7 điểm khác biệt cơ bản giữa chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên

Lâu nay có nhiều người cho rằng cuộc chiến tranh của Triều Tiên (Korean War) không khác bao nhiêu với cuộc chiến tranh Việt Nam (Vietnam War). Trên thực tế, hai cuộc chiến tranh này có 7 điểm khác biệt cơ bản. Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này.

1. Danh chính, ngôn thuận

chientranh vietnam

Quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng và quân đội Anh đi vào Việt Nam với lý do “giám sát sự đầu hàng của quân Nhật” là đi vào một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã độc lập, là đi vào một quốc gia có chủ quyền.

Quân đội Liên Xô và quân đội Hoa Kỳ đi vào giải giáp quân Nhật là đi vào một bán đảo Triều Tiên chưa có độc lập chủ quyền.

Sở dĩ như vậy là vì uy tín, danh vọng, năng lực hiệu triệu và thực lực, lực lượng của Kim Nhật Thành và Lý Thừa Vãn đều không có tính chất toàn quốc, thế và lực của họ không lan rộng ra được cả nước.

Khi phát xít Nhật thua Đồng minh thì lực lượng Kim Nhật Thành vẫn còn khá nhỏ yếu, họ chỉ được lòng dân một cách hạn chế ở những khu vực nhất định trên đất Bắc, do đó họ không hội đủ thế lực, sức mạnh và lợi thế “nhân hòa” để thực hiện được một cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Nhật và tuyên bố độc lập như chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh và Quân đội Nhân dân Việt Nam đã làm được ở Việt Nam.

Theo đó, khi Liên Xô đem quân vào Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ đem quân vào Nam Triều Tiên thì bán đảo Triều Tiên khi đó vẫn chưa có một quốc gia có chủ quyền. Còn Việt Nam thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước khi quân Đồng minh đi vào.

Trên thực tế, quân đội Đồng minh đi vào Triều Tiên có ý nghĩa thực tế hơn trong việc giải giáp quân Nhật. Còn ở Việt Nam thì lực lượng cách mạng đã thành công giải giáp và giành chính quyền từ tay Nhật sau cuộc đụng độ quân sự của phong trào kháng Nhật cứu nước và cuộc Cách Mạng Tháng Tám trên cả nước.

Việt Nam thành lập Nhà nước, bầu cử Quốc hội, hoàn thành Hiến pháp, thành lập Chính phủ, khẳng định chủ quyền độc lập và thống nhất trên khắp ba miền Bắc – Trung – Nam trong thời gian 1945-1946, trong lúc “Quốc gia Việt Nam” (1949) và “Việt Nam Cộng hòa” (1955) của Pháp – Mỹ chưa hề tồn tại, và mãi về sau mới được Pháp – Mỹ dựng lên.

Trên bán đảo Triều Tiên thì Lý Thừa Vãn ở Nam Triều Tiên thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc vào ngày 15 tháng 8 năm 1948. Khoảng nửa tháng sau, Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vào ngày 9 tháng 9 năm 1948.

Như vậy, ở Việt Nam năm 1949 là quân xâm lược Pháp đã dựng lên những “nhà nước” (Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc, Quốc Gia Việt Nam) lên trên một nhà nước có chủ quyền và đã độc lập từ năm 1945, vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và luật pháp Việt Nam mà Quốc Hội đã ban hành và có hiệu lực từ năm 1946.

Càng lộ liễu hơn khi thực dân Pháp đã làm những điều đó ngay trong lúc họ đang xâm lược Việt Nam và hai nước đang có chiến tranh với nhau.

Còn ở Triều Tiên thì cả hai phe đều lập quốc rất muộn và xấp xỉ cùng thời gian với nhau. Mặc dù Đại Hàn Dân Quốc thành lập trước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên khoảng nửa tháng, nhưng trong nửa tháng này họ chỉ tuyên bố độc lập mà chưa kịp làm những hành động chính trị để thực thi và xác lập chủ quyền toàn quốc như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm từ năm 1945.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tuyên bố độc lập, thành lập quốc gia, bầu cử Quốc Hội, hoàn thiện Hiến Pháp, ban bố luật pháp, thiết lập chính phủ, xác lập chủ quyền từ năm 1945.

Bản hiến pháp được Quốc hội Việt Nam khóa I thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu. Từ đó, Quốc hội Việt Nam đã hoạt động liên tục một cách hợp hiến, hợp pháp cho đến ngày nay.

Nhiều văn bản pháp lý và văn kiện có tính pháp lý năm 1946 đã xác lập chủ quyền của Việt Nam DCCH trên toàn quốc, chẳng hạn như: Sắc lệnh 229/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh quy định các cơ quan quân sự trên cả ba miền Việt Nam đều trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 11/1946), Tuyên cáo 12 khu hành chính của VNDCCH trên cả nước cũng vào tháng 11/1946. Sau này, trong Chiến tranh Việt Nam, Hiến Pháp 1959 cũng đã kế thừa nội dung của Hiến Pháp 1946 và khẳng định lại những nguyên tắc nói trên.

Tất cả những hành động chính trị đó của Chính phủ và Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bao gồm cả việc lãnh đạo toàn dân toàn quốc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi vào năm 1954 đã hoàn toàn xác lập chủ quyền với tư cách là một Nhà nước độc lập và thống nhất từ Bắc chí Nam theo luật pháp Việt Nam (1946) và thông lệ pháp lý quốc tế.

Như vậy, giữa nước Việt Nam DCCH (CHXHCN Việt Nam ngày nay) và Hàn Quốc cùng CHDCND Triều Tiên có sự khác biệt và chênh lệch đáng kể về tính chính danh. Việt Nam có 10 năm thực thi và xác lập chủ quyền chính thống và tính chính danh trong tư cách lãnh đạo toàn dân trên cả nước. Trong khi đó Hàn Quốc chỉ có nửa tháng, chỉ vừa kịp tuyên bố miệng thì ở Bắc Triều Tiên cũng đã làm y hệt.

Danh có chính thì ngôn mới thuận. Sự chính danh đưa tới sự chính ngôn để có được lòng người và sự ủng hộ của toàn dân, toàn quốc. Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa hai nơi.

Đó cũng là một trong những lý do chính vì sao ở miền Nam Việt Nam thì:

“Con ra thưa với Bác Hồ,
Đất này chỉ một ngọn cờ vàng sao.”

Còn ở trên 2 miền bán đảo Triều Tiên thì tính chính danh của hai phe chỉ giới hạn trong vùng miền và phạm vi quyền lực của mỗi phe, người dân ở Bắc Triều Tiên trung thành với CHDCND Triều Tiên, người dân ở Nam Triều Tiên thì trung thành với Hàn Quốc.

2. Ý chí chính trị quốc gia

Ý chí chính trị quốc gia và tính nhất quán của chính phủ quốc gia đó trong vấn đề ngoại giao cũng nói lên được bản chất của sự vật, hiện tượng.

Ở đây chúng ta thấy ý chí chính trị của Việt Nam và sự nhất quán của Chính phủ và Bộ ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam chưa bao giờ công nhận các ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam, chưa bao giờ đối thoại hay đàm phán với họ (bao gồm suốt nhiều năm ở hội nghị Paris), Việt Nam chưa bao giờ coi họ có tư cách của một quốc gia, nhà nước, và chưa bao giờ chính thức công nhận họ là chính quyền. Việt Nam chỉ nói chuyện với những đối tượng chủ thể, những vai chính trong cuộc, đó là Pháp và Mỹ trong hai cuộc chiến tranh.

Trong khi đó, trên bán đảo Triều Tiên vào thập niên 1970 quan hệ hai nước dần được cải thiện, và hai bên bán đảo Triều Tiên cùng công nhận tính hợp pháp của nhau. Triều Tiên và Hàn Quốc cùng nhau thành lập Ủy ban Hỗn hợp Nam Bắc để giải quyết vấn đề tái hợp hai nước, thống nhất bán đảo Triều Tiên trong hòa bình. Đại biểu, lãnh đạo, quan chức của hai quốc gia, kể cả Kim Nhật Thành và các tổng thống Hàn Quốc đã gặp nhau nhiều lần tại thủ đô của hai nhà nước.

Tại Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả hệ thống chính trị chưa bao giờ nghĩ đến việc đối thoại với các công cụ chính trị, công cụ chiến tranh của giặc xâm lược Pháp – Mỹ. Trong các bài nói chuyện, các bài tham luận, các phỏng vấn với báo chí Việt Nam và quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án họ là những kẻ bán nước, phản bội Tổ quốc.

Đến năm 1991 thì cả CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đã chính thức công nhận lẫn nhau để chính thức gia nhập Liên Hiệp Quốc cùng một lúc.

Mặc dù năm 1948 Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết công nhận Đại Hàn Dân Quốc ngay sau khi Lý Thừa Vãn đọc tuyên ngôn lập quốc ở Nam Triều Tiên, nhưng ngày 17 tháng 9 năm 1991 Hàn Quốc mới chính thức được kết nạp trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc, cùng ngày với CHDCND Triều Tiên. Việc này cho thấy vị lãnh tụ thành lập CHDCND Triều Tiên là Kim Nhật Thành (lúc này vẫn còn cầm quyền) và hệ thống chính trị Hàn Quốc đã chính thức thừa nhận sự hợp pháp của nhau.

Tại Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chưa bao giờ coi “Nam Kỳ Cộng Hòa quốc”, “Quốc gia Việt Nam”, “Việt Nam Cộng hòa” là một quốc gia, nhà nước, và chưa bao giờ chính thức công nhận “VNCH” là một chính quyền.

Cấp độ cao nhất mà Việt Nam công nhận là thực thể chính trị Nguyễn Văn Thiệu, theo nội dung trong hiệp định Paris về Việt Nam 1973 về việc cho phép Nguyễn Văn Thiệu và cộng sự tham gia trong cuộc bầu cử lập ra một chính quyền 3 thành phần bao gồm Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam.

Như vậy là Việt Nam và CHDCND Triều Tiên / Hàn Quốc khác xa nhau ở tính chính danh và ý chí nhất quán trước sau như một để tỏa sáng sự chính danh đó.

3. Thực tiễn đại chiến Mỹ – Trung

Chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên khác nhau ở vấn đề cơ bản nhất về tính chất cuộc chiến tranh là vấn đề ai đánh với ai. Hai cuộc chiến khác nhau về thành phần lãnh đạo chỉ huy và giao tranh tác chiến.

Chiến tranh Triều Tiên có 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là cuộc chiến giữa quân đội Triều Tiên từ phía Bắc tấn công xuống Nam, giao chiến với quân phòng thủ của Hàn Quốc. Trong thời gian này quân đội Liên Xô và quân đội Hoa Kỳ đều đã rút khỏi sau khi giải giáp quân Nhật. Giai đoạn này chỉ vỏn vẹn 1 tháng kể từ khi đại quân Triều Tiên kéo xuống nam và tàn quân Hàn Quốc rút lui vào Phú Sơn cố thủ.

Giai đoạn 2 là giai đoạn chính của Chiến tranh Triều Tiên, gần 1 triệu quân Trung Quốc kéo vào chiến trường Bắc Triều Tiên đánh nhau với khoảng nửa triệu quân Mỹ nhân danh chiến đấu dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc. Lực lượng Liên Hiệp Quốc do Mỹ tổng chỉ huy.

Lúc này các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo cấp cao Triều Tiên không lãnh đạo cuộc chiến mà đang ẩn thân ở khu vực biên giới Trung – Triều. Còn quân đội Triều Tiên về cơ bản đã bị Mỹ đánh cho tan rã sau trận thua ngược ở Nhân Xuyên. Tàn quân Hàn Quốc ở Phú Sơn trong giai đoạn 1 cũng đã không còn bao nhiêu thực lực, do đó không có vai trò gì đáng kể trong giai đoạn 2, giai đoạn chính của cuộc chiến tranh kéo dài 3 năm (1950-1953).

Như vậy, trong 1 tháng đầu của cuộc chiến là đại quân Bắc Triều Tiên đại chiến với đại quân Hàn Quốc. Và suốt 3 năm còn lại của cuộc chiến tranh Triều Tiên là 1 triệu bộ đội chủ lực Trung Quốc đại chiến với quân đội chủ lực Hoa Kỳ trên chiến trường Bắc Triều Tiên. Chiến sự về sau có lan rộng sang Nam Triều Tiên, nhưng chiến trường chủ yếu của Chiến tranh Triều Tiên là ở Bắc Triều Tiên. Điều này khác hẳn với Chiến tranh Việt Nam, đối tượng giao tranh chính là giữa quân Giải phóng với quân đội chủ lực Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam.

Như vậy, chúng ta thấy rõ vai trò chiến đấu trực tiếp của đại quân viễn chinh Trung Quốc, quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc chinh chiến ở Bắc Triều Tiên với danh nghĩa Chí Nguyện quân để tránh leo thang thành một cuộc chiến tranh tổng lực chính thức với Mỹ, và vai trò tổng tư lệnh, tổng chỉ huy trên chiến trường của nguyên soái Bành Đức Hoài, vai trò chỉ đạo chiến tranh của Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chiến tranh Việt Nam thì khác, cuộc chiến ngay từ đầu đã diễn ra chủ yếu bằng lực lượng tại chỗ ở miền Nam là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Như vậy, chiến tranh Việt Nam không có tính chất vùng miền như 1 tháng đầu của chiến tranh Triều Tiên, không phải là quân đội ở phía Bắc giao tranh với quân đội ở phía Nam như giai đoạn 1 trên bán đảo Triều Tiên.

Chiến tranh Việt Nam ngay từ đầu đã mang bản chất toàn quốc, với sự tham chiến chống Mỹ của cả nước. Thực tế diễn biến chiến sự đã cho thấy là miền Nam đánh Mỹ trực tiếp, miền Bắc chi viện và bổ sung. Cả người Nam và người Bắc đều có vai trò lãnh đạo, chỉ huy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Trong những bộ phim tài liệu, chương trình kỷ niệm về thương binh, liệt sĩ, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ đã cho thấy rằng đa số họ là những người quê quán ở miền Nam, nói giọng Nam rặc.

Ngay cả lực lượng bổ sung từ miền Bắc cũng thường là những người miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, họ chỉ là về lại quê hương miền Nam hoạt động và chiến đấu chống ngoại xâm. Do đó, cuộc chiến này do lực lượng tại chỗ ở miền Nam chiến đấu trực tiếp, do nhiều người miền Nam chỉ huy, miền Nam trực tiếp chống Mỹ và tổn thất nhiều hơn.

Thống kê đã cho thấy số phụ nữ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (theo tiêu chuẩn có ít nhất 3 liệt sĩ là bản thân, chồng, hoặc con trai trong gia đình) ở miền Nam nhiều gần gấp đôi ở miền Bắc. Miền Nam có 29.220 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, miền Bắc có 15.033 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cho thấy một thực tế là quân đội, đảng viên, cán bộ miền Nam đã hy sinh nhiều hơn miền Bắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để giải phóng quê hương.

Như vậy, cuộc chiến tranh Việt Nam có bản chất toàn quốc chống một đối tượng ngoại xâm, chứ không có tính chất vùng miền rồi sau đó trở thành chiến trường của hàng triệu quân Mỹ – Trung như trên bán đảo Triều Tiên.

Tham khảo chi tiết về Chiến tranh Triều Tiên

4. Nam Bộ thành đồng

Chien tranh Viet Nam

Yếu tố lòng dân cũng là một sự khác nhau quan trọng. Trong đa số những cuộc biểu tình chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, giới trẻ, thanh niên, sinh viên Sài Gòn và cả miền Nam giương cao những biểu ngữ ủng hộ, ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, giương cao quốc kỳ, cờ Mặt trận, cờ Đảng (cờ búa liềm), giương cao hình Hồ Chủ tịch.

Trong khi đó xưa nay chưa hề có một cuộc biểu tình phản đối Chính phủ nào ở Hàn Quốc mà có những biểu ngữ, khẩu hiệu nào tỏ thái độ ủng hộ Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, gia đình nhà Kim, Đảng Lao động Triều Tiên hay CHDCND Triều Tiên, không ai phất cao ngọn cờ quốc kỳ CHDCND Triều Tiên hay đảng kỳ Đảng Lao động Triều Tiên, cũng không ai đưa lên hình Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật.

Tại Hàn Quốc, một bộ phận người dân tuy có thể là không ưa Mỹ, không ưa chính phủ Hàn Quốc, nhưng họ không theo Bắc Triều Tiên. Họ không đào hầm nuôi giấu các điệp viên từ Bình Nhưỡng, họ không cầm súng bạo động chống lại Hàn Quốc, Mỹ, Liên Hiệp Quốc.

Trong suốt thập niên 1950, Kim Nhật Thành đã từng cho đào rất nhiều đường hầm xuyên qua vĩ tuyến 38 để đột nhập vào Nam, trong đó có 3 đường hầm được khám phá vào năm 1974, 1975 và 1978. Nhiều cán binh từ Bắc Triều Tiên được đặc phái đến Nam Triều Tiên nằm vùng, đa số đều bị lực lượng cảnh sát, mật thám Hàn Quốc bắt giữ.

CHDCND Triều Tiên không len lỏi, trà trộn vào nổi, không xây dựng được căn cứ, cơ sở quần chúng nào ở Nam Triều Tiên, đó là do họ không có nền tảng quần chúng trên toàn quốc, họ không có đủ lòng người trên cả nước, không hội đủ yếu tố “nhân hòa” ở Nam Triều Tiên như VNDCCH và MTDTGPMNVN ở miền Nam Việt Nam.

Do đó, họ đã không hội đủ được sự đồng thuận nhất trí ủng hộ và đoàn kết ở Nam Triều Tiên để thành lập được một Mặt Trận đoàn kết ở Nam Triều Tiên.

Ngoài ra, tính chất khác biệt giữa chiến tranh ở miền Nam Việt Nam và chiến tranh liên Triều nói chung, và tính chất khác biệt từ những diễn biến thực tế và những gì diễn ra ở Nam Triều Tiên và miền Nam Việt Nam cũng đưa đến việc Trung Ương Cục Miền Nam và các lực lượng, nhân sĩ miền Nam thành lập được Mặt Trận, rồi sau đó là chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam, trong khi đó, CHDCND Triều Tiên đã bất lực không thể thành lập được một Mặt Trận đoàn kết chống kẻ thù chung ở Nam Triều Tiên.

Người dân Hàn cũng không gửi con em, con cháu đi theo CHDCND Triều Tiên. Tại miền Nam VN, đa số người dân miền Nam có cảm tình với Mặt trận, ủng hộ Đảng, tin vào Bác Hồ, bà mẹ miền Nam gửi con ra Bắc đã dặn:

“Con ra thưa với Bác Hồ,
Đất này chỉ một ngọn cờ vàng sao.”

Người dân miền Nam Việt Nam đào hầm nuôi giấu cách mạng và cho con em, con cháu mình ra bưng biền, chiến khu, ra những vùng giải phóng đi theo kháng chiến.

Sau năm 1954, Việt Nam chủ động đấu tranh để thi hành tổng tuyển cử theo hiệp định Genève về Đông Dương 1954, Mỹ-ngụy không dám để cho tổng tuyển cử được diễn ra, trái lại còn dùng bạo lực đàn áp, bắt giữ, khủng bố trắng, thảm sát và gây ra nhiều tội ác để chống tổng tuyển cử. CHDCND Triều Tiên thì tránh né vấn đề tổng tuyển cử, Lý Thừa Vãn thì có đề nghị tổng tuyển cử nhưng không quyết tâm thực thi, tiến hành.

Tại Việt Nam, Mỹ bác bỏ và phá hoại việc tổ chức tổng tuyển cử vì CIA biết chắc lãnh tụ Hồ Chí Minh sẽ thắng. Tại bán đảo Triều Tiên, tháng 11 năm 1947, Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đề ra một giải pháp tiến hành tổng tuyển cử tại Nam Triều Tiên. Lý Thừa Vãn tỏ ra ủng hộ tổng tuyển cử vì thấy Kim Nhật Thành cũng không có được lòng dân trên toàn quốc và cho rằng mình sẽ thắng do Nam Triều Tiên dân số gần gấp đôi Bắc Triều Tiên. Nhưng Kim Nhật Thành đã từ chối. Thay vì yêu cầu thay đổi địa điểm tổng tuyển cử sang Bắc Triều Tiên thì Kim Nhật Thành hoàn toàn bác bỏ việc tổng tuyển cử nói chung.

Thất bại trong đề xuất tổng tuyển cử đưa tới việc hai bên tự thành lập quốc gia ở hai đầu Nam – Bắc vào năm 1948. Điều này nói lên sự không đủ chính danh, kém về chính nghĩa, và phần nào nói lên yếu tố lòng dân ở hai địa đầu Triều Tiên.

Đó là những sự khác biệt dễ thấy về lòng dân ở miền Nam Việt Nam và Nam Triều Tiên, lòng dân ở toàn quốc Việt Nam và toàn quốc Triều Tiên.

chien tranh viet nam

Người Hàn biểu tình phản đối chính phủ về sự kiện “thịt bò điên Mỹ” (2008). Không 1 lá cờ CHDCND Triều Tiên, không 1 biểu ngữ về nhà Kim. CHDCND Triều Tiên cũng không hội đủ sự ủng hộ của quần chúng Nam Triều Tiên để thành lập được một Mặt Trận ở đây.

5. Nhân sự của Hàn Quốc và chính quyền Sài Gòn

Lai lịch, xuất thân, tiếng tăm của những lãnh đạo chính quyền và sĩ quan quân đội của Hàn Quốc và của ngụy Sài Gòn cũng có những khác biệt cơ bản. Các tướng tá, sĩ quan Hàn Quốc hiếm có người nào từng phục vụ cho đế quốc Nhật trong lúc người Nhật đô hộ Triều Tiên. Đa số họ cũng là những người kháng Nhật, từng phục vụ trong Quân Giải phóng Triều Tiên (Hàn Quốc Quang phục quân) và Quân Chí nguyện Triều Tiên thời Nhật thuộc.

Trong khi đó, các chóp bu, tướng tá, sĩ quan của chính quyền ngụy và quân ngụy Sài Gòn đa phần đã từng phục vụ cho thực dân Pháp trong thời Pháp thuộc.

Họ có Pháp tịch, nói tiếng Pháp, đeo huân chương Pháp, học ở Pháp, được Pháp phong chức, trả lương, đào tạo, bảo bọc. Nhiều gia đình có “thành tích” làm việc cho thực dân Pháp nhiều đời, đàn áp nghĩa quân dã man.

Có cả những kẻ nói tiếng Pháp thạo hơn cả tiếng mẹ đẻ, như tướng Nguyễn Văn Hinh. Có cả những kẻ chỉ huy ngụy quân trong trận Điện Biên Phủ bên cạnh chủ Pháp, phất cờ Tam Tài, hát quốc ca Pháp để động viên lính ngụy, như tướng Phạm Văn Phú.

Quân đội Sài Gòn thời Mỹ được xây dựng và phát triển từ quân đội Bảo Đại thời Pháp, từ lực lượng ngụy quân nòng cốt và những tay sai đắc lực của thực dân Pháp.

Gs. Nguyễn Mạnh Quang, là giáo sư khoa Sử – địa ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cựu giảng viên khoa Lịch sử Hoa Kỳ tại Sở Học Chánh Tacoma, bang Washington, Hoa Kỳ, đã nhìn nhận:

“Thật tình mà nói, giới lãnh đạo quân sự và chính trị của hai chế độ đệ nhất và đệ nhị Việt Nam Cộng hòa là một lũ tay sai của Pháp đào tạo để phục vụ cho thực dân Pháp cho nên trong máu họ mang tính tay sai lúc nào cũng nhìn trước ngó sau ông chủ có vừa lòng hay phật ý cho nên khi nắm quyền lãnh đạo ở Sàigòn nhưng mắt cứ để ý ở Washington, Paris, Rome. Trong số này cũng có nhưng rất hiếm người có lòng với quốc gia dân tộc thì lại bị tập đoàn Ngô Đình Diệm loại bỏ bằng nhiều hình thức. Trong quân đội và hành chánh có nhiều người trẻ được đào tạo sau khi thực dân Pháp cáo chung, họ có tài có tâm huyết song không phải là cấp chỉ đạo mà là những kẻ thừa hành thì làm được gì vì quyền cao chức trọng nằm trong tay đám tay sai của thực dân Pháp đào tạo quyết định.”

Chính quyền và quân lực Sài Gòn đã phục vụ quân xâm lược Pháp dưới tên gọi “chính phủ Quốc Gia”, “quân đội Quốc Gia”, làm bù nhìn tay sai, bán nước và phản bội quốc gia dân tộc trong thời Pháp thuộc và chiến tranh Pháp – Việt.

Trong khi đó, chính phủ và quân đội Hàn Quốc phần đông đều là những người từng chống quân xâm lược Nhật trong các lực lượng, hệ phái kháng Nhật ở Triều Tiên và Trung Quốc, bao gồm cả hai phái vũ lực và ôn hòa.

Chính khách và binh lính Sài Gòn xuất thân từ chế độ thuộc địa Đông Dương thuộc Pháp, còn chính khách và binh sĩ Hàn Quốc (và cả Triều Tiên), phần lớn xuất thân từ Trung Quốc, có liên quan chặt chẽ mật thiết với cách mạng Trung Quốc. Sự phân rẽ của họ cũng tương đồng và xuất phát từ sự xung khắc về tư tưởng chính trị và quan điểm phát triển kinh tế chính trị xã hội giữa hai phe kháng Nhật ở Trung Quốc (Cộng Sản đảng và Quốc dân đảng).

Cả hai phe cộng sản và tư sản của Triều Tiên đều thành lập các lực lượng và phe phái của mình ở Trung Quốc, phe Triều Cộng (Đảng Cộng sản Triều Tiên theo Trần Độc Tú) và Triều Tiên Chí nguyện quân (tiền thân của Đảng Lao động Triều Tiên và quân đội Triều Tiên theo Mao Trạch Đông) của Kim Nhật Thành đều theo con đường của cộng sản Trung Quốc và được Đảng Cộng sản Trung Quốc yểm hộ, còn phe tư sản (Triều Tiên Giải phóng quân theo Tôn Dật Tiên và Đại Hàn Quang phục quân theo Tưởng Giới Thạch) được các phe phái trong Quốc dân đảng giúp đỡ, yểm trợ. Quang phục quân còn được các thế lực đại tư bản tài phiệt ngân hàng trong Quốc dân đảng ở Thượng Hải, Trùng Khánh, Nam Kinh (TQ) bảo hộ và bảo trợ tài chính, đài thọ quân phí.

Do đó, không có gì lạ khi sau này, năm 1948, Quốc hội Hàn Quốc lấy lá cờ Thái Cực Âm Dương, một thiết kế với đặc thù văn hóa Trung Quốc, làm quốc kỳ, và lấy danh từ “Đại Hàn Dân Quốc”, mô phỏng theo danh từ “Trung Hoa Dân Quốc”, làm tên nước.

Trong khi ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn có nguồn gốc từ thực dân Pháp, thì hầu hết lực lượng chính trị, chính khách và binh sĩ Bắc và Nam Triều Tiên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chẳng những họ không bán nước, cộng tác với Nhật, mà họ còn chống Nhật.

Yếu tố con người cũng rất quan trọng. Bản chất của từng con người trong bộ máy đó, chế độ đó nói lên nhiều điều.

Từ đó, có thể hiểu được tại sao Hoa Kỳ coi các chính quyền bù nhìn ở miền Nam Việt Nam như loại tay sai “giá rẻ” nên đã không cần thấy phải ký bất kỳ văn kiện nào về việc thiết lập căn cứ quân sự, đóng quân ở miền Nam Việt Nam, như hiệp nghị Phòng thủ chung, hay thỏa ước về Trạng thái đóng quân (SOFA – Status of forces agreement), mà Mỹ đã ký với Hàn Quốc, theo thông lệ quốc tế về pháp lý.

Chientranh Vietnam

6. Tính tiếp nối từ kháng chiến chống Pháp sang chống Mỹ

Chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam có sự khác biệt về tính tiếp nối của cuộc chiến chống ngoại xâm trước đó. Mỹ là kẻ hậu thuẫn, viện trợ, và chi trả cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam từ năm 1946, một cuộc chiến tranh mà về sau chế độ phi thực dân của Pháp thú nhận rằng đó là một cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa.

Gần 80% chiến phí mà quân đội Pháp sử dụng là của Mỹ, phần lớn vũ khí hiện đại mà quân Pháp sử dụng trong cuộc chiến Đông Dương là do Mỹ sản xuất và viện trợ. Như vậy, cuộc chiến này là cuộc chiến tranh theo công thức “quân đội Pháp – vũ khí Mỹ”.

Ngoài viện trợ tài chính, vũ khí – khí tài, Mỹ còn đưa chuyên gia quân sự vào Đông Dương để cố vấn quân sự cho bộ tổng tham mưu Pháp và chia sẻ thông tin tình báo với cơ quan Phòng nhì Pháp. Mỹ trực tiếp dùng không quân giúp Pháp chuyển quân. Chính Mỹ đã thả dù quân Pháp xuống Điện Biên Phủ cùng với hàng ngàn thùng súng đạn và lương thực tiếp tế.

Mỹ ngụy biện rằng mình vì “sợ Cộng sản” nên mới giúp Pháp đánh Việt Nam, sự thật là Mỹ đã bỏ tiền cho Pháp xâm lược Việt Nam, tái chiếm thuộc địa Đông Dương và sau đó ăn chia với nhau lợi ích ở đây.

Như vậy, việc Mỹ thay Pháp nhảy vào Đông Dương là việc dễ hiểu, đơn giản là Mỹ không cam lòng, không chịu thua, không muốn nhả ra miếng mồi béo bở Đông Dương. Việt Nam và cả Đông Dương có tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người rất phong phú, nhân công rẻ và làm lụng cần cù, siêng năng, được việc. Và khống chế được VN thì coi như khống chế được bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á, và toàn bộ khu vực.

Ngày 12/2/1950, mục Xã Luận báo New York Times (Mỹ) viết: “Đông Dương là một miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn, nó có thể xuất khẩu thiếc, vonfram, mangan, than đá, gỗ, gạo, cao su, dừa, hạt tiêu, và da thuộc. Cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ hai II, lợi tức thu được ở Đông Dương đã tới khoảng 300 triệu đôla hàng năm.” (trên 3,2 tỷ USD theo thời giá năm 2020)

Tổng thống Mỹ Eisenhower trong diễn văn ngày 4/8/1953 tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington đã nói: “Nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối lượng thiếc, vonfram mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ không thuộc về tay chúng ta nữa. Chúng ta đang tìm cách nào rẻ tiền nhất để ngăn chặn điều bất hạnh có thể xảy đến, đó là việc mất khả năng lấy được những thứ gì chúng ta muốn lấy từ số tài nguyên giàu có của Đông Dương và Đông Nam Á.”

Thư của Eisenhower gửi thủ tướng Anh Churchill ngày 4/4/1954 viết: “Nếu người Pháp không thắng được trong cuộc chiến tranh này thì vị trí chiến lược toàn cầu của chúng tôi cũng như của các ngài có thể sẽ trở thành thảm họa.”

Do đó nhiều nhà sử học Việt Nam và quốc tế đã nhận định: Cuộc chiến 1945-1954 là cuộc chiến Việt Nam chống Pháp – Mỹ, và cuộc chiến 1954-1975 là cuộc chiến Việt Nam chống toàn Mỹ, chỉ còn lại Mỹ. Tại Việt Nam, cuộc chiến tranh Đông Dương 1945-1954 còn có tên khác là cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Tại bán đảo Triều Tiên, Mỹ không giúp đỡ, viện trợ cho đế quốc Nhật xâm lược Triều Tiên, ngược lại, họ cũng ở trên trận tuyến chống Nhật.

Nhật là kẻ đã đô hộ, nô dịch Triều Tiên gần nửa thế kỷ. Pháp là kẻ đã đô hộ, nô dịch Việt Nam gần 1 thế kỷ.

7. Tự mình thú nhận

Xưa nay đã có rất nhiều lãnh đạo, sĩ quan, quan chức Hoa Kỳ, trong đó cả tổng thống đã chủ động thừa nhận (như Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, chuyên viên phân tích của Lầu Năm Góc) hoặc vô tình lỡ lời (như Tổng thống Johnson, Đại tướng Taylor, TT. Nixon) nói lên bản chất bù nhìn của ngụy Sài Gòn và thực tế ai là chủ trong mối quan hệ Mỹ-ngụy.

Nixon hù dọa sẽ cắt đầu Thiệu nếu cần (Cut off his head if necessary), “cố vấn” Mỹ cười cợt đòi bắn bỏ Thiệu, Nixon ví ngụy quyền như cái đuôi của mình v.v. Ngoài giới chính trị, quân sự Hoa Kỳ thừa nhận bản chất tay sai của ngụy quyền Sài Gòn thì những người dân thường Mỹ cũng coi ngụy quyền Sài Gòn chỉ là bù nhìn của chính phủ họ. Điều này thể hiện trên các băng-rôn trong phong trào phản chiến khắp nơi trên đất Mỹ và cả thế giới.

Và rất nhiều chóp bu ngụy, trong đó có cả “tổng thống”, “phó tổng thống”, “thủ tướng”, tướng tá sĩ quan ngụy đã chủ động thừa nhận hoặc sơ ý lỡ lời nói lên bản chất bù nhìn của chế độ mình, quân đội mình, trong đó có những người sau này đã không còn chống đối nữa (Nguyễn Cao Kỳ, Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh, Đỗ Mậu, Trần Chung Ngọc v.v.) và cả những người chống cả đời hoặc vẫn đang chống đối (Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Đôn, Đặng Văn Nhâm, Trần Viết Đại Hưng, Cao Văn Viên v.v.).

Trong giai đoạn đấu tranh giằng co với Việt Nam trong hội nghị Paris, khi “tổng thống” Nguyễn Văn Thiệu xin cho mình khỏi phải ký tên vào Hiệp định Paris 1973, vì ông ta cho rằng đây là hiệp định “bán đứng miền Nam cho cộng sản”, thì có một lần Nixon đã nói với Kissinger: “Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được.”

Sau đó Thiệu vẫn phải nhịn nhục ký tên mình vào hiệp định, ông ta thừa biết người Mỹ sẽ đối xử với tay sai như thế nào nếu không nghe lời, thậm chí ông ta có thể bị gì đó, gương Ngô Đình Diệm vẫn còn đó.

Trong khi đó, ở Bàn Môn Điếm (Triều Tiên), Hàn Quốc đã từ chối không ký vào hiệp định ngừng bắn. Mỹ không thể ép bức được họ phải ký.

Theo Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của chế độ Sài Gòn, giáo sư đại học Harvard tại Mỹ trong cuốn “Hồ sơ mật Dinh Độc Lập” (The Palace File) xuất bản năm 1986 thì trong thời điểm đó Mỹ đã nhiều lần gửi thư yêu cầu, bắt buộc, và đe dọa (thậm chí đe dọa tính mạng) Thiệu phải ký vào hiệp định.

Theo sách “Vietnam, a History” của nhà sử học Stanley Karnow, do NXB Edition King Press xuất bản năm 1983, khi phóng viên hỏi tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tại sao lại chọn Diệm mà không phải là một nhân tuyển khác, thì Johnson đã trả lời: “Diệm là thằng con trai duy nhất mà chúng ta có ở đó.” (Diem is the only boy we’ve got out there). Lưu ý ông Diệm là một người trung niên đã lớn tuổi.

Tuy nhiều câu nói của các tổng thống Mỹ đôi lúc chỉ là sự lỡ lời, nhưng điều đó cũng nói lên rằng họ không hề tôn trọng và không coi ngụy quyền Sài Gòn ra gì.

Cựu sĩ quan Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Ts. Daniel Ellsberg trong cuốn sách “Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers”, NXB Viking xuất bản năm 2002, đã cho biết:

“Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, mà chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: Mới đầu là Pháp – Mỹ (1945-1954), sau đến toàn là Mỹ (1954-1975). Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.

Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến.”

(There had been no First and Second Indochina Wars, just one continuous conflict for almost a quarter of century.

In practical terms, on one side, it had been an American war almost from its beginning: at first French-American, eventually wholly American. In both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough to persist – against American policy and American financing, proxies, technicians, firepower, and finally, troops and pilots.

It was no more a “civil war” after 1955 or 1960 than it had been during the US-supported French at colonial reconquest. A war in which one side was entirely equipped and paid by a foreign power – which dictated the nature of the local regime in its own interest – was not a civil war.)

Tướng Đỗ Mậu (từng là “Phó thủ tướng” ngụy) đã viết về Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu trong phần “Lời Mở Đầu” của hồi ký “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi”, do nhà xuất bản Hương Quê xuất bản năm 1986 ở Mỹ và sau này nhà xuất bản Văn Nghệ tái bản lại cũng ở Mỹ như sau: “Người thì muốn nối dài biên giới Hoa Kỳ từ Alaska đến sông Bến Hải, người thì đào nhiệm bỏ ngũ khi Hoa Kỳ ngưng viện trợ ‘chống Cộng’”.

Sử gia Jacques Dalloz cũng ghi nhận trong quyển “The War in Indochina 1945-1954” câu nói của Diệm: “Biên giới của Mỹ không ngừng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà kéo dài, ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17 của Việt Nam, hình thành một biên giới của ‘thế giới tự do’, cái mà chúng ta đều trân quý.” (The frontiers of the United States do not stop at the Atlantic and Pacific Coasts, but extend, in South East Asia, to the Ben Hai river, which partitions Viet-Nam at the 17th parallel, and forms the threatened border of the Free World, which we all cherish.”)

Trong phim tài liệu “Vietnam: A Television History” do đài PBS, NBC, và ABC hợp tác sản xuất, có đoạn phóng viên phỏng vấn Nguyễn Cao Kỳ. Ông Kỳ kể lại sau khi ông ra lệnh đàn áp cuộc đấu tranh của Phật giáo và muốn hạ bệ tướng Nguyễn Chánh Thi trong một cuộc chiến quyền lực, vào đầu năm 1965. Sau đó ông và các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh, và Nguyễn Chánh Thi bị “đại sứ” Mỹ triệu tập vào và đập bàn ghế chửi mắng thậm tệ. Cựu “phó tổng thống” Nguyễn Cao Kỳ thật thà thú nhận rằng từ nhỏ tới lớn ông chưa bao giờ bị chửi mắng thậm tệ như thế, ngay cả cha ruột của ông cũng chưa bao giờ chửi mắng ông ta nặng và lâu đến như vậy. Sau đó, Nguyễn Khánh bị Mỹ lưu đày, và năm 1966, Nguyễn Chánh Thi cũng chịu chung số phận.

Theo quan hệ thông thường giữa các quốc gia, chỉ có chính quyền sở tại triệu đại sứ đến nói chuyện, đằng này ngược lại, mà còn bị chửi mắng, xúc phạm, sỉ nhục. Đây là một trong những điều cho thấy bản chất thật của chế độ Sài Gòn và quân đội Sài Gòn là gì.

Ngoài ra, phim tài liệu “Heart & Mind” của đạo diễn Peter Davis, do đài BBC Anh quốc sản xuất năm 1974 và đoạt giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất năm 1975 cũng cho thấy cảnh Nguyễn Khánh cho biết Nhà ngoại giao, Đại tướng Maxwell D. Taylor của Mỹ đã đích thân ra lệnh cho ông ta phải rời khỏi nước Việt Nam. Thậm chí, Nguyễn Khánh còn lén ghi âm lại lệnh lưu đày của Taylor.

Theo các tướng tá cũ của quân đội Sài Gòn như Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Chánh Thi, và cựu “dân biểu” Lý Quý Chung thì sáng ngày 30/4/1975, tướng tình báo Pháp Francois Vanussème đã tới gặp “tổng thống” Dương Văn Minh và đề nghị kêu gọi Trung Quốc can thiệp để cứu ngụy quyền Sài Gòn đang trong cơn nguy kịch. Tướng Minh vốn đã được Ban Binh vận Trung ương cục miền Nam thông qua em trai Dương Thanh Nhựt (bí danh Mười Ty, đại tá QĐNDVN) và gia đình đã thuyết phục từ trước, nên ông đã từ khước và nói: “Tôi cảm ơn thiện chí của ông, nhưng trong đời tôi, tôi đã từng làm tay sai cho Pháp, rồi tay sai cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Cộng.”

Tướng Cao Văn Viên là 1 trong 5 đại tướng trong quân đội Sài Gòn. Ông ta giữ chức Tổng tham mưu trưởng quân đội ngụy lâu nhất, từ năm 1965 đến 1975. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Cao Văn Viên chạy theo người Mỹ sống luôn bên Mỹ, qua đời ở tiểu bang Virginia vào năm 2008. Trong hồi ký để lại, ông viết: “Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi!”. Và còn nhiều câu khác gián tiếp cho thấy tính chất “tầm gửi” của ngụy quyền và ngụy quân Sài Gòn.

Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, cựu phụ tá Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, là một trong 16 nhân vật chức lớn nhất trong chế độ ngụy quyền còn ở lại khi Sài Gòn được giải phóng tháng 4/1975, đã trả lời phóng viên của đài BBC Việt ngữ vào năm 2010:

“Pháp đã ở Việt Nam 100 năm. Pháp đi sau Hiệp định Genève thì Mỹ lại nhảy vô.

Tôi nói thật, trong tất cả các đời tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay. Ở miền Nam này đã xảy ra không biết bao nhiêu cuộc đảo chánh – mười mấy lần chứ có ít đâu.

Tụi tôi trong quân đội, học ở Mỹ, học tiếng Mỹ, đi thăm Mỹ… đủ hết. Rồi tụi tôi cũng có nhiều bạn Mỹ rất tốt bụng, nhưng với Mỹ thì tôi vẫn không có bằng lòng. Thậm chí lần đi thăm đại bản doanh Cục Tình báo Trung ương (CIA) bên đó, thấy sợ hơn là thấy thích.

Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lãnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao. Mỹ nắm hết. Rồi chính Mỹ đã bỏ miền Nam Việt Nam.”

Trong bài chính luận “Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam Năm 1975” của tác giả Trần Viết Đại Hưng, một cựu sĩ quan ngụy, bạn thân của tướng ngụy Nguyễn Chánh Thi, và hiện đang hoạt động chống cộng sản ở Lawndale, Mỹ:

“Trong thời Chiến tranh Việt Nam, báo chí Mỹ phanh phui là Thiệu cùng với đàn em là Trung tướng Đặng văn Quang, đã buôn bán Bạch phiến làm giàu. Thứ trùm ma túy như Thiệu thì làm gì mà có chuyện yêu nước thương dân. Gặp thời loạn lạc, làm cai thầu chống Cộng, Thiệu chỉ có một việc duy nhất là vơ vét cho đầy túi tham mà thôi. Đến khi quốc gia hưng vong thì lòi ngay ra bản chất ti tiện hèn nhát, đúng là ” có cháy nhà ” mới ” lòi mặt chuột ” Nguyễn văn Thiệu.

Phó tổng thống Nguyễn cao Kỳ cũng chẳng có gì khá hơn, trong cuốn hồi ký ” Việt Nam máu lửa quê hương tôi” , cựu thiếu tướng Đỗ Mậu đã chỉ ra rằng ông Kỳ và bà chị ruột là Nguyễn thị Lý đã buôn lậu thuốc phiện từ Lào về bán. Đúng là hai gương mặt cai thầu chống Cộng do Mỹ dựng lên là Nguyễn văn Thiệu và Nguyễn cao Kỳ chẵng có tay nào sáng sủa, toàn là thứ buôn lậu ma túy. Phải đợi tới những ngày cuối tháng 4 năm 1975 mới thấy rõ tư cách hèn kém của hai tay này. Bỏ quân leo phi cơ mà chạy không một chút liêm sỉ và danh dự của người lãnh đạo.

Thiệu và Kỳ sẽ còn bám víu quyền lực nếu ngày nào còn viện trợ của Mỹ mà thôi. Công tâm mà nói, đúng ra vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Nguyễn Cao Kỳ tính làm một cuộc đảo chánh chính phủ Dương văn Minh mới thành lập để đối đầu với Bắc quân. Dĩ nhiên là người Mỹ biết chuyện đó và trùm CIA ở Saigòn lúc đó là ông Polgar đã cảnh cáo Kỳ là không được lộn xộn, Kỳ nghe như thế thì riu ríu vâng lời vì đã nhiều năm làm việc với người Mỹ, Kỳ hiểu rằng nếu cứng đầu, bướng bỉnh cãi lại Mỹ thì chỉ mang họa vào thân. Trước đây khi ép buộc Tổng thống Thiệu ký Hiệp định Paris về Việt Nam vào tháng 1 năm 1973, Tổng thống Nixon cũng gửi nhiều bức thư cho Thiệu, cảnh cáo Thiệu là nên nghe lời Mỹ mà ký, chứ nếu không thì sẽ chịu số phận thê thảm của Tổng thống Diệm. Những lời hù dọa này đã có kết quả: Nguyễn văn Thiệu đồng ý ký vào Hiệp định Paris về Việt Nam dù bản thân Thiệu cũng biết đây là hiệp định bán đứng miền Nam cho Cộng sản. (Xin đọc kỹ cuốn sách Hồ sơ mật Dinh Độc Lập của tiến sĩ Nguyễn tiến Hưng để coi lại những bức thư mà Nixon viết cho Thiệu nhằm thuyết phục và hăm dọa Thiệu ký).”

“Việt Nam Cộng hòa chiến đấu chống Cộng sản trong suốt 21 năm (1954-1975). Miền nam được sự bảo trợ kinh tế và quân sự của Mỹ, tiếc rằng Mỹ không đóng vai trò một đồng minh tin cẩn, nhiệt thành mà Mỹ là hiện thân của một ông chủ thô bạo, tiền hậu bất nhất để rồi mới đưa đến thảm kịch 30 tháng 4.

Mỹ thất bại với Việt Cộng là vì đánh giá quá thấp khả năng chiến đấu của Việt Cộng, đã không làm tròn vai trò đồng minh với Việt Nam Cộng hòa mà chỉ độc đoán điều hành sắp đặt mọi việc. Người lính Mỹ mắt xanh mũi lõ có mặt trên đất nước Việt Nam cũng không khác gì hình ảnh của lính Pháp viễn chinh ngày xưa. Thêm vào đó, Mỹ không muốn tìm một người lãnh đạo quốc gia có tư cách để cùng chống Cộng vì những người này đôi khi xung khắc với đường lối của Mỹ, cho nên Mỹ chỉ muốn tìm tay sai để sai bảo cho dễ và những tên tay sai thì thường mất tư cách, tham nhũng, làm suy yếu tiềm năng chống Cộng. Viện trợ của Mỹ trước đây đổ vô miền Nam như đổ vô cái thùng không đáy vì tệ nạn tham nhũng mà đứng đầu là vua tham nhũng Nguyễn Văn Thiệu.”

Trong một số bài viết về lịch sử hiện đại Việt Nam, như bài “30 tháng tư, nhìn lại cuộc chiến ở Việt Nam”, “Tôi đọc bài của Phạm Cao Dương về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, “Vài nét về Cụ Hồ” v.v. Giáo sư Tiến sĩ Trần Chung Ngọc, cựu sĩ quan quân đội Sài Gòn, cựu giảng viên Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, hiện đang sinh sống tại Grayslake, Illinois, Hoa Kỳ, đã viết:

“Nhìn cuộc chiến ở Việt Nam đơn giản chỉ là cuộc chiến giữa lý tưởng “tự do dân chủ” của “người Việt Quốc gia” đối với lý tưởng “độc tài sắt máu” của người Việt Cộng sản là không hiểu gì về cuộc chiến cả. Do đó kéo dài hận thù đối với Cộng sản là một hành động vô trí, bắt nguồn từ cái nhìn rất thiển cận của mình về cuộc chiến. Hiện nay chúng ta có rất nhiều tài liệu về cuộc Chiến tranh Việt Nam vừa qua, gồm cuộc chiến chống Pháp và cuộc chiến chống Mỹ, nhiều đến độ có lẽ không bao giờ chúng ta có thể biết hết và đọc hết. “Người Việt Quốc gia” thường cho Nam Việt Nam là “đồng minh” trước hết là của Pháp, rồi sau là của Mỹ, để chống Cộng cho họ. Nhưng sự thật khá đau lòng, trong cả hai cuộc chiến, “Nam Việt Nam” chỉ là tay sai, con cờ của Pháp và Mỹ. Pháp chưa bao giờ coi “thành phần quốc gia” là “đồng minh” của họ. Mỹ còn tệ hơn nữa vì là ông chủ chi tiền.”

“Đối với một thiểu số người Việt lưu vong, thì ngày 30/4/75 là ngày mà họ gọi là ngày “mất nước” làm như miền Nam là nước của riêng họ. Tuy rằng nước vẫn còn đó, và càng ngày càng phát triển, ngày nay đã vượt trội hẳn cái “nước” của họ khi xưa mà thực ra chỉ là cái “nước” nằm trong sự chi phối của những đồng đô la viện trợ và sự chỉ đạo của các quan Toàn Quyền như Nolting, Lodge, Martin.”

“Không phải là sau Hiệp định Genève về Đông Dương Mỹ mới can thiệp vào Việt Nam mà Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam từ trước đã lâu. Mỹ đã đồng lõa với thực dân Pháp trong mưu toan tái lập nền đô hộ của Pháp trên dân Việt Nam. Những người thực sự tin rằng Mỹ là “đồng minh” của Nam Việt Nam, muốn giúp dân Việt Nam để chống lại Cộng sản, để cho dân Việt Nam, hay ít ra là dân miền Nam, được tự do dân chủ, nên nhớ kỹ rằng chính Mỹ đã đài thọ hơn 80% chiến phí cho Pháp trong cuộc chiến tiền-Genève, từ 1945 đến 1954, để Pháp tái lập nền đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở lại vòng nô lệ Pháp, trong khi Mỹ đã biết rõ chế độ thực dân Pháp đối với dân Việt Nam là như thế nào. Lịch sử Việt Nam sẽ lên án hành động đế quốc thực dân này. Nếu chúng ta coi Pháp là quân xâm lăng thì Mỹ cũng là kẻ xâm lăng không kém. Chỉ sau khi Pháp thất trận Mỹ mới đưa ra chiêu bài giúp Việt Nam, bảo vệ nền tự do (sic) của Nam Việt Nam trong khi, như chúng ta đã biết, theo Hiệp định Genève về Đông Dương, Nam Việt Nam không phải là một quốc gia độc lập mà chỉ là một vùng rút quân của Pháp và những lực lượng quân sự dưới quyền Pháp, trong đó có lực lượng “Quốc gia”, chờ ngày Tổng Tuyển Cử trên toàn thể đất nước vào năm 1956.”

“Ngày 30/4/1975 không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể là họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào. Tôi ở phe thua trận, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như ngày 30/4/1975, đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người Việt Nam, một người Việt Nam không “Quốc gia” không Cộng sản, không Nam không Bắc, một người Việt Nam không từ bỏ gốc gác tổ tiên, không từ bỏ lịch sử khi vinh khi nhục của quốc gia, và lẽ dĩ nhiên rất hãnh diện với lịch sử chống xâm lăng của dân tộc. Khía cạnh tích cực nhất của ngày 30/4/75 là trên đất nước không còn cảnh bom đạn, cảnh đồng bào bắn giết nhau, và nhất là đất nước đã vắng bóng quân xâm lược.”

Trong cuốn “Khi đồng minh tháo chạy”, ông Nguyễn Tiến Hưng đã công bố nhiều tư liệu, số liệu và đánh giá rất cụ thể, ví dụ:

Với câu hỏi “tại sao sụp đổ”, ông Nguyễn Tiến Hưng đã phân tích: “Trên 75% ngân sách quốc phòng (gồm việc trả lương cho quân đội) là từ viện trợ Mỹ. Toàn bộ quân trang, quân dụng, từ khẩu súng, viên đạn, lít xăng tới xe tăng, đại bác, máy bay, cái gì cũng có nhãn hiệu MDAP của Mỹ. Về mặt kinh tế, khi chiến tranh leo thang, sản xuất trong nước không phát triển, lại còn tụt hậu, cung ứng cho nhu cầu của người dân phải dựa vào đô-la của Mỹ để nhập cảng. Những sản phẩm cho nhu cầu từ ăn, ở, mặc tới vận chuyển, một tỷ lệ rất quan trọng được đáp ứng từ viện trợ Mỹ. Đó là chưa nói tới các nhu cầu khác như y tế, giáo dục, giải trí. Như vậy, về vật chất, sự lệ thuộc Mỹ hầu như là toàn diện. Tình trạng này lại còn dẫn tới sự lệ thuộc về tinh thần và tâm lý. Nếu Mỹ còn giúp, thì các nhà lãnh đạo và dân, quân miền Nam còn chịu đựng, chiến đấu. Nếu có dấu hiệu họ bắt đầu bỏ, thì tinh thần bắt đầu sa sút. Tới lúc bỏ thật là sụp đổ.”

Để diễn tả thân phận tôi tớ của “chế độ VNCH”, ông Nguyễn Tiến Hưng tạo lập các tiêu đề khá thú vị như: “Chạy gạo sống qua ngày”, “Hậu quả của lệ thuộc”, “Cái nhục của kẻ đi cầu xin”. Và bản chất ký sinh, sống bám vào “viện trợ Mỹ” của chế độ này đã được tóm lược cụ thể qua một văn bản của Nguyễn Văn Thiệu gửi cầu viện Mỹ với nội dung: “Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ đô-la thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn vùng chiến thuật; Nếu là 1,1 tỷ đô-la thì quân khu 1 phải bỏ; Nếu là 900 triệu đô-la thì khó lòng giữ được quân khu 1 và 2, hoặc khó đương đầu với cuộc tổng tấn công của Bắc Việt; Nếu là 750 triệu đô-la thì chỉ có thể phòng thủ vài khu vực chọn lọc và khó điều đình được với Bắc Việt; Nếu quân viện dưới 600 triệu đô-la thì chỉ còn giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long”.

Trong cuốn sách đã dẫn, ông Nguyễn Tiến Hưng dẫn lại một sự kiện đặc biệt, lột tả hết bản chất của “chế độ VNCH”, đó là sau khi gửi bức thư đề ngày 25/3/1975 tới Tổng thống Mỹ khi đó là G. Ford, để van xin G. Ford thi hành “hai biện pháp cần thiết: Ra lệnh cho phi cơ B.52 can thiệp trong một thời gian ngắn song mãnh liệt xuống những nơi tập trung quân và căn cứ hậu cần của địch trong lãnh thổ miền nam; Cung ứng khẩn cấp cho chúng tôi những phương tiện cần thiết để ngăn chặn và đẩy lùi cuộc tấn công” mà không có kết quả, ngày 14-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu đã làm một việc rất là nhục nhã là tiếp tục gửi điện tới G. Ford để cầu xin. Với công điện này, Nguyễn Văn Thiệu trực tiếp bộc lộ bản chất bán nước hại dân bằng việc đem tài sản quốc gia ra thế chấp nhằm được vay tiền: “Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc hội cho VNCH vay dài hạn 3 tỷ đô-la, chia làm ba năm, lãi suất do Quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hỏa và canh nông của VNCH sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này.”

Trong bài viết gởi nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân trên trang phản động “Đàn chim Việt”, Đặng Văn Âu, cựu sĩ quan ngụy, một trong những tên tay sai đắc lực nhất, chó săn trung thành nhất của chủ Mỹ trước năm 1975, đã viết:

“Cần phải vận động Hoa Kỳ cho Việt Nam trở thành một tiểu bang của nước Mỹ. Chỉ còn có cách ấy, nhân dân ta mới có thể chống nổi tham vọng bành trướng của người Đại Hán. Mày nghĩ rằng tao đề nghị như thế là bán Tổ Quốc Việt Nam cho ngoại bang phải không? Cũng đành lòng thôi! Tao nhận thấy cái đường lối cai trị của Đảng Cộng Sản hiện nay, trước sau gì rồi Việt Nam cũng trở thành Giao Chỉ Quận. Thà làm một tiểu bang của Hoa Kỳ, người dân Việt Nam sẽ có đủ các quyền tự do, các giá trị làm người được Hiến Pháp do ông Jefferson viết ra bảo đảm. Còn Hiến Pháp Việt Nam (dù năm 1946) chỉ là thứ trang trí cho có vẻ huê dạng dân chủ mà thôi. “Thà làm công dân nước Mỹ; con hơn làm nô lệ nước Tầu”, không sướng sao?”

“Làm con chó ở Mỹ sướng lắm! Bất cứ chủ chó nào ngược đãi chó là bị hàng xóm gọi cảnh sát can thiệp ngay! Không như ở Việt Nam, Công An đánh chết người vô tội cũng chẳng bị pháp luật trừng trị.

Việt Nam trở thành tiểu bang Hoa Kỳ, người Việt Nam sẽ có hy vọng làm Tổng thống của đại cường, không có ai dám khinh dễ. Ông Obama bố sang Hoa Kỳ chơi một vòng rồi trở về Phi Châu, để lại một giọt máu – Barrack Hussein Obama – trở thành Tổng thống là một minh chứng hùng hồn nhất. Các đại gia lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã lo xa, đều đem tiền ăn cướp của dân, sang Mỹ mua nhà to cả rồi! Chỉ hiềm một nỗi Hoa Kỳ không chấp thuận cho làm một tiểu bang của họ thôi!”

Trong bài tuyên truyền “Thằng Mỹ đô hộ coi bộ khỏe hơn” trên trang phản động “Dân luận”, Nguyễn Ngọc Già, cựu “anh hùng mũ đỏ” của ngụy quân đã úp mở viết câu kết luận ngay cuối bài: “Thôi thì… cho thằng Mỹ nó đô hộ coi bộ khỏe hơn.”

Trong một số diễn đàn của các “hội ái hữu” cựu quân nhân quân ngụy Sài Gòn như diễn đàn Biệt Động Quân, diễn đàn Thủy quân Lục chiến, diễn đàn Sư đoàn Dù, diễn đàn Sư đoàn 1 Bộ Binh, diễn đàn “Mũ xanh”, “Mũ đỏ” v.v., khi đăng lại 2 bài trên, một số người chướng tai gai mắt đã vào phản đối thì nhiều thành viên từng là lính ngụy đã chống chế và hô hào kêu gọi bắt “CSVN” phải tổ chức trưng cầu dân ý một cách dân chủ về việc biến Việt Nam thành một tiểu bang thứ 51 của Mỹ, chính thức sát nhập Việt Nam vào nước Mỹ.

Họ xem đó là một “vinh dự”, “vinh hạnh” của dân tộc Việt Nam khi “được” làm một tiểu bang Hoa Kỳ. Thậm chí một số người còn cho rằng VN “không xứng đáng được làm một tiểu bang của Mỹ”, “VN tuổi gì mà được Mỹ cho phép như thế” v.v. Đúng như giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã nhận định, tư tưởng tay sai, nô lệ đã ăn sâu vào máu và đầu óc họ.

Ở trên là những quan điểm khác nhau của nhiều tầng lớp, chức vụ khác nhau trong chính phủ, quân đội Hoa Kỳ và ngụy quyền, ngụy quân Sài Gòn, dù gián tiếp hay trực tiếp, dù lỡ miệng hay thật thà thừa nhận, dù thiện hay ác, dù là quan điểm phá hoại hay quan điểm xây dựng v.v. cũng đều nói lên bản chất của ngụy quyền và ngụy quân Sài Gòn. Không gì rõ ràng hơn là chính họ nói về họ, chính họ nói về nhau, quân nhân Mỹ nói về bản thân họ và nói về “đồng minh” của họ, quân nhân ngụy nói về bản thân họ và nói về “đồng minh” của họ. Và họ nói những điều đó cả trong cuộc chiếnsau cuộc chiến.

Tóm lại, ngoài những vật chứng về pháp lý làm sáng tỏ sự chính danh, chính nghĩa rõ rệt của Việt Nam như đã trình bày ở những phần trên, thì còn có những nhân chứng nằm trong hàng ngũ Hoa Kỳ, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, giúp làm rõ ràng, minh bạch hơn sự chính danh, chính nghĩa không thể tranh cãi của Việt Nam.

Trong khi xưa nay, cả trong và sau chiến tranh Triều Tiên, chưa có lãnh đạo Mỹ, sĩ quan Mỹ, người dân Mỹ nào nói gì về Hàn Quốc như vậy. Cũng chưa có tổng thống, lãnh đạo Hàn Quốc nào “tự thú” như các “tổng thống”, chóp bu ngụy Sài Gòn đã làm.

oOo

Khách quan nhìn lại những dữ kiện thực tế lịch sử thì thấy rằng bản chất và thực tiễn của chiến tranh Mỹ – Việt và chiến tranh liên Triều có nhiều điểm khác biệt then chốt. Bối cảnh lịch sử và các diễn biến lịch sử khách quan trên đất nước Việt Nam và trên bán đảo Triều Tiên cũng khác nhau, và những khác biệt đó là những khác biệt quan trọng về bản chất các bên, chứ không phải là những râu ria tiểu tiết.

Theo Thiếu Long Texas

chien-tranh-viet-nam-vm

Tham khảo chi tiết về chiến tranh Việt Nam

19 thoughts on “7 điểm khác biệt cơ bản giữa chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên

  1. Nhiều bác nhà đài báo chí của ta quen miệng dịch phỏng “Vietnam War” sang “Chiến Tranh Việt Nam” thật ra là không chuẩn ngay từ đầu. Vietnam War dịch đúng phải là “Chiến Tranh ở Việt Nam”. “Chiến Tranh Việt Nam” là “Vietnamese War”.

  2. Pingback: Miền Nam Việt Nam là Thành đồng Tổ quốc | Chiến tranh Việt Nam

  3. Pingback: Tin giả trong Chiến tranh Việt Nam | Chiến tranh Việt Nam

  4. Pingback: Toàn cảnh lịch sử bành trướng lãnh thổ nước Mỹ | Chiến tranh Việt Nam

  5. Pingback: Chiến tranh Việt Nam và những số liệu ấn tượng | Chiến tranh Việt Nam

  6. Pingback: Hậu quả chiến tranh Việt Nam | Chiến tranh Việt Nam

  7. Mẽo không có nhiều lực lượng hàng khủng đánh nhau với Trung quốc ở triều tiên. Chỉ có McArthur là hùng tài đại lược. Ở Việt nam Mẽo có:

    -Thủy quân lục chiến nổi tiếng thế giới
    -Sư đoàn 1 bộ binh Anh Cả Đỏ thiện chiến nhất lục quân Hoa Kỳ
    -Sư đoàn 25 bộ binh Tia Chớp Nhiệt Đới giỏi đánh nhau rừng rậm, giống LL đặc nhiệm Delta Force. Tinh anh nhất trong giới đặc nhiệm, biệt kích dù
    -Sư đoàn Mãnh Hổ tàn ác bậc nhất Hàn Quốc.

  8. Sau ĐBP kết thúc cuộc KCCP, cụ Giáp nói với Cụ Hồ: “Giặc Pháp đã chạy vào Nam, một nửa giang sơn đã định, hà cớ phải thở dài, thưa Bác?”

    Cụ Hồ: “Chiến tranh không phải kết thúc mà là mới bắt đầu. Ta còn phải đánh Mỹ!”

    Ngồi kế bên, cụ Duẩn đập tay xuống bàn, cương quyết: “Ta nhất định phải về Nam giải phóng cả nước!”.

  9. Không biết có phải tính là important không nhưng có 1 cái khác nhau nữa là ở TT là Mỹ đánh dưới ngọn cờ LHQ, còn ở VN là Mỹ đánh dưới ngọn cờ của chính họ. Westmoreland và các tướng sau này là “tướng Mỹ” chỉ huy ở miền Nam VN, còn McArthur và các tướng sau này là “tướng LHQ” chỉ huy ở miền Bắc và miền Nam TT. Như vậy ở TT là có yếu tố LHQ, còn ở VN là Mỹ tự đánh, tự biên tự diễn, không có yếu tố LHQ. VN ký với Mỹ để giải quyết chiến tranh. Còn ở TT là TQ ký với “LHQ”.

  10. CMVN hoạt động ở TQ chỉ có thời Tôn Thất Thuyết là theo hướng nhờ TQ giúp, các nhà CM về sau này đều dùng TQ như cửa ngõ để vươn ra ngoài hoặc làm hậu phương lớn để làm cơ sở xâm nhập về nước.

    CMVN hoạt động CM ở TQ là theo hướng như vậy với bản chất như vậy. Còn CM Triều Tiên thì cùng với TQ đánh Nhật ở TQ vì đó là kẻ thù chung. Nhật đô hộ Triều tiên và xâm lược TQ. Cái khác nhau là ở TQ thì không có giặc Pháp để mà đánh . Nên bản chất và thực tiễn CM trong việc hoạt động của VN ở TQ và của TT ở TQ là khác nhau.

  11. Chó vàng ba que vẫn mãi là ngụy vàng baque, ngụy tặc ba que, ba que ngụy tặc. Tởm ngụy chó! Tay sai bán nước muốn quậy muốn phá muốn đập mà mở mồm ra cứ “yêu nước” như thật, con chó cùng biết yêu nước, con súc vật cũng biết yêu nước? Dối người dối mình, dối mình dối người, sự dối trá lên ngôi, tự kỉ ám thị, lừa mình gạt người! Nói láo không ngượng mồm, bất chấp nhục nhã, không biết nhục!

  12. Khác Biệt nữa đây này:

    Ở VN có diện con lai không biết ở Hàng Xẻng có không nhể?

    Rớt tú tài anh đi trung sỹ
    Em ở nhà lấy Mỹ sinh con
    Bao giờ xong chuyện nước non
    Anh dzìa anh có Mỹ con anh bồng!

  13. Trung Quốc bây giờ như Liên Xô thời Lenin Xtalin cả thiên hạ trông vào, mức sống cao cho toàn dân toàn xã hội và quần chúng cần lao, người dân lao động, tiện nghi vật chất, dịch vụ công cộng thoải mái, tiện dụng, tội phạm tội ác ngày càng thấp và nhiều TP lớn hầu như không có. Không trộm cắp giật dọc, không cướp giật súng đạn, giết người cướp của đốt nhà, bắt cóc tống tiền, nhờ CCTV camera lắp đặt khắp nơi và hệ thống chấm điểm công dân và theo dõi đối tượng tội phạm. Công nghệ dân sự, hàng hóa dân dụng ngày càng xịn, chất lượng cao cùng với giá cả phải chăng, lợi nhuận bị hạn chế không bị tham lam như bọn tư bản.
    Lần đầu tiên những con người XHCN cảm thấy tự hào kể từ thời Lenin Xtalin cách đây đã lâu.

  14. Bọn bài Trung quốc bây giờ vẫn hơi đông và nguy hiểm, đám đông nguy hiểm, đám đông hung hãn, như đã thấy trong các cuộc biểu tình hung hãn. Vấn đề lâu nay nhiều người thích Trung quốc nhưng im lặng quá, để cho bọn nguy hiểm hoành hành, thể hiện thù ghét căm hận và tỏ ra nguy hiểm. Hãy lên tiếng nói để cho bọn chúng biết dẫu là mxh thế giới ảo nhưng cũng không phải chỗ riêng của bọn chúng. Để bọn phản động quốc tế, bộ phận phản động ở Mỹ và bọn Chống Cộng, Bọn cực hữu quốc tế không hý hửng rằng “Việt nam thù Trung quốc”, “2 nước kẻ thù truyền kiếp”, “VN hận TQ”.

  15. Triều Tiên là gia tộc trị, chủ nghĩa xã hội phong kiến, chủ nghĩa xã hội bạo lực. Nó trương chiêu bài ‘chủ nghĩa xã hội’ để thực hiện nền độc tài chuyên chế và thể chế cha truyền con nối, gia đình trị. Nó là 1 chế độ độc tài, gia đình trị đúng nghĩa. Độc tài gia đình trị, chính thế.

Bình luận về bài viết này