“Sex”, ma túy và Chiến tranh Việt Nam

Miền Nam Việt Nam đã được giải phóng khỏi những gì?

Một thuộc địa kiểu mới, một xã hội thực dân mới thì đương nhiên cần phải được giải phóng khỏi tay giặc xâm lược bằng một cuộc kháng chiến chống xâm lược để giải phóng dân tộc, giành lại chính quyền, giành lại quyền hành từ tay giặc xâm lược.

Nhưng bản thân xã hội trong vùng tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam còn có những căn bệnh bất trị, đưa đến nhu cầu chính đáng cần phải được giải phóng.

Xã hội trong những đô thị bị tạm chiếm, về văn hóa thì méo mó, thác loạn, Tây hóa, Mỹ hóa. Đời sống tinh thần lệch lạc, đạo đức băng hoại, những phụ nữ ăn mặc hở hang đứng đường chào mời lính Mỹ là những hình ảnh thường thấy trên đường phố Sài Gòn, nhất là về đêm. Thường xuyên có những cô gái trẻ nhảy sông tự tử vì tình và vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Báo chí tư nhân rẻ tiền trần trụi và công khai xúc phạm phẩm giá những nhân vật công chúng để câu khách. Truyện khiêu dâm được xuất bản bán công khai đầy ở các nhà sách.

Ngoài các nạn nhân bị thương vong, dị tật, di chứng từ cuộc chiến, nạn nhân chất độc hóa học, người Mỹ còn để lại một nền kinh tế tê liệt, trên 3 triệu người thất nghiệp, gần 1 triệu trẻ mồ côi, khoảng 600 ngàn gái mại dâm, trên 1 triệu bệnh nhân nghiện ngập ma túy.

Đó là hậu quả của một thời kỳ ngoại thuộc lâu dài và buôn lậu ma túy gần 20 năm từ Diệm – Nhu và Trần Lệ Xuân cho đến Thiệu – Kỳ và Nguyễn Thị Lý, cũng như gia đình của họ. Trong nhiều phim tài liệu trong và ngoài nước, có thể thấy được ma túy được bày bán công khai ngoài chợ giữa ban ngày, nhất là ở Chợ Lớn.

Buôn lậu ma túy

Tiến sĩ ngành sử học Đông Nam Á Alfred W. McCoy là một sử gia có tên tuổi, ông viết cùng tác giả Cathleen B. Read trong sách The Politics of Heroin in Southeast Asia (Nền chính trị ma túy ở Đông Nam Á), do Harper & Row xuất bản năm 1972, về tình trạng buôn lậu ma túy và sự giao dịch giữa bọn tội phạm hình sự, bọn mafia quốc tế ở Đông Nam Á, đã tóm lược như sau:

Ngô Đình Nhu đã quyết định tái lập việc buôn bán ma túy để lấy tiền. Dù đa phần các tiệm hút ở Sài Gòn đã đóng cửa 3 năm rồi, hàng ngàn con nghiện người Việt và người Hoa vẫn còn thèm muốn được hút trở lại. Ông Nhu cho người tiếp xúc với những người cầm đầu của các tổ chức xã hội đen, Hội Tam Hoàng của người Hồng Kông ở Chợ Lớn để mở lại các tiệm hút và thiết lập một hệ thống phân phối ma túy nhập cảng lậu cho họ sử dụng. Chỉ trong vòng có mấy tháng, hàng trăm tiệm hút ma túy này đã hoạt động trở lại, và 5 năm sau, tuần báo Time đã ước lượng ở Chợ Lớn có đến khoảng 2.500 cơ sở hút ma túy hoạt động công khai.

Để có thể cung ứng thuốc phiện đầy đủ cho khách hàng tiêu thụ, Ngô Đình Nhu thiết lập hai hệ thống đường bay khứ hồi từ vùng sản xuất thuốc phiện sống ở Lào về miền Nam Việt Nam. Hệ thống đường bay chính là thuê các phi cơ nhỏ của Hàng không Lào, giao cho trùm tội phạm quốc tế Bonaventure “Rock” Francisci phụ trách. Francisci trực tiếp nói chuyện và thương lượng với Ngô Đình Nhu. Theo trung tá Lucien Conein, một cựu viên chức cao cấp CIA ở Sài Gòn, mối quan hệ mờ ám giữa Ngô Đình Nhu và Francisci về dịch vụ bất hợp pháp này khởi đầu vào năm 1958. Sau khi Nhu bảo đảm an toàn cho việc đem thuốc phiện về Sài Gòn, Francisci dùng đoàn máy bay Beechtcrafts hai động cơ vận chuyển món hàng này về miền Nam Việt Nam hàng ngày.

Ngoài ra, Ngô Đình Nhu còn phái nhân viên tình báo dưới quyền bác sĩ Trần Kim Tuyến đến Lào với nhiệm vụ là vận chuyển thuốc phiện sống về Sài Gòn bằng phi cơ quân sự của không quân Sài Gòn. Tuy nhiên, nhiều người trong nội bộ cho rằng bác sĩ Trần Kim Tuyến, người đứng đầu tổ chức mật vụ có danh xưng trá hình “Sở Nghiên cứu Chính trị – Xã hội”, do CIA tài trợ, mới thật sự là nhân vật chủ chốt của kế hoạch làm ăn bất chính này.

CIA là một ông “trùm ma túy”. CIA từng giao dịch ma túy với Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc, và giúp máy bay cho Tưởng Giới Thạch vận chuyển và giao dịch thuốc phiện ở Miến Điện và Thái Lan. Trong chiến tranh Afghanistan lần thứ nhất (1979-1989), CIA đã giúp lãnh tụ Hồi giáo Gulbuddin Hekmatyar, một người chống Liên Xô, vận chuyển và giao dịch ma túy.

Ngày 13/4/1989, bản báo cáo của Hội đồng Kerry, do Thượng nghị sĩ John Kerry (từng là ứng cử viên Tổng thống, hiện là Bộ trưởng ngoại giao), đã kết luận rằng CIA đã dùng nguồn thu nhập từ ma túy để chi tiêu cho lực lượng đặc nhiệm Contra.

Nhà ngoại giao người Canada, Gs. Peter Dale Scott cho biết Guadalajara Cartel là đường dây buôn lậu ma túy mạnh nhất đầu thập niên 1980, chúng hoạt động thoải mái phần lớn nhờ sự bảo kê của cơ quan DFS, là một cơ quan ngoại vi của CIA do Miguel Nazar Haro phụ trách.

Vicente Zambada Niebla, con trai của Ismael Zambada García, là một trong những tay trùm ma túy lớn nhất ở Mexico, sau khi bị bắt đã khai với các luật sư của hắn rằng hắn và các cộng sự được các nhân viên người Mỹ cung cấp “giấy phép” đặc biệt để vận chuyển ma túy qua lại biên giới hai nước, để đổi lấy các tin tức tình báo nội bộ về cuộc chiến ma túy quy mô lớn đang diễn ra ở Mexico.

Ngoài ra CIA còn nhúng tay vào việc giúp đỡ giao dịch hoặc trực tiếp giao dịch ma túy ở Panama sau khi gần 3 vạn quân Mỹ tấn công nước này vào năm 1989. CIA còn từng có một thời gian dài dùng ma túy chiêu dụ lực lượng Vệ binh Quốc gia Venezuela để đổi lấy các thông tin tình báo. Việc này đến năm 1996 mới được đưa ra công luận.

Chiến tranh Việt Nam

Một quán bar ở Sài Gòn dưới thời Nixon (1969). Năm 1969 là thời điểm quân đội Mỹ tràn ngập miền Nam Việt Nam đông đảo với hơn 55 vạn quân. Trong năm này binh lính Mỹ ở Sài Gòn chi tiêu khoảng 30 triệu USD mỗi tháng (tương đương 210+ triệu USD theo thời giá năm 2020). Ngoài các viện trợ kinh tế dồi dào thì khoản tiển khổng lồ này cũng góp phần tạo ra vỏ bọc hào nhoáng phồn vinh giả tạo cho “Hòn ngọc Viễn Đông” của Mỹ.

 

Hai tác giả Bradley S. O’ Leary và Edward Lee trong sách The Deaths of the Cold War Kings: The Assassinations of Diem and JFK (Cái chết của những ông vua Chiến tranh lạnh: Vụ ám sát Diệm và John F. Kennedy), do Cemetery Dance xuất bản năm 1999, đã cho biết như sau:

Năm 1958, khi Diệm-Nhu tái lập hệ thống lưu thông thuốc phiện về Sài Gòn, Bonaventure Francisci khó có thể hoan hỉ hơn vì nó đã làm sống lại nghề cũ của ông ta là vận chuyển thuốc phiện từ gốc sản xuất ở Lào đi thẳng về miền Nam Việt Nam bằng một phi đội máy may riêng.

Sau đó, Francisci dự tính sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán thuốc phiện trực tiếp cho hàng trăm ổ hút và hàng chục ngàn bệnh nhân nghiện ma túy ở Sài Gòn. Trong khi việc sản xuất thuốc phiện ở các nơi khác trên thế giới, đặc biệt là Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, ngày càng phức tạp và khó khăn. Tình hình này chỉ làm lợi thêm cho Guerini bởi vì nó gia tăng thị phần ma túy của ông ta.

Sau đó Francisci và Nhu đã thực hiện một hợp đồng phân phối cơ bản. Francisci sẽ vận chuyển thuốc phiện đến Sài Gòn cho các ổ hút của Nhu nhưng hắn còn chở nhiều thuốc phiện cho các điểm thả dù ở Sài Gòn. Tại đây, thuốc phiện sẽ được máy bay vận tải chở sang các xưởng chế biến ở Marseille. Tại Marseille, thuốc phiện sẽ được chế biến thành bạch phiến có chất lượng cao để bán cho các trùm ma túy ở Mỹ như Santos Trafficante, Carlos Marcello, và Sam Giancana.

Về căn bản, các tập đoàn buôn lậu ma túy, mafia Mỹ, và ngụy quyền Ngô Đình Diệm đã biến thành các đối tác làm ăn của nhau trong mạng lưới ma túy toàn cầu. Tiền tỷ chảy vào túi các bên liên quan.

Trong bài phê bình “Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam Năm 1975” của tác giả Trần Viết Đại Hưng, một cựu sĩ quan ngụy, bạn thân của tướng ngụy Nguyễn Chánh Thi, đã phê phán gay gắt:

“Trong thời Chiến tranh Việt Nam, báo chí Mỹ phanh phui là Thiệu cùng với đàn em là Trung tướng Đặng văn Quang, đã buôn bán Bạch phiến làm giàu. Thứ trùm ma túy như Thiệu thì làm gì mà có chuyện yêu nước thương dân. Gặp thời loạn lạc, làm cai thầu chống Cộng, Thiệu chỉ có một việc duy nhất là vơ vét cho đầy túi tham mà thôi. Đến khi quốc gia hưng vong thì lòi ngay ra bản chất ti tiện hèn nhát, đúng là có ‘cháy nhà mới lòi mặt chuột’ Nguyễn văn Thiệu.

Phó tổng thống Nguyễn cao Kỳ cũng chẳng có gì khá hơn, trong cuốn hồi ký ” Việt Nam máu lửa quê hương tôi”, cựu thiếu tướng Đỗ Mậu đã chỉ ra rằng ông Kỳ và bà chị ruột là Nguyễn thị Lý đã buôn lậu thuốc phiện từ Lào về bán. Đúng là hai gương mặt cai thầu chống Cộng do Mỹ dựng lên là Nguyễn văn Thiệu và Nguyễn cao Kỳ chẵng có tay nào sáng sủa, toàn là thứ buôn lậu ma túy. Phải đợi tới những ngày cuối tháng 4/1975 mới thấy rõ tư cách hèn kém của hai tay này. Bỏ quân leo phi cơ mà chạy không một chút liêm sỉ và danh dự của người lãnh đạo.”

Lối sống đồi trụy, thác loạn

Ngoài sự tê liệt vì tệ nạn buôn lậu ma túy, xã hội trong những vùng tạm chiếm còn bị tê liệt bởi lối sống sa đọa và đồi trụy. Khoảng 7 triệu lượt người Mỹ và cao điểm gần 60 vạn quân viễn chinh Mỹ ở trong vùng tạm chiếm, đã tạo ra các nhu cầu và văn hóa tiêu dùng mới.

Để “giúp vui” cho quân Mỹ, Mỹ-Thiệu cho mở cửa hàng loạt phòng tắm hơi, hộp đêm, nhất là ổ mại dâm, nhan nhản khắp Sài Gòn, đặc biệt là xung quanh các cư xá của người Mỹ. Thị trường mại dâm ở Sài Gòn trước năm 1975 được người dân quen miệng gọi là “chợ heo”, được Mỹ-Thiệu công khai hóa và hợp pháp hóa. Năm 1966, sau khi từ Sài Gòn về Mỹ, thượng nghị sĩ William Fulbright nhận xét: “Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ mại dâm”.

Lối sống đồi trụy, thác loạn, không chỉ là hậu quả của sự có mặt của hàng chục vạn lính viễn chinh nước ngoài trong túi nhiều đô la Mỹ, mà theo một số người, nó còn nằm trong chủ trương ngầm nhằm đồi trụy hóa thanh niên miền Nam, làm cho giới trẻ quên đi hoàn cảnh đất nước đang bị xâm lược, không màng tới nghĩa vụ đối với giống nòi.

Từ đó xuất hiện ở Sài Gòn một dòng văn học khiêu dâm trong đó các tác giả chuyên khai thác thị hiếu thấp hèn của người đọc, đề cao “phần con” hơn “phần người”, công khai cổ vũ cho những lối sống bệnh hoạn, biến thái.

Bên cạnh những “phim con heo” (các danh từ “chợ heo”, “phim heo” này đều có nguồn gốc từ đây) bán công khai ngoài phố, báo chuyên in hình phụ nữ khỏa thân (Playboy, Penthouse, Nude….) bày bán công khai trên vỉa hè các đường Lê Lợi, Công Lý…. ở ngay trung tâm thành phố, là những tiểu thuyết “người lớn” của những “chuyên gia” viết truyện khiêu dâm như Chu Tử, Lê Xuyên, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Thụy Vũ….

Những vấn đề nói trên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống văn hóa – tinh thần của người dân. Sự sa đọa, trụy lạc trong xã hội đã gây ra nhiều thảm cảnh gia đình và hạnh phúc đổ vỡ, nhiều câu chuyện bi đát thương tâm. Qua các báo hằng ngày, không ngày nào là không có những vụ án mạng vì tình, những vụ tự tử, nhảy lầu, nhảy sông, đâm chém, bắn giết lẫn nhau vì giành nhau một người đẹp, kể cả trong quân đội ở các chức vị cao nhất, một ví dụ là “phó tổng thống” Nguyễn Cao Kỳ thời đó, do “nổi tiếng” với thái độ ngang ngược chĩa súng cướp bồ nhí của đàn em nên bị mọi người gọi là “Kỳ Cao Bồi”.

Tiến sĩ James Carter, giáo sư sử học tại Đại học Drew (Mỹ), trong sách Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968, do NXB Đại học Cambridge (Anh) phát hành năm 2008, đã cho biết: “Chiến tranh cũng làm 100.000 thường dân thương vong mỗi năm. Dịch bệnh tăng vọt; dịch tả tăng từ hàng trăm lên đến 20.000 vụ. Khoảng từ 30.000 đến 50.000 người cụt chân tay chờ được lắp chân giả. Và chính phủ Sài Gòn chỉ dành chưa đầy 1% ngân sách cho dịch vụ y tế.”

Có lẽ từ những hiện thực trên mà sử gia Stanley I. Kutler trong Encyclopedia of The Vietnam War (Bách khoa thư Chiến tranh Việt Nam) do Simon & Schuster McMillan xuất bản năm 1996, đây là cuốn sách viết theo quan điểm và tuyên truyền chính thức và công khai của chính phủ Mỹ, đã phải viết về xã hội ở các đô thị miền Nam dưới thời Nixon như sau:

“Đối với hầu hết người dân trong các thành phố, đời sống càng ngày càng trở nên khó khăn. Vào năm 1972, có vào khoảng 800 ngàn trẻ em mồ côi lang thang trên các vỉa hè trong các đường phố ở Sài Gòn và một số thành phố khác, sống bằng nghề ăn mày, đánh giày, rửa xe, móc túi và dẫn khách làng chơi về cho chính chị gái và mẹ của chúng. Có vào khoảng 500 ngàn gái mại dâm và gái bán ba, trong đó có nhiều người là bà vợ của anh em quân nhân trong quân đội Nam Việt Nam. Họ phải làm cái việc ô nhục này để phụ cấp đồng lương chết đói của ông chồng không đủ nuôi cho một người. Ngoài ra, lại còn có khoảng 2 đến 3 triệu người, trong đó có những người già cả hay thương phế binh của quân đội Nam Việt Nam không thể nào tìm được công ăn việc làm. Vào năm 1974, tình trạng đói đã lan rộng ra nhiều nơi ở miền Nam. Theo cuộc thăm dò của anh em sinh viên Ca-tô thì ngay trong khu vực giàu có nhất trong thành phố Sàigòn, chỉ có 1/5 tổng số gia đình có đủ ăn, một nửa tổng số gia đình cho là có thể lo được mỗi ngày một bữa cơm và một bữa cháo bằng thứ gạo rẻ tiền nhất. Các gia đình còn lại đều đói. Đói và thất nghiệp đưa đến tội ác, tự tử và biểu tình trong khắp các vùng do chính quyền Nam Việt Nam quản lý.”

 

Chiến tranh Việt Nam

Banner quảng cáo “Đại nhạc hội xuân vùng 4 chiến thuật” ở Sài Gòn (1971).

 

Theo Thiếu Long Texas

Hậu quả chiến tranh Việt Nam

Theo các hồ sơ, tài liệu của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, sau đây là các loại bom mà không quân Hoa Kỳ sử dụng ở Việt Nam:

  • Bom phá MK-81, MK-82, MK-83, MK-84, M117A1, T55-E6 sử dụng để diệt mục tiêu bằng sóng xung kích và mảnh của vỏ bom.
  • Bom mảnh sử dụng các mảnh thân bom để tiêu diệt mục tiêu lộ thiên hoặc thiết giáp hạng nhẹ khi nổ.
  • Bom xuyên sử dụng để diệt các mục tiêu bọc thép, phá hủy những công trình kiên cố, đường hầm, địa đạo, công trình bê tông cốt thép bằng cách xuyên vào mục tiêu và nổ.
  • Bom cháy sử dụng để diệt mục tiêu, sát thương sinh lực, đốt cháy nhà cửa, cây cối.
  • Bom hóa học sử dụng để diệt sinh lực hoặc gây nhiễm độc địa hình và các phương tiện kỹ thuật bằng chất độc quân sự. Các loại bom hóa học Mỹ ném xuống Việt Nam thường chứa chất độc kích thích CS, chất độc tâm thần BZ, LSD, Mescalin pxyloxin….
  • Bom phát quang thường dùng để phát quang nhanh khu vực rừng rậm, mặt đất để dọn bãi cho trực thăng đổ bộ và bố trí trận địa pháo.
  • Bom chống tăng dùng hiệu ứng nổ lõm để diệt xe tăng, mục tiêu bọc thép khác và kho chứa….
  • Bom chùm thường sử dụng để sát thương diện rộng, có kết cấu bom mẹ chứa bom con.

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội Bùi Hồng Lĩnh cho biết kết quả điều tra trên cả nước có khoảng 66.000 km2 còn tồn đọng vật liệu bom, mìn. Ước tính còn khoảng hơn 600.000 tấn bom mìn đang tồn tại dưới đất. Hiện mới chỉ có khoảng 20% lượng bom, mìn được tháo gỡ. Bình quân mỗi năm có khoảng 20.000 ha đất được rà phá. Với tiến độ này, khoảng 300 năm nữa mới có thể loại bỏ được hết các loại bom mìn chưa nổ.

Bom mìn còn sót lại sau cuộc chiến này đã gây tổn thất nặng nề về sinh mạng, tài sản, đời sống của người dân, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Bom mìn đã cướp đi mạng sống của 10.529 người, làm 12.231 người bị thương, trong đó 25% các thương tích này là ở trẻ em lứa tuổi từ 14 tuổi trở xuống. Bom mìn do quân đội Hoa Kỳ mang đến Việt Nam tàn phá còn sót lại khoảng hàng trăm ngàn tấn, rải rác trên khắp cả nước, đặc biệt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ đã huy động hàng triệu người Mỹ, trong đó có 4.649.000 người dưới 20 tuổi, khoảng 40% các nhà khoa học vật lý, 260 trường đại học, khoảng 22.000 xí nghiệp lớn với khoảng 5,5 triệu công nhân phục vụ cuộc chiến. Trên 6 triệu người Mỹ sinh sống và sinh hoạt trong những vùng tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam, hậu quả là gần nửa triệu con lai Mỹ ra đời, nhiều người về sau vẫn không biết cha mình là ai, nhiều đứa trẻ phải sống trong các viện cô nhi cả trong và sau cuộc chiến.

Riêng năm 1968, mỗi ngày Mỹ chi phí cho chiến tranh Việt Nam lên đến khoảng 100 triệu USD, gấp 10 lần chi phí cho cuộc chiến chống nghèo đói ở Mỹ trong thời gian đó. Riêng những hậu quả về con người: Tính từ giữa năm 1961 đến năm 1974, đã có tổng số 57.259 người Mỹ đã tử trận ở Việt Nam. Nếu tính theo toàn bộ thời gian cuộc chiến, từ năm 1954 đến 1975 thì có tổng số 58.168 người Mỹ đã chết ở Việt Nam. Tháng 11 năm 1982, chính phủ Hoa Kỳ đã khánh thành Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam để tưởng niệm những công dân Mỹ đã chết ở Việt Nam, bản danh sách ban đầu gồm 57.939 người.

Số lượng quân nhân Mỹ bị mắc bệnh tâm thần trong và sau thời gian viễn chinh ở Việt Nam là nhiều nhất trong tất cả cuộc chiến mà quân đội nước này từng trải qua trong lịch sử, bao gồm cả cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở Bắc Triều  Tiên.

Nhiều nhà xã hội học Mỹ cũng xác nhận: Kể từ sau năm 1975 đến nay, năm nào cũng có những cựu binh Mỹ đã từng chinh chiến ở Việt Nam bị mắc phải “hội chứng Việt Nam”, vướng vào ma túy hoặc lạm dụng thuốc men, thuốc bán lậu trái phép, nghiện ngập, trầm cảm rồi tự sát.

Lần đầu tiên, trong cuộc họp báo chính thức vào năm 1988, chính phủ Mỹ buộc phải thừa nhận chính thức có khoảng 15% trong số lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam trở về bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng.

Cựu binh Jim Doyle và David Curry là 2 trong số khoảng 6 triệu quân Mỹ bị chính phủ họ đẩy vào “vũng lầy Việt Nam” qua các năm từ 1955 đến 1973 khi quân đội chủ lực rút về nước và 1975, khi Thủy quân Lục chiến Mỹ trở lại Việt Nam với chiến dịch Frequent Wind để bảo vệ an toàn cho 2 vạn sĩ quan “tùy viên quân sự” Mỹ.

Jim Doyle đã bị đẩy tới chiến trường Việt Nam khi mới 18 tuổi, mặc dù may mắn sống sót trở về, nhưng đến giờ người cựu binh này vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh: “Chiến tranh là địa ngục. Nó tác động ghê gớm đến con người như một vết thương không thể hàn gắn.”“Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, chiến tranh không chỉ lấy cắp thời thanh niên của tôi mà còn đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời tôi”.

(Tổng hợp)

Tại sao miền Nam Việt Nam cần được giải phóng?

Chúng ta thường hay nghe khẩu hiệu “giải phóng hoàn toàn miền Nam”, câu này có ý nghĩa là giải phóng nốt những vùng tạm chiếm còn lại ở miền Nam Việt Nam ngoài những vùng đã giải phóng, xóa bỏ tình trạng “mảnh da báo” đốm đen đốm trắng (vùng tạm chiếm, vùng giải phóng) ở miền Nam Việt Nam.

Như vậy, miền Nam Việt Nam đã được giải phóng khỏi những gì? Trước hết là khỏi sự chiếm đóng của quân đội Mỹ, sự thao túng, lũng đoạn của giặc ngoại xâm, ách đô hộ thực dân trá hình, và các tội ác chiến tranh của giặc xâm lược và tay sai bản xứ.

Sau giải phóng, miền Nam không còn bóng giặc, không còn tiếng bom đạn, không còn những ngày đêm vùng vẫy trong những nhà tù lớn, những trại tập trung được gọi là “Ấp chiến lược” đầy kẽm gai bao quanh, không còn những ngày đêm bị càn quét, không còn những trận càn, ruồng bố, khủng bố trắng, thảm sát, hủy diệt hàng loạt và những tội ác chiến tranh to lớn mà nhiều người coi là những tội ác diệt chủng, chống loài người.

Không còn những thảm cảnh giết người đốt nhà, thảm sát, “ba sạch” (phá sạch, giết sạch, đốt sạch). Không còn những cảnh phụ nữ, trẻ con bị hiếp rồi giết. Không còn những cảnh những bà cụ, ông lão bị lùa xuống mương rồi xả súng. Không còn những tên giặc giơ thủ cấp của người Việt yêu nước khoe khoang trước ống kính. Không còn những đạo luật giết người, “lê máy chém” khắp nơi.

Không còn bọn mật vụ Phượng Hoàng hàng ngày hàng giờ lùng sục bắt cóc, thủ tiêu. Không còn những tên lính giặc không coi người Việt là loài người như sĩ quan Mỹ Celina Dunlop đã tự bạch trên kênh BBC Anh ngữ tháng 3 năm 2008: “Phần lớn trong nhóm chúng tôi không coi người Việt là loài người.” Không còn những thảm kịch hành hạ, tra tấn, cắt bỏ các bộ phận cơ thể phụ nữ, trẻ em. Không còn ai bị đày ra Côn Đảo, Phú Quốc, bị nhốt trong những “chuồng bò”, “chuồng cọp”. Bom đạn và chất độc hóa học không còn rơi lên trên đất Việt, người Việt.

Không còn những bi kịch lính Mỹ đối đãi bất công, đánh đập, xử oan, “dội bom nhầm” lên một bộ phận lính ngụy, sĩ quan ngụy, giết “tổng thống” ngụy. Không còn những lần người Mỹ đem quân ngụy làm chuột bạch thí nghiệm và lùa lính ngụy đi vào chỗ chết. Không còn cảnh tượng lính Mỹ hãm hiếp, bắt làm nô lệ tình dục vợ con, người thân của lính ngụy. Không còn cảnh những cô gái Sài Gòn phấn son lòe loẹt với những chiếc váy không thể ngắn hơn đứng đầy ngoài đường chào mời lính Mỹ.

Không còn những căn cứ quân sự nước ngoài đầy kẽm gai bao quanh, hơn 6 triệu lượt quân viễn chinh và chư hầu tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, không coi ai ra gì, cướp – hiếp – giết khắp nơi, xâm hại chà đạp lên phẩm giá đạo đức, nhân phẩm người Việt và quyền con người.

Không còn những phận đời trôi nổi của gần nửa triệu con lai và trẻ mồ côi của hơn 6 triệu người Mỹ, khiến sau này hình thành một diện xuất cảnh chưa từng có tiền lệ trên thế giới là “diện con lai”.

Chiến tranh Việt Nam

Nhiều trẻ em con lai Mỹ được lính Mỹ đưa về Hoa Kỳ trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975.

 

Nông thôn và đô thị miền Nam cũng không còn những lần biểu tình bị đàn áp dã man bằng dùi cui, súng đạn. Những sân trường miền Nam không còn đổ máu, không còn những người dân, thanh niên, sinh viên miền Nam ngã xuống trước quân đội Mỹ và cảnh sát ngụy.

Nói chung, không còn hàng ngàn cuộc thảm sát ở miền Nam Việt Nam, không còn hàng chục ngàn tội ác của quân xâm lược trong 20 năm xâm lược miền Nam Việt Nam. Không còn những mảnh đời đau khổ, trong đó có cả lính ngụy và người thân của họ. Không còn cảnh người Mỹ lộng hành khắp miền Nam như đất vô chủ, muốn giết ai thì giết, từ phụ nữ, trẻ em, cụ già cho đến “tổng thống”.

 

Theo Thiếu Long Texas

Những đồng “đô-la đỏ” trong Chiến tranh Việt Nam

Trong không gian “Chứng tích chiến tranh của Mỹ ở Đà Nẵng và vùng phụ cận”, Bảo tàng Đà Nẵng đã sưu tầm và trưng bày những đồng “đô-la đỏ” của Mỹ lưu hành trong cuộc can thiệp vào chiến tranh Đông Dương (1946-1954) và can thiệp vào Việt Nam (1955-1975). Những đồng đô la ngộ nghĩnh này đã gây chú ý cho khách tham quan và thích thú cho nhiều người muốn tìm hiểu, nhất là lớp trẻ thời hậu chiến.

Thực chất những đồng bạc này không hẳn là màu đỏ, nhưng người ta gọi vậy để đối lại với đồng đô-la chính thống màu xanh. Từ sau Thế chiến thứ hai, với một bộ máy lãnh đạo và điều hành chiến tranh chuyên nghiệp, giới chức Mỹ đã cho ra đời một loại đô-la khác có mệnh giá quy đổi tương đương với đồng đô-la chính thống hiện hành, cung cấp cho nhân viên quân sự và dân sự tiêu dùng ngoài nước Mỹ có tên gọi Military Payment Certificate (MPC) được dịch là “phiếu quân dụng”.

Loại tiền này có mệnh giá từ tờ một cent đến tờ năm mươi đô-la… Kỹ thuật in ấn với hình ảnh, hoa văn trang trí cực kỳ tinh xảo, không khác gì tờ đô-la chính. Hoa văn trên giấy bạc có màu xanh, nâu, tím… Riêng tờ 50 cents và một đô-la là màu đỏ. Tất cả các tờ bạc đều ghi khuyến cáo: “Phiếu quân dụng chỉ được sử dụng trong các đơn vị, tổ chức quân đội Mỹ”. Mục đích của việc làm này là tránh cho đồng Mỹ kim, một loại ngoại tệ mạnh trong thanh toán quốc tế bị chảy ra nước ngoài nhiều nhằm bảo vệ cho nền kinh tế nước Mỹ.

Lợi cho nước Mỹ đồng nghĩa với gây tổn hại và nhiều hệ lụy xấu cho nước sở tại. Từ năm 1965 đến các năm sau, ở miền Nam Việt Nam đã có mặt 500 ngàn lính viễn chinh Mỹ, với đồng lương cao ngất và thói tiêu xài vung vít đồng “đô-la đỏ” của binh lính và bộ máy dân sự phục vụ chiến tranh của Mỹ đã gây xáo trộn cho nền kinh tế của ngụy quyền Sài Gòn. Hồi ký của ông Nguyễn Hữu Hanh, nguyên Thống đốc Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Sài Gòn thời bấy giờ kể:

“Tôi thường nói với những đối tác phía bên Mỹ và Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ rằng 500 ngàn du khách (con số lính Mỹ ở miền Nam) lương mỗi tháng 600 USD mỗi người, là một gánh quá nặng cho nền kinh tế bé nhỏ như miền Nam Việt Nam. Nếu như họ được phép tiêu xài thả cửa trên thị trường bản địa, điều đó sẽ tạo ra một áp lực khổng lồ trên mặt cung ứng sản phẩm và tỷ lệ lạm phát sẽ bùng nổ theo một chiều hướng tệ hại. Tôi cực lực yêu cầu những người lính Mỹ chỉ được tiêu xài trong phạm vi căn cứ của họ, và phải được cách ly khỏi nền kinh tế Việt Nam. Việc lính Mỹ xài quá nhiều tiền trong khi sống giữa khối dân chúng nghèo khổ, cùng với việc họ công tác bên cạnh những người lính Nam Việt Nam sống một đời cực nhọc nguy hiểm mà lương mỗi tháng chỉ 20 USD cho cả nhà mà có khi đến 9-10 người sẽ gây nên một vấn đề xã hội, chính trị hết sức đáng quan ngại. Trong những chuyến đi thị sát ở thôn quê, tôi thường nghe lính tráng Việt Nam so sánh đời sống của lính người Việt với lính Mỹ, về việc lính Mỹ ngoài 600 USD mỗi tháng còn có tất cả mọi tiện nghi khác như được tắm ngay trong rừng sau trận đánh (nước và xà phòng từ vòi sen chở trên trực thăng giội xuống), ăn thịt ngỗng trong ngày lễ Tạ ơn, quà bánh trong dịp lễ Giáng sinh……”. (*)

Chúng ta biết rằng có một bộ máy khổng lồ từ các nước, nhất là các nước thân Mỹ ở châu Á “ăn theo” chiến tranh Việt Nam bằng cung cấp dịch vụ hậu cần cho lính Mỹ (chỉ trừ vũ khí) và đây là cơ hội để họ giàu lên nhanh chóng. Trong các căn cứ đóng quân của Mỹ, bao thầu các cửa hàng cung ứng dịch vụ hàng hóa tiêu dùng, quà lưu niệm cho lính Mỹ chỉ có số ít người Việt, người Hoa Chợ Lớn, Hồng Kông, Đài Loan còn hầu hết là người Mỹ, Đại Hàn. Những tay buôn này nhìn thấy cơ hội làm ăn “hốt bạc” với hơn nửa triệu lính viễn chinh Mỹ ngày đêm đối diện với bao khó khăn, buồn chán và chết chóc. Họ nắm bắt được nhu cầu của lính Mỹ là cần gì sau những trận đánh, những chuyến hành quân… Chúng ta hãy nghe ông Nguyễn Hữu Hanh kể tiếp:

“Đánh hơi thấy một cơ hội lớn kinh doanh trong một cộng đồng đông đúc người Mỹ như vậy, một số lớn những tay kinh doanh Mỹ đã tới Việt Nam và làm giàu bằng cách cung cấp dịch vụ cho đám lính Mỹ. Nhiều người trong họ cung cấp hàng chợ đen, các cuộc giải trí bất hợp pháp (thoát y vũ, mại dâm, ma túy) bán đồng đô-la xanh, mua đô-la đỏ và tiền Việt Nam trong các thị trường đổi tiền bất hợp pháp; họ giàu lên rất lẹ và đồng thời gây nên nhiều xáo trộn trong thị trường hoán đổi tiền tệ. Tòa đại sứ Mỹ không thể làm gì được để ngăn chặn những hành động bất hợp pháp tai hại như vậy. Họ nói với tôi rằng nhân viên tòa đại sứ đã trao đổi với Bộ Nội vụ, Bộ Chỉ huy Cảnh sát Quốc gia nhưng không bao giờ được trả lời. Nhân viên chính quyền Sài Gòn không muốn bị dính líu vào những chuyện này, có lẽ vì họ không hiểu bao nhiêu về ảnh hưởng đối với nền kinh tế đất nước và cũng vì họ không muốn đụng tới công việc của người Mỹ, điều đó có thể gây rắc rối cho đời sống và công việc của họ mà không được lợi lộc gì”. (**)

Chúng ta thấy sự bất lực của giới chức Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong việc không ngăn chặn được các hoạt động làm ăn bất hợp pháp và các tệ nạn xã hội tràn lan trong các thành phố lớn ở miền Nam thời bấy giờ đã gây biết bao hậu họa, đau khổ và khó khăn cho đời sống nhân dân. Đồng bạc của chính quyền Sài Gòn lạm phát từ 170 – 200% mỗi năm (***). Bộ Chỉ huy Quân viễn chinh Mỹ cũng có đôi lần “bất ngờ” đổi tiền “đô-la đỏ” nhưng kết quả cũng không hạn chế được tiêu cực đó bao nhiêu.

Sau Hiệp định Paris tháng Giêng năm 1973, người Mỹ thua trận phải rút khỏi Việt Nam, đồng “đô-la đỏ” cũng theo chân lính Mỹ nhưng vẫn lưu hành một cách không chính thức đến năm 1975. Hiện nay đồng bạc này chỉ còn lại ở lác đác một vài nhà sưu tập tiền cổ.

Trưng bày những đồng “đô-la đỏ” ở Bảo tàng Đà Nẵng nhắc nhở một thời người Mỹ xâm lược miền nam Việt Nam không chỉ bằng tiếng súng.

Theo HÀ PHƯỚC MAI (Đà Nẵng cuối tuần)

(*), (**) Hồi ký Nguyễn Hữu Hanh: “Cuộc đời tôi”.

(***) Nigel Cawthorne: Chiến tranh Việt Nam được và mất, NXB Đà Nẵng 2007.

Đồng “đô la đỏ” trong chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam

Trong không gian “Chứng tích chiến tranh của Mỹ ở Đà Nẵng và vùng phụ cận”, Bảo tàng Đà Nẵng đã sưu tầm và trưng bày những đồng “đô-la đỏ” của Mỹ lưu hành thời chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Thực chất những đồng bạc này không hẳn là màu đỏ, nhưng người ta gọi vậy để đối lại với đồng đô-la chính thống màu xanh. Từ sau Thế chiến thứ hai, với một bộ máy lãnh đạo và điều hành chiến tranh chuyên nghiệp, giới chức Mỹ đã cho ra đời một loại đô-la khác có mệnh giá quy đổi tương đương với đồng đô-la chính thống hiện hành, cung cấp cho nhân viên quân sự và dân sự tiêu dùng ngoài nước Mỹ có tên gọi Military Payment Certificate (MPC) được dịch là “phiếu quân dụng”.

Loại tiền này có mệnh giá từ tờ một cent đến tờ năm mươi đô-la… Kỹ thuật in ấn với hình ảnh, hoa văn trang trí cực kỳ tinh xảo, không khác gì tờ đô-la chính. Hoa văn trên giấy bạc có màu xanh, nâu, tím… Riêng tờ 50 cents và một đô-la là màu đỏ. Tất cả các tờ bạc đều ghi khuyến cáo: “Phiếu quân dụng chỉ được sử dụng trong các đơn vị, tổ chức quân đội Mỹ”. Mục đích của việc làm này là tránh cho đồng Mỹ kim, một loại ngoại tệ mạnh trong thanh toán quốc tế bị chảy ra nước ngoài nhiều nhằm bảo vệ cho nền kinh tế nước Mỹ. Điều này, lợi cho nước Mỹ đồng nghĩa với gây tổn hại và nhiều hệ lụy xấu cho nước sở tại.

Chúng ta biết rằng có một bộ máy khổng lồ từ các nước, nhất là các nước thân Mỹ ở châu Á “ăn theo” chiến tranh Việt Nam bằng cung cấp dịch vụ hậu cần cho lính Mỹ (chỉ trừ vũ khí) và đây là cơ hội để họ giàu lên nhanh chóng. Những tay buôn này nhìn thấy cơ hội làm ăn “hốt bạc” với hơn nửa triệu lính viễn chinh Mỹ ngày đêm đối diện với bao khó khăn, buồn chán và chết chóc. Họ nắm bắt được nhu cầu của lính Mỹ là cần gì sau những trận đánh, những chuyến hành quân…

Tòa Đại sứ Mỹ đã không thể làm gì để ngăn chặn những hành động bất hợp pháp tai hại và các tệ nạn xã hội tràn lan trong các thành phố lớn ở miền Nam thời bấy giờ đã gây biết bao hậu họa, đau khổ và khó khăn cho đời sống nhân dân. Đồng bạc của chính quyền Sài Gòn lạm phát từ 170 – 200% mỗi năm . Bộ Chỉ huy Quân viễn chinh Mỹ cũng có đôi lần “bất ngờ” đổi tiền “đô-la đỏ” nhưng kết quả cũng không hạn chế được tiêu cực đó bao nhiêu.

Sau Hiệp định Paris tháng Giêng năm 1973, người Mỹ thua trận phải rút khỏi Việt Nam, đồng “đô-la đỏ” cũng theo chân lính Mỹ. Hiện nay đồng bạc này chỉ còn lại ở lác đác một vài nhà sưu tập tiền cổ.

Theo Bảo tàng Đà Nẵng

Bí mật dự án Popeye trong Chiến tranh Việt Nam

Dự án Popeye được tiến hành lúc bắt đầu mùa mưa, nhằm che giấu dư luận, làm như đó là một hiện tượng tự nhiên đặc trưng của thời tiết khu vực Đông Dương.

Trong Chiến tranh Việt Nam, bên cạnh bom đạn là những vũ khí sát thương trực tiếp, Mỹ còn sử dụng một vũ khí khác không kém phần nguy hiểm là “vũ khí thời tiết”.

Minh họa cơ chế hoạt động của việc gây mưa bằng hóa chất của Dự án Popeye trong chiến tranh Việt Nam.
Minh họa cơ chế hoạt động của việc gây mưa bằng hóa chất của Dự án Popeye trong chiến tranh Việt Nam.

Vũ khí thời tiết là phương thức tác động vào sự biến đổi của thời tiết để tạo ra những kiểu thời tiết gây bất lợi cho các hoạt động của đối phương thậm chí là phá hủy cơ sở hạ tầng, tiêu diệt hệ sinh thái trong khu vực mà nó được sử dụng.

Mượn bàn tay của thiên nhiên để tiêu diệt đối phương nên thời tiết được liệt kê vào một dạng vũ khí khi nó được sử dụng cho mục đích chiến tranh. Kỹ thuật tác động vào môi trường để phục vụ cho các mục đích quân sự được phát minh bởi một nhà toán học người Mỹ John von Neumann vào cuối những năm 1940.

Lúc đó ông Neumann nhận thấy rằng việc sử dụng kỹ thuật “gieo hạt vào đám mây” bằng tinh thể iốt bạc trộn lẫn với carbon dioxide có thể làm tăng sự ngưng tụ của hơi nước của các đám mây và gây mưa. Đỉnh điểm của công nghệ này được phát triển mạnh trong những năm chiến tranh lạnh và Việt Nam chính là nạn nhân đầu tiên của thứ vũ khí đáng sợ này.

Vào cuối năm 1965 khi những nỗ lực nhằm ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược trên đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ không đem lại kết quả mong muốn họ đã áp dụng một chiến lược vô cùng thâm hiểm là sử dụng thời tiết như một thứ vũ khí nhằm làm tê liệt tuyến đường chiến lược này.

Họ đã ứng dụng kỹ thuật của Neumann với mục đích kéo dài và làm trầm trọng thêm mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh đặc biệt là ở khu vực đi qua Lào. Chương trình được đặt mật danh là Dự án Popeye.

Máy bay WC-130 được sử dụng cho nhiệm vụ rải hóa chất gây mưa vào các đám mây nhằm biến chúng thành một thứ vũ khí.
Máy bay WC-130 được sử dụng cho nhiệm vụ rải hóa chất gây mưa vào các đám mây nhằm biến chúng thành một thứ vũ khí.

Dự án Popeye được đề xuất bởi tham mưu trưởng liên quân Mỹ vào ngày 10/08/1966 và được Bộ tư lệnh hỗ trợ quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam COMUSMACV và Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương CINCPAC đồng tình ủng hộ.

Lúc đó các nguồn tin tình báo của CIA cho biết miền Bắc đang gia tăng các hoạt động vận chuyển hàng hóa qua khu vực sông Sê Kong ở Nam Lào nhưng hoạt động tại đây đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chất lượng đường sá rất kém. Thông tin này càng làm cho những “cái đầu ảo tưởng” của quân đội Mỹ tin rằng việc thay đổi thời tiết tại khu vực này sẽ làm phá sản hoàn toàn kế hoạch của Bắc Việt.

Để phục vụ cho Dự án này Mỹ đã sửa đổi một số chiếc WC-130 làm nhiệm vụ rải hóa chất gây mưa vào trong các đám mây. Vào đầu tháng 09/1966 thời điểm chuẩn bị bắt đầu mùa mưa ở miền Trung Việt Nam, Không quân Mỹ đã tiến hành khoảng 50 phi vụ thí điểm rải hóa chất gây mưa dọc theo các khu vực sông Sê Kong.

Dự án được tiến hành ngay trong thời điểm bắt đầu mùa mưa nhằm che giấu các nước trong khu vực, làm như đó là một hiện tượng tự nhiên đặc trưng của thời tiết khu vực Đông Dương và hoàn toàn không có sự can thiệp của Mỹ.

Mỹ đã thực hiện tới 2.600 phi vụ rải hóa chất gây mưa nhằm cản trở hoạt động thậm chí là làm tê liệt đường mòn Hồ Chí Minh.

Mỹ đã thực hiện tới 2.600 phi vụ rải hóa chất gây mưa với ảo tưởng có thể cản trở hoạt động thậm chí là làm tê liệt đường mòn Hồ Chí Minh.

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy có đến 85% những đám mây được rải hóa chất đã gây mưa, lượng mưa trung bình tăng thêm 30%, mùa mưa có thể kéo dài thêm từ 30-45 ngày so với trước. Sự thành công ban đầu này đã khiến COMUSMACV lên kế hoạch thực hiện nó trên toàn Việt Nam.

Dự án Popeye đã mở rộng từ khu vực sông Sê Kong ra phía Tây Bắc Việt Nam, khu vực thung lũng A Sầu và sang cả khu vực đông bắc Campuchia. Dự án Popeye kéo dài cho đến tận tháng 07/1972. Thông tin về Dự án Popeye bắt đầu bị rò rỉ vào đầu năm 1972 khi Jack Anderson (người được mạnh danh là cha đẻ của báo chí điều tra hiện đại) công bố việc Mỹ sử dụng các phương thức thay đổi thời tiết như một thứ vũ khí trong chiến tranh Việt Nam trên tờ Bưu điện Washington.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là Melvin Laird đã báo cáo trước Quốc hội Mỹ rằng thông tin mà Jack Anderson nêu ra “là một câu chuyện hoang đường và hoàn toàn sai sự thật”. Tuy vậy, trong một tài liệu mật bị rò rỉ vào năm 1974, Bộ trưởng Melvin Laird thừa nhận lúc đó ông ta buộc phải nói dối để che đậy một dự án quốc phòng bí mật nếu tiết lộ có thể dẫn đến sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Các con số được công bố sau này cho thấy, trong suốt quá trình thực hiện Dự án Popeye, Không quân Mỹ đã thực hiện hơn 2.600 chuyến bay rải vào các đám mây 47.000 đơn vị iốt bạc hoặc I ốt chì với tổng chi phí 21,6 triệu USD.

Bất chấp những nỗ lực kéo dài mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ, hàng hóa từ phía Bắc vẫn ào ào tiến về phía Nam góp phần quan trọng trong công cuộc  giải phóng đất nước. Ảnh tư liệu.
Bất chấp những nỗ lực kéo dài mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ, hàng hóa từ phía Bắc vẫn ào ào tiến về phía Nam góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng đất nước. Ảnh tư liệu.

Mặc dù không có thống kê chính xác nào về hiệu quả mà Dự án Popeye mang lại cho lực lượng Mỹ tại Việt Nam cũng như những thiệt hại mà nó gây ra cho quân đội Việt Nam, nhưng Dự án Popeye bị coi là một hành động vô nhân đạo. Việc kéo dài mùa mưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, đe dọa mùa màng cũng như gây lũ lụt có thể nguy hiểm đến tính mạng dân thường.

Nếu mở rộng việc thực hiện việc thay đổi thời tiết như một thứ vũ khí thậm chí có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn đe dọa sự ổn định sinh thái trong khu vực. Sự kiện Mỹ sử dụng vũ khí thời tiết trong chiến tranh Việt Nam đã vấp phải sự phản đối gay gắt của công đồng quốc tế.

Trước tình hình đó Thượng nghị sĩ Mỹ Claiborne Pell và dân biểu Donald Fraser đã phát động một chiến dịch vận động chính trị về việc cấm sử dụng việc thay đổi thời tiết như một thứ vũ khí nhằm chống lại một quốc gia nào đó.

Đến tháng 05/1977, đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước ENMOD quy định việc cấm sử dụng các biện pháp thay đổi thời tiết nhằm mục đích gây thiệt hại hoặc phá hủy hệ sinh thái chống lại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Hiện tại có 76 nước tham gia đầy đủ vào Công ước ENMOD trong đó có Việt Nam, 48 nước khác chỉ ký mà chưa tham gia đầy đủ.

Minh Đức – theo Trí Thức Trẻ

Mỹ dùng ‘vũ khí thời tiết’ trong Chiến tranh Việt Nam

Quân đội Mỹ từng sử dụng những kỹ thuật thay đổi thời tiết trong Chiến tranh Việt Nam, chẳng hạn như rải tinh thể bạc iodide để tăng thời gian của mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa từ miền bắc vào miền nam trở nên khó khăn hơn.

Khả năng tạo ra những trận siêu bão của con người giờ không chỉ là những điều tồn tại trong phim khoa học viễn tưởng.

Natural News vừa tiết lộ một bí mật về việc Mỹ đang âm thầm phát triển một chương trình vũ khí mang tên HAARP (High Frequency Active Auroral Research Program, tạm dịch là “Chương trình nghiên cứu hoạt động cực quang cao tần”). Về lý thuyết, đây là chương trình tạo ra một liên kết radio trên một khoảng cách rất xa nhờ vào tầng điện ly của bầu khí quyển để kết nối các hoạt động của Hải quân Mỹ trên toàn thế giới.

Trạm an-ten phát tần số cao tần của chương trình HAARP của Mỹ nhằm tác động vào sự thay đổi của tầng điện ly từ đó kiểm soát việc thay đổi thời tiết.

Diễn biến thời tiết ở trên mặt đất phụ thuộc rất lớn vào những thay đổi ở tầng điện ly. Nếu con người hiểu sự biến đổi của tầng điện ly thì chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát việc thay đổi thời tiết ở trên mặt đất. Chương trình HAARP sử dụng các máy phát tần số cao truyền tín hiệu vào tầng điện ly để nghiên cứu những thay đổi do nó tạo ra.

Một báo cáo của Duma quốc gia Nga cho biết: “Mỹ đang có kế hoạch thực hiện các thí nghiệm với quy mô lớn hơn với chương trình HAARP nhằm tạo ra một thứ vũ khí thời tiết có khả năng phá vỡ các hoạt động liên lạc bằng sóng vô tuyến đối với các thiết bị trên tàu vũ  trụ, vệ tinh, tên lửa, gây ảnh hưởng đến mạng lưới điện trên mặt đất cũng như các đường ống dẫn dầu và khí đốt”.

Các nhà khoa học còn cho rằng, chương trình HAARP có khả năng tạo ra những kiểu thời tiết bất thường như các trận siêu bão, hạn hán, lũ lụt, tuyết rơi làm phá hủy hệ thống sinh thái và nông nghiệp của đối phương, gây bất ổn và làm kiệt quệ nền kinh tế của đối phương, khiến họ phải phụ thuộc vào viện trợ hay nhập khẩu lương thực từ Mỹ và các nước phương Tây khác.

TheWeatherSpace  cho rằng, Không quân Mỹ đã từng tạo ra một trận lốc xoáy ở bang Oklahoma trong khuôn khổ chương trình HAARP của họ. Ảnh minh họa.

Tới nay Mỹ đã triển khai chương trình HAARP trên thực tế. Theo Global Research, Mỹ đã bí mật lắp đặt 132 máy phát tần số cao tần ở bang Alaska để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tầng điện ly. The Weather Space từng tiết lộ, Không quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm kỹ thuật tạo lốc xoáy ở bang Oklahoma. Tuy nhiên, Không quân Mỹ đã phủ nhận tin này.

Mặc dù chương trình HAARP vẫn còn là một ẩn số nhưng quân đội Mỹ từng sử dụng những dạng vũ khí thời tiết trong chiến tranh tại Việt Nam.

Từ ngày 20/3/1967-5/7/1972, Không quân Mỹ đã tiến hành chiến dịch Popeye nhằm làm trầm trọng hơn mùa mưa tại Lào, đặc biệt là các khu vực đường mòn Hồ Chí Minh, gây khó khăn cho các hoạt động tiếp tế hàng hóa.

Trong chương trình này, Không quân Mỹ đã sử dụng các máy bay rải tinh thể bạc iodide nhằm tăng cường sự tích tụ của các đám mây nhằm gây mưa trên mặt đất. Chiến dịch Popeye đã khiến mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh kéo dài thêm từ 30 đến 45 ngày. Lượng mưa tăng thêm khoảng 30% so với thông thường.

Việc mùa mưa kéo dài khiến các tuyến đường trở nên lầy lội, các khe suối luôn đầy lũ dữ khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa từ miền bắc vào miền nam trở nên khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn và tốn kém hơn. Chiến dịch Popeye làm thay đổi thời tiết trên đường mòn Hồ Chí Minh đã đạt được những thành công nhất định.

Trong chiến dịch bao vây Khe Sanh năm 1968 , Không quân Mỹ cũng sử dụng một dạng vũ khí thời tiết khác là sử dụng muối để làm tan sương mù trên mặt đất từ đó tạo thuận lợi hơn cho các hoạt động chi viện hỏa lực đường không của họ.

Việc nghiên cứu và can thiệp, góp phần thay đổi thời tiết sẽ có tác dụng nhất định trong việc chống lại biến đổi khí hậu do sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, nó cũng kéo theo nguy cơ vô cùng lớn khi trở thành một thứ vũ khí.

Một khi đã kiểm soát được việc thay đổi thời tiết, con người có thể sử dụng nó cho những mục đích bất chính. Khi đó, vũ khí thời tiết sẽ là thảm họa đối với nhân loại nếu không được ràng buộc bởi luật pháp quốc tế.

Quốc Việt

Theo TTT

Mỹ lục lại ký ức cựu binh chiến tranh Việt Nam

Robert Szponder, 17 tuổi, là một anh chàng đẹp trai có đôi mắt màu xanh dương. Darlene Bernard vừa bước sang tuổi 15, cô học năm thứ nhất trung học. Họ ngồi tán chuyện trong căn nhà nhìn ra biển ở Miami.

[Caption]
Bức họa Robert Szponder được đóng góp để xây dựng “bức tường ảnh” của Quỹ Tưởng niệm Cựu binh chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Miami Herald

Szponder sẽ chết trong chiến tranh ở Việt Nam vài năm sau đó.

Nhưng lúc này, anh và bạn gái mải mê cười đùa vô tư và thắm thiết. Họ đã có những buổi chiều cùng nhau trên bãi biển tưởng chừng như kéo dài vô tận, họ nắm tay nhau, họ cùng nhau nói về tương lai của hai đứa, cho đến khi mà Szponder lên đường nhập ngũ vào mùa hè năm 1968, cách xa bạn gái hàng nghìn dặm.

Hai năm sau, thi thể của Szponder được đưa trả về vùng phía nam Florida. Anh chết bởi một phát bắn trúng tim tại chiến trường Bình Định năm 1970. Robert Allan Szponder khi đó mới chỉ 21 tuổi. Bạn gái của Szponder giữ kín những tấm hình của họ mãi tới 40 năm sau.

Một dự án xây dựng trung tâm về giáo dục chiến tranh Việt Nam, nơi hơn 58.000 lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc can thiệp quân sự, đang kêu gọi dân chúng cung cấp các tài liệu về những người đã thiệt mạng hoặc mất tích. Bernard, nay có cơ hội chia sẻ những kỷ niệm về bạn trai xưa, đã lục tìm nơi bà cất giấu những kỷ niệm riêng. Những bức ảnh và câu chuyện về mối tình say đắm của họ là đóng góp nhỏ bé cho chiến dịch tìm kiếm thông tin ở tầm quốc gia, nhằm hàn gắn những lỗ hổng còn lại của chiến tranh.

Trên bức tường tưởng niệm chiến tranh ở Việt Nam, The Wall, tên của những người đã chết được khắc lên đá. Giờ đây, cùng với những bức ảnh, những chi tiết nhỏ nhất từ trong ký ức được khơi lại, để cho mỗi cái tên được nhớ đến đầy đủ hơn.

Bernard, giờ là một phụ nữ 62 tuổi, nói: “Bobby là tình yêu của cuộc đời tôi. Tôi muốn tất cả mọi người biết rằng, Bobby là một người tốt. Ông ấy có tính cách cũng như khiếu hài hước tuyệt vời”.

[Caption]
Darlene Bernard tìm tên của Robert Szponder trên Bức tường ghi danh các Cựu binh chiến tranh Việt Nam năm 1998. Ảnh: Miami Herald

Trong hơn 58.000 cái tên trên bức tường tưởng niệm, còn hơn 26.000 tên chưa có ảnh hay những câu chuyện đi kèm để mọi người có hình dung rõ hơn về người lính đó. Vì thế dự án nói trên đang kêu gọi thu thập các hình ảnh, câu chuyện, từng chi tiết xoay quanh những người đã chết hoặc mất tích trong chiến tranh, xây dựng nên một phần mới có tính tương tác hơn khu tưởng niệm, dự kiến mở cửa năm 2014.

“Những bức hình là rất quan trọng đối với trung tâm và cho khách tham quan. Chúng đưa một con người trở lại cuộc sống thực, đưa đến trước mắt chúng ta những gương mặt”, Jan C.Scuggs, chủ tịch quỹ tưởng niệm các cựu chiến binh Việt Nam cho biết.

“Chỉ riêng những cái tên thôi đã có một sức mạnh khủng khiếp rồi, nhưng khi bạn nhìn nó cùng với một hình ảnh, có một điều gì đó khác biệt sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng xúc động. Có lẽ đâu đó một chút cảm giác ớn lạnh nếu đơn giản chỉ là một cái tên và phần ảnh thì bị bỏ trống”.

The Wall, khánh thành năm 1982, thu hút khoảng 4,5 triệu khách tham quan mỗi năm. Họ đến đây để tìm kiếm những cái tên thân thuộc của người thân, và cũng để đánh giá đúng mức độ của sự mất mát lớn đến thế nào.

Đài tưởng niệm được trải dài trên hai bức tường, mỗi bức lại chứa 72 bảng ghi riêng biệt. Tên của Szponder được ghi lại trên đó. Hơn một nửa trong số 58.282 cái tên trên tường có một bức ảnh đi kèm hay hồ sơ lý lịch, với hy vọng rằng rồi tất cả những người đã phục vụ trong quân đội Mỹ cuối cùng cũng sẽ được nhớ đến, và sẽ không có câu chuyện nào phải rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, chiến tranh thì đã kết thúc hơn 38 năm về trước và những ký ức thì đang mờ nhạt dần.

“Điều cấp bách hiện giờ là chúng ta cần phải tìm được những bức ảnh đó trước khi quá muộn”, Scruggs, một quân nhân từng bị thương, từng được trao tặng huân chương cựu chiến binh Việt Nam, người đã đi đầu trong những nỗ lực thu thập thôn tin cho bảo tàng, nói.

“Chỉ cần mỗi ngày chúng ta nhận được một bức ảnh… Bây giờ rất nhiều trong số đó được gửi đến từ những người anh chị em ruột, trong khi cha mẹ thì đã ở độ tuổi 80-90. Đôi lúc chúng tôi nhận được những bức ảnh hết sức chân thực từ Việt Nam, nơi mà những người bạn thân thiết đã chụp được và đem nó trở lại khi họ quay về”.

Năm 2003, tổng thống Mỹ George W.Bush đã ký đạo luật cho phép  xây dựng một cơ sở giáo dục dưới lòng đất gần The Wall như một cách giúp các thế hệ tương lai hiểu và đánh giá đúng những di sản để lại.

Một trung tâm như vậy, ước tính mức giá vào khoảng 95 triệu USD, sẽ cung cấp những hình ảnh, hiện vật và câu chuyện về những người đã bị quên lãng.

my-2-5563-1380340734.jpg
Mike Carricarte là anh trai của Louis Carricarte (ảnh đen trắng), một binh sĩ thiệt mạng tại chiến trường Việt Nam năm 1963. Mike ngồi trầm ngâm bên di ảnh và bộ quân phục của em trai trong nhà tại Miami. Ảnh: Miami Herald

Jameson Barton từ Miami, 23 tuổi, thiệt mạng trong một tai nạn trực thăng quân sự vào ngày 18/10/1971. Dì của anh ấy, bà Wanda đã gửi tới cho trang web của dự án những bức hình của anh khi còn nhỏ và cả những bức khi đã trưởng thành, lúc anh đang đứng cạnh một chiếc máy bay.

Một người bạn của Barton, David Henson, thì viết: “Tôi từng là người hướng dẫn nhảy dù của Jamie, chúng tôi đã có rất nhiều những kỷ niệm vui cùng nhau ở Đại học Florida và những khu nhảy khác ở Florida. Khi tàu cập bến Việt Nam, anh ấy chợt dừng lại và muốn thực hiện một cú nhảy cùng tôi….tôi chắc rằng đó là lần cuối cùng anh ấy thỏa sức bay lượn trên bầu trời. Chúng tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời cùng nhau”.

Năm 1966, John T.Weaver và Richard Alfred Wardrobe, thuộc Fort Lauderdale, trở thành bạn thân, họ cùng học tại Học viện quân sự Miami với nhau. Chỉ 3 tháng sau sinh nhật thứ 18 của mình (tháng 6/1967), Wardrobe, một lính thủy đánh bộ, đã thiệt mạng ở Quảng Trị.

“Anh ấy là người thông minh, chu đáo nhưng nóng vội. Chúng tôi đã hỗ trợ, giúp đỡ nhau rất nhiều. Sau khi hoàn thành năm thứ 2, tôi chuyển sang theo học một trường khác… Lần cuối tôi nhìn thấy anh ấy là lúc chúng tôi ôm tạm biệt vào tháng 6 năm 1966”, Weaver viết trong một cuốn hồi ký năm 2004. “Giờ đây, đã 37 năm trôi qua, tôi vẫn nghĩ về anh ấy, vẫn nhớ khuôn mặt, vẫn cảm nhận được sự nóng vội, và vẫn nhớ anh ấy”. Bức ảnh của Wardrobe mặc bộ đồng phục đã được gửi dự án bảo tàng từ một nhóm gia đình và những người bạn giấu tên.

Tuy nhiên, với những cái tên khác, không có một bức ảnh nào cho họ, không có chút hồi ức cá nhân nào, thậm chí là những thông tin cơ bản nhất. Bên cạnh tên của họ vẫn còn khoảng trống.

Hoàng Linh (Miami Herald/VNExpress)

Chiến tranh Việt Nam từ một góc nhìn

Mặc dù đã lùi vào dĩ vãng, nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ tiến hành trên đất nước Việt Nam 37 năm trước đây vẫn còn hết sức nặng nề. Những bài học lịch sử từ cuộc chiến tranh đó cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, bởi nó không chỉ lý giải về sự thất bại của cường bạo trước sức mạnh chính nghĩa mà còn cảnh tỉnh những người vẫn mơ hồ tin vào cái gọi là sứ mệnh “mở rộng dân chủ” như vẫn thường được tuyên truyền. Nỗi đau khôn nguôi!

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã trút xuống hai miền Nam, Bắc Việt Nam một khối lượng bom lớn hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào do Mỹ thực hiện trước đó. Cuộc khủng bố đẫm máu ở Mỹ Lai, B52 rải thảm ở Khâm Thiên và chiến dịch rải chất độc da cam trên một diện tích rộng trong chiến tranh chỉ là số ít trong hàng nghìn tội ác mà quân đội Mỹ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam.

Trong vụ thảm sát ở Mỹ Lai, lính Mỹ đã giết hại hơn 500 người, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Vụ việc đã từng bị cố tình che đậy gần hai năm trời, và chỉ sau khi báo chí điều tra ra, sự thật mới bị phơi bày. Nhiều tờ báo ở Mỹ lúc đó bình luận: “Nước Mỹ và người Mỹ không thể không gánh nặng cảm giác tội lỗi và sự day dứt của lương tâm trước những gì diễn ra ở Mỹ Lai”.

Và cũng tương tự như vậy, cho đến hôm nay, nỗi kinh hoàng trong vụ thảm sát phố Khâm Thiên – khu phố đông dân nhất của Hà Nội, tháng 12-1972 bằng bom B52 của không lực Hoa Kỳ vẫn chưa phai mờ trong tâm trí mỗi người dân Hà Nội. Chỉ trong đêm 26-12-1972, toàn bộ 6 khối phố của Khâm Thiên bị phá huỷ, gần 2.000 ngôi nhà bị sập, trong đó có 534 căn nhà sập hoàn toàn. Bom B52 đã cướp đi 283 sinh mạng, trong đó có 40 cụ già, 91 phụ nữ, 55 trẻ em, làm bị thương 266 người. Nhiều gia đình không còn ai sống sót. Tại Bệnh viện Bạch Mai, nhiều phòng bệnh đã bị bom Mỹ đánh sập cùng với các bệnh nhân và nhân viên y tế. Hồi tưởng lại những gì đã xảy ra ngày đó, một nạn nhân sống sót đã bày tỏ, chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng mỗi lần đến ngày lễ Giáng sinh, ông lại thấy đau âm ỉ trong lòng vì cảnh tang thương ngày ấy. Giờ đây, sau gần 40 năm, những dấu tích chiến tranh dường như không còn nữa, nhưng bức tượng người phụ nữ bồng xác đứa con thơ đứng đau đớn, lặng lẽ trên phố Khâm Thiên sẽ là một bằng chứng chiến tranh còn lại mãi với thời gian. Năm đó, Đức Chúa trời hẳn đã chứng kiến một mùa Giáng sinh đau thương ở Hà Nội và buồn ở Oa-sinh-tơn.

Chưa hết, có lẽ dã man nhất là việc quân đội Mỹ sử dụng chất độc màu da cam/dioxin dội xuống các chiến trường miền Nam Việt Nam. Những hậu quả của chất dioxin đối với người Việt Nam đến nay vẫn còn hết sức nặng nề với khoảng 4,8 triệu nạn nhân bị ảnh hưởng và 150.000 trẻ em bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra. Hậu quả bi thảm này không biết sẽ kéo dài đến bao giờ và qua bao nhiêu thế hệ. Trong tuyên bố phản đối Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bác đơn thỉnh cầu của các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam ngày 2-3-2009, Hội đồng Hòa bình Mỹ khẳng định: đây là sự vi phạm thô bạo của quân đội Mỹ về quyền con người, một tội ác nghiêm trọng chống lại loài người, đồng thời lên tiếng phê phán chính quyền và các công ty hóa chất Mỹ đã lẩn trốn trách nhiệm và che dấu sự thật trước dư luận.

Nhắc lại những ký ức đau thương trong chiến tranh, người viết bài này không nhằm khơi lại mối thù đã qua, mà chỉ nhằm khẳng định một điều: bạo lực và chiến tranh không phải là phương thức giải quyết các vấn đề của thế giới đương đại.

Chiến tranh đã thực sự kết thúc?

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, có khoảng 58.000 lính Mỹ bị thiệt mạng, hơn 300.000 người lính khác bị tàn phế, mang trong mình thương tật và di chứng da cam/dioxin. Nước Mỹ đã tiêu tốn trên 900 tỉ USD cho cuộc chiến tranh (cả trực tiếp và gián tiếp), một cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ mà không thu được một kết quả nào ngoài sự thất bại ê chề.

Điều đáng nói ở đây là, mặc dù chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng những mặc cảm tội lỗi, những lý giải về sự thất bại của quân đội Mỹ vẫn canh cánh trong lòng nước Mỹ.

Lần đầu tiên, vào năm 1988, chính phủ Mỹ buộc phải thừa nhận có khoảng 50.000, tức là 15% trong số lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam trở về vẫn còn bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Một số do mặc cảm về những tội ác gây ra cho người dân Việt Nam, khi họ cầm súng bắn giết những con người vô tội, trong tay không một tấc sắt để tự vệ. Số khác, cho đến nay vẫn không hiểu lý do vì sao mình lại phải cầm súng “chiến đấu” tại Việt Nam, chiến đấu với ai và chiến đấu vì cái gì?

Cựu binh Jim Doyle và David Curry chỉ là hai trong số hàng chục nghìn người bị dăn vặt trong cảm giác tội lỗi. Jim Doyle đã bị đẩy tới chiến trường Việt Nam khi mới 18 tuổi, mặc dù may mắn sống sót trở về, nhưng đến giờ người cựu binh này vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh: “Chiến tranh là địa ngục. Nó tác động ghê gớm đến con người như một vết thương không thể hàn gắn”, và, “Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, chiến tranh không chỉ lấy cắp thời thanh niên của tôi mà còn đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời tôi”.

Cũng giống như Jim Doyle, cựu nhân viên tình báo Mỹ David Curry cũng không thể thoát khỏi những sợ hãi, căng thẳng về tâm lý khi hồi tưởng về quá khứ chiến tranh. Đến nay, ông vẫn không tin mình đã từng tham chiến tại Việt Nam. Nó như một giấc chiêm bao, chợt đến, chợt đi. Ông nói: “Tất cả những hồi tưởng của quá khứ vẫn còn nguyên vẹn trong tôi cho đến ngày nay và nó khiến tôi thực sự xúc động. Không một người nào ở thế hệ chúng tôi từng sống những ngày tháng đó lại không xúc động, dù có nhiều khi tôi không tin rằng chúng tôi từng có thời gian ở đó”.

Sau khi chiến tranh kết thúc, ngày càng có nhiều hồi ký chiến tranh Việt Nam với những lời thú tội và sám hối thật lòng xuất hiện ở Mỹ. Nhiều cựu binh Mỹ đã trở lại chiến trường xưa để tìm cách làm vơi đi những mặc cảm tội lỗi. Trường hợp của hai anh em nhà Frederic Whitehurst (còn gọi là Fret) với hành trình 35 năm lưu giữ cuốn nhật ký của liệt sỹ bác sỹ Đặng Thùy Trâm và cuộc hành trình 39 năm lưu giữ kỷ vật của liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm của cựu binh Hom-mơ Xtet-đi chỉ là những ví dụ điển hình về sự sám hối tội lỗi. Nhiều tờ báo ở Mỹ đánh giá, đối với những người Mỹ, việc phổ biến quyển nhật ký Đặng Thùy Trâm do cựu sỹ quan Hoa Kỳ Frederic Whitehurst từng tham chiến tại Việt Nam lưu giữ trong mấy chục năm qua và những cuộc hội ngộ đầy cảm động giữa ông và gia đình bác sỹ Đặng Thùy Trâm tại Hà Nội ”đã giúp khép lại một phần nào đó nỗi đau của một thế hệ người Mỹ mang trên mình vết thương chiến tranh”. Còn Hom-mơ, sau khi bắn chết và chôn cấtchiến sỹ giải phóng quân Hoàng Ngọc Đảm trong một vụ đụng độ giáp lá cà (ngày 18-3-1969 tại chiến trường Gia Lai) đã đem kỷ vật của người chiến sỹ này về nước Mỹ và gìn giữ suốt 39 năm. Sau những năm sống trong nỗi ám ảnh, người cựu binh này đã quay lại Việt Nam, tìm về gia đình chiến sĩ Đảm để tạ tội và xin được đi tìm hài cốt chiến sĩ Hoàng Ngọc Đảm. Và, ông ta đã khóc bên nấm mồ của người chiến sỹ giải phóng quân. Những giọt nước mắt thành thật và đầy hối hận giữa rừng núi âm u thật thê thảm, nhưng nó đã giúp người cựu binh già này phần nào vơi đi những ám ảnh tội lỗi hành hạ ông bấy lâu nay.

Các nhà xã hội Mỹ xác nhận, kể từ sau năm 1973 đến nay, năm nào cũng có những cựu binh Mỹ trở về từ Việt Nam tự sát do mặc cảm tội lỗi bằng những cách thức ghê rợn.

Vết thương chiến tranh Việt Nam vẫn len lỏi tới từng gia đình Mỹ, che phủ hành lang quyền lực tại Oa-sinh-tơn và chia rẽ xã hội Mỹ. Cựu phóng viên chiến trường G.Gan-lô-guây (J.Galloway) nói: hãy hỏi chuyện các gia đình vừa đón hài cốt cha anh họ trở về, hãy gặp những người ngày đêm đến đứng trước bức tường tưởng niệm lính Mỹ tại Oa-sinh-tơn, hãy đến thăm những cựu binh bị thương tật, bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam để xem chiến tranh đã thực sự chấm dứt hay chưa?

Hình ảnh chiếc trực thăng đưa những người Mỹ cuối cùng rời khỏi nóc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn buổi trưa ngày 30-4-1975 vẫn ám ảnh nước Mỹ cho đến hôm nay. Đối với họ, cuộc chiến tranh này vẫn còn chưa thực sự kết thúc vì những hậu quả nó để lại thật sâu sắc và dai dẳng.

Bài học nào rút ra từ sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến?

Một bài học quan trọng được rút từ cuộc chiến tranh Việt Nam là “văn hóa súng đạn” phương Tây không thể khuất phục được văn hóa truyền thống phương Đông.

Trong cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tháng 3-2007 tại tiểu bang Tếch-dát, các học giả Mỹ đã phân tích những nguyên nhân thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh này, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa. Cuộc hội thảo này đã đi đến kết luận: sự thiếu hiểu biết của Hoa Kỳ về văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của Mỹ trên chiến trường. Không ai phủ nhận sức mạnh số một về kinh tế, quân sự, kỹ thuật của Mỹ. Nhưng, đó không phải là sức mạnh vô địch.

Lịch sử chiến tranh đã chứng minh, sức mạnh của đồng đô-la và bom đạn Mỹ không khuất phục được tinh thần yêu nước và truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Học giả Giêm Bru-tơn phát biểu, những nỗ lực của Hoa Kỳ ở Việt Nam phản ánh sự thiếu chuẩn bị về văn hóa cho chiến trường. Đây chính là một phần của văn hóa Mỹ, vốn không chú trọng tới yếu tố văn hóa trong các cuộc xung đột quốc tế. Còn học giả Vê-rôn nhận xét, từ cuộc chiến Việt Nam, có thể rút ra một trong những bài học quí giá là cần phải hiểu rõ kẻ thù của mình… Điều đó người Mỹ đã không làm được ở Việt Nam nên phải gánh chịu nhiều thương tổn.

Thế giới đã bước sang giai đoạn mới của lịch sử, trong đó, hòa bình, hợp tác và phát triển đã trở thành xu thế chủ yếu của thời đại; tư duy sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các vấn đề quốc tế đã trở nên lỗi thời. Lịch sử chiến tranh khẳng định với nhân loại một điều: chiến tranh và bạo lực cường quyền không giải quyết được vấn đề gì ngoài việc khoét sâu hận thù giữa các dân tộc và chia rẽ thế giới. Tuy nhiên, các thế lực hiếu chiến không nghĩ như vậy, họ vẫn đang xoay xở mọi cách để gây ra các cuộc chiến tranh nhằm trục lợi từ những cuộc chiến đó. Vì thế, những bài học lịch sử từ cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam vẫn còn giữ nguyên giá trị, bởi nó không chỉ lý giải về sự thất bại của cường bạo trước sức mạnh chính nghĩa mà còn cảnh tỉnh những người vẫn mơ hồ tin vào cái gọi là sứ mệnh “mở rộng dân chủ” như vẫn thường được tuyên truyền. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình vẫn luôn là mục tiêu và khát vọng cháy bỏng của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới./.

Trần Minh Tơn (theo TCCS)

Hội chứng chiến tranh Việt Nam trong điện ảnh Mỹ

chien tranh viet nam

Cuộc chiến tranh xâm lược mà đế quốc Mỹ triển khai tại Việt Nam là một trong những cuộc chiến nổi tiếng nhất lịch sử cận đại. Cho đến nay một số cựu binh Mỹ vẫn còn mang nỗi ám ảnh được gọi với cái tên Hội chứng chiến tranh VN . Đây là vết thương lớn mà người Mỹ không muốn nhắc tới nhưng lại là một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà làm phim Hollywood.

Vào đầu năm 1988, lần đầu tiên Chính phủ Mỹ buộc phải chính thức thừa nhận rằng 15% (khoảng 50.000 người) cựu chiến binh Mỹ từ chiến tranh VN trở về bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng mà nguyên nhân do họ đã tham chiến tại VN và những ám ảnh về tội ác họ từng gây ra (Hội chứng chiến tranh VN). Các nhà xã hội học Mỹ khẳng định bình quân mỗi ngày có ba cựu chiến binh Mỹ tự sát. Điều đáng lưu ý là hiện tượng trên chưa hề xảy ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên. Đề tài này đã mở ra một trào lưu làm phim về Hội chứng chiến tranh VN và tạo được sự chú ý của dư luận thế giới như các phim Người lái taxi (1976, đạo diễn Martin Scorsese), Sinh ngày 4-7 (1989), Trời và đất (1993) – đều của đạo diễn Oliver Stone, Cuộc chiến trong gia đình (1996, đạo diễn Emilio Estevez)…

Năm 1976, Người lái taxi ra đời được coi là một trong những phim đầu tiên khai thác tâm lý phức tạp, hỗn loạn của cựu chiến binh Mỹ, cụ thể trong phim là nhân vật Travis – cựu binh thủy quân lục chiến tham gia chiến tranh VN năm 1972. Đạo diễn không thể hiện cuộc sống của Travis khi anh còn trong quân ngũ, mà khi anh đã trở về đời sống thường nhật tại thành phố New York. Theo chân Travis, một xã hội Mỹ hoàn toàn khác được mở ra, không phải một nơi hiện đại với những tòa nhà tráng lệ, mà là những khu ổ chuột đầy rẫy tệ nạn, ma túy, ma cô, gái điếm. Và đó là một phần cuộc sống hiện tại của Travis. Ngay từ đoạn đầu phim, khán giả đã có cảm giác “bất ổn” về nhân vật này. Một con người mắc chứng mất ngủ kinh niên, lái chiếc xe taxi đi lang thang mỗi đêm, đến những nơi dơ bẩn bệnh hoạn trong thành phố hoặc xem phim cấp 3. Ngày từ đầu, Travis đã được khắc họa là một con người có những suy nghĩ lệch lạc, kì quặc, mất lòng tin vào đất nước, và tính cách này ngày một phát triển theo hướng khác thường, khốc liệt hơn. Cao trào phim là lúc Travis cứu cô (bé) gái điếm Iris khỏi ổ điếm sau một trận bắn súng đẫm máu. Số phận Travis là bi kịch của một con người không hòa nhập được với cuộc sống bình thường, trở nên đơn độc trên chính quê hương mình. Taxi Driver chiếm vị trí 86 trong danh sách 250 phim hay nhất mọi thời đại. Với khoản kinh phí vỏn vẹn 1,3 triệu USD, tác phẩm thu lại hơn 28 triệu USD khi chiếu ngoài rạp, và gần 13 triệu USD khi phát hành băng video. Nhân vật Travis Bickle được xếp vào vị trí 30 trong danh sách Những nhân vật phản diện vĩ đại nhất trong 100 năm, còn bản thân bộ phim nằm trong danh sách 100 phim kinh dị hay nhất trong 100 năm của Viện Điện ảnh Mỹ. Phim cũng được lựa chọn để lưu trữ trong thư viện Quốc hội Mỹ, với tư cách là di sản văn hóa cho các thế hệ sau.

Các phim Sinh ngày 4-7, Trời và đất, Cuộc chiến trong gia đình nói về một dạng chung thường thấy của “ hội chứng VN”, đó là sự săn đuổi của quá khứ, sự dằn vặt về những tội ác mà mình đã gây ra. Nhân vật Ron (Sinh ngày 4-7), Steve (Trời và đất), Jeremy (Cuộc chiến trong gia đình) sau khi trở về nhà, về với cuộc sống đời thường đều có nỗi ám ảnh bởi những cảnh giết chóc, những lần ra tay tàn sát người già, trẻ em và những người dân thường VN vô tội trong cuộc chiến. Điều này như một cơn ác mộng khủng khiếp luôn đi theo họ từng ngày. Hậu quả là những trận cãi vã mà nguyên nhân là những người cựu binh Mỹ không nhận được sự cảm thông, thấu hiểu từ phía người thân trong gia đình. Bi kịch đến đỉnh điểm khi gia đình tan nát, những con người đang bị nỗi ân hận dày vò nay mang thêm sự đau đớn vì không còn chỗ dựa, họ trở nên cô độc. Có người tự chữa trị cho căn bệnh tâm lý của mình bằng cách tìm một mục đích sống, một hành động nào đó để có thể dũng cảm đối mặt với quá khứ, thừa nhận quá khứ và dần quên được quá khứ (nhân vật Michael, Ron và Jeremy), nhưng cũng có người tự giải thoát bằng con đường tự sát (nhân vật Steve), một cái chết bi thảm của một tâm hồn tội lỗi không thể thoát khỏi cơn ác mộng của mình.

Cái chết không phải là địa ngục, địa ngục chỉ thực sự bắt đầu khi người lính trở về nhà. Hội chứng chiến tranh Việt Nam đã khiến họ không hòa nhập được với cuộc sống bình thường, bị ám ảnh bởi cuộc chiến, về cái chết và cả những gì họ đã làm, họ mang tâm hồn bị tổn thương bởi chiến tranh. Những người lính Mỹ sau khi trở về mang một thân thể tàn tạ, ý chí mệt mỏi, mất lòng tin vào đất nước, sống không có mục đích. Họ rơi vào bế tắc với nỗi đau không thể bù đắp được. Cái chết về thể xác không đáng sợ bằng cái chết của tâm hồn, của lương tâm và ý chí. Và cho đến tận bây giờ, đề tài này vẫn đang được các nhà làm phim Mỹ tiếp tục khai thác.

Theo Trần Mai Khanh (VH)