kennedy) đã gởi một tin nhắn đến Henry Cabot Lodge, Jr, đại sứ Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Tin nhắn đã cho thấy rõ ràng rằng John F. Kennedy đồng ý kế hoạch của các tướng Nam Việt Nam nhưng bảo lưu quyền, với thẩm quyền của một Tổng tư lệnh, để thay đổi quyết định vào phút cuối cùng.”

Theo bản báo cáo 1034 từ Sài Gòn gửi đến Washington vào ngày 19/9/1963, nằm trong các hồ sơ Lầu Năm Góc được giải mật và lưu trữ trong cơ quan NARA của chính phủ Hoa Kỳ, thì:

“Một báo cáo của CIA, chuẩn bị cho tổng thống (Hoa Kỳ) vào ngày 19/9/1963, chỉ ra rằng quân đội và tình báo người Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã chia rẽ quan điểm về vấn đề có nên đảo chính hay không.”

Trang thứ hai của bản ghi còn cho biết: “Nhóm CIA ủng hộ cuộc đảo chính quan tâm nhất đến việc đưa lên một chính phủ mà họ có thể điều khiển, điều đó hợp lý hóa những khoản tiền khổng lồ mà họ đã bỏ ra.”

Nữ phóng viên chiến trường Beverly Deepe Keever, trong hồi ký Death Zones and Darling Spies, seven years of Vietnam War reporting (Tử địa và các điệp viên đáng yêu, bảy năm làm phóng sự về Chiến tranh Việt Nam), Đại học Nebraska xuất bản năm 2013, cho biết: “Khi Lodge (Đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge, Jr) đến sân bay Tân Sơn Nhứt, tôi đã cảm nhận thấy ông ta đã quyết định rằng ‘Diệm phải đi’.”

Tuần báo Newsweek số ra ngày 24/12/2001, trong bài viết về ảnh hưởng của CIA đối với các nhà lãnh đạo trên thế giới, tác giả khi nhắc đến cái chết của Ngô Đình Diệm, đã viết một câu bên cạnh bức hình sau:

Chien tranh Viet Nam

Năm 1963, chính phủ Kennedy đã nhận thấy sự tồn tại của “tổng thống Nam Việt Nam” Ngô Đình Diệm là có lợi cho cộng sản và đã quyết định “Diệm phải đi”. CIA đã thực hiện cuộc ám sát kết quả đưa đến cái chết của ông ta vào tháng 11 năm 1963.

Đại tá Leroy Fletcher Prouty trong sách “The secret team: The CIA and its allies in control of the United States and the world” (Đội ngũ bí mật: CIA và các đồng minh kiểm soát Hoa Kỳ và thế giới) do Prentice-Hall xuất bản năm 1973 đã cho biết điệp viên CIA, trung tá Lucien Conein đã gặp và trả công tận tay 40.000 USD cho binh lính Sài Gòn đảo chính lật đổ chính quyền Diệm.

Cựu quân nhân Chiến tranh Việt Nam, Bruce O. Solheim, giáo sư sử học ở Đại học Citrus, trong sách Vietnam War Era: A Personal Journey (Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam: Một hành trình riêng), do Đại học Nebraska xuất bản năm 2008, đã cho biết: “Với tầm nhìn hẹp, chính phủ John F. Kennedy đã phê duyệt cuộc đảo chính và giết Diệm và Nhu, sự kiện này đưa đến một khoảng trống lãnh đạo ở miền Nam Việt Nam mà hầu như chưa bao giờ được bù đắp. Người Mỹ đã bước vào và tạo ra một chính quyền con rối lệ thuộc.”

Dù có vài bất đồng ý kiến với nhau về việc có nên lật Diệm hay không, và lật bằng hình thức nào, song chính giới Hoa Kỳ vẫn đi đến quyết định “trảm tướng”. Sau khi xong việc, John F. Kennedy đã tỏ ra “thương tiếc” Diệm trước báo giới và truyền thông, để đánh lạc hướng dư luận và tỏ ra mình không liên quan.

Sau khi Mỹ “thay ngựa giữa dòng”, thử nghiệm một loạt các nhân tuyển khác nhau và quyết định chọn cặp bài trùng Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ, quân Giải phóng miền  Nam Việt Nam đã mở chiến dịch ở miền Đông Nam Bộ, đánh thắng trận Bình Giã, về cơ bản đã làm phá sản chương trình Staley-Taylor của Mỹ.

Đến đây, chiến lược cũ đã không còn hiệu quả, giới cầm quyền Mỹ bắt đầu đề ra và thực hiện một số quyết định chiến lược mới.

Ngày 8/3/1965, khi Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ quân xuống Đà Nẵng, Chiến tranh Việt Nam bước sang giai đoạn mới, giai đoạn Mỹ đem quân đội chủ lực đến Việt Nam trực tiếp giao tranh, tác chiến, dội bom, càn quét, mở rộng bành trướng chiếm đất giành dân, tấn công xâm lấn vùng giải phóng, leo thang chiến tranh xâm lược với nòng cốt là chiến thuật Tìm và Diệt (Search & Destroy) của đại tướng Tổng tư lệnh William Westmoreland. Đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và vùng giải phóng miền Nam Việt Nam.

Về sau, Việt Nam tiếp tục làm phá sản chương trình Phi Mỹ hóa – Việt Nam hóa chiến tranh. Ngày 18/4/1975, tổng thống Gerald Ford ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Việt Nam.

Ngày 20/4/1975, Chính phủ Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức và đưa lên cụ Trần Văn Hương, với hy vọng rằng có thể thuyết phục được Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ khẩn cấp để cứu nguy tay sai, tiếp tục cuộc chiến.

Tuy nhiên, đến ngày 23/4/1975, dù Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức nhưng Quốc hội Mỹ sau nhiều lần tranh luận đã quyết định không đổi ý, không viện trợ khẩn cấp, Chính phủ Mỹ đành tuyên bố chiến tranh kết thúc.

Ngày 30/4/1975, Graham Martin rời Việt Nam từ 4:58 sáng. 7 giờ sáng, những người lính cuối cùng của Mỹ bắt đầu rời khỏi Việt Nam. 7:53 sáng, chiếc trực thăng cuối cùng của quân đội Mỹ chở những người lính Thủy quân Lục chiến còn lại rời khỏi Việt Nam. Đến 11:30 trưa cùng ngày, ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh, chính quyền Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ, quân đội Sài Gòn giải tán.

Sự kiện 30/4/1975 đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam và ban cho nước Mỹ một thất bại chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ.

Chien tranh VN

Người dân Sài Gòn quy tụ ở Dinh Độc Lập mừng ngày toàn thắng.

Lời bình

Từ những hồ sơ và thông tin về sự trao đổi, liên lạc giữa người Mỹ trong thời điểm đó thì có thể nhận ra người Mỹ đã bất mãn vì chính quyền nhà Ngô đã không làm tốt nhiệm vụ Mỹ giao cho, đã để cho cách mạng miền Nam (Việt Cộng) mở rộng phạm vi quyền lực vượt quá mức độ mà Mỹ có thể chấp nhận, tăng lên số đốm ở mảnh da báo (đốm đen, đốm trắng) với những con số mà quan chức Mỹ không muốn nhìn thấy. Khiến Việt Nam từ sông Bến Hải trở xuống đã trở thành một mảnh da báo to lớn với 2 khu vực “đốm đen, đốm trắng” (vùng giải phóng và vùng tạm chiếm), mà chưa cần bộ đội chủ lực Bắc Việt can thiệp nhiều.

Người Mỹ bất mãn vì những người đứng đầu nhà Ngô đã để cho binh lính thuộc hạ, giáo dân cuồng tín và kiêu binh gốc Bắc đi đàn áp Phật giáo miền Nam, biến đô thị miền Nam và đường phố Sài Gòn trở thành hỗn loạn. Cả nước và thế giới biểu tình. Dư luận và truyền thông thế giới sôi sục công phẫn. Khiến Mỹ không kiểm soát nổi tình hình trong và ngoài miền Nam Việt Nam. Mỹ đã không còn nắm chắc trong tay về tình hình miền Nam Việt Nam.

Hai lý do đó khiến Mỹ đưa đến kết luận: “Diệm must go!”

Sự đàn áp Phật giáo là mở đầu cho tất cả mọi hỗn loạn ở miền Nam về sau. Đưa đến cách mạng miền Nam mở rộng khiến Mỹ lo lắng không yên. Đưa đến sự hỗn loạn rung chuyển xã hội khiến Mỹ khó kiểm soát.

Quân xâm lược Mỹ không thích dùng ngựa hoang, ngựa hai lòng.

Tổng hợp theo Thiếu Long (Texas, Hoa Kỳ) và Phong Nguyễn (Paris, Pháp)

Chiến tranh Việt Nam: Vì sao nói “nhà Ngô” là “tam đại Việt gian”?

Chientranh Vietnam

Người dân miền Nam Việt Nam dưới thời Eisenhower và Kennedy thường gọi “nhà họ Ngô” là “tam đại Việt gian” (Việt gian ba đời). Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.

Đời 1. Ngô Đình Khả dẫn quân lính đạo, phụ tá đại Việt gian Nguyễn Thân đánh dẹp căn cứ nghĩa quân của Phan Đình Phùng và Cao Thắng ở Vụ Quang trong chiến dịch đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Ngô Đình Khả làm tay sai cho Pháp và phò tá Nguyễn Thân trả thù nghĩa quân Phan Đình Phùng vô cùng dã man, tàn bạo tương tự cách Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn. Những tội ác này được coi là tội ác diệt chủng, chống loài người nếu xét theo tiêu chuẩn ngày nay.

Đời 2. Con của Ngô Đình Khả: Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, làm quan cho Pháp, làm “Thủ tướng” cho Bảo Đại (Pháp), làm “Tổng thống” cho Nam Việt Nam (Mỹ), Ngô Đình Thục làm quan cho Vatican.

Năm tháng sau khi được bù nhìn Bảo Đại bổ nhiệm làm “Thủ Tướng”, ngày 10/11/1954, Ngô Đình Diệm gửi cho bù nhìn Bảo Đại một lá thư tái xác nhận “lòng trung thành của dòng họ chúng tôi” với triều đình thuộc địa thời Pháp thuộc. Bản gốc bức thư được bà thứ phi Mộng Điệp lưu giữ tại tư gia ở Pháp.

Trong thư của Giám Mục Pierre Martin Ngô Đình Thục, Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Vĩnh Long, gửi Đô Đốc Pháp Jean Decoux, Toàn Quyền Đông Dương (lưu giữ ở Trung tâm các Văn khố Hải ngoại, CAOM, Aix-en-Provence ở Pháp), đã tự hào về lòng trung thành “tận tụy của các em tôi” và tự nhận định về gia đình mình là “Một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh…… Truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi. Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp, trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ Lớn được phái đến Phan-rang với mục đích hại Diệm, Phan-rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An-nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến…… Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi, một quá trình được hình thành bằng lòng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.”

Tại New York, Mỹ (13/5/1957), trong buổi tiệc ngoại giao, Ngô Đình Diệm nói: “Biên giới Mỹ không dừng bước ở Alaska, mà kéo dài ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải tại vĩ tuyến 17 của Việt Nam, hình thành một biên giới của thế giới tự do, cái mà tất cả chúng ta đều trân trọng.”

Đời 3. Ngô Đình Huân con của Ngô Đình Khôi, làm tình báo cho phát xít Nhật.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam đáng lẽ phải được độc lập, hòa bình, thống nhất. Nhưng do mưu cơ của Mỹ, Việt Nam đành tạm thời bị chia đôi thành 2 vùng lãnh thổ với 2 hệ thống chính trị xã hội khác biệt. Vĩ tuyến 17 trở thành một giới tuyến quân sự tạm thời (Military Demarcation Line) có thời hạn 2 năm (1954-1956).

Để thực hiện mưu đồ xâm lược, người Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm từ Mỹ về và đưa lên làm “thủ tướng” cho Quốc Gia Việt Nam (Pháp), năm 1955 sáng tạo ra chính quyền Ngô Đình Diệm và đưa lên làm “tổng thống”.

Nhà họ Ngô “tam đại việt gian” cũng dựa hơi Mỹ để xây dựng chính quyền và “Vatican hóa”, “Hoa Kỳ hóa”, “Kitô hóa” quốc thổ và lê máy chém khắp miền Nam chặt đầu hành quyết như thời trung cổ những ai không chịu cúi đầu phục tùng, vì mục đích gia tộc và tôn giáo vị kỷ, hẹp hòi, vĩ cuồng, vì thù hận riêng tư của gia đình để trả thù người chống Pháp thời Chiến tranh Đông Dương, phản dân tộc, chống dân tộc và chống lại nguyện vọng độc lập hòa bình thống nhất của quốc gia, dân tộc.

Chính quyền Sài Gòn được ngoại bang xây dựng lên một cách bất chính với một quân đội mà bộ khung của nó bao gồm các tướng tá đã từng đi theo thực dân Pháp đàn áp nghĩa quân thời Pháp thuộc và vác cờ ba que đánh lại Việt Minh trong chiến tranh Đông Dương. Chính quyền đó sẽ sụp đổ ngay lập tức nếu bị Mỹ bỏ đói.

Trong 9 năm làm cai thầu chống phá cách mạng miền Nam cho Mỹ và đánh phá Phật giáo miền Nam cho Vatican thì anh em Diệm, Nhu và “bạo chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn đã gây ra những gì?

Sau đây là những nét đại khái:

– Dẹp bỏ ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương

– Xé bỏ Hiệp nghị Genève về việc sẽ thống nhất đất nước vào năm 1956

– Bày ra luật dã man 10/59 trên danh nghĩa “tố Cộng – diệt Cộng” nhưng thực tế đã diệt chủng nhiều trăm ngàn mạng người mà tuyệt đại đa số ở đó là: Những người kháng chiến chống Pháp 1946-1954, “người lương”, người Phật giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo.

Tại sao không “tố” và “diệt” những ông bà đảng Cộng sản Mỹ, đảng Cộng sản Pháp, Cộng sản Anh, cộng sản Tây Ban Nha, trước khi người ta đưa quân chở bom đạn, mướn lính “chư hầu” đến VN “lùng và diệt” Việt Cộng?!

Tàn ác nhất là các đảng phái đối lập (với đảng Cần Lao Công giáo) và những chính khách đã từng “vây quanh” Diệm vào lúc ban đầu (1954 – 1955) đều bị Diệm, Nhu, Cẩn cho tay chân mật vụ bắt cóc thủ tiêu.

Riêng biến cố Phật giáo, nó chỉ bắt đầu khởi đi bằng những ý chí cương quyết bởi những nhà lãnh đạo Phật giáo và Phật tử là đêm Phật Đản ngày 8.5.1963 sau khi anh em Thục, Diệm, Nhu, Cẩn cho lính điều xe bọc thép, dùng hỏa lực quân dụng chiến tranh đàn áp dã man người dân miền Nam Việt Nam đang biểu tình trước cửa đài phát thanh Thừa Thiên – Huế.

Trong sách “Pháp nạn Phật giáo 1963: Nguyên nhân, bản chất và tiến trình”, Thượng Tọa Thích Nhật Từ nói thẳng: “Nhà họ Ngô khát máu tiếp tục thi hành chính sách cường hào ác bá, giết kỳ hết những người phản đối họ.”

Chien tranh Viet Nam

Người Mỹ biểu tình với biểu ngữ nhắc lại lời nói của tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower về việc Hồ Chí Minh sẽ thắng cử với khoảng 80% lá phiếu và lý giải rằng đó là lý do mà nhà độc tài con rối Diệm của Mỹ (American puppet dictator Diem) không thực thi tổng tuyển cử. Còn tự do thì sao hở ngài Johnson? Chúng tôi không muốn chiến tranh.

Theo Trần Quang Diệu (Sách Hiếm, Đấu Trường Dân Chủ)

 

TBT Lê Duẩn trình bày toàn cảnh nội dung cuộc xâm lược của Hoa Kỳ đối với miền Nam Việt Nam trong Báo Cáo Chính Trị Đại Hội III

Dưới đây là trích đoạn trong một báo cáo rất dài, thuộc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III do ông Lê Duẩn trình bày, ngày 5 tháng 9 năm 1960.

Mưu đồ xâm lược của đế quốc Mỹ đối với nước ta không phải mới nảy ra trong vòng mấy năm nay. Từ lâu, đế quốc Mỹ đã dòm ngó nước ta. Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc, đế quốc Mỹ đã lợi dụng sự suy yếu của thực dân Pháp, lợi dụng lúc Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương để thực hiện âm mưu thay thế thực dân Pháp.

Năm 1947, Mỹ ép Pháp dùng lá bài Bảo Đại và đòi Pháp giúp Bảo Đại xây dựng ngụy quân, hòng lập nên một chính quyền “độc lập” giả hiệu, vừa để chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân ta, vừa để cho Mỹ có thể dễ dàng can thiệp sâu vào Việt Nam, tiến tới hất cẳng Pháp.

Đến năm 1949, vào lúc Pháp vấp phải nhiều khó khăn trong chiến tranh xâm lược nước ta, âm mưu này càng được xúc tiến mạnh mẽ. Mỹ đã ép buộc Pháp phải thừa nhận “độc lập” giả hiệu cho Bảo Đại, thừa nhận ngụy quyền Bảo Đại có quân đội riêng và có quyền ngoại giao rộng rãi để tiện cho Mỹ có thể trực tiếp nắm lấy và điều khiển, không phải qua tay Pháp.

Tháng Hai 1950, Mỹ chính thức công nhận ngụy quyền Bảo Đại và cuối năm ấy, đã ký hiệp định quy định việc “viện trợ” quân sự cho ngụy quyền; năm 1951, Mỹ lại ký thẳng với ngụy quyền Bảo Đại một hiệp định “viện trợ” kinh tế và kỹ thuật. Những hiệp định “viện trợ” đó trở thành những công cụ chủ yếu của Mỹ để ngày càng can thiệp sâu hơn vào Việt Nam. Mỹ đã dần dần nắm lấy quyền chỉ đạo chiến tranh xâm lược nước ta, và đã chi vào việc bắn giết đồng bào ta một số tiền lớn là 2.600 triệu đôla. Đế quốc Mỹ đã dày công nuôi nấng, huấn luyện Ngô Đình Diệm, tay sai đắc lực của chúng.

Đầu năm 1950, Mỹ đã mưu mô đưa Ngô Đình Diệm lên thay tên “thủ tướng” bù nhìn thân Mỹ Nguyễn Phan Long bị Pháp đánh đổ, nhưng không thành. Đến năm 1952, một lần nữa, Mỹ lại đòi Pháp phải đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng, nhưng bị Pháp từ chối.

Mãi đến tháng Bảy 1954, lợi dụng thời cơ Pháp đang lâm vào tình thế cực kỳ bối rối vì thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ mới đưa được Ngô Đình Diệm từ Mỹ về lập chính phủ bù nhìn ở miền Nam. Vận mạng của bè lũ Ngô Đình Diệm rõ ràng là gắn liền với chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ đối với nước ta, hành động bán nước của chúng rõ ràng là gắn liền với âm mưu cướp nước của đế quốc Mỹ.

Trong Hội nghị Giơnevơ, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm đã tìm mọi cách để phá hoại việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, phá hoại việc các nước thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, nhưng chúng đã thất bại. Không phá hoại được Hội nghị Giơnevơ, đế quốc Mỹ bèn thẳng tay hất cẳng Pháp, âm mưu cùng bè lũ Ngô Đình Diệm biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, phá hoại sự nghiệp hòa bình thống nhất nước nhà của nhân dân ta.

Mấy năm nay, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm đã xô đẩy nhân dân miền Nam vào cảnh nước sôi lửa bỏng. Chúng không từ một thủ đoạn gian ác nào để áp bức bóc lột đồng bào ta ở miền Nam, để bắt bớ, giam cầm và tàn sát hàng chục vạn người yêu nước. Chúng ngang nhiên đặt miền Nam vào “khu vực bảo hộ” của khối xâm lược Đông Nam Á, ra sức tăng cường lực lượng vũ trang và chuẩn bị một cuộc chiến tranh xâm lược mới, hòng xóa bỏ những thành quả cách mạng của nhân dân ta ở miền Bắc, đặt lại ách thống trị thực dân và phong kiến trên cả nước ta, phá hoại hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.

Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng là kẻ thù nguy hiểm nhất và hung ác nhất của nhân dân cả nước ta. Đồng bào ta, từ Bắc chí Nam, vô cùng căm thù bọn Mỹ cướp nước và bọn Ngô Đình Diệm bán nước. Cả nước ta, muôn người như một, quyết ra sức đấu tranh để quét sạch chúng khỏi miền Nam yêu quý của chúng ta.

Hiện nay, do đế quốc Mỹ xâm chiếm miền Nam, nước ta đang tạm thời bị chia làm hai miền. Miền Bắc hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam còn đang bị chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến thống trị. Tình hình ấy đã hình thành ở nước ta hai khu vực có chế độ chính trị và xã hội khác nhau; do đó, cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có hai nhiệm vụ thuộc hai chiến lược khác nhau.

Muốn bảo đảm cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta giành được thắng lợi hoàn toàn, chúng ta phải nhận rõ bản chất của nhiệm vụ cách mạng ở mỗi miền, đồng thời phải nắm vững quan hệ giữa hai nhiệm vụ cách mạng ở hai miền trong quá trình phát triển của cách mạng….

…. Miền Nam hiện nay đang ở dưới ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai xâm chiếm miền Nam và thành lập chính quyền độc tài phát xít không những nhằm phá hoại sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta, mà còn nhằm áp bức, bóc lột, khủng bố, tàn sát nhân dân miền Nam, chuẩn bị chiến tranh xâm lược. Để bảo vệ sinh mạng và quyền lợi thiết thân của mình, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác ngoài con đường đánh đổ chế độ độc tài phát xít của Mỹ – Diệm, hoàn toàn giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Tiến hành cách mạng giải phóng miền Nam tức là giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong xã hội miền Nam hiện nay: một là, mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam và bọn đế quốc xâm lược, trước hết là đế quốc Mỹ, cùng bè lũ tay sai của chúng; hai là, mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam, trước hết là nông dân, và giai cấp địa chủ phong kiến. Chỉ có giải quyết xong hai mâu thuẫn ấy, thì nhân dân miền Nam mới có thể thoát khỏi cảnh lầm than khổ nhục hiện nay, và xã hội miền Nam mới có thể phát triển thuận lợi, tiến lên hòa hợp với xã hội miền Bắc thành một đơn vị thống nhất.

Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam đang ra sức củng cố chế độ độc tài phát xít và tăng cường quân bị, hòng dùng miền Nam làm căn cứ để gây chiến tranh xâm lược, thực hiện âm mưu “Bắc tiến” của chúng. Đồng thời, chúng thường xuyên tiến hành những hoạt động phá hoại sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta ở miền Bắc. Trong tình hình ấy, cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam chống chế độ Mỹ – Diệm không những có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp giải phóng miền Nam, mà còn có tác dụng tích cực góp phần bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt làm hai. Song hai nhiệm vụ đó trước mắt đều có một mục tiêu chung là thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc, đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng. Giải quyết mâu thuẫn chung ấy là trách nhiệm của nhân dân cả nước, nhưng trong tình hình mỗi miền có một nhiệm vụ chiến lược riêng thì vị trí và trách nhiệm của cách mạng mỗi miền phải đặt như thế nào cho đúng?…..

…. Hiện nay, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng đang tích cực chuẩn bị chiến tranh xâm lược mới, hòng thôn tính nước ta, biến nước ta thành bàn đạp để chống lại phe xã hội chủ nghĩa, phá hoại phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á, phá hoại hòa bình thế giới. Miền Bắc càng được xây dựng và củng cố vững mạnh thì chúng ta càng có nhiều khả năng để ngăn chặn âm mưu gây chiến và xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giữ gìn và củng cố hòa bình ở Đông Dương và trên thế giới, tích cực ủng hộ phong trào độc lập dân tộc và góp phần tăng cường lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, tích cực đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội thì có thể tạo điều kiện cho cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi, bảo đảm cho cách mạng cả nước tiến lên, sử dụng một cách đầy đủ lực lượng của bản thân cách mạng Việt Nam kết hợp với lực lượng của cả phe xã hội chủ nghĩa và lực lượng của phong trào hòa bình và độc lập dân tộc để cô lập và cuối cùng chiến thắng kẻ thù hung ác nhất, nguy hiểm nhất của nhân dân ta là đế quốc Mỹ, thực hiện thống nhất Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc rõ ràng là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta…..

…. Miền Nam cần trực tiếp làm nhiệm vụ giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, và có đầy đủ khả năng để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó. Bởi vì đồng bào miền Nam đã từng khởi nghĩa giành chính quyền trong tay phát xít Nhật, đã từng anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Bởi vì cách mạng ở miền Nam tiến hành trong điều kiện đế quốc Mỹ ngày càng suy yếu và bị dồn vào thế cô lập, còn các lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc và hòa bình dân chủ trên thế giới thì đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đế quốc Mỹ hung ác và hiếu chiến thật, nhưng một khi lực lượng cách mạng đông đảo của nhân dân bị áp bức đã kiên quyết đứng lên đánh đổ chúng, thì ách thống trị tàn bạo của chúng không thể tránh khỏi bị đập tan. Thực tế phong phú của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong mấy năm gần đây đã chứng minh điều đó.

Trong cuộc vận động cách mạng hiện nay của nước ta, cách mạng miền Nam có một vị trí rất quan trọng. Nó có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, nhưng do trước mắt cùng có một mục tiêu chung là thực hiện thống nhất nước nhà, cho nên quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Chúng ta cần nhận rõ nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta và sự nghiệp thống nhất nước nhà, đồng thời nhận rõ tác dụng quyết định trực tiếp của cách mạng miền Nam trong công cuộc giải phóng miền Nam và thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc. Có như thế, chúng ta mới có một quan điểm toàn diện về nội dung và nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay, mới có chủ trương, phương châm, kế hoạch, biện pháp đúng đắn để tiến hành thắng lợi công cuộc xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh…..”.

– Trích Báo Cáo Chính Trị Đại Hội III.

Các nguồn tham khảo:

– Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản,
Hà Nội, 9-1960, t. I, tr. 17-168.

– Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.21, tr. 495 – 656.

– Lê Duẩn tuyển tập (1950 – 1965) – Tập I (Nxb Chính trị quốc gia – 2007)

Bức điện của BTTN Lê Duẩn gửi Trung ương cục miền Nam năm 1975

Đây là bức điện của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn gửi cho Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy miền Nam vào ngày 1/4/1975, truyền đạt nội dung Nghị quyết Bộ Chính trị họp ngày 31/3/1975.

Gửi: Anh Bảy Cường (LTS: Phạm Hùng), anh Sáu (LTS: Lê Đức Thọ), anh Tuấn (LTS: Văn Tiến Dũng),

Bộ Chính trị đã họp ngày 31/3/1975 nghe Quân ủy Trung ương báo cáo tình hình phát triển của cuộc tổng tiến công của ta trong ba tuần qua, đặc biệt trong thời gian gần đây.

Bộ Chính trị nhận định:

1. Tiếp theo thắng lợi lớn của ta ở khu IX và giải phóng tỉnh Phước Long ở miền Đông Nam Bộ, cuộc tổng tiến công chiến lược của ta trên thực tế đã bắt đầu với việc đánh chiếm Tây Nguyên và trong một thời gian rất ngắn đã giành được những thắng lợi cực kỳ to lớn.

Chúng ta đã tiêu diệt và làm tan rã trên 35% sinh lực địch, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hai quân đoàn địch, tiêu diệt khoảng 40% các binh chủng kỹ thuật hiện đại, thu và phá hơn 40% cơ sở vật chất hậu cần, giải phóng 12 tỉnh, đưa tổng số dân vùng giải phóng lên gần 8 triệu.

Đặc biệt trong trận Đà Nẵng, đã thực hiện được kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng do có những nhân tố mới là: nhân dân căm phẫn địch cao độ chỉ chờ cơ hội là vùng dậy, đại bộ phận sĩ quan và binh lính địch mất hẳn tinh thần chiến đấu. QUÂN VÀ DÂN MẶT TRẬN QUẢNG – ĐÀ đã lập được một chiến công xuất sắc: chỉ trong 30 giờ từ khi nổ súng, với lực lượng ít hơn địch, đã kịp thời, táo bạo, tiến công và nổi dậy đánh chiếm căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của quân ngụy ở miền Nam.

Qua những chiến thắng nói trên, các lực lượng vũ trang ta đã lớn mạnh vượt bậc: bộ đội thương vong ít, tinh thần và trình độ chiến đấu được nâng lên rõ rệt; vũ khí, đạn dược tiêu hao không đáng kể, ta lại thu được một khối lượng rất lớn vũ khí, đạn dược của địch. Quân chủ lực, trong một thời gian ngắn, đã tăng lên gấp bội, có sức cơ động khắp các chiến trường.

Trong tình hình đó, Bộ Chính trị nhận định: về chiến lược, về lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo, địch đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong. Mỹ tỏ ra hoàn toàn bất lực, dù có tăng viện cũng không thể cứu vãn được tình thế của ngụy. Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt mà thời cơ để mở tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn – Gia Định đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu.

2. Cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Do vậy, Bộ Chính trị quyết định: Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”. Phải tiến công ngay lúc địch hoang mang, suy sụp. Tập trung lực lượng lớn hơn nữa và những mục tiêu chủ yếu trên từng hướng, trong từng lúc.

Phát huy sức mạnh của ba đòn chiến lược, kết hợp tiến công và nổi dậy, từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra. Trên từng hướng và trong từng trận, phải tập trung lực lượng áp đảo, tiêu diệt gọn, làm tan rã nhanh quân địch, tận dụng thời cơ và thuận lợi mới mà dồn dập tiến công, phát triển thắng lợi.

Trước mắt – như trước đã định, nay cần làm nhanh hơn – gấp rút tăng thêm lực lượng ở hướng tây Sài Gòn, thực hiện chia cắt và bao vây chiến lược, triệt hẳn đường số 4 và áp sát Sài Gòn.

Đồng thời nhanh chóng tập trung lực lượng ở hướng đông và đông – nam, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng, thực hiện bao vây, cô lập hoàn toàn Sài Gòn từ phía Long Khánh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tổ chức sẵn sàng những đơn vị chủ lực được trang bị binh khí, kỹ thuật thật mạnh, để lúc thời cơ xuất hiện thì tức khắc đánh chiếm những mục tiêu quan trọng nhất ở trung tâm thành phố Sài Gòn.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, cần thúc đẩy các lực lượng quân sự, chính trị của ra hành động mạnh bạo, khẩn trương, phát triển tiến công và nổi dậy, tiêu diệt chi khu, quận lỵ, phá banh từng mảng lớn hệ thống kìm kẹp của địch, nhanh chóng mở rộng vùng giải phóng ở các khu vực trọng điểm.

3. Muốn thực hiện phương hướng chiến lược nói trên cho kịp thời gian, thì ngay bây giờ, cần vạch kế hoạch hành động táo bạo với lực lượng sẵn có tại chiến trường miền Đông. Quân ủy Trung ương đã quyết định nhanh chóng chuyển Quân đoàn 3 cùng các binh khí, kỹ thuật từ Tây Nguyên xuống, đồng thời ra lệnh đưa quân đoàn dự bị vào. Nhưng để tranh thủ thời gian, không nên chờ đợi lực lượng tăng cường đến thật đầy đủ, cũng cần tránh điều động quân không hợp lý, làm ảnh hưởng đến kế hoạch tiến hành chiến dịch.

4. Trong khi Trung ương Cục và Quân ủy Miền vẫn làm nhiệm vụ như hiện nay, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy mặt trận Sài Gòn để tập trung, thống nhất cao độ sự lãnh đạo và chỉ đạo đối với chiến trường trọng điểm này. Khi anh Sáu, anh Tuấn vào đến nơi thì các anh trao đổi ý kiến để thực hiện ngay.

5. Ngoài này, Bộ Chính trị sẽ tập trung lực lượng chỉ đạo và đã có những chỉ thị cần thiết cho toàn quân, cho các chiến trường và các ngành, các cấp để bảo đảm trận quyết chiến lịch sử này giành thắng lợi.

Tôi gửi đến các anh lời chào quyết thắng.

BA.

Nếu thay tướng trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ có thể thắng được không?

Trân trọng giới thiệu với quý độc giả bài viết của blogger Thiếu Long Texas.

Cách đây mấy ngày mình đã viết entry Những chữ ‘nếu’ trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Entry này xin được bàn luận và nói thêm về vụ Robert E. Lee, Douglas MacArthur, là hai tướng tài giỏi trong lịch sử nước Mỹ, và nói thêm một cái “nếu” nữa ít nghe nói hơn: Nếu Mỹ thay Westmoreland, Abrams bằng các tướng khác thì có làm thay đổi kết quả Chiến tranh Việt Nam hay không?

Hồi đó lúc mình còn học ở Texas trong Câu lạc bộ cờ vua của trường có mấy thằng Mỹ cũng học môn American History (Lịch sử Hoa Kỳ), khi tán dóc thì họ cũng hay bàn về các đề tài chiến tranh, nhất là Thế chiến II và Chiến tranh Việt Nam.

Có mấy thằng bạn cho rằng Mỹ thua là vì các tướng dỏm. Westmoreland là đại tướng 4 sao tệ nhất, overate nhất (tức là không tài giỏi như thương hiệu, chức tước, uy tín ảo), còn Creighton Abrams chỉ là tầm thường không có gì đặc sắc. Nếu Robert E. Lee (danh tướng của phe Liên minh Miền Nam Hoa Kỳ trong Nội chiến Hoa Kỳ [American Civil War], hay còn gọi là Chiến tranh Giữa các Tiểu bang [War Between the States]) và Douglas MacArthur (danh tướng của Mỹ trong Thế chiến 2 và Chiến tranh Triều Tiên) mà cầm quân, làm tổng chỉ huy thay vì Westmoreland và Abrams thì Hoa Kỳ đã chiến thắng, quét sạch được Việt Cộng, đánh dẹp chiếm được các vùng tạm chiếm và miền Nam VN sẽ trở thành một Alaska, Hawaii mới của Mỹ.

Lúc đó mình chưa đủ trình tiếng Anh để tranh luận với tụi Mỹ về chuyện này. Vả lại thật ra vấn đề tướng Mỹ này mình cũng chưa bao giờ suy nghĩ tới, không có chuẩn bị lý lẽ hay kiến thức gì để thảo luận với bọn họ về chuyện này. Nên mình chỉ nói chung chung là lịch sử thì không thể nói “if”, “if” tào lao chi sự. Mình nói chừng nào có cỗ máy thời gian (time machine) hay thuốc trường sinh bất lão cho tướng Lee và tướng MacArthur thì hãy nói đến chuyện “nếu” thế này, “nếu” thế kia. Lee đã qua đời từ lâu, còn MacArthur đã từ lâu không còn được trọng dụng, không cầm quân chỉ huy nổi, về hưu, rồi già yếu bệnh tật và qua đời.

Nhưng về sau đọc này đọc kia đâu đó, tìm hiểu thêm đó đây, thì càng thấy lập luận của họ đã sai lại càng sai. Westmoreland và Abrams xuất thân từ gia đình quân ngũ thâm niên và là những tướng lĩnh rất có khả năng, rất chuyên nghiệp. Họ lập nhiều công lao trong Thế chiến 2. Nhờ các quân công, chiến tích và năng lực đó mà họ có chức vị cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ. Trong quân đội Hoa Kỳ không phải dễ dàng mà lên làm được tướng 4 sao.

Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã quyết thắng cho bằng được với những cố gắng chiến tranh cao nhất, với những chiến lược, chiến thuật, công cụ, phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại và tàn ác nhất. Do đó thật là vô lý nếu cho rằng Mỹ chọn những nhân tuyển không xứng đáng để làm tư lệnh tổng chỉ huy, điều hành chiến tranh Việt Nam.

Dù có chơi trò chơi “nếu” với tụi Mỹ đó thì VN vẫn có thể chấp cả Robert E. Lee Douglas MacArthur. Nếu hai danh tướng đó có cùng nhau chỉ huy, điều hành cuộc chiến thì kết quả cuộc chiến cũng sẽ không có gì thay đổi, cùng lắm sẽ đánh lâu hơn một chút, thế thì lính Mỹ cũng sẽ chết nhiều hơn một chút.

Bởi vì sao, các sở trường của Lee và MacArthur đều không có chỗ dùng, không có chỗ phát huy ở Việt Nam. Sở trường của Lee là phòng thủ, và còn giỏi chiêu “dương đông kích tây”, “tấn công” vây đánh điểm A để cứu điểm B, mà binh pháp Trung Hoa gọi là “vây Ngụy cứu Triệu”.

Sở trường của MacArthur là sử dụng kỳ binh, tức là dùng một lực lượng đặc biệt để tấn công bất ngờ trong một thời gian ngắn vào một “yếu huyệt” trọng yếu của đối phương, nhất là những mục tiêu mà ít người ngờ tới. Hành quân táo bạo, mạo hiểm, take risk, để giành thắng lợi chiến lược hoặc thắng lợi quyết định.

Ưu điểm của những tướng như MacArthur là nếu thắng thì sẽ thắng rất lớn. Nhưng do tính cách chơi liều của họ mà họ cũng thường sẽ phạm phải những sai lầm chiến lược. Khác với những “văn tướng”, “trí tướng” đặt sự từ tốn thận trọng bảo tồn thực lực lên trên hết như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những vị tướng hiếm hoi không mắc phải 1 lỗi chiến lược nào trong lịch sử quân sự thế giới.

Ở Điện Biên Phủ là lỗi chiến thuật nhưng Đại tướng đã kịp thời khắc phục nhanh khi thấy thực tế chiến trường không giống như các thảo luận ở Bộ Chính Trị. Còn Mậu Thân, thắng lợi lần 1 rất to lớn, còn việc hao binh tốn tướng trong lần 2 và 3 là không thuộc trách nhiệm của Đại tướng, vì ông không tán thành việc đánh tiếp lần 2 và 3, làm yếu đi nông thôn và vùng giải phóng.

Sau này nghiên cứu lại thì các chuyên gia quân sự Việt Nam và nước ngoài cũng công nhận là nếu chỉ đánh lần 1 rồi rút êm thì là 1 đại thắng, nhưng do ham đánh thêm cả lần 2 và 3 nên bị hao binh tổn tướng rất nặng nề, yếu tố bất ngờ không còn.

Sai lầm chiến thuật đó của ông Lê Duẩn và các lực lượng miền Nam (phái ủng hộ đánh tiếp lần 2 và 3, không theo ý kiến chỉ đạo ban đầu của Đại tướng và Bộ Chính Trị) càng cho thấy thiên tư quân sự, nhãn quan, tầm nhìn quân sự độc đáo của Đại tướng, ở miền Bắc xa xôi mà vẫn có cái nhìn thấu đáo, tường tận, minh mẫn, chính xác hơn các lực lượng tại chỗ. Đó là một trong những người hiếm hoi có thể “ngồi trong màn trướng quyết việc thắng bại ngoài ngàn dặm”.

Sở dĩ Đại tướng Võ Nguyên Giáp không bị sai lầm chiến lược nào trong suốt cuộc đời nam chinh bắc chiến và sự nghiệp quân sự oanh liệt của ông, một phần là vì trước khi đi vào quân sự chuyên nghiệp thì ông là một giáo viên dạy sử, là một nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiệp.

Khi đã ở trong lĩnh vực sử học chuyên nghiệp thì không thể chỉ có nắm vững đại cương chung chung mà còn phải thấu hiểu, nắm vững các kiến thức chi tiết cụ thể, trong đó có phần lịch sử quân sự (quân sử), lịch sử chiến tranh (chiến sử).

Với trách nhiệm là một nhà nghiên cứu và thầy dạy sử chuyên nghiệp, cộng với sở thích và tính hiếu kỳ chung của thanh niên về đề tài quân sự, cộng với ý chí sôi sục nhiệt huyết cứu quốc khi đất nước đang bị thực dân cai trị, muốn khởi nghĩa đánh giặc cứu nước thì tất phải biết ít nhiều việc binh, nghiệp võ, cho nên người thanh niên Võ Nguyên Giáp đã tìm hiểu chuyên sâu về lịch sử, đặc biệt là quân sử, binh pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là 2 tên tuổi nổi tiếng nhất trong lịch sử cận đại/hiện đại Việt Nam. “Thời thế tạo anh hùng”, tình thế loạn lạc dưới ách ngoại xâm trong thời Pháp thuộc đã tạo ra 2 người anh hùng dân tộc. Và “anh hùng tạo thời thế”, 2 người anh hùng này đã lãnh đạo quân dân cả nước làm nên những chiến công khó tin, làm xoay chuyển thời cuộc không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Khi nhắc đến tài năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì người ta nghĩ ngay đến tài chính trị, thuật dùng người. Khi nhắc đến tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì người ta nghĩ ngay đến tài thao lược, thuật dụng binh. Có lẽ do nhìn thấy thiên tư, năng khiếu bẩm sinh và kiến thức quân sự dồi dào đó mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong người tuổi trẻ anh hùng Võ Nguyên Giáp lên làm Đại tướng và tổng tư lệnh quân đội quốc gia.

Cho nên báo chí Mỹ nói Đại tướng không được đào tạo thì cũng không đúng. Tuy Đại tướng không được đào tạo bài bản chính quy trường lớp, nhưng chính lịch sử đánh giặc ngàn năm của cha ông đã đào tạo nên người danh tướng Võ Nguyên Giáp, một thiên tài quân sự. Nhiều tướng lĩnh xuất thân Học viện Quân sự West Point danh giá đã bị thua đau trước người danh tướng tự học này.

Trở lại với MacArthur, tài dùng kỳ binh của ông này có thể thấy được với chiến công lừng danh đánh úp Nhân Xuyên và chuyển bại thành thắng, lật ngược thế cờ Chiến tranh Triều Tiên, chặn đứng đà chiến thắng trông thấy của quân đội Kim Nhật Thành và còn thắng ngược.

Tuy nhiên sau đó, khi MacArthur phải đụng độ với danh tướng Trung Quốc Bành Đức Hoài, một tướng mưu lược nhưng vẫn thua xa Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thì MacArthur đã không thắng nổi và bị cầm chân. Bởi vì Bành Đức Hoài cũng thạo kỳ binh do từng thần tượng và nghiên cứu thiên tài quân sự Hàn Tín từ nhỏ, và còn học được đức tính trầm ổn, dùng binh cực kỳ thận trọng, biết sắp đặt tính kế các đường lùi, các nước cờ dự bị.

“Biết người biết ta, trăm trận không thua”, Bành Đức Hoài quá hiểu tính cách liều lĩnh của “đại mạo hiểm gia” MacArthur và rút kinh nghiệm “vết xe đổ” Kim Nhật Thành bị thua trước đó, nên đã đánh theo chiến lược mềm dẻo dằng dai và rất thận trọng, từ tốn, “dĩ nhu chế cương”, lấy nhiều vây ít. Và kết quả là MacArthur đã không làm gì được, ông này lại có khuyết điểm nữa là nôn nóng, nóng tính, kém kiên nhẫn, chỉ giỏi dùng kỳ binh và tốc chiến tốc thắng (thể hiện qua chiến công thần tốc đánh 1 lèo tới biên giới Trung Quốc, đuổi quân Bắc Triều Tiên sang biên giới TQ). Khi đụng phải “Thái Cực Quyền” của Bành Đức Hoài thì thuật kỳ binh và chiến lược tốc chiến của MacArthur lập tức trở nên như những quả đấm thôi sơn vào không khí và không còn chỗ sử dụng. Cho nên, ông ta ngày càng nóng tính, tuyên bố dọa sẽ dùng bom nguyên tử biến Trung Quốc đại lục và bán đảo Triều Tiên thành tro than, làm cho Nhà Trắng và Lầu Năm Góc mất mặt.

Ông này còn cãi nhau tay đôi với tổng thống trên phone. Đã không biết kiềm chế, làm xấu quốc thể Hoa Kỳ, ngu chính trị, kết quả chiến cuộc lại không khả quan, nên MacArthur bị triệu về và thay thế. Sau khi “thay tướng giữa trận” thì Mỹ – Liên Hiệp Quốc đã nhanh chóng chiếm lại được Bình Nhưỡng từ tay Trung Quốc, diễn biến chiến cuộc thuận lợi hơn cho Mỹ và đồng minh.

Như vậy cho thấy Lee và MacArthur tuy có tài giỏi nhưng cũng chẳng phải là thần thánh ba đầu sáu tay gì mà nói rằng nếu cầm quân ở VN thì sẽ thắng được VN. Sở trường phòng ngự dẻo dai chắc chắn kín kẽ như tường đồng vách sắt và kỹ thuật “tấn công để phòng ngự” của Lee và sở trường kỳ binh và tốc chiến tốc thắng của MacArthur không có chỗ dùng, không có chỗ phát huy trên chiến trường Việt Nam.

Các sở trường của 2 danh tướng này chỉ có thể dùng để chống trường binh, trường trận, các cuộc hành quân đường dài quy mô lớn của đại binh. Còn VN thì dùng đoản binh, đánh nhanh rút gọn, đánh rồi chạy, đánh rồi chạy, liên tục quấy rối giặc không ngừng. Khiến giặc phải điên đầu, khủng hoảng tinh thần, ăn không ngon ngủ không yên. Ban ngày đang ăn cũng sợ bị đánh, ban đêm nằm trằn trọc không ngủ được vì sợ bị đánh bất ngờ. Họ không biết sẽ bị đánh lúc nào.

Điều này làm cho họ bị rối loạn thần kinh, trầm cảm nghiêm trọng, chưa cần đánh nhiều mà họ đã tự diệt và suy sụp đến chết, chết dần chết mòn. Lính Mỹ chưa kịp bị quân Giải phóng bắn chết thì đã bắn nhau chết trước, sĩ quan bắn chết những người lính muốn bỏ trốn, lính bắn chết sĩ quan rồi đào ngũ. Họ coi VC như là một đội âm binh thần chết không biết lúc nào sẽ đi đến đòi mạng họ. Với tình hình như vậy thì làm sao chiến đấu gì nổi, tinh thần nào mà chiến đấu, cầm súng đã thấy nặng trĩu cầm không muốn nổi. Từ tướng đến quân chỉ thèm khát được giải thoát khỏi cái vũng lầy chiến tranh kinh khủng này và về nước càng sớm càng tốt. Và tình hình này càng như thế thì phong trào phản chiến chống Chiến tranh Việt Nam lại càng bùng cháy lan rộng dữ dội khắp nơi.

Tuy bị tổn thương nặng nề trước sự đánh phá của quân đội Mỹ, Việt Nam vẫn giáng trả vào quân xâm lược những thiệt hại, thương vong tột cùng, gieo rắc vào đầu họ những hội chứng, ám ảnh không thể nào quên, trở thành những vết thương không bao giờ lành. Số lượng quân nhân Mỹ bị mắc bệnh tâm thần trong và sau thời gian chiến đấu ở Việt Nam là nhiều nhất trong tất cả các cuộc chiến mà quân đội nước này tham gia trong lịch sử.

Lần đầu tiên, vào năm 1988, chính phủ Mỹ buộc phải thừa nhận có khoảng 15% trong số lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam trở về bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Cựu binh Jim Doyle và David Curry chỉ là 2 trong số gần 60 vạn quân Mỹ bị chính phủ họ đẩy vào vũng lầy Việt Nam. Jim Doyle đã bị đẩy tới chiến trường Việt Nam khi mới 18 tuổi, mặc dù may mắn sống sót trở về, nhưng đến giờ người cựu binh này vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh: “Chiến tranh là địa ngục. Nó tác động ghê gớm đến con người như một vết thương không thể hàn gắn.”“Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, chiến tranh không chỉ lấy cắp thời thanh niên của tôi mà còn đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời tôi”. Các nhà xã hội học Mỹ cũng xác nhận: Kể từ sau năm 1975 đến nay, năm nào cũng có những cựu binh Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam bị tinh thần bất ổn, trầm cảm rồi tự sát.

Điều trớ trêu là Mỹ “đầu tư” rất nhiều cho chiến tranh tâm lý ở Việt Nam, nhưng tâm lý của lính Mỹ mới là bị hại nhiều nhất. VN thì không tốn kém nhiều cho khoản này, chỉ cần có những hành động quấy rối quân sự không ngừng nghỉ và bà “Hannah Hà Nội” Trịnh Thị Ngọ nói cả ngày trên radio là cũng đủ cho tinh thần chiến đấu của binh lính Mỹ tiêu tùng. Nếu các cuộc quấy rối quân sự làm cho lính Mỹ lo sợ bất an, thì những cuộc nói chuyện trầm ấm của bà Ngọ đã cảm hóa, vận động được không ít lính Mỹ và khiến họ phải nhớ nhà.

Trong quân sử châu Á cũng có tiền lệ như vậy. Trong Chiến tranh Hán – Sở (Trung Quốc), “tiếng sáo Trương Lương” đã làm cho tàn binh của Hạng Vũ phải tan rã. Trong Chiến tranh Việt Nam, ý chí của binh lính Mỹ phải tan rã trước giọng nói ma lực của “Hannah Hanoi”.

Chiến tranh nhân dân Việt Nam và cách đánh du kích ở VN là những loại hình chiến tranh rất đặc biệt và thiên biến vạn hóa khó lường. Không có một cá nhân danh tướng xâm lược nào thắng được một dân tộc đoàn kết quyết chiến đánh giặc, cho dù đại nhân vật đó tài giỏi đến đâu.

Nguồn: blog Thiếu Long

Biệt đội ‘Thiên Nga’ và tội ác mang gương mặt mỹ nhân

(Nhân vật trong Chiến tranh Việt Nam) – Dưới sự huấn luyện của CIA, những người phụ nữ thôn quê, những thanh nữ bình thường, trở thành những con rắn độc để giết hại đồng bào của mình, phản bội Tổ quốc.

Lò luyện những “thiên nga” chân dài

Trước năm 1975, có một số cơ sở cách mạng và cán bộ nằm vùng của ta bị địch phát hiện bắt bớ, tù đày do bị chỉ điểm, chiêu hồi mà không xác định được đối tượng tình nghi.

Hoạt động này do một tổ chức mang tên biệt đội “Thiên Nga” thuộc Tư lệnh Cảnh sát đô thành Sài Gòn, được CIA Mỹ huấn luyện và đào tạo rất công phu sử dụng làm gián điệp, chỉ điểm trà trộn vào trong dân và vùng kháng chiến của ta để phát hiện tung tích cán bộ nằm vùng và đầu độc cán bộ.

Nguy hiểm nhất của đội quân này là chúng biến những người phụ nữ thôn quê, những thanh nữ bình thường chân yếu tay mềm, hiền lành chất phác, lam lũ thành những con rắn độc để giết hại đồng bào của mình, phản bội lại Tổ quốc Việt Nam.

Sau Tết Mậu Thân 1968, chính quyền Sài Gòn lập tức tăng cường các lực lượng cảnh sát, an ninh, quân cảnh để ngăn chặn sự xâm nhập vào đô thành miền Nam của các lực lượng tình báo, biệt động cách mạng.

Do đó, tháng 8/1968, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia (CSQG) Sài Gòn thành lập một tổ chức tình báo toàn là phụ nữ có tên là “Biệt đội tình báo Thiên Nga”, trực thuộc Khối Đặc biệt hoạt động độc lập tuổi từ 18 đến 35. Nhiệm vụ của Biệt đội Thiên Nga là sưu tầm tin tức, chỉ điểm các tổ chức Việt cộng, xâm nhập và phá vỡ các đường dây liên lạc, tình báo của Việt Cộng tại đô thành Sài Gòn và các địa phương.

Biệt đội Thiên Nga Thủ đô gồm 11 quận của đô thành, có văn phòng tại Bộ Chỉ huy CSQG Thủ đô và các quận. Ngoài ra, còn có Biệt đội Thiên Nga Vùng I, II, III, IV tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau.

Nguồn nhân viên của các đội Thiên Nga do địa phương tuyển mộ những cô gái xinh đẹp, có nhân thân liên quan đến Việt Nam Cộng hòa, kể cả cô nhi quả phụ được coi là đối tượng ưu tiên đặc biệt. Đây là đối tượng có sự tham gia tuyển chọn và đào tạo của cố vấn CIA Mỹ.

Sau khi được thành lập, Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn đã bắt tay vào một kế hoạch huấn luyện các nữ nhân viên được tuyển lựa gồm đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần khác nhau trong xã hội: có thể là người bán rau, cá ở chợ, bán hàng rong, bán vé xe buýt, nhân viên bưu điện, điện lực, thư ký văn phòng, học sinh sinh viên, cô giáo và vũ nữ…

Các nữ nhân viên lần lượt được học qua các lớp tình báo căn bản (4 tuần), theo dõi (6 tuần), cán bộ điều khiển (8 tuần) và đặc biệt là khóa tác xạ tại Trường Tình báo Trung ương. Khóa sinh phải đủ điểm cho lớp trước mới được xét lên lớp kế tiếp. Trong thời gian thụ huấn, các khóa sinh ở nội trú và mang bí số riêng.

Công việc giảng dạy do các giảng viên trường tình báo phụ trách, còn giám thị của trường do các nhân viên Thiên Nga Trung ương đảm nhận. Các khóa sinh sau khi thụ huấn chuyên môn xong, trở về đơn vị tại các địa phương, nơi đã gửi đi học và bắt đầu nhận công tác do các ngành đặc biệt phân nhiệm trực thuộc phụ tá. Đặc biệt địa phương phải báo cáo thành quả công tác về Thiên Nga Trung ương.

Ở cấp Trung ương, ngoài các lớp kể trên, các nữ nhân viên Thiên Nga còn theo học các lớp kỹ thuật chuyên dụng như: nhiếp ảnh (chụp hình bí mật), kỹ năng giao tiếp, hóa trang, học lái xe gắn máy và xe hơi, một số được học thêm các lớp thẩm vấn.

Biệt đội trưởng, Phụ tá Biệt đội trưởng Thiên Nga Trung ương và các cán bộ điều khiển đều là các nữ sĩ quan Cảnh sát tốt nghiệp khóa I Học viện CSQG. Riêng Biệt đội trưởng và phụ tá đã tốt nghiệp thêm khóa Trưởng phòng Đặc biệt tại Trường Tình báo Trung ương vào các năm 1968-1969.

Ngoài các nữ sĩ quan và nhân viên cảnh sát chính thức, Biệt đội Thiên Nga còn sử dụng một số rất đông nữ hồi chánh viên, nữ can phạm chính trị, các công nhân hãng xưởng, nhân viên các cơ quan chính phủ (ngoài cơ quan Cảnh sát), các bạn hàng chợ, các sinh viên trường trung học và đại học, thành phần bất hảo… để làm mật báo viên cho Biệt đội. Số cộng tác viên nhiều gấp nhiều lần số nhân viên chính thức.

Nhiệm vụ đặc biệt của Biệt đội Thiên Nga là nỗ lực tìm đầu mối, lập kế hoạch công tác, tìm cách xâm nhập, len lỏi vào các hội, đoàn phụ nữ Việt Nam, hội đoàn bạn hàng các chợ, Hội Phụ nữ đòi quyền sống, các lực lượng đấu tranh thuộc thành phần thứ ba, các thành phần tôn giáo khuynh tả, các tổ chức sinh viên học sinh đấu tranh để kịp thời phát hiện người cầm đầu các tổ chức đó…

Chân dung một chỉ huy biệt đội Thiên Nga

Theo hồ sơ, trùm biệt đội Thiên Nga mang hàm thiếu tá, tên Nguyễn Thanh Thủy sinh trưởng tại Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình nhà giáo, thuở nhỏ học Trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho.

Xuất thân trong gia đình không có bất kỳ ai tham gia quân đội hay lực lượng cảnh sát, thế nhưng hình ảnh nữ y tá duy nhất Genevieve de Galard, người Pháp, “còn trẻ măng, chưa có gia đình” tham gia trong cuộc chiến Điện Biên Phủ, được báo chí loan tải, đã đi vào tiềm thức của cô bé Nguyễn Thanh Thủy, khi ấy mới 11 tuổi. Học xong bậc trung học, Thanh Thủy thi vào Đại học Y khoa Sài Gòn, nhưng đang học dở dang thì xin nghỉ vì lý do sức khỏe.

Năm 1965, cô ả thi tiếp vào Trường Chính trị Kinh doanh Đà Lạt, học tới khi sắp sửa tốt nghiệp thì hay tin bên Cảnh sát tuyển “sinh viên sĩ quan”, nên ghi tên dự thi, lúc đó 21 tuổi. Bỏ ngang chuyện học ở Đà Lạt, đầu năm 1966 Nguyễn Thanh Thủy vào Sài Gòn khởi đầu chương trình học sĩ quan cảnh sát.

Sau một năm huấn luyện, nhà trường muốn chọn ra 5 trong số 18 cô gái được tuyển vào chương trình “biên tập viên cảnh sát” (tức những người phải có bằng đại học hoặc tú tài 2 trở lên), để vào “khối đặc biệt”.

Tuy nhiên, không một cô nào muốn mình là người được chọn, ngay cả Thanh Thủy. Do đó, tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc CSQG khi đó, ra lệnh cả 18 cô biên tập viên mới ra trường đều phải về khối Đặc biệt thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo.

Sau một khóa huấn luyện đặc biệt tại Malaysia trở về, “Biệt đội Thiên Nga” được thành lập vào tháng 8/1968, từ một số người trong số 18 cô gái nói trên. Nguyễn Thanh Thủy chính là một trong những “Thiên Nga” đầu tiên hăng hái nhất. Năm 1969, sĩ quan cảnh sát Nguyễn Thanh Thủy bắt đầu giữ chức vụ đội trưởng đội nữ tình báo Thiên Nga cho đến ngày bị bắt vào tháng 5/1975.

Cũng cần nói thêm, trong ngành CSQG Sài Gòn trước đây, trước khi thành lập Học viện CSQG hầu như không có nữ sĩ quan, ngoại trừ những nữ nhân viên hành chánh biệt phái. Khóa 1 Học viện CSQG là khóa đầu tiên và duy nhất đào tạo nữ sĩ quan cho ngành cảnh sát.

Mặc dù sau này ngành cảnh sát có tuyển dụng thêm một số nữ sĩ quan đồng hóa nhưng họ chỉ phải trải qua một thời gian huấn luyện ngắn hạn chứ không phải chịu một thời gian huấn luyện (và huấn nhục) dài 9 tháng (cho cả nam lẫn nữ) như Khóa 1. Nguyễn Thanh Thủy đã cùng gần 50 cô gái khác tuyển tình nguyện vào học nội trú trong Học viện CSQG.

Biệt đội Thiên Nga gồm những cô gái chân dài, được tuyển mộ làm cảm tình viên, mật báo viên, hoạt động khắp lãnh thổ miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau, từ thành thị đến những vùng nông thôn xa xôi tuổi từ 20 đến dưới 40, hoạt động thâm nhập vào các tổ chức của hạ tầng cơ sở cách mạng.

Biệt đội Thiên Nga trong thời gian này đã rêu rao thành tích cấy người được vào trong thành phần thứ ba, hoạt động trong tổ chức Phụ nữ đòi quyền sống của bà luật sư Ngô Bá Thành.

Tất nhiên đây là thành tích rêu rao từ một phía, vì nếu Thiên Nga tài giỏi như vậy hẳn khó có những nhà tình báo, biệt động thành lỗi lạc của Cách mạng hoạt động trong các cơ quan đầu não Sài Gòn như Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo, Tám Thảo… và ai cũng biết câu chuyện về ông Huỳnh Văn Thắng (Năm Thắng), quê ở xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.

Đầu năm 1970, trong một lần Năm Thắng chăm sóc sức khỏe cho ông Ba Hội – Trưởng Ty Công an Bến Tre, đột nhiên hỏi anh: “Tao thấy mày trắng trẻo, xinh xắn như… con gái. Hay là mày giả gái vô làm trong đội Thiên Nga đi”.

Năm Thắng kể lại: “Cấp trên giao cho tui trong vòng 6 tháng phải tìm cách lọt được vào đội Thiên Nga, vì thế tui phải về nhà để má tui dạy làm… con gái”. Những ngày sau đó, Năm Thắng bắt đầu tập chuyển đổi “giới tính” với việc làm quen giày cao gót, áo ngực cũng như để tóc dài, gội đầu bồ kết. Nhưng điều đó chưa khó bằng cách tập đi lại, nói năng, điệu bộ…

Mấy tháng trời tập luyện, cuối cùng tại địa bàn Mỏ Cày đã xuất hiện cô gái Năm Thanh duyên dáng chuyên bán hàng rong. Câu chuyện giả gái của Năm Thắng (mật danh F5) là một cú tát cực mạnh vào bộ máy tình báo ngụy mang tên Thiên Nga, chúng không bao giờ ngờ được rằng, trong hàng ngũ Thiên Nga của chúng lại có “Thiên Nga” Việt cộng trà trộn vào, mà lại là một “đực rựa” chính gốc hoạt động cho đến khi còn một tháng là giải phóng, tổ chức cho phép rút ra căn cứ an toàn vì con trai Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre) quá si tình Năm Thanh đòi phải cưới gấp.

Tháng 5/1975, thành phố Sài Gòn náo nức tưng bừng cờ hoa mừng giải phóng, hòa bình thì cũng là lúc những kẻ phía bên kia như bầy Thiên Nga đang sống trong những ngày tháng đầy hoang mang, lo sợ. Lúc này, chồng trùm biệt đội Thanh Thủy là đại úy Lê Thành Long, sĩ quan Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt đã ra trình diện chính quyền quân quản và thi hành cải tạo.

Hồi ức về bản thân khi đã được định cư tại Hoa Kỳ, cựu trùm biệt đội Thanh Thủy chua chát kể lại rằng: “Không ai trong gia đình, kể cả chồng biết được tôi là một “Thiên Nga” và là chỉ huy. Người cha già là một thầy giáo dạy học, chỉ biết con gái là một thiếu tá cảnh sát.

Chồng Thanh Thủy cũng chỉ biết vợ mình làm ở “khối đặc biệt” nhưng không biết công việc cụ thể của vợ là gì. Gia đình chồng chỉ biết, họ có con dâu là một sĩ quan cảnh sát, dạy học ở Trường trung học Cảnh sát Trung Thu. Một con người luôn phải sống trong sự khép kín, không bao giờ được nói thật và không bao giờ có thể tìm được sự chia sẻ, đồng cảm.

Những đòn “oan ức” mà nhiều Thiên Nga khi đã về già kể lại đều rất tức tưởi, xót xa hệt như nhau. “Thiên Nga” Hà Thị Đông Nga, cựu trung úy cảnh sát, xướng ngôn viên truyền thanh truyền hình Bộ Tư lệnh Cảnh sát Sài Gòn kể: “Những Thiên Nga hầu hết đều ở tuổi 17 – 20, ai cũng có những tình cảm riêng. Có điều tình cảm riêng đó đôi khi gãy đổ rất oan ức. Nhẹ nhàng thì một buổi chiều mình hẹn người yêu thì công tác tới, mà nghề này công việc bất kể giờ giấc. Có thể là 11, 12h đêm có thể là 1, 2h sáng. Lấy lý do gì biện minh cho hành động của mình đây?”.

Nguyễn Thanh Thủy tập trung cải tạo một thời gian tại các trại Long Thành, Z30D đó cũng là thời gian hai đứa con nhỏ khuyết tật lớn lên trong sự chăm sóc của ngoại, sau đó là của cha, khi ông này trở về từ trại cải tạo vào tháng 10/1981.

Ngày trùm biệt đội Thiên Nga được trả tự do đã mày mò về góc đường Hai Bà Trưng – Phan Đình Phùng bán cơm tấm, nước ngọt kiếm sống qua ngày cho đến lúc được xuất cảnh theo diện H.O vào tháng 2/1992 và định cư tại quận Cam, California. Tại Mỹ vào năm 2002, con gái đầu lòng của hai vợ chồng này đã qua đời đột ngột và để lại một đứa cháu mắc bệnh bẩm sinh.

Chiến tranh đã qua đi. Quá khứ dần khép lại. Nhưng câu chuyện về thân phận những người đã dự phần trong những biến động lịch sử, nhất là những người làm cho Biệt đội Thiên Nga, hiện thân của những con rắn độc hại người không gớm tay.

Họ đã phải trả giá khi lịch sử sang trang nhưng vẫn còn đó những bài học về sự cảnh giác với kẻ thù khi mà còn không ít những con rắn độc đội lốt Thiên Nga còn sống và đang tồn tại quanh ta

Theo An ninh thế giới

‘Chụp ảnh người hùng của chiến tranh Việt Nam’

Catherine Karnow, phóng viên phương Tây duy nhất được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng ý cho phỏng vấn riêng và theo ông tới Điện Biên Phủ năm 1994, có những kỷ niệm đặc biệt về Tướng Giáp.

Karnow kể về lần gặp gỡ Tướng Giáp trên báo Huffington Post của Mỹ năm ngoái, trong bài viết có tiêu đề “Chụp ảnh người hùng chiến tranh của Việt Nam”. Sau đây là nội dung của bài viết.

“Tướng Giáp là người chỉ huy trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu vào tháng 5/1954, sự kiện giúp Việt Nam giành được độc lập từ tay của thực dân Pháp. Ông cũng là người tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ với thắng lợi hoàn toàn vào tháng 4/1975. Người Pháp gọi ông là “ngọn núi lửa phủ tuyết” vì mái đầu bạc và sự mạnh mẽ của ông.

Năm 1994, tôi là phóng viên phương Tây duy nhất được Tướng Giáp đồng ý cho theo ông đến Điện Biên. Tôi đã tới nhà của ông từ vài ngày trước đó, chụp ảnh và cùng dùng bữa tối với gia đình ông.

Các phóng viên và nhiếp ảnh gia vốn đã tề tựu ở Hà Nội suốt nhiều ngày liền. Họ băn khoăn liệu Tướng Giáp có tới Điện Biên Phủ để kỷ niệm 40 năm chiến thắng lẫy lừng này hay không. Nhưng chỉ có tôi là người duy nhất được ông mời đi cùng, mà lại đi trước ngày kỷ niệm 7/5.

Nhưng hãy để tôi “lạc đề” một chút để giải thích về việc tôi đã có mối quan hệ riêng với nhân vật lịch sử này như thế nào. Cha tôi, Stanley Karnow, nhà báo kiêm sử gia về chiến tranh Việt Nam, đã phỏng vấn Tướng Giáp cho tờ New York Times vào năm 1990. Vài tháng sau, tôi tới Việt Nam và gặp Tướng Giáp để chụp hình ông cùng gia đình. Một mối quan hệ đã được xây dựng và kéo dài tới tận bây giờ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người được các phóng viên phương tây mệnh danh là “ngọn núi lửa phủ tuyết”. Ảnh: Catherine Karnow

Ngày 1/5/1994, tôi khá lo lắng và hồi hộp trên chuyến bay từ Hà Nội tới Điện Biên Phủ. Lần này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ thăm chiến trường và nghĩa trang liệt sĩ, ông còn quay lại căn cứ Mường Phăng lần đầu tiên sau 40 năm. Đó là nơi ông đã trú ẩn trong những tháng vạch ra chiến dịch, để rồi từ đây đưa ra chiến lược thiên tài tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chiến lược thiên tài đó là gì? Cách thức của Đại tướng về cơ bản là sử dụng sức người để kéo những khẩu pháo nặng lên những con đốc đứng rồi nã xuống các đồn bốt của Pháp ở dưới. Trận địa pháo này rất có uy lực. Người Pháp bị áp đảo đến nỗi sĩ quan pháo binh của họ đã tự sát trong chiến hào.

Lả đi vì đói khi chờ trực thăng của Đại tướng

Khi chiếc máy bay thương mại cỡ lớn hạ cánh, tôi bị một số người đưa đi vì họ không hiểu vai trò đặc biệt của tôi. Trong một phút chốc, tôi bị tách khỏi Tướng Giáp mà không biết có thể gặp lại như thế nào. Tôi cũng không rõ ông được bố trí nghỉ lại ở nơi đâu.

Bỏ lại hành lý ở một khách sạn nhỏ, tôi yêu cầu họ đưa tôi đến gặp Đại tướng. Nhưng chính họ cũng không biết nên đưa tôi tới đâu. Đột nhiên, tôi nhìn thấy một nhà khách lớn trên một đỉnh đồi. Trực giác mách bảo tôi rằng đó chính là nơi Tướng Giáp đang nghỉ. Vì vậy, tôi yêu cầu lái xe dừng lại.

Sau đó, tôi nhìn thấy người trợ lý của Đại tướng đang ngồi nghỉ ở hiên nhà. Chúng tôi đã biết nhau và ông ấy không ngạc nhiên khi thấy tôi. Sau đó, tôi được biết rằng chúng tôi sẽ đến thăm chiến trường năm xưa vào ngày hôm sau.

Tướng Giáp sẽ di chuyển bằng trực thăng, còn tôi đi bằng xe jeep. Tôi được thông báo là sẽ tới nơi vào đầu buổi chiều. Đại tướng cũng sẽ tới trong khoảng thời gian này.

Hàng trăm người dân đã tụ tập ở nơi là trận địa năm xưa để chờ Tướng Giáp đi trực thăng đến. Đoán rằng ông sẽ tới trong chốc lát nữa, tôi kiểm tra lại để chắc rằng máy ảnh đã lắp phim và tự kiếm một vị trí tốt để bấm máy. Nhiều phút trôi qua. Thế rồi một giờ và một giờ nữa qua đi. Tôi không có gì mang theo để ăn, mà chỉ có một chai soda cam để uống.

Khi đó, trời rất nóng và nắng gắt. Nếu tôi chạy ra chỗ rừng cây để trốn ánh nắng mặt trời, tôi sẽ bỏ lỡ cơ hội bấm máy khi Đại tướng đến. Ngớ ngẩn hơn là tôi lại không mang đủ phim, nên tôi thậm chí không thể giết thời gian nhiều bằng cách chụp ảnh những người dân bản xứ. Điều đó thật tệ đối với tôi, vì khi đó họ trông rất thú vị. Nhiều người trong số họ là người Thái Đen, một dân tộc thiểu số ở vùng cao. Nhiều trẻ em còn mặc đồng phục, quàng khăn đỏ và cầm những biểu ngữ chào mừng.

Tôi bắt đầu cảm thấy lả đi vì đói và kiệt sức.

Mọi người bắt đầu chạy về phía trực thăng khi nó đang hạ cánh. Ảnh: Catherine Karnow.

Cuối cùng, tôi nghe thấy tiếng động trên bầu trời và nhìn thấy chiếc trực thăng đang tiến lại gần. Người dân chạy về phía trước trực thăng sau khi nó đáp xuống. Đại tướng bước ra và vẫy tay chào đám đông. Chúng tôi bắt đầu đi bộ lên núi để thăm nơi trú ẩn bí mật trong rừng.

Chúng tôi bước trên những tấm ván gỗ hẹp trên các con suối và trèo qua nhiều thân cây đổ. Đã 83 tuổi, Tướng Giáp vẫn thể hiện ông có sức khỏe rất tốt.

Khi chúng tôi tới nơi mà Đại tướng từng sống suốt nhiều tháng liền để chỉ huy trận đánh cuối cùng, người dân chào ông với sự tôn kính và niềm vui lớn lao. Ông đã không gặp lại một vài người trong số họ suốt 40 năm.

Chúng tôi bước vào căn lán nhỏ, vốn chính là nơi mà Tướng Giáp đã vạch ra chiến lược cho trận Điện Biên Phủ. Một tấm bản đồ, mô phỏng lại chính bản đồ mà ông và các chỉ huy khác đã sử dụng 40 năm trước, được treo trên tường. Đại tướng ôn lại những kỷ niệm về những ngày ông ở lán này. Tướng Giáp nói: “Điều duy nhất tôi cảm thấy tiếc là những người chỉ huy đã cùng có mặt với tôi khi đó nay đã không còn nữa và không thể có mặt ở đây hôm nay”.

Với tôi, việc ở trong căn lán nhỏ giữa núi rừng miền bắc của Việt Nam và chứng kiến một huyền thoại sống kể về những khoảnh khắc riêng trong lịch sử quả là một điều trọng đại”.

Theo Nguyễn Tâm (Huffington Post / VNExpress)