Chiến tranh Việt Nam và đại chiến Tam giác sắt

Sau khi quân Giải phóng mở chiến dịch tiến công ở miền Đông Nam Bộ, đánh thắng trận Bình Giã, về cơ bản đã làm phá sản chiến lược chiến tranh giai đoạn này của Mỹ. Đến đây, kế hoạch Staley-Taylor đã không còn hiệu quả. Hoa Kỳ bắt đầu đề ra và thực hiện một số quyết định chiến lược mới.

Ngày 8 tháng 3 năm 1965, Thủy quân lục chiến Mỹ đổ quân xuống Đà Nẵng, kế hoạch Staley-Taylor chính thức chấm dứt. Chiến tranh Việt Nam bước sang giai đoạn mới, giai đoạn Mỹ kéo đại quân đến Việt Nam trực tiếp xâm lược với chiến thuật tác chiến Tìm và Diệt của Đại tướng tổng tư lệnh Westmoreland.

Đứng trước nguy cơ phá sản của chế độ thực dân mới và khả năng sụp đổ của chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở miền nam Việt Nam, người Mỹ sau đó đã liên tục tăng cường viện binh cho quân đội viễn chinh ở miền nam Việt Nam nhằm đốc thúc cuộc chiến tranh xâm lược, thay đổi chiến lược chiến tranh ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Trong năm 1965, các sư đoàn 1 Bộ binh (được biết nhiều với tên “Anh cả đỏ” – The Big Red One), sư đoàn 1 Kỵ binh Không vận, Lữ đoàn 1 thuộc sư đoàn 101 Kỵ binh Không vận, Lữ đoàn 3, sư đoàn 25 Bộ binh (được biết nhiều với tên “Tia chớp nhiệt đới” – Tropical Light), trung đoàn 11 Kỵ binh Thiết giáp v.v. lũ lượt kéo vào miền Nam Việt Nam. Trong đó, sư đoàn Anh cả đỏ và Tia chớp nhiệt đới là hai trong những sư đoàn chủ lực thiện chiến nhất thế giới.

Hạm đội 7, hạm đội mạnh nhất của Hải quân Hoa Kỳ, được mệnh danh “chúa tể đại dương”, tiến vào Biển Đông, xâm phạm vùng biển của Việt Nam, để trợ lực cho các lực lượng xâm lược trên bộ. 7 vạn lính Mỹ đóng ở Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, đảo Guam v.v., đều được sử dụng để hỗ trợ cho chiến trường Việt Nam.

Bị thất bại trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm, Mỹ đã chuyển sang cuộc chiến tranh cục bộ, kéo quân đội vào trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam và gây ra chiến tranh phá hoại rất ác liệt đối với miền Bắc.

Đại tướng William Westmoreland trong hồi ký A Soldier Reports (Tường trình của một quân nhân), do Doubleday xuất bản năm 1976, đã cho biết: “Tôi tin rằng nước Mỹ chưa bao giờ cho ra trận một lực lượng nào thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969”.

Hoa Kỳ còn áp lực được các quốc gia chư hầu (vassal states) khi đó như Hàn Quốc, Philippines, hay đồng minh như Australia, Thái Lan và New Zealand gửi quân đội đánh thuê cho Mỹ ở miền Nam Việt Nam, đổi chác các lợi ích chính trị, quân sự, kinh tế. Lực lượng viễn chinh Mỹ cũng phát triển nhanh, đến cuối năm 1965 đã lên đến hơn 20 vạn quân.

Theo hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers) do Daniel Ellsberg tung ra và Thời báo New York công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ về Chiến tranh Việt Nam, được Việt Nam Thông Tấn Xã ấn hành một phần bằng tiếng Việt vào năm 1971 (Mỹ chính thức giải mật vào tháng 6 năm 2011), và nhà báo Pháp Giuglaris Marcel, một nhà nghiên cứu chuyên sâu về Nhật Bản và vùng Viễn Đông, trong sách Việt Nam, le jour de l’escalade (Việt Nam, ngày đầu leo thang) do NRF xuất bản, thì Vecler, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân bảo đảm với Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara: “Không có lý do gì chúng ta lại không thể thắng nếu đó là quyết tâm của chúng ta”.

Những nhân vật diều hâu trong giới cầm quyền Mỹ đã tin tưởng tuyệt đối rằng: “Cùng lắm trong vòng 18 tháng (cuối 1966), Mỹ sẽ chiến thắng, lúc đó Việt Cộng và Hà Nội sẽ phải chịu thua, chấm dứt kháng chiến. Và, trên bình diện thế giới, chúng ta sẽ chứng minh được cho các dân tộc thấy rằng chiến tranh cách mạng không đem lại kết quả gì, cuộc nổi dậy nào cũng có thể bị tiêu diệt”.

Mỹ dù không muốn trực tiếp ra tay, nhưng trước tình thế bất lợi họ buộc phải xuất quân để ngăn chặn thế thua, từng bước phản công giành lại quyền chủ động và chuyển bại thành thắng. Việc đưa quân viễn chinh Mỹ vào chiến đấu trên quy mô lớn là không chỉ giới hạn ở việc cứu nguy sự sụp đổ của chế độ thực dân trá hình mà chính là để giành thắng lợi quyết định, nhanh chóng đảo lộn thế cờ. Theo đó, Mỹ đề ra kế hoạch 3 giai đoạn và dự định giành thắng lợi trong vòng hai năm rưỡi:

Giai đoạn 1: Chặn lại đà thất bại, triển khai nhanh lực lượng.

Giai đoạn 2: Phản công chiến lược, tấn công mạnh vào chủ lực quân Giải phóng, và cướp lại vùng nông thôn.

Giai đoạn 3: Hoàn toàn tiêu diệt chủ lực quân Giải phóng, phá hoại căn cứ và hậu cần, tiếp tục bình định miền Nam.

Trước ý đồ chiến lược mới của Mỹ, Bộ chính trị, Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích, đánh giá tình hình và thảo luận tìm đối sách, sau đó đưa ra nhận định, đại ý:

Hiện nay ngụy quân đã thất bại trên chiến trường, ngụy quyền rệu rã, chiến tranh đặc biệt đã thất bại, đế quốc Mỹ mất thế chủ động chiến lược, trong khi đó lực lượng ta đang nắm quyền chủ động chiến trường, xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, liên hoàn ở cả ba vùng chiến lược (nông thôn, đô thị, miền núi). Chiến tranh càng mở rộng và kéo dài, thì mâu thuẫn càng bộc lộ và bị khoét sâu mà Nhà Trắng và Lầu Năm Góc không thể nào khắc phục được. Tiêu biểu là:

– Mâu thuẫn trầm trọng về tư tưởng chiến lược giữa mục đích muốn giấu mặt áp đặt chủ nghĩa thực dân mới (nghĩa là đứng ngoài làm chủ, bản thân không trực tiếp quản lý, chỉ huy và tham chiến), nhưng lại buộc phải tiến hành chiến tranh bằng đại quân viễn chinh Mỹ theo kiểu chủ nghĩa thực dân cũ (vì ngụy quân không biết đánh, nếu không đem quân vào đánh thì sẽ thua). Như vậy đây là một thất sách về chính trị và làm cho dư luận thế giới thấy rõ như ban ngày là Mỹ đã kéo đại binh vào tấn công Việt Nam, trực tiếp điều hành và tiến hành chiến tranh.

– Mâu thuẫn giữa tiến hành chiến tranh xâm lược nhưng lại phải xây dựng cho được chính quyền và quân đội bản xứ để làm công cụ của Mỹ nhằm áp đặt chủ nghĩa thực dân mới. Trước đó, Mỹ chỉ lo mỗi việc là xây dựng, huấn luyện, trang bị, phát triển ngụy quân và ngụy quyền, và việc này đã rất khó khăn. Trong khi bây giờ chính phủ Washington phải thực hiện cả hai mục tiêu chiến lược này cùng một lúc, khó càng thêm khó.

– Mâu thuẫn khi buộc phải tiến hành chiến tranh để giữ vững và củng cố chế độ ngụy quyền và hệ thống thuộc địa kiểu mới. Trong khi đó thực tế chiến cuộc cho thấy Mỹ càng tiến hành chiến tranh thì ngụy quyền và ngụy quân càng dựa dẫm vào Mỹ hơn, không còn bao nhiêu động lực chiến đấu, và càng lục đục, chia rẽ khi tranh nhau sự ưu ái của Mỹ. Còn hệ thống thuộc địa kiểu mới thì càng suy yếu và ngày càng hiện rõ những dấu hiệu của một thuộc địa kiểu cũ (người Mỹ và lính Mỹ tràn ngập miền Nam, Mỹ nắm thực quyền về quản lý, chỉ huy, trực tiếp tiến hành chiến tranh). Những thực trạng đó đồng thời cũng kéo theo sự suy yếu của chính Mỹ.

Từ đó, phương châm đấu tranh của Việt Nam được đề ra là: Đẩy mạnh đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công chiến lược: Quân sự – chính trị – ngoại giao.

Ngày 20/7/1965, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi:

        “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu; dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”.

    Nói chuyện với cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Trung ương lần thứ 12, chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định và tiên đoán:

        “Bây giờ Mỹ có 20 vạn quân ở miền Nam, nó có thể đưa thêm vào hơn nữa đến 30, 40, 50 vạn quân. Ta vẫn thắng, nhất định ta thắng. Ta nói như thế không phải để tuyên truyền, mà căn bản là như thế.”

Tự tin vào ưu thế quân đông với trên 20 vạn quân thiện chiến, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, cơ động nhanh, Mỹ vừa mới vào miền Nam đã cho quân viễn chinh tiến hành ngay chiến thuật tác chiến Tìm và Diệt của Tổng tư lệnh Liên quân, đại tướng William Westmoreland, với cuộc hành quân “Ánh sao sáng” vào căn cứ cách mạng ở Vạn Tường – Quảng Ngãi.

Tiếp đó Mỹ mở liền hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 bằng nhiều cuộc hành quân vào “đất thánh Việt Cộng” như chiến khu Đ, chiến khu C (chiến khu Dương Minh Châu), và các chiến khu, địa điểm khác.

Nhưng nhờ chiến đấu dũng cảm, thông thạo địa hình quê nhà, và tài mưu trí sáng tạo, cũng như được sự phối hợp chiến đấu và tiếp viện ngày càng lớn từ miền Bắc, quân và dân miền Nam đã chiến đấu giành thắng lợi mở đầu ở Vạn Tường (ngày 18/8/1965). Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực quân Giải phóng lúc đó đang đóng ở Vạn Tường, cùng với du kích xã và quân dân địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của giặc Mỹ, diệt gần 1 ngàn lính, bắn cháy 22 xe tăng và xe thiết giáp, hạ 13 máy bay chiến đấu.

Hội nghị lần thứ 11 (3-1965), và Hội nghị lần thứ 12 (12-1965) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện tình hình do âm mưu và hành động chiến tranh mới của đế quốc Mỹ gây ra, đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng về chủ trương chiến lược, phương châm và biện pháp cách mạng trong giai đoạn mới, nêu cao quyết tâm động viên lực lượng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân: “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hoà bình, thống nhất nước nhà”.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương, Quân ủy Trung ương đã triển khai toàn diện các mặt công tác quân sự trên cả hai miền và đề ra 6 phương thức tác chiến cho các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam:

1)      Đẩy mạnh hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực tập trung trong những chiến dịch vừa và lớn, dưới hình thức tiến công hoặc chủ động phản công địch.

2)      Đẩy mạnh chiến tranh du kích đến trình độ cao.

3)      Đánh phá các căn cứ hậu cần, kho tàng, sân bay, hải cảng, cơ quan đầu não.

4)      Triệt phá các đường giao thông thuỷ bộ quan trọng, tạo thế bao vây, chia cắt địch.

5)      Đẩy mạnh hoạt động ở các đô thị.

6)       Tác chiến kết hợp với binh biến; triển khai công tác binh vận, ngụy vận trên quy mô chiến lược.

Từ ngày 2 đến ngày 6-5-1965, đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức tại một địa điểm trong vùng giải phóng miền Nam. Gần 150 chiến sĩ thi đua ưu tú thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, tự vệ và dân quân du kích từ Bến Hải đến Cà Mau về dự đại hội. Tại đại hội này, ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đã quyết định tuyên dương 23 Anh hùng quân giải phóng, trong đó có 2 phụ nữ (Tạ Thị Kiều và Nguyễn Thị út), 4 là dân tộc ít người.

Tháng 3-1965, những tiểu đoàn quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng, Chu Lai đã bị các lực lượng dân quân du kích xung quanh căn cứ Mỹ đánh phá quấy rối và tiêu hao.

Ngày 27-5-1965, 1 đại đội bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam đã tập kích 1 đại đội lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại Núi Thành, tiêu diệt và làm bị thương 140 lính, thu toàn bộ vũ khí.

Trận Núi Thành khẳng định ý chí quyết tâm đánh Mỹ của quân và dân miền Nam, làm nức lòng nhân dân cả nước.

Ngày 18-8-1965, quân giải phóng khu V lại thắng lớn ở Vạn Tường (Bắc Quảng Ngãi). Một trung đoàn chủ lực cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích đã đánh bại cuộc tiến công của một lực lượng lớn quân Mỹ gồm 4 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ, 1 tiểu đoàn xe tăng và xe bọc thép, 2 tiểu đoàn pháo 105 mi li mét, 6 tầu đổ bộ và 5 pháo hạm cùng hàng trăm máy bay chiến đấu. Đây là trận ra quân rầm rộ, hiệp đồng binh chủng đầu tiên của Mỹ trên một khu vực do họ lựa chọn.

Suốt một ngày chiến đấu quyết liệt, lực lượng vũ trang giải phóng đã đánh bại các đợt tiến công của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 lính Mỹ, bắn cháy, bắn hỏng nhiều máy bay, xe tăng và xe thiết giáp.

Trận Vạn Tường mở đầu cao trào diệt quân xâm lược Mỹ. Thắng lợi của trận Vạn Tường chứng tỏ quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng thắng Mỹ về quân sự trong chiến tranh cục bộ, mặc dù họ chiếm ưu thế về số lượng, về hỏa lực và sức cơ động; nó mở đường cho các đơn vị chủ lực quân giải phóng tiếp tục phát triển thế tiến công tập trung đánh những trận tiêu diệt từng đơn vị quân cơ động Mỹ.

Sau các chiến thắng Núi Thành và Vạn Tường, trên chiến trường miền Nam dấy lên phong trào “tìm Mỹ mà đánh”,“lùng ngụy mà diệt”; những “vành đai diệt Mỹ” xuất hiện ở Hoà Vang, Chu Lai (Quảng Nam), Củ Chi (Sài Gòn) v.v. Hàng vạn dũng sĩ diệt Mỹ đã lập nên nhiều chiến công.

Tại Plâyme (Tây Nguyên), sau khi tiêu diệt chiến đoàn 3 thiết giáp ngụy, quân giải phóng buộc Sư đoàn kỵ binh không vận 1 Mỹ phải tham chiến. Bằng cách đánh táo bạo, mưu trí và dũng cảm, từ ngày 14 đến ngày 18-11-1965, lực lượng vũ trang Tây Nguyên loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 1.700 lính Mỹ, 1.274 lính ngụy, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn kỵ binh không vận Mỹ, diệt gọn 1 chiến đoàn xe cơ giới, 1 tiểu đoàn bộ binh ngụy, phá 89 xe quân sự, 59 máy bay các loại (chủ yếu là máy bay lên thẳng). Sư đoàn kỵ binh bay “niềm hy vọng lớn nhất của lục quân Mỹ”, với chiến thuật “nhảy cóc”,“ứng viện giải vây” lần đầu tiên bị đánh bại trên chiến trường rừng núi Việt Nam.

Khả năng thắng Mỹ về quân sự trong chiến tranh cục bộ trở thành hiện thực ngay trong Đông-Xuân 1965-1966, bằng chiến thắng oanh liệt của quân và dân miền Nam đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của Mỹ – ngụy.

Trong cuộc phản công này, quân đội Mỹ đã mở rộng 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc hành quân then chốt đánh vào miền Đông Nam Bộ, và đồng bằng khu V, Củ Chi, Bến Cát, Nam Phú Yên, Quảng Ngãi và Bình Định, nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Quân và dân miền Nam chặn đánh quyết liệt trên mọi hướng. Những trận thắng lớn ở Nhà Đỏ Bông Trang (Thủ Dầu Một), ở Củ Chi (Sài Gòn), ở Bắc Sông Bé (Biên Hoà), thắng lợi của chiến dịch Bình Long, chiến thắng Cần Đâm, Cần Lệ (Thủ Dầu Một), ở Bà Rịa, những trận thắng địch ở Tây Nguyên, Bồng Sơn (Bắc Bình Định), ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), ở Phú Yên v.v. cùng với những trận diệt Mỹ ngay tại các căn cứ của địch và phong trào đấu tranh chính trị quyết liệt ở nông thôn, đô thị, phong trào chống phá “bình định”, đã làm cho Mỹ-ngụy tổn thất lớn, buộc phải kết thúc sớm cuộc phản công. Quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 104.000 quân địch.

Năm 1966, Bộ tư lệnh Lực lượng Dã chiến 2 của Mỹ huy động 19 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 1, lữ đoàn 173 nhảy dù, 2 lữ đoàn của sư đoàn 4 và sư đoàn 25, và 1 chiến đoàn đặc nhiệm trực thuộc quân đoàn 3 ngụy, mở chiến dịch Attleboro đánh vào khu vực Tam Giác Sắt mà họ thường gọi là một trong những “đất thánh Việt Cộng” hoặc “đất thánh cộng sản”, với trọng điểm là chiến khu Dương Minh Châu (chiến khu C), một trong những đầu não của cách mạng miền Nam.

Tam Giác Sắt là một khu vực rộng 310 km² nằm giữa sông Sài Gòn và đường 13, khoảng 40 km phía bắc trung tâm Sài Gòn, bao gồm địa đạo Củ Chi và hệ thống mật khu vòng đai kiên cố như Hố Bò, Bời Lời, Long Nguyên v.v. Về lực lượng Việt Nam tham chiến chống Mỹ trong chiến dịch này, theo các nguồn của Mỹ là bao gồm các trung đoàn 101, 271, 272 và 273.

Quân đội Mỹ-ngụy trong chiến dịch này đặt dưới quyền chỉ huy của hai tướng Guy S. Meloy, Jr. và William E. DePuy, là hai tướng dày dặn kinh nghiệm chiến trường trong Thế chiến II. Mục tiêu chính của cuộc hành quân là diệt bộ phận đầu não quân sự và chính trị của Trung ương cục miền Nam.

Sau hơn hai tháng giằng co, giao chiến ác liệt, lực lượng Việt Nam bị tổn thất khá nặng và bị đẩy lùi ra khỏi trận địa. Sau trận này, lực lượng Việt Nam đã rút lui về bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia.

Mặc dù bị tổn thất, bị đẩy lui và thua về chiến thuật, nhưng ban chỉ huy đầu não của Mặt Trận đã kịp thời rút về bên kia biên giới Campuchia, tránh được tổn thất. Như vậy Mỹ đã không đạt được mục tiêu đề ra, do đó, trong chiến dịch này họ chỉ giành thắng lợi chiến thuật nhưng không giành được thắng lợi chiến lược.

Một trong những mục tiêu chính khác của Mỹ trong chiến dịch này là tìm cách kéo được quân Giải phóng ra đánh một trận lớn để gây tổn thương nguyên khí thật nặng, nhưng ý đồ đó của họ đã bị phía Việt Nam nhận ra nên đã tận dụng sự thông thạo địa hình, tác chiến linh hoạt theo chiến tranh du kích, tránh đánh lớn, khiến cho ý đồ đó không thành.

Mùa khô 1966-1967, Hoa Kỳ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 với một lực lượng lớn gồm 20 sư đoàn và 10 lữ đoàn chủ lực, khoảng 4.000 máy bay, 2.500 xe tăng, thiết giáp, hàng chục vạn tấn bom đạn, hàng vạn tấn vũ khí hóa học, 2.540 khẩu pháo, 500 tàu xuồng chiến đấu.

Nếu tính cả các lực lượng ngụy, Thái Lan, Philippines, Guam, Nhật tham gia cuộc Chiến tranh Việt Nam thì số quân tham chiến trong cuộc phản công lần này lên tới 1 triệu 20 vạn, trong đó có 60 vạn quân Mỹ.

Hoa Kỳ tập trung đánh vào miền Đông Nam Bộ, trọng điểm là Tây Ninh, nhằm mục tiêu “tìm diệt” cơ quan lãnh đạo, chỉ huy Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Miền, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và các đơn vị chủ lực Quân giải phóng. Họ mở 895 cuộc hành quân vào khu vực Tam giác sắt, trong đó có 3 cuộc hành quân then chốt: cuộc hành quân Attleboro với 3 vạn quân Mỹ đánh vào chiến khu C, cuộc hành quân Cedar Falls với 3 lữ đoàn Mỹ đánh vào Bến Súc – Củ Chi – Bến Cát, và cuộc hành quân lớn nhất Junction City, đánh vào khu vực đường 22 sát biên giới Việt Nam – Campuchia và khu vực Dầu Tiếng, Minh Thạnh, Bến Củi, có tất cả 7 lữ đoàn Mỹ và 2 chiến đoàn ngụy với quân số 4,5 vạn quân tham gia, sử dụng nhiều vũ khí và trang bị mới.

Trong cuộc phản công mùa khô này, quân và dân miền Nam đã mở hàng loạt trận phản công, đánh bại các cuộc hành quân của Mỹ-ngụy. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã cùng toàn dân bám sát địch, đánh tiêu hao và tiêu diệt địch trên khắp các chiến trường.

Những trận đánh giặc ngay trên địa bàn hành quân của họ, ở trong vùng phía sau địch, ở hậu cứ và cơ quan đầu não của họ, những hoạt động mạnh ở các vùng đồng bằng, ở Tây Nguyên, ở đường 9 – Trị Thiên đã kéo địch ra mọi hướng, đánh bại 3 cuộc hành quân lớn và nhiều cuộc hành quân khác, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 175.000 quân Mỹ, quân ngụy và chư hầu, 28 tiểu đoàn Mỹ, 21 tiểu đoàn và các đơn vị tương đương của ngụy và chư hầu bị đánh bại, khoảng 1.800 máy bay chiến đấu và 1.786 xe quân sự bị bắn cháy, bắn hỏng, khoảng 100 tàu chiến bị bắn cháy, bắn chìm.

Kết quả trong 2 mùa khô (1965-1966 và 1966-1967), quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến khoảng 15 vạn quân Mỹ và 14 vạn quân ngụy và chư hầu, làm thất bại một bước quan trọng cuộc chiến tranh cục bộ của Hoa Kỳ, làm cho thế trận của địch nao núng, tinh thần quân địch sút kém, hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn.

Năm 1967, trong chiến dịch hành quân Cedar Falls, người Mỹ kéo gần 3 vạn quân tiếp tục đánh vào khu vực Tam Giác Sắt. Lần này quân Giải phóng đổi chiến lược, phân tán rút vào rừng và ẩn thân trong hệ thống địa đạo. Trong chiến dịch này, “lính chuột cống” (Tunnel Rat) được sử dụng lần đầu tiên để xâm nhập hầm trú ẩn và hệ thống công sự ngầm của quân Giải phóng.

Sau gần 1 tháng giằng co, mặc dù đã phá hủy nhiều đoạn công sự của Việt Nam, nhưng mục tiêu Hoa Kỳ đặt ra về cơ bản đã không đạt được. Trong khi đó, việc bảo vệ an toàn phần lớn căn cứ có thể coi là một thắng lợi chiến lược của quân kháng chiến Việt Nam.

Nhờ vào hệ thống địa đạo có quy mô rộng lớn và tổ chức tinh vi, lực lượng kháng chiến Việt Nam không cần mất nhiều công sức để bày binh bố trận hay tổ chức những trận đánh lớn đầy phiêu lưu mạo hiểm mà phía Mỹ vẫn phải rút quân, vì không rút quân thì cũng chết dần mòn trong sự bất lực.

Trước chiến dịch này còn có một cuộc hành quân khác của quân đội Mỹ nhằm vào vùng Củ Chi cũng với các mục tiêu quân sự tương tự và đã chịu thất bại theo cách tương tự, đó là chiến dịch Crimp năm 1966.

Nhìn chung, qua nhiều chiến dịch và trận đánh, hai phía đối địch đều có thắng có bại và trong nhiều trận cả hai bên đều tổn thất nặng nề. Nhưng về cơ bản Việt Nam đã giành chiến thắng quan trọng trước hai cuộc tấn công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ. Quân Việt đã chặn đứng và đánh lui hàng loạt cuộc hành quân bình định, Tìm và Diệt của Mỹ vào những khu vực họ gọi là “đất thánh Việt Cộng” (những vùng giải phóng ở Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Củ Chi).

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara trước đây đã từng ủng hộ chính sách của tổng thống Lyndon B. Johnson đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì nay cũng tỏ ra chán nản và nghi ngờ kết quả của chính sách leo thang của Mỹ ở Việt Nam. Tình hình miền Nam lúc đó như McNamara đánh giá là: “Các chính sách và chương trình của Mỹ ở Đông Dương đã phát triển theo một hướng mà chúng ta đã không lường trước được…. và sự thiệt hại về người, chính trị, xã hội và kinh tế là không thể tưởng tượng được. Chúng ta đã thất bại”.

Trung tuần tháng 8-1967, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã họp đại hội bất thường, thông qua Cương lĩnh chính trị nhằm mở rộng khối đoàn kết dân tộc và tăng tốc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tiếp đó, trung tuần tháng 9-1967, đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ 2 đã họp để tổng kết phong trào đánh Mỹ, diệt ngụy trong 2 năm qua, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục chỉ đạo và đẩy mạnh phong trào kháng chiến. đại hội đã tuyên dương 47 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. Tháng 12-1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp, ra Nghị quyết về tổng công kích và tổng khởi nghĩa. Nghị quyết của Bộ Chính trị sau đó được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào tháng 1-1968 thông qua và trở thành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân (1968) nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ.

(Tổng hợp)

Chợ Lớn, xã hội đen và chính quyền Sài Gòn

Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1975 gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nó chứa đựng những đặc điểm chung của cuộc kháng chiến trên toàn miền, toàn quốc lại vừa có những nét riêng của một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở miền Nam Việt Nam.

Đối với phía xâm lược, Sài Gòn là một đại bản doanh của đội quân viễn chinh, là trụ sở đầu não của các loại chính quyền thừa hành bản xứ. Họ ra sức kìm kẹp, trấn áp và hết sức bảo vệ nhằm biến nơi đây thành hậu cứ bất khả xâm phạm. Thành phố Sài Gòn là nơi người Pháp khai hỏa đại bác gây chiến trước tiên, cũng là nơi người Mỹ quyết giữ đến phút cuối cùng của cuộc chiến tranh xâm lược.

Đối với phía kháng chiến, Sài Gòn là nơi tập trung dân cư đông đúc, gồm đủ các thành phần xã hội, vốn giàu lòng yêu nước, có truyền thống chống giặc ngoại xâm được hun đúc và thử thách lâu dài qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Do hoàn cảnh lịch sử và vị trí địa lý chi phối, Sài Gòn là nơi đặc biệt nhạy cảm với mọi diễn biến chung của thời cuộc, và mỗi biến động của nó đều có ảnh hưởng lớn đến tình hình toàn miền, toàn quốc và cả quốc tế.

Đây là nơi mở đầu, cũng là địa điểm quyết chiến chiến lược cuối cùng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trong 30 năm (1945-1975). Cuộc đấu tranh chống xâm lược ở thành phố này vì vậy diễn ra hết sức quyết liệt và phức tạp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, và thu hút sự tham gia không chỉ toàn thể quân và dân ở khu vực này, không chỉ những chiến sĩ biệt động “lai vô ảnh, khứ vô tung” ở nội thành, những du kích Củ Chi, đặc công Rừng Sác ở ngoại thành, mà còn có lực lượng của toàn miền, toàn quốc.

“Cả nước chiến đấu vì miền Nam ruột thịt và miền Nam chiến đấu vì cả nước, cùng cả nước” là bản anh hùng ca bất diệt về truyền thống đoàn kết keo sơn gắn bó của dân tộc, về sức mạnh dân tộc, sức mạnh Việt Nam, ý chí giữ nước, ý chí tự cường của dân tộc Việt Nam trong những thời điểm vận nước “như chuông treo sợi tóc”.

Thành phố Bác Hồ ngày nay là một trung tâm dân cư sầm uất, đã trải qua nhiều tên khác nhau qua các thời kỳ lịch sử: Bến Nghé, Phiên Trấn Dinh, huyện Tân Bình, thành Gia Định, kinh Gia Định, trấn Gia Định, rồi lại thành Gia Định, thành Phiên An, Sài Gòn.

Một đặc điểm quan trọng của Sài Gòn là sự định cư vô cùng đông đúc của cộng đồng Hoa kiều và người Việt gốc Hoa. Với khoảng hơn nửa triệu người, số bà con người Hoa ở đây chiếm gần một nửa tổng số người gốc Hoa ở Việt Nam.

Bên cạnh người gốc Minh Hương, vốn là lực lượng “phản Thanh phục Minh”, binh tướng triều nhà Minh của Trung Hoa do không phục triều đình Mãn Thanh, đã di cư sang Đàng Trong vào thời kỳ các chúa Nguyễn ngự trị ở Nam Hà, thì phần đông họ là con cháu của những người lao động nghèo khổ, không chịu nổi cảnh cơ cực, lầm than ở đất nước Trung Hoa nửa thuộc địa, nửa phong kiến, quân phiệt cát cứ, chiến tranh triền miên, họ buộc phải rời bỏ quê nhà sang Việt Nam lập nghiệp.

Qua quá trình phát triển và xây dựng sự nghiệp, gia đình, cộng đồng người Hoa dần dần phân hóa thành các tầng lớp khác nhau. Bên cạnh đại đa số bà con lao động, dân nghèo, thủ công, một số nhóm người Hoa là trung thương, tiểu thương, tiểu chủ nặng lo buôn bán làm ăn, không quan tâm chính trị. Trong số đó có người trở nên giàu có và chiếm một tỉ lệ không ít trong tầng lớp tư sản ở thành phố và địa chủ ở nông thôn. Đặc biệt một số người trở thành tư sản mại bản, tài phiệt, có quyền lợi gắn chặt với chế độ cai trị của Pháp – Mỹ.

Ngoài ra, người dân lao động gốc Hoa thì cần lao, chăm chỉ, siêng năng, và cũng như người Việt, họ đều là những người định cư ở Việt Nam có mâu thuẫn với những kẻ từ bên ngoài đến xâm lược Việt Nam. Họ đã trở thành những cơ sở trung kiên và tích cực tham gia kháng chiến, hoặc ít nhất, đã nhiệt tình ủng hộ kháng chiến.

Ngay từ những phút đầu Thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược Việt Nam, đã có rất nhiều máu người Hoa đã đổ xuống cho quê hương thứ hai của họ, từ những nghĩa quân gốc Hoa, những lực lượng nghĩa quân có nguồn gốc hoặc liên quan đến Nghĩa Hòa đoàn, Thiên Địa hội, Cờ Đen, Cờ Trắng, Cờ Vàng, quân chính quy Mãn Thanh trong cuộc chiến tranh Pháp – Thanh ở Bắc Kỳ, đến những đảng viên người Việt gốc Hoa từ những ngày đầu chống Nhật ở cả hai trận địa Việt – Trung, đến những đồng chí vừa hoạt động cho cách mạng Việt Nam, vừa hoạt động cho cách mạng Trung Quốc.

Tại khu vực kháng chiến đầu sóng ngọn gió ngay ở trung tâm đầu não giặc này, có một khu vực nằm ven kênh Tàu Hủ trải dài trên địa bàn Quận 5 và Quận 6, về phía nam tới Quận 8 và về phía bắc tới Quận 10 và Quận 11. Người Việt gọi đó là Chợ Lớn, người Hoa gọi đó là Đề Ngạn, người Pháp gọi đó là Cholon, Cholen, hay Cho Leun, người Mỹ gọi đó là phố Tàu (Chinatown) ở Sài Gòn, và nhìn nhận đó là phố Tàu có diện tích lớn nhất thế giới.

Tên gọi tuy có nhiều, thế nhưng nó lại là một khu vực đặc biệt “có 1 không 2” thời bấy giờ. Thời đó, nó vừa là nơi khiến cho nhiều lương dân phải đổ máu, vừa là nơi những kẻ vong mạng, những tay anh chị liều mạng chen đua giành giật từng khu vực, địa bàn; nguy hiểm tuy nhiều, nhưng cơ hội cũng nhiều không kém; là nơi những tay “anh hùng hảo hớn” bị chém chết xác phơi ngoài chợ, cũng là võ đài cho những kẻ bạt mạng liều lĩnh thành danh lập nghiệp; là nơi để rửa tiền, để các tay du thủ du thực, những cao bồi găng-tơ, các tay anh chị giang hồ, các tổ chức tội phạm, xã hội đen, buôn lậu tiến hành các thương vụ trao đổi hàng hóa, giao dịch bí mật, một khu vực lý tưởng để các loại gián điệp hoạt động tình báo, để các thế lực, lực lượng chính trị tiến hành những vụ trao đổi không muốn cho ai biết.

Có lúc nó có thể là thiên đàng giữa thời chiến, lúc khác lại biến thành địa ngục trong thời bình. Khắp Nam Kỳ lục tỉnh không có nơi nào đáng sợ hơn Chợ Lớn, nhưng cũng không có nơi nào khác có sức hút như Chợ Lớn. Nó vốn dĩ được tạo ra để dành cho những nhân vật bản lĩnh dám liều, trước khi Sài Gòn được giải phóng, mọi lề thói và quy luật để sinh tồn ở đó không giống bất kỳ vùng đất nào khác ở xứ Nam Kỳ nói riêng và toàn Đông Dương nói chung.

Sự tồn tại kỳ lạ của Chợ Lớn, “phố Tàu” có diện tích rộng lớn nhất thế giới này, có một lịch sử lâu đời và nhiều nhân tố khách quan, mỗi trang sử đều được viết bằng máu của những kẻ “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.

Từ khi tôn thất nhà Lê suy tàn, hào kiệt các nơi nổi dậy, giặc giã nổi lên như ong, chiến sự kéo dài lan rộng, sản xuất đình trệ dẫn đến nạn đói và cái ác hoành hành. Các đời chúa Trịnh chuyên chính dẹp loạn trên đất Bắc. Tướng Nguyễn Hoàng nghe theo kế Trạng Trình vượt biển vào Nam mở cõi, mở ra các đời chúa Nguyễn dẹp yên phương Nam.

Được các lực lượng “phản Thanh phục Minh”, các tổ chức Thiên Địa hội di cư đến từ Trung Nguyên giúp sức, đặc biệt là các hàng tướng và cựu thần nhà Minh như gia tộc họ Mạc hiệp trợ, chúa Nguyễn đã đánh thắng nhiều thế lực ở phía Nam và hùng cứ một cõi, hình thành cục diện Nam Bắc đối lập. Nhờ đó, các chúa Nguyễn đã có chính sách ưu đãi và khuyến khích người Hoa nhập cư vào vùng này lập nghiệp.

Từ trước năm 1698, ở Đề Ngạn đã hình thành thôn Minh Hương của những người có nguồn gốc từ nhà Minh, Trung Quốc, họ coi việc tộc Mãn Thanh vào “nhập chủ Trung Nguyên” là một hành vi xâm lược và đô hộ, vì không thần phục ách đô hộ của ngoại tộc, họ đã di cư vào Nam Bộ để thành gia lập nghiệp.

Vùng đất này trở nên đông dân kể từ khi nạn dân người Hoa ở cù lao Phố (Biên Hòa) chạy tới đây lánh nạn chiến tranh năm 1776 trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

Về sau, người Hoa xây chợ để trao đổi hàng hóa. So với chợ Tân Kiểng của người Việt thì chợ Sài Gòn của người Minh Hương lớn hơn, nên được người dân trong vùng gọi là “Chợ Lớn”. Sau đó, tên chợ đã được dùng để chỉ cả vùng đất này.

Đến khi quân đội Tây Sơn ra Bắc đánh bại Mãn Thanh, xóa bỏ tình trạng cát cứ Nam Hà – Bắc Hà, thống nhất thiên hạ, dân cư vùng này lẽ ra đã được sinh sống, buôn bán trong thái bình, đáng tiếc vua Quang Trung băng hà, nhà Tây Sơn chia rẽ, Nguyễn Ánh quay về quật khởi, nội chiến bùng phát, tạo ra một cơn địa chấn trong lịch sử, lại làm cho vùng đất này thêm tàn tạ.

Đến khi Lê Văn Khôi và các lực lượng nông dân khởi nghĩa, quân Pháp tràn vào bờ cõi, Tây đến rồi Tây lại đi, hiệp định Geneva được ký kết, hình thành cục diện Nam Bắc phân ly, tạm thời bị chia cắt thành hai vùng miền, và đáng lẽ đã được thống nhất hai năm sau (1956).

Trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp và 20 năm kháng chiến chống Mỹ, vùng này dù không phải là một trong những hung địa chiến tranh, song vẫn chịu những thiệt hại nhất định, nhất là trong chiến tranh chống Pháp. Dưới thời Pháp – Mỹ, do tính chất đặc biệt của cộng đồng dân cư nơi đây, Chợ Lớn thực chất đã trở thành một vùng tự trị bất thành văn của các loại triều đình và chính quyền dưới thời Pháp – Mỹ. Cách Pháp – Mỹ ứng phó với Chợ Lớn cũng tương tự cách Thực dân Anh áp dụng với Hồng Kông. Cũng vì một phần nguyên nhân đó nên mới có câu “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn”.

Tình trạng đặc biệt của Chợ Lớn được tạo nên trong một hoàn cảnh như vậy. Nó đã hình thành trong tình hình đặc biệt kỳ lạ, được các thế lực chính trị trong và ngoài nước mặc nhiên thừa nhận như vậy.

Thành phố Chợ Lớn thành lập ngày 6/6/1865 theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, trên địa bàn một số thôn của ba tổng: Tân Phong Thượng, Tân Phong Trung và Tân Phong Hạ thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Đến ngày 20/10/1879, Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ra Nghị định công nhận thành phố Chợ Lớn (Ville de Cholon) là đô thị loại 2 (Municipalité de 2e classe) ngang cấp tỉnh.

Người Pháp thường tự hào họ đã xây dựng nên một Hòn ngọc Viễn Đông để phục vụ cho cư dân Pháp và tầng lớp thị dân thuộc địa biết nghe lời, nhưng Chợ Lớn – chủ yếu do thương gia và lái buôn người Hoa xây dựng từ nhiều đời – lại mới chính là khu vực thịnh vượng nhất trong vùng. Nó là đầu mối chuyển vận kinh doanh duy nhất giữa tư nhân Sài Gòn với người Hoa hải ngoại, với Hồng Kông, Thượng Hải, là cây cầu thông thương hàng lậu của hai miền Nam Bắc, trong đó có đường biển, là một trong những con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển, một trong những con đường huyết mạch để chuyển vũ khí, chuyển ngân và chuyển xăng dầu vào Nam, mà Chợ Lớn không nằm ngoài nhiệm vụ này.

Tuy nhiên, ngoài những tác dụng tích cực vì dân vì nước, đóng góp vào công cuộc giải phóng miền Nam, thì nó còn là nơi các thế lực cường hào tranh quyền đoạt lợi, là địa bàn hành động cho những bang hội buôn lậu và làm ăn phi pháp. Chỉ cần bảo đảm được đầy đủ tay chân lành lặn rời khỏi Chợ Lớn mà không bị người ta chém, bất luận là thương nhân, ma cô, vũ nữ, hay bất kỳ ai làm nghề gì đều có thể kiếm được tài phú gấp nhiều lần nơi khác. Điều này khiến Chợ Lớn trở thành một địa phương đầy sức thu hút ma quỷ, là khu vực được tạo nên để dành riêng cho những kẻ có đầu óc, có thủ đoạn và số đỏ.

Trước khi nó được giải phóng, ở đó, luật pháp không tồn tại, thay vào đó tất cả đều hành xử theo “đạo nghĩa giang hồ”, “nghĩa khí Quan Nhị Ca”. Chính quyền Bảo Đại và chính quyền Sài Gòn đều không quản nổi nó, còn Pháp – Mỹ thì càng không rảnh để quan tâm tới.

Tuy nhiên, nhờ được che chở trong chiếc ô dù Sài Gòn – Gia Định, tránh được phần lớn khói lửa chiến tranh, sự thịnh vượng của nó đã đạt tới đỉnh cao, đáng tiếc bên trong sự thịnh vượng hào nhoáng bên ngoài là một xã hội thuộc địa trá hình mục ruỗng, thối nát, băng hoại.

Thuở ban sơ, Chợ Lớn phần lớn là những cư dân lương thiện, các nhóm bảo kê chỉ có 2 nhóm lớn:

Nhóm Nghĩa Hưng, hay còn gọi là Đồng Hưng, Nhân Hưng, Kèo Xanh, Kèo Đỏ, chủ yếu là người Việt gốc Phúc Kiến, hoạt động theo xu hướng chính trị rõ rệt. Họ liên kết với quân Cờ Đen của tướng Lưu Vĩnh Phúc, nguyên là phó tướng của chủ tướng Ngô Côn trong cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc làm rung chuyển đế chế Mãn Thanh một thời, từng phối hợp với quân chủ chiến triều Nguyễn của phò mã Hoàng Kế Viêm giết chết hai sĩ quan Pháp là Francis Garnier và Henri Rivière trong trận Cầu Giấy nổi tiếng.

Nhóm Nghĩa Hòa, tức Kèo Vàng của người Việt gốc Triều Châu, hoạt động chủ yếu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên. Ngoài ra còn nhóm của người Hẹ (Khách trú) nhưng vì ít người nên quy mô tổ chức cũng nhỏ hơn.

Việc hoạt động bảo kê ban đầu cũng vẫn còn đúng nghĩa “bảo kê” của nó, thu một số tiền nhỏ và hoạt động bảo vệ người bán hàng. Về sau, Thiên Địa hội bắt đầu phát triển lực lượng ở Chợ Lớn.

Lúc này, số đông người Việt ở Nam Kỳ có tham gia “hội kín” hoặc có cảm tình với các “hội kín” nhìn thấy một sức mạnh tiềm tàng nơi Thiên Địa hội, có thể dựa dẫm được. Phương cách hoạt động thần bí của Thiên địa hội lại rất phù hợp với bản tính liều lĩnh, can đảm, sùng bái thần quyền, ưa phiêu lưu mạo hiểm và mê tín dị đoan của người Nam Kỳ lúc bấy giờ. Vì vậy, khi gia nhập Thiên Địa hội, thậm chí sau khi những người Việt này lên làm hội trưởng, hội chủ, hương chủ, bang chủ của hội, thì họ vẫn giữ lại các phong tục do các lãnh đạo, chức sắc người Hoa lập nên, như trộn lẫn phép thuật, ảo thuật, Sơn Đông mãi võ, uống máu ăn thề với việc dùng tiếng lóng, dấu hiệu riêng để liên lạc. Một thời gian sau, những lãnh đạo trẻ và mới của Thiên Địa hội, dù có dòng màu nào, cũng đều thay đổi mục tiêu “phản Thanh phục Minh” thành “phản Pháp phục Nam”.

Dần dà về sau, hầu như chỉ còn người Việt trở thành lãnh đạo Thiên Địa hội, người Tàu chỉ còn đóng vai trò lão đại của một thầy cúng tế, phụ trách nghi lễ rườm rà. Thành phần tham gia Thiên Địa hội đông nhất là nông dân và dân nghèo thành thị, cả Việt lẫn Hoa, hầu hết ở tuổi thanh niên. Khi gia nhập hội, họ phải đọc 36 lời thề, nội dung cơ bản là phải sống có nghĩa khí và khí tiết, phải noi gương Quan Công, hết lòng với huynh đệ, sống chết không phản bội, không dĩ công tế tư (lấy công làm tư), không tham lam gian tà, không thấy lợi quên nghĩa, không trọng sắc khinh bạn, không lừa thầy phản bạn v.v., nếu sai lời sẽ bị muôn đao phanh thây xẻ xác, vạn tiễn xuyên tâm.

“Nơi đâu có người Hoa, nơi đó có Thiên Địa hội”, báo cáo của Sở Mật thám Đông Dương, cơ quan trực thuộc Phòng nhì Pháp khẳng định. Nhất là ở những vùng quê, những xóm chợ ven sông, một tiệm thuốc Bắc, hoặc một quán cơm chiên Dương Châu, võ đường, đội múa lân, đội Sơn Đông mãi võ, một ngôi chùa, một tòa miếu, một gánh hát bội, hay một sới cờ độ, mạt chượt, tứ sắc, đều có thể là đầu não chỉ huy hội viên Thiên Địa hội tại vùng đó.

Trước những hoạt động bí ẩn và các biến thể ma quái của Thiên Địa hội, người Pháp hầu như rơi vào mê hồn trận. Những tài liệu mật thám Pháp thu được ở Chợ Lớn, ở các tỉnh miền Tây đều na ná như nhau. Đó là vài thanh kiếm hoặc Quỷ đầu đao, vài bộ truyện diễn nghĩa, những tờ giấy “dó”, một loại giấy làm theo phương pháp thủ công trong đó loằng ngoằng những ký tự tiếng Hoa và những con số giống y như đơn đặt hàng hay biên lai tính tiền.

Báo cáo của mật thám viết: “Sự liên kết giữa người Việt và Hoa kiều nhất định sẽ có hại cho nhà nước thuộc địa, tuy hiện nay chưa thành vấn đề lớn nhưng trong tương lai sự liên kết ấy sẽ mạnh hơn vì có sự thông đồng ngấm ngầm giữa Hoa kiều chủ chứa sòng bạc và bọn công chức An Nam ăn hối lộ.”

Mặc dù đánh giá Thiên Địa hội tại Nam Kỳ chưa đến nỗi nguy hiểm như ở Mãn Thanh, nhưng người Pháp thỉnh thoảng vẫn tổ chức các cuộc ruồng bố và trấn áp. Tuy vậy, Thiên Địa hội vẫn không ngừng phát triển. Đến năm 1882, ở tổng Định Chí, tỉnh Sóc Trăng, tất cả Hoa kiều, người Việt gốc Minh Hương và người Việt ở 18 làng trong tổng đều theo Thiên Địa hội. Ở Cần Thơ, làng nào cũng có Thiên Địa hội mà người đứng ra tổ chức đều là những người Hoa từ Chợ Lớn về.

Chỉ đến khi một tên thám báo ngụy phát hiện ra rằng trong một buổi lễ kết nạp hội viên mới, có lời thề “sẽ khởi loạn” thì chính quyền thuộc địa mới thật sự lưu tâm.

Đầu tháng 7/1882, tại một bãi đất hoang vu sát biển thuộc tổng Thạnh Hòa – nay là tỉnh Bạc Liêu, một thám báo nằm vùng báo về, rằng một số Hoa kiều và người Việt đã dựng lên những căn chòi nằm rải rác, canh gác cẩn mật. Hằng ngày, thường xuyên có chừng 300 đến 400 người lui tới họp hành bàn luận đại sự.

Hai ngày sau đó, một cuộc càn quét được chính quyền thuộc địa tung ra với 12 mật thám, 50 lính mã tà (cảnh sát ngụy) dưới sự chỉ huy của một cai tổng. Nhóm người Hoa chống cự kịch liệt bằng gậy gộc nhưng tre, gỗ không sao đấu nổi súng đạn. Kết quả 76 nghĩa quân đều bị bắt, tất cả đều là người Triều Châu, 19 người bị chính quyền thực dân kết tội “nấu thuốc phiện lậu”, một số hồ sơ mật liên quan đến Thiên Địa hội bị tịch thu. Qua tra tấn, họ khai rằng tất cả mọi hoạt động đều theo sự chỉ đạo từ Chợ Lớn nhưng ai là người trực tiếp chỉ đạo thì họ không biết vì chỉ liên lạc bằng thư từ.

Ngay lập tức, khu vực Chợ Lớn và phụ cận chung quanh bị bố ráp theo lệnh của Thống đốc Nam Kỳ. Tại hai căn nhà địa chỉ 127, 129 đường Lareynière, người Pháp thu được nhiều cứ liệu quan trọng, chứng tỏ đây là hai trong những cơ quan đầu não của Thiên Địa hội.

Khi Cách mạng Tân Hợi (10/10/1911) diễn ra, rồi ngày 12/2/1912 hoàng đế Mãn Thanh thoái vị thì sứ mệnh chính trị của Thiên Địa hội xem như đã hoàn thành. Tuy nhiên, các bang hội có nguồn gốc từ Thiên Địa hội hoặc chịu ảnh hưởng của nó vẫn tồn tại với hệ thống tổ chức rất quy mô, chặt chẽ, chỉ có điều là mục tiêu lúc này không còn là “phản Thanh phục Minh” nữa, mà chia ra làm hai trường phái chính – tà, “chính phái” hoặc “bạch đạo” là những tổ chức, hội kín chống thực dân, chống cường hào ác bá, bênh vực kẻ yếu, chuyển đổi “phản Thanh phục Minh” sang “phản Pháp phục Nam” hoặc “phản đế, phản phong” (chống đế quốc, chống phong kiến), ví dụ như Thiên Địa hội ở Việt Nam hoặc các nhánh của nó như nhóm Nghĩa Hưng.

Đối lập với nhóm Nghĩa Hưng là nhóm Nghĩa Hòa, được coi là thuộc “hắc đạo” hoặc “tà phái”, nhóm này tự xưng là hậu duệ của cả Nghĩa Hòa đoàn và Thiên Địa hội, nhưng thực tế đơn thuần là một băng nhóm xã hội đen, coi việc kiếm tiền bằng cách buôn ma túy, tổ chức sòng bạc, tiệm hút thuốc phiện, hoạt động bảo kê, ma cô dắt gái, đâm thuê chém mướn.

Một trong những nhánh tai tiếng nhất của Thiên Địa hội chính là Hội Tam Hoàng, tổ chức tội phạm to lớn nhất, dàn trải rộng khắp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù nhiều người trong Thiên Địa hội luôn phủ nhận Hội Tam Hoàng, nhưng các chính quyền thực dân, đặc biệt là chính quyền Hồng Kông thuộc Anh và toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp, luôn gắn liền Thiên Địa hội và Hội Tam Hoàng thành một tổ chức xã hội đen cùng hội cùng thuyền và tuyên truyền như Hội Tam Hoàng chỉ là một phiên bản đổi tên của Thiên Địa hội, nhằm mục đích “vơ đũa cả nắm” để từ đó bôi nhọ tất cả những hội kín người Hoa chống lại họ.

Theo tài liệu của Sở mật thám Đông Dương, dưới thời Pháp thuộc, những năm từ 1914 đến 1918 – là giai đoạn diễn ra Chiến tranh thế giới lần thứ nhất – ở Nam Kỳ có khoảng 70 đến 80 hội kín. Mục đích chủ yếu của những hội này là chống Pháp, chống sưu cao thuế nặng, cường hào ác bá.

Cũng tại thời điểm này, Hội Tam Hoàng và Thanh Bang bắt đầu lê chân rết vào Chợ Lớn, từng bước lấn sân dần và tiến tới thay thế địa vị và tầm ảnh hưởng của Thiên Địa hội.

Từ đó, ở Chợ Lớn bắt đầu xuất hiện thêm nhiều ông “vua” như “vua tín dụng và hàng phế liệu chiến tranh”, “vua lúa gạo”, “vua dệt vải, sắt thép”, “vua xuất nhập khẩu”, “vua hàng PX, hàng viện trợ, đôla đỏ”, “vua lính ma, lính kiểng” (nghĩa là “chạy” cho con em khách hàng khỏi đi lính nhưng vẫn có tên trong danh sách, hoặc nếu phải đi lính thì cũng chỉ làm công việc văn phòng ở thành phố, thị xã chứ không phải ra chiến trận), tất cả đều có quan hệ mật thiết với Hội Tam Hoàng.

“Chó cắn chó” và những thỏa hiệp mờ ám

Mặc dù trước đó, “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” của “Bạo chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn tận dụng cơ hội “triệt hạ cơ sở Cộng sản nằm vùng” để đánh cả vào Hội Tam Hoàng ở Huế, nhưng từ năm 1958, khi Ngô Đình Nhu quyết định phục hồi việc mua bán thuốc phiện, cũng như đàn áp những cuộc khởi nghĩa và các nhóm chính trị đối lập thì Nhu đã bắt tay với Hội Tam Hoàng mặc dù trước đó – năm 1956 – Ngô Đình Diệm đã đích thân phát động phong trào chống Tàu, bài Hoa với Đạo luật 53 cấm Hoa kiều tham gia 11 nghề cơ bản.

Một tiệm hút thuốc phiện ở Chợ Lớn.

Bằng cách cho một người thân tín bí mật tiếp xúc với Mã T., nhân vật đứng đầu 5 bang hội người Hoa ở Chợ Lớn đồng thời cũng là một chỉ huy cao cấp của Tam Hoàng miền Nam rồi tiếp theo, đích thân Nhu gặp Mã T.. Sau nhiều cuộc bàn bạc, thương lượng thì chỉ một thời gian ngắn, khoảng 2.500 tiệm hút thuốc phiện ở Chợ Lớn đã mở cửa trở lại. Để cung cấp thuốc phiện cho những tiệm hút ấy, Nhu mở hai tuyến vận chuyển từ Lào về Sài Gòn thông qua Hãng Hàng không thuê bao Air Laos Commerciale.

Tháng 11/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm bị “trảm” sau cuộc đảo chính do người Mỹ chủ mưu và CIA đạo diễn, anh em Diệm, Nhu bị quân đội Sài Gòn giết dù đã được Tam Hoàng Chợ Lớn tìm cách bảo vệ. Tuy không có một văn bản chính thức nào từ “Hội đồng quân nhân cách mạng”, nhưng cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn và miền Nam coi như Đạo luật 53 – cấm người Hoa làm 11 nghề – hết hiệu lực.

Và thế là các hiệu buôn, nhà in, các công ty xuất nhập khẩu máy móc nông ngư cụ, các “chành” lúa gạo, hãng xe đò do người Hoa làm chủ ồ ạt ra đời. Lúc này, do tình hình chính trị rối ren bất ổn nên Hội Tam Hoàng Chợ Lớn bắt đầu dè dặt hơn về chính trị, một mặt tiếp tục quan sát thế sự, mặt khác chú tâm vào làm ăn kinh tế bằng cách móc ngoặc với đám tướng tá, tỉnh trưởng, quận trưởng ở những khu vực sầm uất để được thắng thầu nhiều hạng mục “béo bở”.

Một trong những cú làm ăn ngoạn mục nhất của Tam Hoàng Chợ Lớn là năm 1966 – một năm sau khi thiếu tướng Vĩnh Lộc lên nắm quyền Tư lệnh Quân đoàn 2, thì Lý B, một trong những trùm xã hội đen Tam Hoàng Chợ Lớn hẹn gặp riêng với ông ta. Sau khi gặp mặt ở một nơi kín đáo, Lý B đặt thẳng vấn đề với tướng Vĩnh Lộc rằng “xin mua lại tất cả những vỏ đạn đại bác 105mm bằng đồng của quân đội sau khi đã bắn xong”, với một giá rất “thoáng”.

Thời chiến tranh Việt Nam, tất cả mọi loại chiến cụ sử dụng trong quân đội Sài Gòn đều do người Mỹ cung cấp. Theo một điều khoản trong chương trình viện trợ, vỏ đạn đại bác 105mm sau khi bắn phải được thu lượm lại để gửi về Mỹ tái chế, và Bộ Tư lệnh Mỹ ở miền Nam Việt Nam (MACV) kiểm soát rất gắt gao về số lượng đạn đã cấp phát cũng như số vỏ đạn thu về.

Sau nhiều ngày vắt óc suy nghĩ, Vĩnh Lộc đã nảy ra một kế mọn: Ông ta ra lệnh cho phần lớn những căn cứ pháo binh đóng ở những tiền đồn, những chi khu hẻo lánh, mỗi đêm mỗi khẩu đại bác 105mm phải bắn ít nhất 20 quả đạn, bắn đi đâu cũng được rồi cứ vài hôm, xe quân sự lại đến, chở đống vỏ đạn ấy về Pleiku. Tại đây, các “xì thẩu” người Hoa đã lập sẵn một xưởng nấu đồng, biến đống vỏ đạn thành những thỏi đồng bóng loáng. Số đồng này ngoài việc cung cấp cho những nhà sản xuất lư hương, chân đèn, các xưởng cơ khí, các cơ sở chế tạo khuôn mẫu trong nước, còn thì xuất khẩu sang Hồng Kông.

Giải trình với người Mỹ về việc đêm nào cũng bắn, dẫn đến số lượng đạn 105mm cung cấp cho Quân đoàn 2 trong năm 1967 bằng gần một nửa so với số đạn mà Quân đoàn 1, Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4 sử dụng nhưng không thu lại được vỏ đạn, Vĩnh Lộc báo cáo rằng ông ta thực hiện kế hoạch “bắn quấy rối”, nghĩa là bắn hù dọa vào những vùng nghi có Quân Giải phóng đang hoạt động, vừa để làm mất tinh thần Cộng Sản, vừa để CS biết rằng quân đội Sài Gòn luôn theo sát mọi hành tung của họ. Sau đó, các căn cứ pháo binh bị QGP phục kích nên lính bỏ chạy, vỏ đạn cũng mất luôn!

Ngày 26/6/1965, Nguyễn Cao Kỳ cho thành lập một nội các mới mà ông ta gọi là “nội các chiến tranh”. Ngoài việc “chống Cộng đến cùng”, một trong những tuyên cáo của nội các này là “tiêu diệt gian thương và trừ khử các băng nhóm du đãng”.

“Nội các chiến tranh” cho ra đời hai tổ chức gọi là “Tổng đoàn trừ gian” gọi là để “chống đầu cơ, tích trữ”, và “Biệt đội bài trừ du đãng” nhằm chống xã hội đen. Bên cạnh đó, chính quyền ngụy cho lập pháp trường ngay giữa đô thành Sài Gòn để xử bắn. Thế nhưng chỉ thời gian ngắn sau, người ta phát giác ra rằng chính các thành viên trong “Tổng đoàn trừ gian” lại bao che cho gian thương, còn một số người trong “Biệt đội bài trừ du đãng” lại trở thành “cha đỡ đầu” của các “đại ca số má”.

Pháp trường của quân đội ngụy, xử bắn công khai ngoài đường phố Sài Gòn.

Sáng ngày 14/3/1966, Tạ Vinh, một người Việt gốc Triều Châu, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Sui Hing, chuyên kinh doanh lúa gạo, sắt thép, đường sữa, đã bị đưa ra pháp trường theo lệnh của Nguyễn Cao Kỳ, rồi sau đó bị xử tử vì cáo buộc “gian thương” và với tội danh “lũng đoạn nền kinh tế quốc gia”.

Mặc dù có hồ sơ ghi lại và Kỳ cũng đã viết về sự việc này trên hồi ký cá nhân, nhưng báo chí Sài Gòn và quốc tế vẫn đưa tin theo hướng nghi ngờ sự việc. Hầu hết dư luận đều cho rằng Tạ Vinh chỉ là “dê tế thần”, thậm chí còn có nhiều đồn đoán cho rằng người bị bắn là người khác có vóc dáng thân hình giống Tạ Vinh, còn Tạ Vinh thật thì đã trốn sang Hồng Kông rồi.

Có 5 điểm nghi ngờ trong vụ án này:

  • Hầu như cả Sài Gòn và miền Nam đều biết Kỳ “Cao Bồi” và bà chị đã buôn lậu ma túy và tham nhũng như thế nào. Vì vậy Kỳ nếu không cộng tác và chia phần với gian thương thì đã rất lạ rồi, sao còn có thể chống gian thương, “chống tham nhũng”, “chống tiêu cực” ở đây. Ông Kỳ không giống một con người như vậy.
  • Nếu đây là một việc tốt thì ông Kỳ đáng lẽ ra phải tự hào và khoe nhiều mới phải, với bản tính khoác lác và ồn ào của mình. Song ông lại giữ thái độ im lặng trong vụ này. Trong những buổi phỏng vấn với báo chí Sài Gòn và quốc tế và cả khi với phóng viên của báo ANTG ở Việt Nam sau này, ông ta đều chỉ trả lời theo ý là “Tôi đã viết trong hồi ký rồi còn gì, nhắc lại làm gì nữa”.
  • Trước khi bị xử bắn trên pháp trường, Tạ Vinh đã gào lên với các phóng viên ở đó: “Tại sao các anh không dám nói ra sự thật!”
  • Nguyễn Văn Thiệu khi bàn về việc này, nói cứ để Kỳ làm đi, với hy vọng là ông ta sẽ bị lâm vào thế “kẹt” và “mệt” với cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Thái độ đủng đỉnh và ngôn từ của Nguyễn Văn Thiệu như thể một kẻ đang giăng bẫy Nguyễn Cao Kỳ và hả hê khi ông này gặp chuyện phiền hà.
  • Vụ án này không được xử lý và giải quyết theo một trình tự pháp lý nào, có thể nói hoàn toàn là dùng “luật rừng” để xử, phải dùng đến nhiều cái “đặc biệt” để xử, như “tổ công tác đặc biệt”, “tòa án đặc biệt” v.v. Ông Kỳ giải thích rằng vì hệ thống chính trị và nhân sự thối nát ăn hối lộ và bị hầu hết bị mua chuộc sạch rồi nên nếu theo đúng quy trình pháp luật thì sẽ không trị được, nên ông ta đành phải vượt lên luật pháp để tiêu diệt gian thương. Tuy nhiên, báo chí Sài Gòn và quốc tế nhiều người tỏ ra nghi ngờ câu chuyện về hội Tam Hoàng và các băng nhóm du côn, côn đồ ở Chợ Lớn lại có thể sức mạnh khuynh đảo cả một thực thể chính trị có quân đội và súng đạn trong tay như vậy.

Qua những điểm này, có thể suy ra là vụ này về bản chất cũng không phải là một sự kiện chống tham nhũng, chống tiêu cực, mà là một sự kiện “bôi mặt đá nhau”, xuất phát từ sự tranh giành địa bàn, giành giật lợi ích, “dân” dám động đến “quan”. Và có khả năng còn có âm mưu chính trị nào đó từ phía Nguyễn Văn Thiệu. Từ lâu Thiệu – Kỳ đã bằng mặt không bằng lòng, đấu đá lẫn nhau.

Thật ra, Tạ Vinh chỉ là một “tiểu hoàng đế” ở Chợ Lớn, còn những “ông vua”, những ông trùm thứ thiệt, những “bố già” thật sự thì có rất nhiều, mà chắc chắn một phó tổng thống ngụy quyền như Nguyễn Cao Kỳ không dám động đến, trừ phi có người Mỹ bảo hộ, đứng sau. Nếu người Mỹ cảm thấy sức mạnh kinh tế của người Hoa Chợ Lớn quá đáng gờm và đủ sức đe dọa ách thống trị, tầm ảnh hưởng kiểm soát của họ thì họ có thể ra tay. Còn lúc này, có vẻ như người Mỹ vẫn đặt sự quan tâm chủ yếu vào chiến trường, không phải thương trường.

Chợ Lớn không còn Tạ Vinh, vậy còn ai? Nhiều lắm! Còn rất nhiều “ông vua” ở mọi ngành nghề, lĩnh vực khác như Mã Hỷ, chủ nhiều hãng tàu đò chạy khắp lục tỉnh Nam Kỳ, hoặc Lại Kim Dung, trùm các “chành” lúa gạo, hay như Lý Long Thân, từ một người mua bán đồ phế liệu rồi trở thành đại gia trên thị trường sắt thép xây dựng với tài sản “nổi” là Nhà máy luyện cán thép Vicasa, Hãng dệt Vinatexco, Vimytex, Hãng nhuộm Vinatefinco, hãng dầu ăn Nakyco, Hãng bánh ngọt Lubico, Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Trung Nam, khách sạn Arc en Ciel, hãng tàu Rạng Đông…, hoặc Trần Thành, “ông vua” bột ngọt, chủ hãng bột ngọt Vị Hương Tố, người đã đẩy lùi cuộc xâm lăng kinh tế của tập đoàn sản xuất bột ngọt lừng danh Nhật Bản Ajinomoto vào thị trường miền Nam lúc bấy giờ, hoặc như Tạ Phong, vua thuốc lá, Trương Vĩ Nhiên, vua nhập khẩu phim ảnh, là chủ nhiều rạp chiếu phim ở Chợ Lớn, Vương Đạo Nghĩa, chủ hãng kem đánh răng Hynos, Đào Mậu, vua ngân hàng v.v. và v.v.

Hội Tam Hoàng và ngụy quyền Sài Gòn, ai “bẩn” hơn ai?

Tiến sĩ ngành sử học Đông Nam Á Alfred W. McCoy là một sử gia có tên tuổi, ông viết cùng tác giả Cathleen B. Read trong sách The Politics of Heroin in Southeast Asia (Nền chính trị ma túy ở Đông Nam Á), do Harper & Row xuất bản năm 1972, về tình trạng buôn lậu ma túy và sự giao dịch giữa bọn tội phạm hình sự, bọn mafia quốc tế ở Đông Nam Á, đã tóm lược như sau:

Ngô Đình Nhu đã quyết định tái lập việc buôn bán ma túy để lấy tiền. Dù đa phần các tiệm hút ở Sài Gòn đã đóng cửa 3 năm rồi, hàng ngàn con nghiện người Việt và người Hoa vẫn còn thèm muốn được hút trở lại. Ông Nhu cho người tiếp xúc với những người cầm đầu của các tổ chức xã hội đen, Hội Tam Hoàng của người Hồng Kông ở Chợ Lớn để mở lại các tiệm hút và thiết lập một hệ thống phân phối ma túy nhập cảng lậu cho họ sử dụng. Chỉ trong vòng có mấy tháng, hàng trăm tiệm hút ma túy này đã hoạt động trở lại, và 5 năm sau, tuần báo Time đã ước lượng ở Chợ Lớn có đến khoảng 2.500 cơ sở hút ma túy hoạt động công khai.

Để có thể cung ứng thuốc phiện đầy đủ cho khách hàng tiêu thụ, Ngô Đình Nhu thiết lập hai hệ thống đường bay khứ hồi từ vùng sản xuất thuốc phiện sống ở Lào về miền Nam Việt Nam. Hệ thống đường bay chính là thuê các phi cơ nhỏ của Hàng không Lào, giao cho trùm tội phạm quốc tế Bonaventure “Rock” Francisci phụ trách. Francisci trực tiếp nói chuyện và thương lượng với Ngô Đình Nhu. Theo trung tá Lucien Conein, một cựu viên chức cao cấp CIA ở Sài Gòn, mối quan hệ mờ ám giữa Ngô Đình Nhu và Francisci về dịch vụ bất hợp pháp này khởi đầu vào năm 1958. Sau khi Nhu bảo đảm bình an cho việc đem thuốc phiện về Sài Gòn, Francisci dùng đoàn máy bay Beechtcrafts hai động cơ vận chuyển món hàng này về miền Nam Việt Nam hàng ngày.

Ngoài ra, Ngô Đình Nhu còn phái nhân viên tình báo dưới quyền bác sĩ Trần Kim Tuyến đến Lào với nhiệm vụ là vận chuyển thuốc phiện sống về Sài Gòn bằng phi cơ quân sự của không quân Sài Gòn. Tuy nhiên, nhiều người trong nội bộ cho rằng bác sĩ Trần Kim Tuyến, người đứng đầu tổ chức mật vụ có danh xưng trá hình “Sở Nghiên cứu Chính trị – Xã hội”, do CIA tài trợ, mới thật sự là nhân vật chủ chốt của kế hoạch làm ăn bất chính này.

Hai tác giả Bradley S. O’ Leary và Edward Lee trong sách The Deaths of the Cold War Kings: The Assassinations of Diem and JFK (Cái chết của những ông vua Chiến tranh lạnh: Vụ ám sát Diệm và John F. Kennedy), do Cemetery Dance xuất bản năm 1999, đã cho biết như sau:

Năm 1958, khi Diệm-Nhu tái lập hệ thống lưu thông thuốc phiện về Sài Gòn, Bonaventure Francisci khó có thể hoan hỉ hơn vì nó đã làm sống lại nghề cũ của ông ta là vận chuyển thuốc phiện từ gốc sản xuất ở Lào đi thẳng về miền Nam Việt Nam bằng một phi đội máy may riêng.

Sau đó, Francisci dự tính sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán thuốc phiện trực tiếp cho hàng trăm ổ hút và hàng chục ngàn bệnh nhân nghiện ma túy ở Sài Gòn. Trong khi việc sản xuất thuốc phiện ở các nơi khác trên thế giới, đặc biệt là Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, ngày càng phức tạp và khó khăn. Tình hình này chỉ làm lợi thêm cho Guerini bởi vì nó gia tăng thị phần ma túy của ông ta.

Sau đó Francisci và Nhu đã thực hiện một hợp đồng phân phối cơ bản. Francisci sẽ vận chuyển thuốc phiện đến Sài Gòn cho các ổ hút của Nhu nhưng hắn còn chở nhiều thuốc phiện cho các điểm thả dù ở Sài Gòn. Tại đây, thuốc phiện sẽ được máy bay vận tải chở sang các xưởng chế biến ở Marseille. Tại Marseille, thuốc phiện sẽ được chế biến thành bạch phiến có chất lượng cao để bán cho các trùm ma túy ở Mỹ như Santos Trafficante, Carlos Marcello, và Sam Giancana.

Về căn bản, các tập đoàn buôn lậu ma túy, mafia Mỹ, và ngụy quyền Ngô Đình Diệm đã biến thành các đối tác làm ăn của nhau trong mạng lưới ma túy toàn cầu. Tiền tỷ chảy vào túi các bên liên quan.

Trong bài phê bình “Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam Năm 1975” của tác giả Trần Viết Đại Hưng, một cựu sĩ quan ngụy, bạn thân của tướng ngụy Nguyễn Chánh Thi, đã phê phán gay gắt:

“Trong thời Chiến tranh Việt Nam, báo chí Mỹ phanh phui là Thiệu cùng với đàn em là Trung tướng Đặng văn Quang, đã buôn bán Bạch phiến làm giàu. Thứ trùm ma túy như Thiệu thì làm gì mà có chuyện yêu nước thương dân. Gặp thời loạn lạc, làm cai thầu chống Cộng, Thiệu chỉ có một việc duy nhất là vơ vét cho đầy túi tham mà thôi. Đến khi quốc gia hưng vong thì lòi ngay ra bản chất ti tiện hèn nhát, đúng là có ‘cháy nhà mới lòi mặt chuột’ Nguyễn văn Thiệu.

Phó tổng thống Nguyễn cao Kỳ cũng chẳng có gì khá hơn, trong cuốn hồi ký ” Việt Nam máu lửa quê hương tôi”, cựu thiếu tướng Đỗ Mậu đã chỉ ra rằng ông Kỳ và bà chị ruột là Nguyễn thị Lý đã buôn lậu thuốc phiện từ Lào về bán. Đúng là hai gương mặt cai thầu chống Cộng do Mỹ dựng lên là Nguyễn văn Thiệu và Nguyễn cao Kỳ chẵng có tay nào sáng sủa, toàn là thứ buôn lậu ma túy. Phải đợi tới những ngày cuối tháng 4/1975 mới thấy rõ tư cách hèn kém của hai tay này. Bỏ quân leo phi cơ mà chạy không một chút liêm sỉ và danh dự của người lãnh đạo.”

Chính quyền ngụy học buôn lậu ma túy từ đâu?

CIA là một ông “trùm ma túy”. CIA từng giao dịch ma túy với Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc, và giúp máy bay cho Tưởng Giới Thạch vận chuyển và giao dịch thuốc phiện ở Miến Điện và Thái Lan. Trong chiến tranh Afghanistan lần thứ nhất (1979-1989), CIA đã giúp lãnh tụ Hồi giáo Gulbuddin Hekmatyar, một người chống Liên Xô, vận chuyển và giao dịch ma túy.

Ngày 13/4/1989, bản báo cáo của Hội đồng Kerry, do Thượng nghị sĩ John Kerry (từng là ứng cử viên Tổng thống, hiện là Bộ trưởng ngoại giao), đã kết luận rằng CIA đã dùng nguồn thu nhập từ ma túy để chi tiêu cho lực lượng đặc nhiệm Contra.

Nhà ngoại giao người Canada, Gs. Peter Dale Scott cho biết Guadalajara Cartel là đường dây buôn lậu ma túy mạnh nhất đầu thập niên 1980, chúng hoạt động thoải mái phần lớn nhờ sự bảo kê của cơ quan DFS, là một cơ quan ngoại vi của CIA do Miguel Nazar Haro phụ trách.

Vicente Zambada Niebla, con trai của Ismael Zambada García, là một trong những tay trùm ma túy lớn nhất ở Mexico, sau khi bị bắt đã khai với các luật sư của hắn rằng hắn và các cộng sự được các nhân viên người Mỹ cung cấp “giấy phép” đặc biệt để vận chuyển ma túy qua lại biên giới hai nước, để đổi lấy các tin tức tình báo nội bộ về cuộc chiến ma túy quy mô lớn đang diễn ra ở Mexico.

Ngoài ra CIA còn nhúng tay vào việc giúp đỡ giao dịch hoặc trực tiếp giao dịch ma túy ở Panama sau khi gần 3 vạn quân Mỹ tấn công nước này vào năm 1989. CIA còn từng có một thời gian dài dùng ma túy chiêu dụ lực lượng Vệ binh Quốc gia Venezuela để đổi lấy các thông tin tình báo. Việc này đến năm 1996 mới được đưa ra công luận.


Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Hội Tam Hoàng Chợ Lớn ngoại trừ một số nhanh chân chạy qua Hồng Kông thuộc Anh thì số còn lại nằm im thở khẽ, theo dõi tình hình. Khi ấy, tại một cuộc họp bí mật với những người đứng đầu các bang hội người Hoa ở Chợ Lớn, Trần Thành, một trong những thủ lĩnh cao cấp của Tam Hoàng, phụ trách việc quản lý tài chính, đã phát biểu: “Dù họ là ai chăng nữa (ý nói chính quyền cách mạng) thì họ cũng phải ăn, phải uống, phải mặc, phải thụ hưởng những tiện nghi vật chất. Vì thế, trước mắt chúng ta không nên manh động vì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, tất cả sẽ trở lại như cũ“.

Nhưng Trần Thành đã sai. Khi chiến dịch cải tạo tư sản mại bản và phong trào triệt phá tội phạm xã hội đen diễn ra và được thực hành ráo riết từ các lực lượng công an từ Bắc bổ sung vào Nam, không chỉ nhiều tay lưu manh, trộm cướp, dân anh chị, cao bồi găng-tơ, băng đảng giang hồ của nhiều người Việt bị triệt phá và vào khám, mà nhiều người Hoa, trong số đó có hội viên của tổ chức tội phạm Hội Tam Hoàng đã phải rời khỏi Việt Nam, một bộ phận trở về Trung Quốc để rồi tiếp tục bị người cộng sản Trung Quốc trấn áp và Bộ Công An Trung Quốc truy nã, họ đành chạy sang các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Quyền lực của hội Tam Hoàng dần dà chuyển sang Hồng Kông. Đến khi Hồng Kông được người Anh trao trả cho Trung Quốc, Tam Hoàng lại phải chuyển sang các nơi khác.

Suốt 46 năm, từ 1975 đến nay, ba chữ Hội Tam Hoàng đã mờ dần trong ký ức của những bà con người Hoa sống tại TPHCM cũng như miền Nam Việt Nam. Ngày nay, ở Việt Nam, nó chỉ còn là cái tên thấy trên phim và không gian ảo.

(Sưu tầm, tổng hợp)

Hậu Geneva và giai đoạn chuyển tiếp từ Chiến tranh Đông Dương sang Chiến tranh Việt Nam

Trong thời kỳ 1945-1975, có một giai đoạn chuyển tiếp từ Chiến tranh Đông Dương sang Chiến tranh Việt Nam, giai đoạn này còn được nhiều người miền Nam gọi là giai đoạn Hậu Geneva.

Sau khi hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 được ký kết giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Pháp, miền Bắc Việt Nam đã được giải phóng và đã giành được độc lập trên thực tế, người Việt làm chủ trên đất Việt.

Quân viễn chinh Pháp đã chạy về Nam, một nửa giang sơn đã định. Những người cộng sản Việt Nam bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng, tái thiết và phát triển, nhằm tạo tiên đề để tiến lên hoàn tất mục tiêu còn đang dở dang: giải phóng miền Nam.

Miền Bắc hừng hực khí thế cách mạng trong không khí chiến thắng và hy vọng về ngày mai tươi sáng, nỗ lực xây dựng một xã hội đẹp tươi, với niềm tin chiến thắng và lòng tin không lay chuyển đối với biểu tượng Hồ Chí Minh, một nhà chính trị kiệt xuất của Việt Nam, một nhà hoạt động cách mạng ưu tú của cộng đồng quốc tế, người được coi là cha già dân tộc của Việt Nam, là người đã du nhập chủ nghĩa Marx-Lenin và lý tưởng Cộng Sản, lý tưởng XHCN vào Việt Nam, mở ra con đường mới: con đường đi lên CNXH và mở ra một thời đại mới: thời đại Hồ Chí Minh ở Việt Nam.

Trong khi đó, miền Nam “hậu Geneva” là một khung cảnh trầm lắng, tĩnh lặng và đầy nỗi lo. Người Pháp càng rút đi thì người Mỹ càng kéo đến. Người Pháp còn lại càng ít thì người Mỹ kéo vào càng đông.

Nếu lội ngược dòng thời gian, hòa mình trở thành một người dân thường đi lại trên đường, chúng ta thỉnh thoảng sẽ ngẫu nhiên thấy một chiếc xe Jeep đi qua, binh lính đầy trên xe, tay lăm lăm khẩu súng trường. Những người lính ấy có thể là da trắng, da vàng hoặc da đen. Những người lính ấy có thể là lính Pháp, lính ngụy, hoặc lính các lộ quân phiệt giang hồ và giáo phái vũ trang.

Những chiếc xe quân sự như thế này thường đi rất nhanh, bụi tung mờ mịt trên đường, khiến người đi bộ phải ho khan. Sau khi bọn họ đi khỏi thì không còn ai để ý nữa, cũng không có ai dõi mắt nhìn theo, mọi người đều đã quen với cảnh tượng này, quen với cuộc sống căng thẳng xen giữa tĩnh lặng, những mối hiểm họa quân sự khôn lường và nguy cơ về một cuộc chiến mới, ẩn náu phía sau ảo tưởng hòa bình.

Cũng có những người cảm thấy chẳng có gì không ổn, họ nghĩ rằng những mối lo ngại hão huyền trên báo chí là quá xa vời so với cuộc sống thực tại. Những cảnh tượng bắn giết, đầu độc chết ở ngay nhà hàng, khủng bố trắng, xả súng vào nhau, bắn tỉa xong rồi lên xe Jeep bỏ chạy, những dấu hiệu ban đầu về một cuộc khủng bố tôn giáo lớn nhắm vào đạo pháp và dân tộc, nhắm vào đạo Phật, một tín ngưỡng dân tộc gắn liền nghìn đời trên đất nước hình chữ S, chỉ là những điều thuộc về những nhân vật tai to mặt lớn mà thôi, “chẳng liên quan gì đến tôi”.

Nhưng trên thực tế, những điều đó không hề xa vời với họ.

Chín năm trước, hoàng đế thoái vị, một nửa giang sơn đã hoàn toàn đổi chủ, Việt Nam dân chủ cộng hòa và quân Pháp đại chiến, quân phiệt, giang hồ, giáo phái ly khai và hỗn chiến khắp Nam Kỳ lục tỉnh, chiến tranh liên miên, người dân đói khổ.

Nhìn lại nghìn năm lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Nam Kỳ nói riêng, hiếm có cục diện nào phức tạp đến vậy.

“Nhân vật anh hùng” nhiều như cá dưới các sông rạch miền Nam, các loại khẩu hiệu, các luồng tư tưởng, chủ nghĩa chính trị, các hệ ý thức, các chủ thuyết, học thuyết lẫn tà thuyết chính trị, các học thuyết nghiêm túc lẫn các học thuyết “mì ăn liền”, trăm hoa đua nở, không cần biết hoa hướng dương hay hoa cứt lợn, các loại âm thanh khác nhau khiến người nghe phải choáng váng không biết ai chính, ai tà, và đâu là đường ngay lẽ phải. Ai cũng muốn làm chính khách bước lên sân khấu, rống lên thật to âm thanh của bản ngã, nhân cơ hội thời loạn mà tìm kiếm lợi danh.

Đấy là một thời kỳ chất chứa tham vọng, một mồi lửa được chôn giấu trong khủng hoảng, và đấy cũng là một thời kỳ bấp bênh thối nát, trong một tòa lầu mục nát gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”, vẫn vang lên từng điệu nhạc trữ tình Bolero sến súa động lòng, với những vũ trường xa hoa đẹp rực rỡ, bất cứ ai nhìn thấy nó cũng sẽ không tin rằng cách đó không xa còn có những người lang thang đang vật vờ vì đói, giờ phút ấy họ đang nằm co ro trong một góc tối, chờ đợi đến sáng để xin ăn, chờ đợi lòng hảo tâm của tha nhân, lòng từ bi của những Phật tử qua đường.

Hiệp định Geneva không được thi hành đầy đủ, quân xâm lược mặc dù đang lũ lượt về nước, nhưng vấn đề độc lập – thống nhất của Việt Nam đã không được tôn trọng và tổng tuyển cử không được thực hiện như nội dung hiệp định. Bất cứ ai dám lên tiếng đòi thực thi hiệp định, đều bị “chụp mũ cối” thành bộ đội Cộng Sản và trấn áp thẳng tay.

Tuy nói rằng “Pháp đi, Mỹ đến”, nhưng trên thực tế, từ năm 1948 thì Mỹ đã bắt đầu can thiệp sơ khởi vào cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp. Đến năm 1950, Mỹ từng bước leo thang can thiệp sâu rộng hơn, cung cấp 78% kinh phí cho cuộc chiến tranh Đông Dương. Nguyên nhân là vì Pháp không hề có đủ kinh phí trang trải cho cuộc chiến tranh viễn chinh này và tái thành lập hệ thống thuộc địa trên toàn cõi Đông Dương, trong khi nước Pháp vừa mới được giải phóng sau cuộc kháng chiến chống Đức và chính quyền Vichy tay sai Đức. Bao nhiêu tiền của đều đã được chi tiêu vào việc bảo vệ và tái thiết đất nước và phát triển kinh tế.

Mỹ giúp Pháp chủ yếu với 3 mục đích chính:

  • Vị trí chiến lược toàn cầu, bành trướng quyền lực quốc tế, muốn sử dụng Đông Dương và Việt Nam làm căn cứ quân sự của Mỹ, một căn cứ quyền lực bá quyền, nhằm đảm bảo cho tầm ảnh hưởng quyền lực của Mỹ ở một khu vực cách xa nửa vòng trái đất. Trong thư gửi Thủ tướng Anh Churchill ngày 4/4/1954, Tổng thống Mỹ Eisenhower viết: “Nếu người Pháp không thắng được trong cuộc chiến tranh này thì vị trí chiến lược toàn cầu của chúng tôi cũng như của các ngài có thể sẽ trở thành thảm họa.”
  • Chống Cộng Sản, chống Việt minh, chống cách mạng, chống và ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng thuộc địa đang lan tỏa khắp năm châu. Người Cộng Sản khởi sự làm việc lớn từ những bất công, áp bức, từ những nỗ lực chống ngoại xâm giành độc lập, chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, chống chiến tranh xâm lược, giải phóng thuộc địa để tiến tới giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp xã hội và giải phóng con người nói chung. Do đó, muốn xâm lược thì phải chống Cộng Sản, muốn chống Cộng Sản thì phải đi xâm lược.
  • Mua lấy “cổ phần” tương lai của khu vực giàu tài nguyên này, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam. Mỹ đầu tư vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp với tính toán sau này sẽ chia phần với nhau các nguồn lợi tài nguyên, quyền lợi kinh tế, các lợi nhuận tài chính và lợi ích kinh doanh ở đây.

Tham vọng tài nguyên thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trá hình và chủ nghĩa đế quốc Mỹ có thể thấy qua những diễn ngôn sau đây:

Ngày 12/2/1950, mục Xã Luận báo New York Times viết: “Đông Dương là một miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn, nó có thể xuất khẩu thiếc, vonfram, mangan, than đá, gỗ, gạo, cao su, dừa, hạt tiêu, và da thuộc. Cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ hai II, lợi tức thu được ở Đông Dương đã tới khoảng 300 triệu đôla hàng năm.” (trên 3,2 tỷ USD theo thời giá năm 2020)

Tổng thống Mỹ Eisenhower trong diễn văn ngày 4/8/1953 tại thành phố Seattle, bang Washington, đã nói: “Nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối lượng thiếc, vonfram mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ không thuộc về tay chúng ta nữa. Chúng ta đang tìm cách nào rẻ tiền nhất để ngăn chặn điều bất hạnh có thể xảy đến, đó là việc mất khả năng lấy được những thứ gì chúng ta muốn lấy từ số tài nguyên giàu có của Đông Dương và Đông Nam Á.”

Do Mỹ chính là “ví tiền” của Pháp ở Đông Dương, nên cuộc kháng chiến chống Pháp ở Đông Dương còn có một tên gọi chi tiết hơn: “cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và can thiệp Mỹ 1945-1954“.

Ngay trong cuộc chiến tranh chống Pháp, với thiên tư chính trị của mình, Cụ Hồ đã sớm nhìn thấy ý đồ chiến lược lâu dài của Mỹ đối với khu vực này.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trong khi quân và dân toàn quốc vui mừng phấn chấn tinh thần thì Cụ Hồ lại ưu tư và cẩn thận dặn dò rằng thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu, “chúng ta còn phải đánh Mỹ!”

Đến tháng 7 năm 1954, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 họp trước khi Hiệp định Geneva được ký kết, thì lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận chính thức: Đế quốc Mỹ đang trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương.

Ngay sau khi Pháp ký hiệp định, Cụ Hồ nói với các đồng chí cấp dưới rằng hội nghị ký hiệp định Genève thành công, nhưng chắc chắn sẽ làm cho người Việt Nam chưa vừa ý. Người Pháp có câu “Ai trả tiền, kẻ đó là chủ”. Mỹ sẽ thay thế Pháp, “chúng ta phải có sự chuẩn bị để đối phó với Mỹ”.

Trong khi mọi người, kể cả các lãnh đạo cao nhất cho rằng đây là thời điểm kết thúc cuộc chiến, thì Cụ Hồ lại đề tỉnh mọi người rằng chiến tranh chỉ mới bắt đầu, đây là thời điểm bắt đầu cuộc chiến mới.

Từ đó, Hồ Chủ tịch đã xác định đường lối cách mạng trong giai đoạn này như sau: tiến hành đồng thời 2 chiến lược ở 2 miền nhằm mục tiêu chung là chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà.

Theo đó, mối quan hệ chiến lược giữa hai miền là: xây dựng miền Bắc để tạo sức mạnh giải phóng miền Nam, miền Nam đẩy mạnh đấu tranh để giải phóng bản thân và cũng để bảo vệ miền Bắc. Miền Bắc có vai trò quyết định, miền Nam có vai trò trực tiếp.

Hậu Geneva, quân đội Pháp lần lượt ra đi, song tầm ảnh hưởng của Pháp thì vẫn hiện hữu. Họ chi tiền và âm thầm phát súng cho các lực lượng quân phiệt giang hồ, giáo phái, Bình Xuyên và Hòa Hảo, Cao Đài để thực hiện các mục tiêu quân sự thay cho thực binh Pháp.

Người Pháp lần lượt ra đi, thì người Mỹ lần lượt kéo vào, thay vào những chỗ trống, từng bước lấp đầy những khoảng trống quyền lực mà người Pháp để lại.

Lúc này người Pháp có hai lựa chọn:

  • Bàn giao quyền lực, quyền hành lại cho Mỹ, hoàn toàn bàn giao miền Nam, lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống, lại cho Mỹ, để vãn hồi và hòa hảo lại quan hệ 2 nước, vốn đã trên đà rạn nứt trong những chương cuối của chiến tranh Đông Dương, tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ cho việc tái thiết nước Pháp.
  • Mưu việc duy trì quyền lực và tầm ảnh hưởng của Pháp ở miền Nam Việt Nam, cả về chính trị và quân sự, bất chấp điều này có thể khiến Mỹ nghi kỵ, gây mất lòng Mỹ và tiêu cực cho mối quan hệ Pháp – Mỹ. Vô hình trung, Pháp đã bước vào cuộc tranh đua, tranh giành quyền lực mềm và tranh đoạt miền Nam VN với Mỹ, “cạnh tranh” với Mỹ trong việc độc chiếm miền Nam VN, đứng vững ở Việt Nam và khu vực.

Mâu thuẫn quyền lực hậu Geneva giữa Pháp và Mỹ không phải lúc này mới có, mà trước đó, trong cuộc chiến Đông Dương, Pháp – Mỹ vốn đã phát sinh nhiều mâu thuẫn, xung đột về lợi ích, về đường lối chính trị, về chiến lược chiến tranh, về chiến thuật quân sự.

Sau khi Pháp thua, người Mỹ bất mãn, họ cho rằng tiền bạc và vũ khí “đầu tư” cho Pháp đều đổ sông đổ biển. Họ đã tốn kém bấy nhiêu tiền vào đây rốt cuộc Pháp để hỏng việc, mà họ cho rằng một phần là vì nhiều sĩ quan chỉ huy Pháp đã bỏ ngoài tai nhiều ý kiến, đề xuất của họ. Ngoài ra, nhiều tin tức tình báo mà CIA cung cấp cho Phòng nhì Pháp đã bị bỏ qua hoặc không được thực hành, giải quyết tốt.

Đến lúc này thì sự xung khắc giữa hai đại cường quốc này đã ngày càng lớn. Từ đó, ở miền Nam hình thành hai thế lực đối lập, thế lực mới (Mỹ) và thế lực cũ (Pháp). Mỹ thâu tóm nhiều tay sai cũ của Pháp, trong số đó có nhiều sĩ quan ngụy đã từng học bên Pháp và có Pháp tịch. Lúc bấy giờ thế và lực của nước Mỹ đã rất cao, còn Pháp thì bị chê là loại thực dân cũ kỹ, lại để thua Việt minh, đang trên đà suy tàn và sớm muộn gì cũng bị Mỹ bức lui. Vì thế, nhiều tay sai cũ của Pháp đua nhau “nhảy sang thuyền mới”.

Miền Nam Việt Nam lúc này vẫn nằm dưới tầm ảnh hưởng quyền lực của Thực dân Pháp, vốn đã có gần 100 năm đứng vững tại đây. Còn Mỹ là người mới. Do đó, mục tiêu của Mỹ lúc này là bức lui Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam và hoàn toàn thay thế. Điều đó có nghĩa là từng bước đẩy lui quyền lực và thay dần vai trò của người Pháp ở miền Nam Việt Nam. Từ đó thay Pháp thiết lập ách thống trị thuộc địa trá hình và là một căn cứ quân sự, căn cứ chiến lược của Mỹ ở Việt Nam, Đông Dương và khu vực. Đồng thời giành quyền kiểm soát và quyền quyết định đối với các nguồn tài nguyên ở khu vực địa chính trị, địa kinh tế vô cùng quan trọng này. Và cũng để thuận lợi cho Mỹ trong việc thực thi chính sách chống cộng sản Việt Nam, chống cách mạng giải phóng dân tộc, chống lại phong trào giành độc lập dân tộc, và chính sách về chiến lược khu vực/toàn cầu, cũng như các mục tiêu khác trong khu vực giàu tài nguyên này.

Để đạt được mục tiêu chính trị nói trên, đầu tiên Mỹ phải đưa người của họ lên thay người của Pháp (Bảo Đại), tiếp theo là thâu tóm các lực lượng vũ trang giang hồ và giáo phái vốn đang tạm thời cộng tác với Pháp, nhằm gạt bỏ hẳn tầm ảnh hưởng quân sự của Pháp ra khỏi những khu vực trong tầm ảnh hưởng, kiểm soát của Mỹ. Và thế là câu hỏi được đặt ra, Mỹ sẽ chọn ai để đưa lên?

Theo sách “Vietnam, a History” của nhà sử học Stanley Karnow, do NXB Edition King Press xuất bản năm 1983, khi được hỏi tại sao lại chọn ông Diệm mà không phải là một nhân tuyển khác, thì tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã trả lời: “Diệm là thằng con trai duy nhất mà chúng ta có ở đó”. (Diem is the only boy we’ve got out there).

Tổng thống Mỹ Johnson đã trả lời rất thật cho câu hỏi này. Vì tất cả các nhân tuyển, các quân cờ dùng được thì đều đã được người khác dùng rồi. Cựu hoàng Bảo Đại, ông vua cuối cùng của nhà Nguyễn, đã được phát xít Nhật dùng rồi (1945) đến thực dân Pháp dùng lại (1949). Nhà nho Trần Trọng Kim, là một sĩ phu thanh liêm, có chút uy tín qua việc viết sách, nhưng nhu nhược và ngây thơ non kém chính trị, đã bị phát xít Nhật lợi dụng và vắt sạch quả chanh.

Dùng lại những con cờ chính trị mà Nhật – Pháp đã sử dụng và bỏ rơi thì rõ ràng là không ổn, không phải là những quyết định sáng suốt và có lợi. Hơn nữa, cũng chưa chắc khả thi, vì Bảo Đại là tay sai trung thành của Pháp, mà lúc này Mỹ đang nỗ lực thay dần quyền lực của Pháp. Còn ông Trần Trọng Kim thì sau Cách mạng tháng Tám đã tỉnh ngộ ra phần nào nên đã buông bỏ chính trị mà chọn sống ẩn dật.

Như vậy, Mỹ chọn Diệm là vì lúc đó chỉ còn lại người này là nhân tuyển khả thi duy nhất mà tương đối hội đủ điều kiện, gia đình danh giá, quyền quý, có kinh nghiệm chính trị – quân sự nhiều năm. Ngô Đình Khả và các con em nhiều lần đi theo Nguyễn Thân khủng bố, đàn áp các lực lượng nghĩa quân. Họ có công lao rất lớn với Pháp trong việc đánh dẹp nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.

Ngày 13/1/1955, Ngô Đình Diệm, với cương vị là Thủ tướng của chính quyền Bảo Đại (Pháp), công bố chính thức trên truyền thông Sài Gòn rằng Hoa Kỳ từ nay có toàn quyền về vấn đề tổ chức và huấn luyện quân đội Sài Gòn thay cho người Pháp, vốn đã thành lập quân đội này năm 1948 để cầm súng đánh thuê cho Pháp, và để cho quân Pháp tiết kiệm được xương máu.

Ngày 12/2/1955, trong cuộc họp báo tại Sài Gòn, Ngô Đình Diệm công bố từ nay tướng John O’Daniel sẽ thay Pháp huấn luyện các lực lượng quân đội người Việt, và cả những sĩ quan con lai Pháp và công dân Pháp gốc Việt có Pháp tịch.

Trước mặt đại diện Hoa Kỳ, các sĩ quan Sài Gòn đã tổ chức đốt tượng trưng quân hàm, quân hiệu của quân đội Pháp mà họ vẫn đeo tại sân Bộ Tổng tham mưu. Thay vào đó là những phù hiệu mới của quân đội Mỹ.

Ngày 6 tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố sẽ mở cuộc “trưng cầu dân ý”. Các cơ quan truyền thông Sài Gòn do Mỹ cấp chi phí cũng bắt đầu những chiến dịch thông tin nói xấu Bảo Đại và ca ngợi “thủ tướng anh minh” Ngô Đình Diệm, với những khẩu hiệu phát đi phát lại như: “Phiếu đỏ ta bỏ vô bì / Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi”.

Đó là vì có 2 lá phiếu: Một xanh, một đỏ. Lá màu đỏ in hình Ngô Đình Diệm với câu: “Tôi bằng lòng truất phế Bảo Đại và nhìn nhận ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ thiết lập một chế độ dân chủ”. Lá xanh in hình Bảo Đại thì có câu: “Tôi không bằng lòng truất phế Bảo Đại và không nhìn nhận ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ thiết lập một chế độ dân chủ”.

Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Mỹ-Diệm dàn dựng cuộc “trưng cầu dân ý” gian lận. Trước đó họ đã cho cảnh sát gõ cửa từng nhà “vận động” người dân đi ghi tên và bầu cử, bắt giam những người chống lại với lý do tình nghi Cộng sản nằm vùng, họ cho dân Công giáo di cư 1954 – vốn nhiều người chống cộng sản và ủng hộ gia đình Diệm – đi đầu “bỏ phiếu” rồi ghi hình, chụp ảnh.

Cuộc bỏ phiếu đã trở thành scandal quốc tế gây nhiều chế giễu và đàm tiếu, vì ban tổ chức đã sắp xếp quá vụng về, lộ liễu để Ngô Đình Diệm tuyệt đối thắng. Ngô Đình Diệm “đắc cử” với “98,2%” số phiếu. Đại tá CIA Edward Lansdale trước đó đã bảo Diệm rằng: “Trong lúc tôi đi vắng, tôi không muốn bỗng nhiên nhận được tin rằng ông thắng 99,99%. Vì nếu như thế thì biết đó là kế hoạch sắp đặt trước”.

Đại tá Lục quân Hoa Kỳ, tiến sĩ Spencer C. Tucker trong sách Encyclopedia of the Vietnam War (Bách khoa thư Chiến tranh Việt Nam) do ABC-CLIO xuất bản năm 2000 và sử gia Stanley A. Karnow trong sách Vietnam: A history (Việt Nam: 1 lịch sử) do Penguin Books xuất bản năm 1997, đã ghi nhận cái gọi là “trưng cầu dân ý” này còn có những gian lận vụng về, lộ liễu khác, như ở Sài Gòn, Diệm công bố được “605.025″ phiếu trong khi khu vực này có chưa tới 450.000 cử tri ghi tên.

Sau khi hoàn thành vụ lừa đảo chính trị, Diệm công bố rằng có đến “98,2%” số phiếu ủng hộ ông ta, kết quả là Bảo Đại, người của Pháp, bị phế bỏ. Còn Ngô Đình Diệm, người của Mỹ, được đưa lên đứng đầu. “Quốc Gia Việt Nam” được đặt “quốc hiệu” mới: “Việt Nam Cộng Hòa”.

Cuối tháng 4 năm 1956, người lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam. Một phần vì áp lực của Mỹ, một phần do vẫn muốn duy trì ảnh hưởng trong ngụy quân và ngụy quyền đã từng dưới quyền của họ, nên chính phủ Pháp đã bàn giao lại phi cơ, tàu chiến, các loại xe quân sự, dụng cụ chiến tranh cho quân đội ngụy đang được Mỹ xây dựng và tổ chức lại.

Phái bộ huấn luyện quân sự hỗn hợp của Pháp – Mỹ (TRIM) trước đây đã chuyển thành “Phái bộ huấn luyện tác chiến lục quân” (CATO – Combat army training organization) gồm toàn người Mỹ. Đến tháng 3/1956 số lượng sĩ quan chỉ huy Mỹ đã từ 351 người lên 1550 người.

Cơ quan trung ương CATO do tướng Samuel Williams phụ trách, gồm 170 sĩ quan (3 tướng và 167 tá), phân ra nắm mọi ngành. Bên cạnh mỗi bộ tư lệnh quân khu có một đại tá và nhiều sĩ quan khác. Mỗi sư đoàn nặng có từ 6 đến 8 đại tá Mỹ, mỗi sư đoàn nhẹ có từ 3 đến 5 trung tá. “Cố vấn” Mỹ lúc này chỉ nắm cấp trung đoàn, chưa nắm cấp tiểu đoàn.

Tiếp tục lộ trình đẩy lui Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ bắt đầu từng bước gạt bỏ các lực lượng vũ trang thân Pháp, sử dụng quân đội Sài Gòn tảo thanh và thôn tính các lực lượng này. Đồng thời cũng để làm sạch đi phần nào những vết nhơ, tai tiếng về quá khứ làm quan, làm “thủ tướng” cho thực dân Pháp của Diệm và gia đình họ Ngô.

Liên tỉnh ủy Khu Trung Nam Bộ đóng ở Rạch Tràm, thuộc xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An và huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho đã họp và nhất trí như sau: Thời gian này, nội bộ giặc đang có những diễn biến phức tạp, bọn tay sai của Pháp và của Mỹ có khả năng sẽ xung đột với nhau. Bọn theo Mỹ đã mạnh lên, hơn hẳn bọn theo Pháp. Nhưng bọn theo Pháp cũng không dễ dàng đầu hàng, vì chúng có võ trang khá mạnh, lại chiếm cứ những vùng đông dân. Chắc chắn bọn chúng sẽ đánh nhau và điều này có lợi cho cách mạng, ta cần phải lợi dụng tình hình.

Ngày 29 và 30/3/1955, Mỹ-Diệm chiếm trung tâm cảnh sát, đẩy lùi quân Bình Xuyên thân Pháp của Bảy Viễn về phía Chợ Lớn. Đồng thời mua chuộc cảnh sát trưởng Lại Hữu Sang từng làm việc cho phòng nhì Pháp. Về cơ bản đã cắt bỏ quyền kiểm soát của Pháp và Bình Xuyên đối với trung tâm cảnh sát.

Đối với liên minh Cao Đài, Mỹ-Diệm dùng nhiều đô la Mỹ chiêu hàng được tướng Trình Minh Thế, rồi dùng Trình Minh Thế đánh bại Bình Xuyên, Bảy Viễn trốn sang Pháp sống lưu vong. Sau đó Mỹ-Diệm giết Trình Minh Thế rồi đổ cho Pháp. Con trai ông Trình Minh Thế là ông Trình Minh Sơn ở Quebec, Canada đã vạch trần và tố cáo tội ác Mỹ-Diệm giết cha mình trên Thời báo Asia (số 22/11/2003) và nguyệt san Làng Văn, Canada (số 232, tháng 12 năm 2002).

Đối với Cao Đài phe Tây Ninh, Mỹ cũng nhanh chóng chia rẽ và mua chuộc thành công Nguyễn Thành Phương, Lê Văn Tất. Giáo chủ Cao Đài Tây Ninh là Hộ pháp Phạm Công Tắc không chịu cộng tác với Mỹ-ngụy, đã lánh sang Campuchia.

Ngày 6/5/1955, Mỹ đưa quân ngụy đi tảo thanh dư đảng Bình Xuyên ở cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường và Xóm Củi (Chợ Lớn), quân Bình Xuyên thua chạy về Gò Công và rừng Sác. Đến ngày 24/10/1955 thì lực lượng Bình Xuyên toàn quân bị tiêu diệt. Riêng quân Bình Xuyên do ông Bảy Môn chỉ huy thì trước đó đã được lực lượng chống Mỹ thuyết phục và đã sớm rút sang Thị Vải để dựa vào cách mạng và đồng bào chống Mỹ-Diệm. Con trai của Bảy Viễn là tham mưu trưởng lực lượng Bình Xuyên cũng tử trận trong chiến dịch này.

Sau khi tiêu diệt Cao Đài và Bình Xuyên, Mỹ-Diệm bắt đầu thanh toán Hòa Hảo. Lực lượkng võ trang Hòa Hảo đến thời điểm này đã có 3 nhóm biệt lập là Trần Văn Soái (Năm Lửa), Lê Quang Vinh (Ba Cụt) và Hai Ngoán. Ngày 20/5/1955, quân ngụy dưới sự chỉ huy của các sĩ quan “cố vấn” Mỹ, tổng tấn công vào cả ba nhóm Hòa Hảo cùng một lúc.

Nhóm của Hai Ngoán yếu nhất nên thất trận và bị chiêu hàng nhanh chóng. Hai nhóm Năm Lửa và Ba Cụt tuy khá mạnh nhưng cũng bị thua, bèn trốn vào Đồng Tháp Mười lập căn cứ chống Mỹ-Diệm. Cả Năm Lửa và Ba Cụt đều cử người bắt liên lạc với lực lượng cộng sản miền Nam để tìm kiếm sự ủng hộ.

Phía cộng sản cho rằng nên giúp đỡ phe yếu thế, gây khó khăn thêm cho Mỹ, nên đã đồng ý trợ giúp, cung cấp lương thực nuôi mấy ngàn quân Hòa Hảo. Được các cán bộ quân sự của cộng sản vốn già dặn kinh nghiệm sau 9 năm đánh Tây giúp sức, lực lượng Hòa Hảo đã thoát nguy và thắng lại được một số trận như Xảo Xáu (Giồng Riềng), Vườn Cỏ (Long Mỹ), Cây Bàng (An Biên). Tuy nhiên, người cộng sản không trực tiếp cầm súng chiến đấu.

Vậy tại sao phía cách mạng không trực tiếp tham chiến? Có hai nguyên nhân:

  • Lúc bấy giờ chính sách của Trung ương ở Hà Nội, được truyền đạt lại bởi các Đảng bộ miền Nam là thuần túy đấu tranh chính trị đòi thực thi hiệp định Geneva, tổng tuyển cử thống nhất đất nước trong hòa bình, chưa cho phép đấu tranh vũ trang.
  • Không có lợi cho cách mạng. Ngồi xem Pháp – Mỹ đấu nhau, tay sai của họ bắn nhau, đồng thời bảo tồn thực lực mới là thượng sách.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã quyết tâm bình định miền Nam, do bị đánh quá ráo riết và bất mãn với sự án binh bất động của phía cộng sản, Năm Lửa đem 4000 quân đầu hàng Mỹ-Diệm. Lực lượng Ba Cụt ở Kiên Giang với nòng cốt là trung đoàn Lê Quang Vinh vẫn liều chết chống giữ.

Ngày 13/4/1956, Ba Cụt bị “phó tổng thống” ngụy quyền Nguyễn Ngọc Thơ dùng tình bạn thân lừa ra Cần Thơ để nhận chức trung tướng và bị cậu bạn thân cho lính bắt ở Chắc Cà Đao. Đến ngày 13/7/1956, Ba Cụt bị xử chặt đầu ở Cần Thơ dưới máy chém, theo cách hành quyết của thời trung cổ. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo của Ba Cụt một số ra hàng Mỹ-ngụy, số lớn tan rã, số còn lại khá đông theo về với cách mạng, gia nhập các lực lượng kháng chiến chống Mỹ.

Sau sự kiện này, về quân sự, cơ bản Mỹ đã khá thành công với mục tiêu thay thế Pháp. Ảnh hưởng quân sự của Pháp trong vùng tạm chiếm bị suy giảm đáng kể. Và sau 1961 thì có thể nói Mỹ đã hoàn thành việc thay thế Pháp cả về chính trị và quân sự, bắt đầu một chương mới của cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Sưu tầm

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Lời hiệu triệu của Chủ tịch Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát năm 1969

Sau khi ra mắt thành phần Chính phủ, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam (11/6/1969) kết thúc bằng lời hiệu triệu của Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát.

Chien tranh Viet Nam

Đại Hội Đại Biểu Quốc Dân Miền Nam Việt Nam (1969)

Trong mười lăm năm qua, với một chế độ tay sai cực kỳ tàn bạo, đế quốc Mỹ đã không ngừng phá hoại Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam, theo đuổi can thiệp và xâm lược nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt lâu dài nước Việt Nam.

Đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn từ năm 1965 đế quốc Mỹ đã dùng trên nửa triệu quân viễn chinh Mỹ, quân một số nước thuộc phe Mỹ cùng với trên nửa triệu quân ngụy trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại để chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gây tội ác không kể xiết đối với nhân dân cả nước Việt Nam. Chúng còn đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt ở Lào, tăng cường xâm phạm lãnh thổ, đe dọa độc lập và trung lập của Vương quốc Campuchia.

Không cam tâm làm nô lệ, nhân dân miền Nam Việt Nam đã đoàn kết triệu người như một, chiến đấu anh hùng ngoan cường đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhất là từ khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, giương cao ngọn cờ đoàn kết toàn dân cứu nước, cứu nhà.

Từ đầu Xuân Mậu Thân, quân và dân miền Nam Việt Nam liên tục tiến công và nổi dậy đồng loạt, giành thắng lợi to lớn chưa từng có, làm thay đổi cục diện chiến tranh, đẩy Mỹ – ngụy lún sâu vào thế bị động khốn quẫn, thất bại không cứu vãn được. Mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mỹ cứu nước được mở rộng và tăng cường với sự ra đời của Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam và các tổ chức yêu nước khác.

Quân và dân miền Bắc anh hùng vừa chiến đấu, vừa sản xuất đánh đại cuộc chiến tranh phá hoại cực kỳ man rợ của đế quốc Mỹ, hết lòng hết sức cổ vũ và giúp đỡ sự nghiệp Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Việc Mỹ bắt buộc phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom, bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền, đó cũng là thắng lợi to lớn của các nước Xã hội chủ nghĩa, của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình của nhân dân toàn thế giới trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ.

Nhưng đế quốc Mỹ vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược miền Nam Việt Nam. Chính quyền Nixon, với ảo tưởng giành thế mạnh, vẫn đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, tiếp tục gây tội ác man rợ đối với nhân dân miền Nam Việt Nam, đồng thời liên tiếp xâm phạm chủ quyền và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tại Hội nghị Paris về Việt Nam, đại biểu Mỹ vẫn lẫn tránh vấn đề cơ bản là Mỹ phải chấm dứt xâm lược, rút hết và không điều kiện quân Mỹ và quân nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Đối với giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một sáng kiến quan trọng thể hiện ý chí sắt đá của nhân dân cả nước ta được dư luận trên thế giới, kể cả dư luận tiến bộ Mỹ nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ, chính quyền Nixon đã không có thái độ đáp ứng nghiêm chỉnh. Trong cái gọi là “chương trình hòa bình 8 điểm”, chính quyền đó vẫn tiếp tục đòi hai bên cùng rút quân và với một yếu tố trì hoãn việc rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam, cố duy trì ngụy quyền Thiệu – Kỳ – Hương mà nhân dân miền Nam Việt Nam đang đòi đánh đổ, lẩn tránh việc lập một Chính phủ Liên hiệp lâm thời ở miền Nam Việt Nam, ra sức củng cố ngụy quyền, tăng cường ngụy quân hòng bám lấy miền Nam Việt Nam.

Tuy buộc phải ngồi vào bàn Hội nghị Paris về Việt Nam, ngụy quyền Thiệu – Kỳ – Hương ngoan cố đòi rút quân theo phương thức Manila, điên cuồng chống lại việc thành lập Chính phủ Liên hiệp, đàn áp trắng trợn các lực lượng, các nhân sĩ tiến bộ tán thành hòa bình, độc lập, trung lập, đàn áp trắng trợn các tôn giáo và tất cả mọi người mong muốn một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề miền Nam Việt Nam.

Chúng đã phơi trần âm mưu bám lấy chế độ thực dân trá hình của Mỹ, vì quyền lợi ích kỷ của chúng. Đế quốc Mỹ càng ngoan cố thì càng thất bại nhục nhã và nhất định thất bại hoàn toàn. Nhân dân miền Nam Việt Nam đang ở thế thắng, thế chủ động tiến công. Lực lượng chính trị, quân sự của nhân dân miền Nam Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vượt bậc.

Nhân dân ta đang đứng trước một thời kỳ đấu tranh quyết liệt, phức tạp nhưng nhất định thắng lợi có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đứng trước yêu cầu mới của tình hình, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã cùng với các chính đảng, đoàn thể, Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam, Đảng Dân chủ miền Nam Việt Nam, Đảng Xã hội cấp tiến miền Nam Việt Nam, Liên hiệp Công đoàn Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Những người viết báo yêu nước và dân chủ, Hội Nhà giáo yêu nước, các dân tộc như Phong trào tự trị các dân tộc Tây Nguyên, đại diện dân tộc Khmer ở miền Nam Việt Nam, đại diện các tôn giáo, Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo và các nhân sĩ yêu nước triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để bàn bạc và quyết định những vấn đề trọng đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong thời kỳ mới.

Việc triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân có đông đủ đại biểu các lực lượng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam là một bước phát triển mới của Mặt trận đoàn kết dân tộc, là biểu hiện tập trung ý chí của toàn dân quyết đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng. Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam quyết định nhiệm vụ lịch sử của cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ trước mắt là: tăng cường đoàn kết toàn dân, mọi lực lượng tán thành độc lập hòa bình, trung lập, kiên trì đẩy mạnh chính nghĩa cứu nước, đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai phản động, hoàn thành Giải phóng miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện cơ bản để xây dựng miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn vinh, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam nhất trí cho rằng giải pháp toàn bộ 10 điểm về vấn đề miền Nam Việt Nam do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đề ra là cơ sở đúng đắn, hợp tình, hợp lý để chấm dứt chiến tranh xâm lược của Mỹ, giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam, góp phần lập lại hòa bình ở Việt Nam. Để đảm đương trách nhiệm lịch sử lãnh đạo toàn quân, toàn dân, thực hiện những mục tiêu cấp bách của cách mạng, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam quyết định thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân, có nhiệm vụ lãnh đạo các ngành, các cấp, động viên toàn dân đẩy mạnh kháng chiến Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong quá trình phát triển của cuộc kháng chiến, Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ được mở rộng để đại diện các lực lượng yêu nước tham gia.

Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ hiệp thương cùng các lực lượng chính trị, đại diện rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân và các khuynh hướng chính trị ở miền Nam Việt Nam, tán thành hòa bình, độc lập, trung lập để lập một Chính phủ Liên hiệp lâm thời trên nguyên tắc bình đẳng dân chủ và tôn trọng lẫn nhau.

Hội đồng Cố vấn gồm đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo dân tộc, các lực lượng chính trị và nhân sĩ, trí thức đấu tranh cho hòa bình, độc lập, trung lập ở miền Nam Việt Nam. Hội đồng có nhiệm vụ căn cứ các quyết định của Đại hội và nguyện vọng của nhân dân góp ý kiến với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong việc đề ra các chính sách đối nội, đối ngoại của miền Nam Việt Nam.

Quyết định của Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam về việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời và Hội đồng Cố vấn là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của tình hình, đáp ứng nguyện vọng sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho các lực lượng yêu nước tham gia chính quyền, mở rộng và nêu cao quyền làm chủ của nhân dân, hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng đã được xây dựng trên phần lớn đất đai miền Nam Việt Nam.

Phát huy cao độ những thắng lợi to lớn và toàn diện đã giành được tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Đây là một thắng lợi to lớn biểu hiện quyền tự quyết thực sự của nhân dân miền Nam Việt Nam, do đó một lần nữa vạch trần cái gọi là hợp pháp, hợp hiến của ngụy quyền Thiệu – Kỳ – Hương, làm cho chúng bị cô lập hơn nữa và mau chóng đi đến sụp đổ hoàn toàn.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh và chính thức ghi nhận lời tuyên bố trịnh trọng của “Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” chuyển giao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời chức năng nhà nước đối nội cũng như đối ngoại, kể cả tư cách đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam mà từ trước đến nay Mặt trận đã đảm đương một cách vẻ vang.

Đại hội vô cùng biết ơn sự cống hiến lớn lao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cho sự nghiệp chính nghĩa cứu nước của toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam.

Đại hội bày tỏ lòng tin tưởng sâu sắc rằng: Với tư cách là người lãnh đạo và tổ chức cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có cương lĩnh chính trị đúng đắn, có kinh nghiệm đấu tranh phong phú, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mãi mãi làm theo ngọn cờ đại nghĩa, tập hợp toàn dân làm hậu thuẫn cho Chính phủ Cách mạng lâm thời tiếp tục đấu tranh cho miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, phồn vinh, tiến tới hòa bình, thống nhất nước nhà.

Đại hội đại biểu quốc dân nhiệt liệt hoan nghênh Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã tập hợp rộng rãi các lực lượng dân chủ yêu nước, yêu hòa bình ở các thành thị miền Nam, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam tin chắc rằng: Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam sẽ tiếp tục có những cống hiến to lớn hơn nữa trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời, hoàn thành sứ mạng vẻ vang của mình.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh và khen ngợi những thành tích to lớn và tiến bộ vượt bậc, những gương hy sinh dũng cảm tuyệt vời của toàn thể quân dân miền Nam Việt Nam, đặc biệt là của các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cao trào Tổng tiến công và nổi dậy khắp nông thôn và thành thị. Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam biết ơn sâu sắc sự chăm sóc ân cần của Hồ Chủ tịch, sự giúp đỡ vô cùng to lớn của đồng bào miền Bắc ruột thịt.

Đại hội rất lấy làm vinh dự thay mặt cho 14 triệu đồng bào miền Nam Việt Nam anh hùng nói lên ý chí sắt thép, quyết làm tròn nghĩa vụ cao cả của tiền tuyến lớn đối với hậu phương lớn, luôn luôn xứng đáng là Thành đồng của Tổ quốc.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam kêu gọi toàn quân, toàn dân hãy ra sức thực hiện các quyết định của Đại hội, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng, các chính đảng cách mạng, các tôn giáo, các dân tộc, các đoàn thể công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, học sinh, sinh viên giải phóng, các tổ chức công thương yêu nước, kiều bào ở nước ngoài và tất cả mọi cá nhân yêu nước trong guồng máy ngụy quyền, ngụy quân, tất cả hãy tăng cường đoàn kết xung quanh Chính phủ Cách mạng lâm thời, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời làm tròn sứ mệnh lịch sử.

Toàn thể các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng hãy phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng, phát huy truyền thống vì nước, vì dân, dũng cảm kiên cường, quyết chiến, quyết thắng của mình.

Hãy đánh thật mạnh cho quân Mỹ phải rút hết ra khỏi miền Nam Việt Nam thương yêu của chúng ta, đánh cho ngụy quyền sụp đổ, ngụy quân tan rã. Các cán bộ Quân, Dân, Chánh, các cấp hãy hết lòng tận tụy phục vụ nhân dân, phát huy truyền thống gương mẫu trong chiến đấu và công tác, không ngừng củng cố và mở rộng đội ngũ cách mạng, tăng cường gấp bội sức mạnh đoàn kết kháng chiến của toàn dân.

Đồng bào nông thôn kiên cường hãy phát huy hơn nữa khí thế đồng khởi, quét sạch ngụy quyền ở khắp xóm làng, đập tan kế hoạch bình định gom dân, bắt lính của địch, củng cố và mở rộng thế làm chủ khắp nơi. Hãy phát triển cao trào đoàn kết giết giặc giữ làng, phục vụ tiền tuyến và cải thiện đời sống. Hãy xây dựng mỗi xóm làng thành một trận địa giết giặc, đồng thời là một gương mẫu tốt đẹp của cuộc sống mới, cuộc sống của người dân có quyền làm chủ thật sự.

Đồng bào thành thị quật khởi vì đời sống thiết thân, vì hòa bình dân chủ và chủ quyền dân tộc, hãy mở rộng hơn nữa mặt trận đấu tranh, tăng cường đội ngũ cách mạng, đẩy mạnh phong trào diệt ác, phá kềm, giành quyền làm chủ ở khóm, phường.

Hãy phất cao ngọn cờ cứu nước, chống độc tài phát xít, chống khủng bố, bắt lính, đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ, lật đổ ngụy quyền tay sai phản động Thiệu – Kỳ – Hương, đòi lập Nội các hòa bình để đi đến một giải pháp chính trị cho vấn đề miền Nam Việt Nam.

Đồng bào các tôn giáo hãy vì sự nghiệp cứu nước, cứu đạo cùng với toàn dân đoàn kết chống xâm lăng, chống áp bức tôn giáo, đòi thực hiện tự do tín ngưỡng, phát huy vai trò của mọi tôn giáo trong cao trào toàn dân đánh Mỹ lật ngụy.

Đồng bào các dân tộc hãy vì tự do, bình đẳng, cùng với toàn dân đoàn kết chống xâm lăng, bảo vệ nương rẫy, chống chia rẽ dân tộc, đòi thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, phát huy vai trò của mọi dân tộc trong cao trào chống Mỹ cứu nước. Các tổ chức và cá nhân yêu nước, không phân biệt khuynh hướng chính trị và các giới hãy hợp tác với Chính phủ Cách mạng lâm thời vì hòa bình, độc lập và trung lập của miền Nam Việt Nam.

Sĩ quan, binh sĩ, cảnh sát và nhân viên ngụy quyền hãy mau mau tách khỏi số phận nhục nhã của bọn xâm lược Mỹ và bọn bán nước Thiệu – Kỳ – Hương, hãy tích cực tham gia phong trào đấu tranh đòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh và cải thiện đời sống. Hãy tìm mọi cách giúp đỡ đồng bào, giúp đỡ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

Với tư cách cá nhân hay tập thể, hãy quay súng bắn vào quân xâm lược và bọn tay sai ngoan cố, bước lên con đường cùng nhân dân chống Mỹ cứu nước, cứu nhà, xây dựng đời sống yên lành trong độc lập, tự do thật sự.

Kiều bào ở nước ngoài hàng ngày hướng về Tổ quốc quang vinh hãy cùng với các lực lượng tiến bộ của các nước, vận động phong trào nhân dân thế giới ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, vạch mặt bọn Thiệu – Kỳ – Hương bán nước, nêu cao chính nghĩa và sức mạnh tất thắng của nhân dân Việt Nam.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam biết ơn sâu sắc sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước yêu chuộng hòa bình, các tổ chức dân chủ tiến bộ trên thế giới và nhân dân tiến bộ Mỹ đã ủng hộ nhân dân Việt Nam chống cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

Đại hội kêu gọi các Chính phủ và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới hãy ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam, ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, người đại diện chân chính, hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam chân thành cảm ơn sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân tiến bộ và mọi khuynh hướng ở Mỹ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam và kêu gọi bè bạn Mỹ hãy tiếp tục và kiên quyết đòi chính quyền Nixon phải chấm dứt cuộc chiến tranh hao người tốn của ở Việt Nam, rút hết quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam vì lợi ích của nhân dân Mỹ và lợi ích của hòa bình thế giới.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam trịnh trọng tuyên bố: “Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, nói chuyện nghiêm chỉnh với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam trên cơ sở giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam, góp phần lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đó là lối thoát danh dự cho Mỹ, rút khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nhân dân miền Nam Việt Nam rất tha thiết với hòa bình, nhưng phải là hòa bình trong độc lập, tự do. Nhân dân miền Nam Việt Nam đề cao cảnh giác, quyết kiên trì chiến đấu cho đến khi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

Sự nghiệp chính nghĩa chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam nhất định toàn thắng.

Huỳnh Tấn Phát

Nguồn: Hiệu triệu của Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam do ông Huỳnh Tấn Phát đọc, bản kiểm thính tin Đài phát thanh Giải phóng ngày 11/6/1969. CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC, TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II

Nội dung Chương trình hành động 12 điểm của Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam khi thành lập năm 1969

Trong phiên họp đầu tiên sau khi thành lập, ngày 10/6/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đã đề ra Chương trình hành động gồm 12 điểm.

chien-tranh-viet-nam-cong-hoa-mien-nam-vn

Trước yêu cầu cấp thiết của tình hình và nhiệm vụ mới, thể theo nguyện vọng sâu sắc của đông đảo các tầng lớp nhân dân, Đại hội đại biểu lịch sử của toàn miền Nam Việt Nam trong những ngày 6, 7 và 8/6/1969 đã lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố đảm nhiệm trọng trách của mình trước quốc dân đồng bào và thế giới, tất cả thành viên trong Chính phủ long trọng tuyên bố ra sức làm tròn sứ mạng nặng nề và vẻ vang mà Đại hội giao phó. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nguyện động viên toàn quân và toàn dân miền Nam Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng, hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ cao cả mà Đại hội đại biểu quân dân đã đề ra.

Vì quyền lợi tối cao của Tổ quốc và dân tộc, trước giờ phút thiêng liêng của lịch sử, sẽ thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội đã giao cho Chính phủ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố chương trình hành động gồm 12 điểm sau đây:

1. Lãnh đạo toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và chính trị đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh bại âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh của chúng và đòi Mỹ phải nói chuyện nghiêm chỉnh với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại hội nghị Paris… trên cơ sở giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, buộc Chính phủ Mỹ rút hết và không điều kiện quân Mỹ và quân các nước thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam để sớm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình và thực hiện các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã được Hội nghị Genève năm 1954 về Việt Nam xác nhận.

2. Xóa bỏ chế độ thuộc địa trá hình do đế quốc Mỹ đặt ra ở miền Nam Việt Nam, đánh đổ toàn bộ cơ cấu của ngụy quyền bù nhìn tay sai, hủy bỏ Hiến pháp và mọi luật lệ phản dân tộc, phản dân chủ của ngụy quyền xâm phạm đến sinh mạng, tài sản, phẩm giá và mọi quyền lợi khác của người dân, xây dựng chế độ Cộng hòa thật sự dân chủ và tự do, tổ chức tuyển cử theo nguyên tắc bình đẳng thật sự tự do và dân chủ, không có sự can thiệp của nước ngoài.

3. Với tinh thần hòa hợp dân tộc rất rộng rãi vì lợi ích tối cao của đất nước và dân tộc, Chính phủ Cách mạng lâm thời sẵn sàng hiệp thương cùng các lực lượng chính trị đại diện cho các tầng lớp nhân dân và các khuynh hướng chính trị ở miền Nam Việt Nam kể cả những người vì lý do chính trị phải cư trú ở nước ngoài tán thành hòa bình, độc lập, trung lập để lập một Chính phủ Liên hiệp lâm thời trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau. Chính phủ Liên hiệp lâm thời sẽ tổ chức tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội, xây dựng Hiến pháp dân chủ phản ánh đầy đủ quyền lợi và nguyện vọng của toàn dân, lập Chính phủ Liên hiệp phản ảnh hòa hợp dân tộc và đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân.

4. Tăng cường lực lượng kháng chiến của nhân dân về mọi mặt, củng cố và phát triển chính quyền cách mạng ở các cấp, xây dựng và củng cố các lực lượng võ trang cách mạng, thống nhất các lực lượng võ trang yêu nước, củng cố và mở rộng vùng giải phóng.

5. Thực hiện các quyền tự do dân chủ rộng rãi, trả lại tự do cho tất cả những người đã vì hoạt động yêu nước mà bị đế quốc Mỹ và ngụy quyền giam giữ, cấm chỉ mọi hành động khủng bố trả thù và phân biệt đối xử với những người đã hợp tác với bên này hoặc bên kia hiện ở trong nước hay ngoài nước, thực hiện nam nữ bình đẳng về mọi mặt, thực hiện chính sách đoàn kết bình đẳng giữa các dân tộc, các dân tộc ít người có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của mình để phát triển văn hóa và nghệ thuật dân tộc, có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán của mình, tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng, thực hiện bình đẳng giữa các tôn giáo, bảo vệ quyền lợi kiều bào ở nước ngoài, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều ở miền Nam Việt Nam.

6. Hết sức chú trọng quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân ở các đô thị, trước hết là các quyền dân sinh và dân chủ, cải thiện đời sống cho công nhân và lao động, sửa đổi luật lao động và ấn định lương tối thiểu, chống đánh đập, xúc phạm công nhân và lao động, công nhân được quyền tham gia quản lý xí nghiệp, được tự do tham gia nghiệp đoàn, chống việc bắt thanh niên và sinh viên đi lính ngụy, bảo vệ cho thanh niên và sinh viên được học hành. Các nhân sĩ, trí thức, giáo sư, văn nghệ sĩ, ký giả cần được tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Các nhà công thương cần được tự do kinh doanh, chống mọi sự chèn ép của tư bản độc quyền nước ngoài. Các tầng lớp nhân dân ở các đô thị cần được tham gia hoạt động chính trị, tham gia mọi cuộc đấu tranh cho hòa bình, độc lập, chủ quyền và đời sống, chống mọi hành động khủng bố và đàn áp của Mỹ – ngụy.

7. Đẩy mạnh sản xuất để cung cấp cho tiền tuyến và bồi dưỡng sức dân, tạo điều kiện tiến lên xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, chăm sóc đời sống nhân dân lao động, chú ý thích đáng quyền lợi các tầng lớp khác, thi hành chính sách ruộng đất phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở miền Nam Việt Nam, cải thiện đời sống cho nông dân, khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khuyến khích các nhà tư sản công thương góp phần mở mang kỹ nghệ, tiểu công nghệ và nghề thủ công, bảo vệ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và các tài sản khác của công dân theo luật pháp của nhà nước.

8. Bài trừ văn hóa giáo dục nô dịch, đồi trụy theo kiểu Mỹ đang tác hại đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, xây dựng một nền văn hóa giáo dục dân tộc và dân chủ, phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa, mở thêm trường phổ thông, phát triển công tác y tế và vệ sinh phòng bệnh.

9. Khuyến khích, hoan nghênh và khen thưởng thích đáng sĩ quan binh lính trong quân đội và cảnh sát ngụy, nhân viên và công chức ngụy quyền lập công trở về với nhân dân. Đặc biệt khuyến khích và khen thưởng những đơn vị quân đội và cảnh sát ngụy trở về với Chính phủ Cách mạng lâm thời, khoan hồng và không phân biệt đối xử với những người có tội nay biết hối cải và thật tâm trở về với nhân dân, nếu lập công thì tùy theo công mà được đãi ngộ đúng mức.

10. Tích cực giải quyết các vấn đề do cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và chế độ ngụy quyền để lại, hàn gắn vết thương chiến tranh và ổn định đời sống bình thường của nhân dân, hết lòng chăm sóc và giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ, tìm công ăn việc làm cho nhân dân, tích cực giải quyết nạn thất nghiệp. Đồng bào bị địch cưỡng ép di dân vào các trại tập trung và ấp chiến lược muốn ở lại thì được thừa nhận quyền sở hữu về ruộng đất, được giúp đỡ tiếp tục làm ăn tại chỗ, ai muốn về quê cũ cũng được giúp đỡ. Cứu tế những đồng bào bị nạn, chăm sóc trẻ mồ côi, người già yếu và tàn tật. Binh sĩ ngụy quân và cảnh sát ngụy bị thương tật và những gia đình nghèo khổ cô đơn của các binh sĩ ngụy quân và cảnh sát ngụy đã chết trận cũng được chiếu cố, giúp đỡ những người bị đế quốc Mỹ và tay sai đẩy vào chỗ sa đọa xây dựng lại cuộc đời mình.

11. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam và Bắc, bảo đảm tự do đi lại, tự do thờ tín, tự do cư trú, tiến hành quan hệ kinh tế, văn hóa theo nguyên tắc hai miền đều có lợi và giúp đỡ lẫn nhau. Hai miền thỏa thuận về quy chế khu phi quân sự và định ra thể thức qua lại giới tuyến quân sự tạm thời. Việc thống nhất đất nước sẽ tiến hành từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa hai miền, không bên nào ép buộc bên nào.

12. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của các nước và của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam. Tích cực ủng hộ phong trào độc lập dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

Tích cực phối hợp với cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của người da đen ở Mỹ đòi những quyền dân tộc cơ bản của mình, thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập, thực hiện quan hệ hữu nghị và chính sách láng giềng tốt với Vương quốc Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và trung lập của Campuchia, công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia trong biên giới hiện tại, thực hiện chính sách láng giềng tốt với Vương quốc Lào trên cơ sở tôn trọng Hiệp nghị Genève năm 1962, về Lào, lập quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, kể cả với Mỹ theo 5 nguyên tắc: chung sống hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, chung sống hòa bình.

Nhận viện trợ về vốn, kỹ thuật, chuyên gia của tất cả các nước không kèm theo điều kiện chính trị ràng buộc, không tham gia khối liên minh quân sự với nước ngoài, không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội và nhân viên quân sự trên đất mình.

Không công nhận sự bảo hộ của bất cứ nước nào hoặc liên minh quân sự nào. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thiết tha kêu gọi toàn quân và toàn dân, triệu người như một đoàn kết chặt chẽ chung quanh Chính phủ ra sức thực hiện chương trình hành động trên đây đưa cao trào tổng tiến công và nổi dậy tiến lên giành những thắng lợi to lớn hơn nữa, đánh bại mọi âm mưu đen tối và thủ đoạn xảo quyệt của đế quốc Mỹ và tay sai, tạo nên những bước phát triển mới trong công cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta.

Chính phủ Cách mạng lâm thời nhiệt liệt hoan nghênh và khen ngợi tinh thần hy sinh dũng cảm tuyệt vời của toàn quân và toàn dân ta đã luôn luôn xứng đáng là con em của một dân tộc anh hùng trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước để giành lấy độc lập và tự do.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tỏ lòng biết ơn sâu sắc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đồng bào ruột thịt miền Bắc đã hết lòng hết sức làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự đồng tình và ủng hộ to lớn của các nước Xã hội chủ nghĩa, các nước yêu chuộng hòa bình, nhân dân tiến bộ toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Toàn quân và toàn dân ta hãy dũng cảm xốc tới đạp bằng mọi trở ngại, kiên trì chiến đấu và đề cao cảnh giác, quyết đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai, buộc Chính phủ Mỹ phải rút hết và không điều kiện quân Mỹ, quân các nước thuộc phe Mỹ để cho nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện được quyền tự quyết thực sự của mình, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc, tạo điều kiện cơ bản để xây dựng miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, phồn vinh tiến lên hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Đồng bào miền Nam anh dũng tiến lên, những thắng lợi huy hoàng đang chờ đón chúng ta. Nhân dân miền Nam Việt Nam nhất định thắng.

Nguồn: CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC, TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II. Hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Ý nghĩa lá cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam

Trong một số tài liệu và sách giáo khoa có in bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập vào 30/4/1975, trên xe tăng có lá cờ không phải cờ đỏ sao vàng. Tiếc rằng một số tài liệu và các sách giáo khoa chỉ in đen trắng, nên người đọc không thấy rõ. Đó là hiệu kỳ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có màu nửa đỏ nửa xanh dương và có ngôi sao vàng ở giữa, lá cờ chính thức của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Lá cờ này, nhiều người thường quý mến gọi: Cờ giải phóng.

Chien tranh Viet Nam

Sau năm 1975, cờ giải phóng miền Nam Việt Nam được treo khắp Sài Gòn.

 

Từ hiệu kỳ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đến lá cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam

Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương 1954, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm quay sang chống phá Hiệp định, đàn áp phá hoại tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Chúng đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh, thẳng tay tiến hành các chiến dịch đàn áp, khủng bố những người kháng chiến, người dân yêu nước và các lực lượng đối lập.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III vào tháng 9 năm 1960, Đảng Lao Động Việt Nam chủ trương thành lập Trung ương Cục miền Nam, đồng thời chỉ đạo phải xây dựng tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất ở miền Nam nhằm tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

Từ thắng lợi to lớn của phong trào Đồng Khởi, yêu cầu phải tập hợp, đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mỹ, lật đổ bộ máy chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 20/12/1960, tại vùng giải phóng Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các đảng phái đã họp Đại hội và quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức có uy tín và tên tuổi lớn trong giới nhân sĩ trí thức yêu nước ở Sài Gòn, được bầu làm Chủ tịch Mặt trận. Mặt trận công bố Tuyên ngôn:

“Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.”

Mặt trận kêu gọi toàn thể nhân dân miền Nam đoàn kết lại và dũng cảm đứng lên phấn đấu theo chương trình hành động 10 điểm:

1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chánh quyền độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thành lập chánh quyền liên minh dân tộc dân chủ.

2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ, ban bố quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do nghiệp đoàn, tự do đi lại và các quyền tự do dân chủ khác.Toàn xá chánh trị phạm, giải tán các trại tập trung, các khu trù mật và dinh điền, bãi bỏ luật phát xít 10/59 và các luật phản dân chủ khác.

3. Bãi bỏ độc quyền kinh tế của đế quốc Mỹ và của bọn tay sai, bảo vệ nội hoá, khuyến khích công nghiệp trong nước, mở mang nông nghiệp, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ.

4. Thực hiện giảm tô, đảm bảo nguyên canh, chia lại công điền, tiến tới cải cách điền địa.

5. Bài trừ văn hoá nô dịch, đồi bại kiểu Mỹ, xây dựng nền văn hoá và giáo dục dân tộc và tiến bộ. Xoá nạn mù chữ, mở mang trường học, cải cách chế độ học tập và thi cử.

6. Bãi bỏ chế độ cố vấn quân sự Mỹ, xoá bỏ các căn cứ quân sự của nước ngoài ở Việt Nam, xây dựng một quân đội dân tộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

7. Thực hiện nam nữ bình quyền, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc và thực hiện quyền tự trị của các dân tộc thiểu số. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều sinh sống ở Việt Nam. Bảo hộ và chăm sóc quyền lợi của kiều bào ở hải ngoại.

8. Thực hiện chánh sách ngoại giao hoà bình trung lập, đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

9. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

10. Chống chiến tranh xâm lược. Tích cực bảo vệ hoà bình thế giới.

Chủ trương này đã giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề cơ bản của cách mạng miền Nam. Ngay từ khi ra đời, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được các tầng lớp nhân dân trong vùng giải phóng và các đô thị lớn ở miền Nam nhiệt liệt ủng hộ.

Với Tuyên ngôn trên, Mặt trận chọn hiệu kỳ: Hình chữ nhật, nửa đỏ, nửa xanh dương và có ngôi sao vàng ở giữa.

Đảng, Bác Hồ và Quốc Hội nhiều lần khẳng định Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là đại diện duy nhất của miền Nam Việt Nam. Tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa III (1964-1971), trong bài phát biểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

“Lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng, người đại diện chân chính và duy nhất của nhân dân miền Nam, đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng đang tiến lên giành những thắng lợi ngày càng to lớn để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc.”

Trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ ba sau đó của Quốc hội khóa III, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

“Để chấm dứt cuộc chiến tranh này, giải pháp duy nhất đúng đắn đã được nêu rõ trong bức thư tôi gửi cho nhiều vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ của nhiều nước. Giải pháp duy nhất đúng đắn đó cũng được nêu rõ trong Bản Tuyên bố 5 điểm của, Mặt trận dân tộc giải phóng, người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam.”

Trong thư Hồ Chủ tịch gửi luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhân dịp Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam công bố bản Cương lĩnh chính trị năm 1967, Người viết:

“Bảy nǎm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Mặt trận, đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu dũng cảm, đã đập tan mọi kế hoạch xâm lược của kẻ thù. Hơn một triệu quân Mỹ, quân nguỵ và quân chư hầu bị giáng những vố nặng nề. Giặc Mỹ đang thất bại và bế tắc. Trên đà thắng lợi, quân và dân miền Nam đang dồn dập tiến công địch về mọi mặt và ở khắp mọi nơi. Những thắng lợi vẻ vang đó ngày càng củng cố và nâng cao ở trong nước và trên thế giới uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam là người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Dân tộc Việt Nam ta, Tổ quốc Việt Nam ta rất tự hào về miền Nam anh hùng, thành đồng của Tổ quốc.

Năm 1969, Mặt trận đã cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam (ra đời 20/4/1968) hiệp thương thống nhất, tổ chức Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam để cử ra Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ.

Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Từ tháng 6/1969 đến cuối năm 1975, đã có hơn 50 nước trên thế giới (trong đó có nhiều nước tư bản chủ nghĩa) công nhận và lập quan hệ ngoại giao.

Lá cờ của Chính phủ lâm thời của miền Nam Việt Nam đã kế thừa hiệu kỳ của Mặt trận, hình chữ nhật, nửa đỏ, nửa xanh dương với ngôi sao vàng ở giữa.

Ý nghĩa lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam

Cờ của Mặt trận và Chính phủ lâm thời của miền Nam Việt Nam (Cờ giải phóng) được sử dụng từ năm 1960 đến năm 1975. Đây là lá cờ lấy khuôn mẫu của quốc kỳ nước ta được Quốc Hội thông qua (1946), và chia một nửa màu đỏ để thay bằng màu xanh. Lá cờ có hình ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ và xanh dương. Nửa phần trên đại diện cho miền Bắc đã độc lập. Nửa màu xanh dương tượng trưng cho miền Nam còn trong vòng kềm kẹp của Mỹ và chế độ Sài Gòn, song miền Nam đấu tranh cho khát vọng hòa bình, thống nhất (màu xanh hòa bình).

Ngày 30/4/1975, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên nóc dinh tổng thống ngụy, chính quyền Sài Gòn theo Mỹ hoàn toàn bị xóa bỏ, đánh dấu sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thắng lợi đó cho thấy rõ vai trò to lớn của Mặt trận và Chính phủ của miền Nam Việt Nam đối với công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nước ta sau đó, ở các trụ sở công quyền, trường học trong nghi lễ thường thấy hai lá cờ Bắc – Nam đứng cạnh nhau.

Sau Hội nghị hiệp thương Nam – Bắc, ngày 02 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa VI quyết định thống nhất cả nước về chính trị, với tên gọi mới là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chọn cờ đỏ sao vàng tiếp tục là quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến (Trưởng khoa Dân vận Trường chính trị tỉnh Bến Tre)

Những cuộc chiến oai hùng bên trong địa đạo bất diệt giữa ‘vành đai trắng’

Những bí mật chưa từng kể về địa đạo “tam giác sắt” ở Nam Bộ: Những cuộc chiến oai hùng bên trong địa đạo bất diệt giữa “vành đai trắng”

›› Kỳ 1: Ký ức của kiến trúc sư xây địa đạo dài hàng trăm km dưới mưa bom bão đạn

Vùng “Tam giác sắt” chỉ cách “thủ phủ” của chính quyền Sài Gòn chưa đầy 50km. Từng một thời, nơi đây từng được gọi là vùng đất chết, là địa điểm phải hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn, hóa chất và cả những trận càn quét quy mô lớn của địch.

Nhưng suốt chiều dài cuộc chiến khốc liệt, mảnh đất này vẫn hiên ngang đứng vững. Trong chiến tranh, con người nơi đây dường như đã hóa thép, người trước ngã xuống, thế hệ sau tiếp bước đứng lên như một biểu tượng của lòng dũng cảm và ý chí đấu tranh bất diệt.

Những cuộc chiến oai hùng bên trong địa đạo bất diệt giữa 'vành đai trắng'

Những đường hầm còn lại ở địa đạo Tam giác sắt. Ảnh: T.G

Những chiến sĩ hóa thép trong “vành đai trắng”

Là người đi qua thời lửa đạn, cựu chiến binh Nguyễn Văn Bảy (76 tuổi, còn gọi là Bảy Trích) vẫn nhớ như in những năm tháng đau thương mà hào hùng ấy. Chầm chậm từng bước, men theo con lươn của địa đạo xưa, ông nhớ lại: “Hồi đó, địch ngày nào cũng cho máy bay quần trên bầu trời, cứ thấy người là chúng bắn, không cần biết già trẻ gì hết. Bom đạn địch trút xuống đã tạo nên một “vành đai trắng”, đến ngọn cỏ cũng rũ héo”. Quân giặc ép tất cả dân vào ấp chiến lược, không có điều kiện tiếp tế, thiếu lương thực, súng đạn nên cuộc sống của du kích trong địa đạo hết sức khó khăn. Nhưng trong tình cảnh ấy, ý chí đấu tranh lại dâng cao hơn bao giờ hết. Không còn đạn bắn, đồng bào, quân du kích lại chạy xuống địa đạo nấp và cứ thế nằm dưới lòng đất, chiến đấu ngay bên nách quân thù.

Ông Bảy còn nhớ, vào đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, khi tiến hành kế hoạch dồn dân lập “ấp chiến lược” với cái ảo tưởng thực hiên cái gọi là “tát nước bắt cá”, diệt cách mạng, kẻ thù hy vọng sẽ giành được thế chủ động trên chiến trường. Nhưng nhân dân tại vùng “Tam giác sắt” không chịu khất phục. Để tồn tại, ban ngày du kích phải sống dưới địa đạo, đêm lại trồi lên đánh địch và tìm thức ăn. Có lần cả tuần bị địch càn, anh em du kích phải sống luôn dưới địa đạo ẩm ướt. Thiếu ánh sáng, gạo dự trữ dần mốc meo, đạn dược và súng ống cũng hư hỏng. Sau này, anh em nghĩ ra cách đem gạo rang khô lên, cứ đến bữa lại truyền nhau từng nắm ăn cho qua bữa, chờ đến ngày được tiếp tế.

“Thiếu đói, mệt mỏi, nhưng cứ thấy địch là tinh thần chiến đấu lại dâng lên, át đi tất cả. Anh em du kích luôn đảm bảo được bí mật, hoàn thành nhiệm vụ che chở cán bộ và nhân dân. Không những vậy, tháng 1/1963, anh em du kích “Tam giác sắt” còn phối hợp với bộ đội địa phương đánh địch tại đường 14, tiêu diệt hai tiểu đôi địch, phá hủy một xe tăng, thu 20 súng làm chiến lợi phẩm”, ông Bảy kể.

Triệt “phong hỏa 2” bẻ “càn xê-đa-phôn” trong mùa hè đỏ lửa

Theo ông Bảy, đầu năm 1963, Mỹ – Ngụy mở trận càn mang tên “Phong hỏa 2” với hy vọng một lần nữa gom dân vào Ấp chiến lược và tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta. Trong trận càn này, địch huy động một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 5 tinh nhuệ. Chúng chia làm 2 hướng tiến vào ba xã Tây Nam Bến Cát trong vùng địa đạo sắt. Hướng thứ nhất, từ Bến Cát, địch cắt ngang qua rừng 123, càn xuống xã Phú An. Hướng thứ hai, chúng theo đường 7 đến Rạch Bắp và hành trình theo đường 14 đến xã An Tây. Với lực lượng đông đảo, trang bị vũ khí hiện đại, bọn địch cho rằng sẽ dễ dàng “hốt” trọn lực lượng du kích ba xã Tây Nam, bởi dưới địa đạo lúc đó chỉ có khoảng vài chục người bám trụ.

Nắm được kế hoạch của địch, anh em du kích “Tam giác sắt” đã chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng nhằm bảo vệ được cán bộ và địa đạo. Căn cứ và thực lực của mình, du kích Bảy Trích lúc đó nhận định, nếu trực tiếp đối chọi chắc chắn quân ta sẽ thất bại. Theo đó, ông chỉ đạo cho anh em du kích chuẩn bị tinh thần vừa đánh vừa rút xuống địa đạo. Bằng mọi cách trước khi địch vào, ta phải thiết lập một hàng rào thép gai quanh căn cứ, tiếp đó là một bãi mìn và chông tre tạo nên thế “nội bất xuất, ngoại bất nhập” cho địa đạo. Nhờ sự chuẩn bị chắc chắn này, khi địch càn vào, anh em du kích đã lần lượt “bẻ gãy” những đợt tấn công vũ bão của chúng.

Vấp phải sự phản kháng dữ dội, địch điên cuồng tổ chức những đợt càn với lực lượng lớn, bằng mọi giá phải tiêu diệt được lực lượng du kích tại chỗ, đánh sập được địa đạo. “Có lúc, chúng huy động cả trung đội cùng tiến lên một lúc. Thấy vậy, ta chủ trượng rút lui bảo toàn lực lượng, anh em cứ theo ụ chiến đấu rút vào lòng địa đạo, biến mất không một dấu vết để lại. Dù cho địch điên cuồng, bắn phá, cày xới… trên mặt đất vẫn không tìm ra tung tích của một người du kích nào. Sau này có tên tìm được cửa hầm và các ụ chiến đấu liều mạng chui vào nhưng chúng đều vĩnh viễn bỏ mạng trong lòng đất. Có giai đoạn, chúng đã tổ chức một đội quân gọi là “Chuột cống” chuyên săn lùng địa đạo. Thế nhưng, những tên “Chuột cống” cứ một đi không trở lại bởi những tay thiện xạ của du kích địa phương”, ông Bảy không giấu được niềm tự hào kể.

Trận càn “Phong hỏa 2” là một thảm bại ê chề của Mỹ – Ngụy. Đau nhất là ngay cả bộ chỉ huy trận càn của địch cũng bị ta diệt gọn. Ông Bảy nhớ về chiến công này: “Ở “Tam giác sắt”, hồi quân Pháp rút đi còn để lại một lô cốt bê tông. Ta dự đoán, trong quá trình càn quét, chỉ huy địch có thể vào lô cốt này trú ẩn nên đã gài mìn trước đó. Đúng như dự đoán, sau vài ngày càn mệt mỏi, tốp chỉ huy của địch chui vào lô cốt nghỉ ngơi và đã… tan xác. Chỉ huy thiệt mạng, quân địch như rắn mất đầu giẫm lên nhau chạy về Sài Gòn”.

Kết thúc trận “Phong hỏa 2” trong thảm bại, chúng cay cú vì “cái gai” “Tam giác sắt” vẫn không thể nhổ. Năm 1972, được sự hỗ trợ của lính Mỹ, địch cay cú tổ chức ngay trận càn mang tên Xê- Đa- Phôn nhằm vào “Tam giác sắt”. Với tổng số quân địch gồm 32.000 tên và hơn 400 xe tăng, 80 tàu chiến, trên 100 khẩu pháo cùng đủ loại máy bay, máy ủi, đội quân “Chuột cống” và gần 2.000 con chó săn. Đây được xem là trận càn với lực lượng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam của Mỹ.

Dựa vào hệ thống địa đạo, dân quân ba xã Tây Nam Bến Cát đã bám trụ vững chắc, dũng cảm chiến đấu gây cho dịch thiệt hại nặng nề. Trong một trận chiến oai hùng, du kích An Tây và bộ đội ta bắn cháy 26 xe bọc thép và tiêu diệt toàn bộ lính Mỹ trên xe. Cũng tai trận đánh này đã xuất hiên nhiều rất nhiều “anh hùng chân đất” của vùng đất này. Như anh chàng Ba Minh cùng một tổ ba người chỉ một khẩu súng tự động và một trái DH 10 đã cầm chân địch suốt một ngày, bẻ gãy nhiều đợt tấn công và diệt hơn một trung đội địch. Anh du kích Chê đã dùng súng AK bắn rơi 2 máy bay Mỹ hay chú Lường diệt 94 tên Mỹ và bắn cháy 10 xe tăng và còn nhiều người anh hùng thầm lặng khác.

Ông nguyễn Văn Trí, Chủ tịch hội cưu chiến binh xã An Tây (H. Bến Cát, tỉnh Bình Dương) kể về trận đánh ác liệt: “Cả ngày lẫn đêm, máy bay B52 dội bom xuống mặt đất. Chưa hết, chúng còn cho máy ủi, cày xới lên từng tấc hòng phá hoại địa đạo của ta. Chúng còn rải chất độc hóa học hủy diệt hàng trăm ha rừng và đầu độc nguồn nước”. Tình thế cấp bách, đói khát buộc anh em du kích phải tìm cách liên hệ để lấy thức ăn để tiếp tục chiến đấu. Trong một lần lên tìm kiếm nguồn tiếp tế, ông bị thương phải khó khăn lắm mới tìm được hầm trú ẩn, nhưng vừa vào hầm thì lại bị sập hầm. Điều thần kì là chỉ với một cây bút mà ông đã đào hơn chục mét khối đất để sống sót.

Sau hai tháng chiến đấu hết sức khó khăn vất vả, quân dân địa đạo Tam giác giệt 3.500 tên địch, 130 xe tăng và thiết giáp, 28 máy bay. Địa đạo “Tam giác sắt” vẫn hiên ngang đứng vững bất chấp những trận càn.

Đường vào bí mật

Địa đạo “Tam giác sắt” là một công trình quân sự vĩ đại, với các đường địa đạo được đào thông nhau. Tuy nhiên, để giữ bí mật, mỗi người ở khu vực địa đạo nào sẽ được phân công trấn giữ, chiến đấu tại khu vực đó. Chính vì sự phân công này mà suốt mấy chục năm qua, đường vào “Tam giác sắt” vẫn là một bí ẩn không chỉ với kẻ địch mà còn đối với những người lính du kích, từng chiến đấu tại địa đạo.

Theo Hùng Hóa – Công Thông (Giadinh.net)

Ký ức của kiến trúc sư xây địa đạo dài hàng trăm km dưới mưa bom bão đạn

Những bí mật chưa từng kể về thế trận địa đạo “tam giác sắt” ở miền Nam Việt Nam: Ký ức của kiến trúc sư xây địa đạo dài hàng trăm km dưới mưa bom bão đạn

Suốt chiều dài cuộc chiến tranh chống Mỹ, địa đạo Tam giác sắt (Bến Cát, Bình Dương) nổi lên như một cứ điểm bất khả chiến bại.

Hàng trăm trận càn, hàng triệu tấn vũ khí địch đã dội xuống nhưng vẫn không phá hủy được địa đạo này. Lần lại dấu tích xưa, chúng tôi được biết đến nhiều câu chuyện chưa từng kể về địa đạo trong những tháng năm bom đạn.

Chúng tôi có dịp theo chân người xã đội trưởng du kích lừng lẫy một thời thăm lại địa đạo và nghe kể những câu chuyện huyền thoại về mảnh đất Bến Cát trong những năm khói lửa. Ông là Nguyễn Văn Trích (tên khác là Bảy Trích, SN 1940, xã An Tây, huyện Bến Cát, Bình Dương), từng là lãnh đạo chỉ huy du kích và nhân dân địa phương trực tiếp chiến đấu, đồng thời là kiến trúc sư trưởng khai sinh công trình địa đạo Tam giác sắt.

Cho tới bây giờ, cái tên Tam giác sắt vẫn mang trong mình nhiều bí ẩn với nhiều người. Việc xác định chính xác ba đỉnh của tam giác lịch sử ấy ngay cả những người trong cuộc cũng có những kiến giải khác nhau. Có người cho rằng Tam giác sắt là vùng Tây Nam Bến Cát, cũng có thể bao gồm phần đất Tây Nam Bến Cát – Dầu Tiếng – Long Nguyên. Rộng hơn nữa, có ý kến cho rằng nó kéo dài từ Long Nguyên (Bến Cát) – Trảng Bàng (Tây Ninh) và huyện Củ Chi (TP.HCM). Qua những lần bách bộ tìm hiểu, đồng thời tham vấn ý kiến những bậc cao niên thì chúng tôi tạm xác định địa đạo Tam giác sắt nằm ở ba xã vùng tây nam Bến Cát gồm: An Điền, An Tây, Phú An ngày nay, trong đó xã An Tây được xem đỉnh tam giác quan trọng nhất. Chính nơi đây vào thời chiến hàng ngàn quân dân du kích đã đào những nhát cuốc đầu tiên, bắt đầu cho một hệ thống đường ngầm với quy mô lên tới 100km. Bên trong đường hầm ấy có hệ thống trú ẩn, phòng ngự, chiến đấu tinh vi mà theo một số nhà nghiên cứu sử đánh giá là vào loại bậc nhất trên thế giới. Địa đạo được chuẩn hóa bằng những thiết bị quân sự tối ưu nhất, đến nỗi quân Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn chưa một lần lọt vào được địa đạo này.

Trở lại quá khứ, trong những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, đế quốc Mỹ đã vạch ra kế hoạch “Chiến tranh đặc biệt” với âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Chúng xây dựng chính quyền, quan đội tay sai, chỉ cung cấp trang thiết bị, huyến luyện và can thiệp dưới vai trò là những cố vấn. Vùng Tây Nam Bến Cát là địa bàn chiến lược của phía cách mạng lại chịu nhiều đợt càn quét khốc liệt của kẻ thù. Trong một cuộc họp kín mà ông Bảy Trích được tham dự, huyện ủy Bến Cát đã ra quyết định bằng mọi giá phải giữ vững được địa bàn trọng yếu này. Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện khi có một địa đạo bí mật để bảo vệ cơ quan đầu não và thực hiện lối đánh du kích. Sau khi nghiên cứu kỹ thì lãnh đạo ra quyết định xây dựng một hệ thống hầm ngầm còn gọi là địa đạo, ông Bảy Trích được giao nhiệm vụ chỉ huy nhân dân tiến hành xây dựng càng sớm càng tốt theo yêu cầu bức bách của cách mạng.

Nhớ về những ngày oanh liệt ấy, đôi mắt ông Bảy Lại sáng lên đầy tự hào: “Thời bấy giờ mô hình chiến đấu trong lòng đất còn là một điều vô cùng xa lạ với mọi người. Tại Bến Cát vào năm 1948 địa đạo đã được sử dụng nhưng đó chỉ là một mô hình đường hầm còn rất thô sơ, vì vậy cũng như mọi người, tôi rất mơ hồ về cách thức xây dựng. Những ngày đầu, để tránh sự phát hiện của kẻ địch, cứ đêm xuống, tôi lại phải bí mật vượt sông Sài Gòn tới căn cứ cách mạng ở Củ Chi để nghe các cán bộ hướng dẫn cách xây dựng địa đạo. Những người dạy tôi xây địa đạo đều là các cán bộ Đảng nòng cốt tại Nam Bộ, tất cả đều dùng bí danh nên ngay cả khi đối mặt, nói chuyện trực tiếp thì cũng không biết được tên họ là gì, quê quán ở đâu”.

Sau khi được thống nhất cách thức xây dựng thì Ban chỉ huy cơ sở được thành lập gồm chỉ huy trưởng Bảy Trích, hai phụ cấp là ông Sáu Tấn và Bảy Bằng tất cả đều là người sống địa phương. Bản kế hoạch chi tiết, với những phân công hợp lý được thông qua trước toàn thể du kích, nhân dân, tất cả cùng đồng lòng hy sinh vì địa đạo. Ông Bảy hào hứng nhớ lại: “Chưa bao giờ tôi thấy không khí lao động khẩn trương, nghiêm túc và tự giác như thế, vì ai cũng tin vào Đảng vào cách mạng sẽ thành công trong tương lai. Vùng đất Tây Nam Bến Cát trở thành một công trường “ngầm” khổng lồ, hoạt động không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm. Tất cả người dân từ các cụ già, em nhỏ, phụ nữ… đều tự nguyện góp sức cho địa đạo”.

Với lực lượng được huy động lên đến hơn hai ngàn nhân công, ông Bảy Trích trực tiếp chỉ huy với sự phân công lao động rất khoa học. Thanh niên trực tiếp đào hố, phụ nữ đổ đất, trẻ em thì lôi ki (dụng cụ kéo đất), người già không thể trực tiếp lao động thì ở nhà đan ki. Lòng người được cổ vũ, tổ lao động nào cũng hăng say, thi đua lẫn nhau khiến hiệu quả công việc tăng lên gấp nhiều lần. Ông Bảy Trích nhớ lại: “Ngày ấy làm gì có tiền mà tặng thưởng, chỉ có cờ thi đua cắm ngay trên phần đất của tổ để lấy tinh thần thôi. Nhưng người dân hồ hởi lắm, họ xem đó là phần thưởng quý giá nhất. Đi làm vất vả thế họ còn phải tự túc lương thực, họa may có bữa được khuyến khích bằng mấy củ khoai mì, khoai lang vào buổi sáng”. Trong đêm tối không ánh đèn, quân, dân vẫn âm thầm đào và vận chuyển hàng vạn mét khối đất đem đi phi tang ngay trước “mũi” quân thù. Tại các gia đình ở khu vực vành đai, nhà nào cũng đào hầm, hào nối liền vào địa đạo, tạo thế liên hoàn để vừa bám trụ sản xuất vừa đánh giặc giữ làng.

Chỉ với những lưỡi cuốc, ki tre và những con người đói ăn, thiếu áo, trong vòng hai năm họ đã tạo nên công trình đồ sộ dài gần 100km với hàng trăm con đường hầm ngang dọc trong lòng đất, nối liền các xã với nhau một cách kỳ diệu. Địa đạo cao 1,2m, rộng 0,8m sâu dưới mặt đất cỡ chừng 4m, có những đoạn được cấu trúc từ 2 đến 3 tầng dùng cho chiến đấu, trú ẩn, cứu chữa thương binh, dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm. Dọc theo đường hầm đều có lỗ thông hơi được ngụy trang kín đáo. Chung quanh cửa hầm lên xuống được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái, có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng lựu chống máy bay trực thăng đổ chụp nhằm ngăn chặn địch tới gần. Trong suốt 20 năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ, ba xã vùng Tây Nam Tam giác sắt đã phát huy tác dụng của một địa đạo chiến. Khi đi vào hoạt động địa đạo là lô cốt “bất khả chiến bại” của quân, dân ba xã Tây Nam Bến Cát. Nơi đây cũng bẻ gãy nhiều cuộc hành quân, chôn vùi hàng ngàn tên giặc, bắn cháy và phá hủy hàng trăm xe tăng và xe bọc thép của Mỹ-Ngụy.

Trong giọng kể trầm hùng của người cựu chiến binh già khiến chúng tôi, những thế hệ đi sau chưa từng biết đến chiến tranh dưng dưng cảm xúc. Ông Bảy bảo, để xây dựng và bảo vệ địa đạo, quân dân Bến Cát đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu. Vì vậy, khi chiến tranh đã lùi xa, địa đạo Tam giác sắt vẫn uy nghi như một bức thành đồng, nơi lưu dấu chiến công oai hùng những năm khói lửa.

Địa đạo đầu tiên ở Nam Bộ?

Theo những cứ liệu lịch sử, thì “Tam giác sắt” chính là công trình địa đạo đầu tiên tại Việt Nam. Được khởi công năm 1961, tới năm 1963 về cơ bản được hoàn thành. So với các căn cứ khác như Vịnh mốc (1965), Vĩnh Linh (1966), Nhơn Trạch (1963), khe Trái- Thừa Thiên Huế (1967)… địa đạo nổi tiếng Củ Chi cũng bắt đầu xây dựng năm 1961, nhưng điều đặc biệt theo “kiến trúc sư” Bảy Trích thì nó lại được xây dựng lại theo mô hình địa đạo “Tam giác sắt”.

Kỳ 2: Những cuộc chiến oai hùng bên trong địa đạo thép

Theo Hùng Hóa – Công Thông (Giadinh.net)

Chiến tranh Việt Nam: Miền Nam chia lửa với miền Bắc kiên cường

Ngay từ những ngày đế quốc Mỹ đánh bom miền Bắc, quân và dân miền Nam rất đau xót, nôn nóng tìm cách trả thù cho đồng bào miền Bắc.

Tháng 8-1965, tôi đang công tác ở Ô Môn (Cần Thơ). Các đồng chí cán bộ xung quanh cơ quan tỉnh chất vấn tôi rất dữ dội về việc “Tại sao giặc Mỹ hỗn láo đánh miền Bắc mà ta trừng trị kém như vậy?”. Số là cũng vào dịp đó, báo chí phương Tây nói nhiều đến tên lửa SAM của Liên Xô giúp ta. Chúng đề cao tên lửa này, chắc để nói máy bay chúng bị rớt là do tên lửa chứ không phải từ tầng tầng lớp lớp vũ khí phòng không các loại của ta. Lý lẽ của anh em ta và lời bà con ta là: “Có tên lửa SAM thì có thể hạ bất cứ máy bay nào, sao cứ để chúng lộng hành như vậy?”. Các đồng chí và đồng bào đâu có hiểu hết khó khăn của chúng ta lúc đó, song tấm lòng thì thật đáng quý.

Cuối năm 1965, Sư đoàn 9 đã tổ chức trận pháo kích vào sân bay Biên Hòa tiêu diệt hàng trăm máy bay chiến đấu của Mỹ. Khẩu đội pháo do chiến sĩ Mai Tôi phụ trách đã vừa đánh vừa động viên nhau: “Hãy trả thù cho đồng bào miền Bắc”. Quân và dân miền Nam muốn ngăn chặn tội ác của giặc Mỹ ngay tại dinh lũy của tội ác.

Cuối năm 1966, máy bay Mỹ đánh phá Hà Nội rất ác liệt. Quân và dân miền Nam rất lo ngại. Từ căn cứ Vườn Thơm (Long An), Lê Minh Xuân, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Bình Tân (Sài Gòn – Gia Định) quyết định mời Nguyễn Văn Kịp (Đồng Đen) phụ trách lực lượng biệt động F100 của nội đô, bàn cách đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Anh nói:

– Từ đây bọn chúng bay ra Bắc giết hại đồng bào ta. Vậy mà ta để chúng yên ổn, ngang nhiên phá hoại? Phải đánh dập đầu chúng ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Thế là một trận đánh “Trả thù cho Hà Nội” đã được tổ chức và đánh thắng. Hàng trăm máy bay Mỹ bị tiêu diệt cùng bọn phi công và lính bảo vệ. Trận đánh ấy đã để lại một hình ảnh đẹp: một chiến sĩ của chúng ta là Nguyễn Văn Mao dựa vào chiếc máy bay đã bị tiêu diệt để đánh trả kẻ thù đang vây chặt. Anh hy sinh, nhưng không gục xuống mà vẫn dựa lưng vào chiếc máy bay, sừng sững trước mặt kẻ thù. Câu chuyện ấy đã đến với Lê Anh Xuân và trở thành bài thơ bất hủ “Dáng đứng Việt Nam”.

Từ đầu tháng 12-1972, quân và dân miền Nam rất nóng lòng trước những trận B52 đánh vào Hà Nội ngày càng ác liệt. Chúng tôi ở trong này đã chịu bao trận B52, hiểu rõ sự tàn bạo của những loạt bom Mỹ đối với rừng núi, xóm làng ở miền Nam. Song chúng tôi chưa thể hình dung được: phố phường chật hẹp, nhân dân đông đúc ở Hà Nội sẽ bị đau thương tang tóc to lớn đến mức nào, nếu những loạt B52 đổ xuống. Và rồi, từng ngày, từng ngày nỗi đau của chúng tôi càng lớn bởi giặc Mỹ càng leo thang. Quân và dân miền Nam ở bất cứ đâu đều tổ chức các trận đánh trả thù cho miền Bắc, cho Hà Nội.

*
* *

Từ cuối năm 1972, chúng tôi đã được thông báo nội dung cơ bản của Hiệp định Paris mà ta và Mỹ sắp ký kết. Cuộc chiến tranh chống Mỹ khá ác liệt nên ai cũng mong có đôi lúc “thư giãn” để chuẩn bị đi tiếp đến giai đoạn giành chiến thắng hoàn toàn. Chúng tôi nghiên cứu kỹ từng điều khoản của hiệp định dự thảo và rất vui về thắng lợi to lớn của ta trên bàn hội nghị. Chúng tôi thán phục các đồng chí ở bàn đàm phán Paris.

Thế rồi, được tin: phía Mỹ đã lật lọng, bày vẽ thêm nhiều điều khoản, kéo dài ngày ký Hiệp định Paris. Chúng tôi khá buồn, bởi một khi hiệp định chưa ký thì cuộc chiến tranh sẽ ngày càng ác liệt. Chúng ta phải giành thắng lợi to lớn hơn nữa trên chiến trường mới buộc kẻ thù ký hiệp định. Bom đạn ngày càng dữ dội, lại có thêm nhiều đồng bào, đồng chí thương vong. Chiến dịch Nguyễn Huệ đã mở ra một vùng giải phóng mới ở Lộc Ninh, Bù Đốp… song những trận đánh ác liệt ở Phước Long, An Lộc, Đường 14… vẫn kéo dài. Những đơn vị xe tăng của quân giải phóng đã xuất hiện trên miền Đông Nam bộ…

Miền Nam tiếp tục chiến đấu kiên cường và nóng lòng chờ đợi ngày ký kết hiệp định. Đồng bào miền Nam lại xót xa khi được tin: kẻ địch đánh phá rất ác liệt trên miền Bắc. B52 kéo cả đàn vào Hà Nội. Thế là giặc Mỹ không muốn ký kết hiệp định lập lại hòa bình. Chúng muốn buộc chúng ta trả giá cho tự do, yên bình. Hà Nội đánh mạnh lập nên “Điện Biên Phủ trên không”. Miền Nam đánh mạnh mở những vùng giải phóng rộng lớn. Chúng tôi biết có thể Hiệp định Paris sắp được ký và đồng nghĩa với sự đánh phá ác liệt của kẻ thù trước khi đặt bút ký hiệp định. Tin báo địch đánh phá dữ dội miền Bắc cùng với những trận B52 dội xuống căn cứ cách mạng miền Nam. Riêng tôi đã được nghe đài báo tin: máy bay Mỹ thả bom, bắn rốc két vào số 35 và 37 Lý Quốc Sư, Hà Nội. Gia đình tôi lại ở số 33A. Có ai hy sinh trong trận bom này không? Tôi ôm mặt bàng hoàng, ra bìa rừng ngồi lo lắng. Các anh trong ban biên tập gọi tôi đến phân công viết bài chia sẻ đau thương với Hà Nội và nêu quyết tâm của quân và dân miền Nam đánh mạnh để trả thù. Tôi ngồi vào chiếc bàn tre. Nhà bên cháu bé bập bẹ hát bài mà chúng tôi yêu thích:

…Ta muốn vươn lên bay về Hà Nội, dù có hy sinh tay súng không rời…

Tôi vừa khóc, vừa viết ngay trong đêm bài tùy bút “Hà Nội ơi, có chúng tôi đáp lời…”, bài được đăng ngay trên tuần báo Giải Phóng số đầu tháng 1-1973. Báo Giải Phóng được gửi đến các chiến trường, được các chiến sĩ và đồng bào hưởng ứng. Có một chuyện cảm động: một cán bộ tuyên truyền từ miền Tây Nam bộ lên R học (sau này anh là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh tận cùng Tổ quốc) đã khóc khi đọc bài báo đó. Anh lấy sổ tay chép toàn bài báo và giữ cho đến bây giờ…

Từ trước đến mãi sau này, đặc biệt từ năm 1972, quân và dân miền Nam với những trận đánh vào Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, vào Sài Gòn… đã thực hiện lời thề: “Giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc”. Bây giờ và mãi sau này, chúng tôi chẳng bao giờ quên được hình ảnh những chiến sĩ, đồng bào quây quần bên chiếc radio, đã nhảy lên hoan hô quân và dân Hà Nội, hoan hô miền Bắc bắn hạ những chiếc B52. Thế rồi có tin từ khoảng cuối tháng 1-1973 sẽ ký kết Hiệp định Paris. Chúng tôi vui mừng chờ đợi – kể cả chờ đợi sự trả thù ác liệt của Mỹ. Ai cũng biết, trước khi Kít-sinh-giơ hạ bút ký Mỹ sẽ dội bom đánh phá ác liệt vào vùng giải phóng chúng ta để đỡ tức cho thất bại này. Các cơ quan đơn vị củng cố hầm hào, không cho anh em đi xa công sự. Các lớp học đêm, các bữa ăn cũng ở dưới hầm lớn có nắp. Tất cả chuẩn bị cho một thắng lợi to lớn nhưng sẽ phải trả thêm máu.

Đêm 26-1-1973, lệnh báo động sắp có máy bay B52 đánh vùng giải phóng. Chúng tôi cho tất cả anh em xuống hầm. Hàng đàn máy bay B52 liên tiếp đánh vào khu căn cứ trong đó có Ban tuyên huấn Trung ương Cục. Nhiều căn hầm của Đài phát thanh Giải Phóng, Thông tấn xã Giải Phóng… bị sập. Lại có thêm anh em hy sinh.

Chúng tôi biết: Hiệp định sắp được ký kết. Kẻ thù đang điên cuồng say máu cho đến phút cuối cùng. Và sáng 27-1-1973, Đài phát thanh Giải Phóng báo tin Hiệp định Paris được ký kết. Một “Điện Biên Phủ trên không” của Hà Nội chưa đủ làm cho chúng tỉnh ngộ. Phải có nhiều “Điện Biên Phủ trên không” và dưới đất ở miền Nam.

Cả cơ quan nhảy lên khỏi miệng hầm sung sướng reo hò. Lúc đó chúng tôi tin hòa bình sẽ được lập lại, sẽ không còn chiến tranh và ai cũng tin mình đã sống đến giờ phút hòa bình.

Chúng tôi được lệnh di chuyển cơ quan từ rừng núi biên giới về vùng giải phóng Tân Biên (Tây Ninh). Trên đường trong vùng giải phóng đã có xe hơi, xe gắn máy, xe bò kéo đi lũ lượt giữa ban ngày. Đồng bào từ các nơi tránh giặc cũng về vùng giải phóng cất nhà giữa đồng trống, ở các trảng tranh. Quân đội Sài Gòn rút chạy khỏi vùng giải phóng. Con đường vận chuyển súng đạn, lương thực đã có thể đi từ Hà Nội đến Lộc Ninh, Thiện Ngôn rồi theo đường sông đến tận đồng bằng sông Cửu Long.

Huyện Tân Biên – trong đó có sân bay Thiện Ngôn – được giải phóng. Theo quy định của Ủy ban Liên hiệp bốn bên, vùng giải phóng Xa-mát sẽ xây dựng một chốt của ủy ban quốc tế và sân bay Thiện Ngôn sẽ trở thành nơi trao trả tù binh của hai bên.

Hiệp định Paris mới được thi hành trên đất Việt Nam. Vùng giải phóng Campuchia vẫn còn bom đạn ác liệt. Các cơ quan đơn vị của ta đóng gần biên giới lại chịu mất mát, hy sinh. Chúng tôi vui vì đồng bào miền Bắc không còn bị máy bay Mỹ tàn phá. Vượt qua bom đạn Mỹ, miền Nam đã nhận thêm súng đạn, lương thực và cả trà, thuốc lá từ miền Bắc gửi vào.

Nhân dân miền Nam hiểu rất rõ ràng: sự phối hợp chặt chẽ giữa những trận “Điện Biên Phủ” ở miền Nam và “Điện Biên Phủ trên không” của Hà Nội đã buộc kẻ thù phải ký Hiệp định Paris. Quân và dân miền Nam đã tiếp tục giáng cho kẻ thù nhiều trận “Điện Biên Phủ” nữa để đi đến toàn thắng.

Theo ĐINH PHONG
(Công An TPHCM)

Phim tài liệu: Những anh hùng của đội quân tóc dài

Phim tài liệu Việt Nam: Những anh hùng của đội quân tóc dài